Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

Đinh La Thăng , nhân vật của tiểu thuyết; Huy Đức - Cử tri Thanh Hóa không bầu ông Đinh La Thăng?

Vừa qua nghe tin anh ông Đinh La Thăng chia tay Đảng bộ tp HCM. Nghe lời nghẹn ngào của anh ấy nói lời xin lỗi, tôi suy nghĩ rất nhiều.

Tôi cũng đọc lại toàn bộ commen của nhiều bạn FB trên Fb dưới bài viết của tôi: Tài và Đức của người lãnh đạo.-Nhân sự kiện kỉ luật Đinh La Thăng...

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, cận cảnh

Đọc cả trên những link bài viết ko thuôc về trang của tôi.

Tôi đọc nhiều bài báo ngoài nước, Tây viết...Hé hé, Tây ko phải tụi nào cũng giỏi hay công bằng, chúng cũng biết ăn theo...Tất nhiên có bài phân tích rất khá.

Chiều xuống, lòng tôi bao câu hỏi: Sao đất nước ta dễ chia rẽ thế?

Chuyện anh Thăng, rõ ràng chia ra hai phe quyết liệt. 

Một phe kiên quyết bênh anh, cho anh như 1 anh hùng. Đại tá , nhà văn , nhà báo Như Phong coi anh như một người Quân tử. Một vài nhà văn nhà thơ phụ họa với bác Phong, đon đả và chê bai người khác chính kiến là ngu dốt, thiển cận khi phê phán anh Thăng và như thế họ coi án kỉ luật của Hội nghị trung ương hóa ra sai lầm ư? Có nhà văn lại viết bên cô Hằng Thanh là: Đức lớn từ cái việc mắng Tầu. Trời ạ, mắng một tụi thầu khoán Tầu 1 câu là có Đức lớn, ông ta không nghe nhân dân đã mắng tụi Tầu tận Bắc Kinh sa sả ư. Mắng 1 câu là đức lớn, còn thất thoát cả ngàn tỉ, để hệ lụy vạn vạn dân đói nhăn răng, bệnh viện và trường học thiếu trăm bề, đất nước trăm ngàn khó khăn để cho sự đục nước béo cò mà có Đức lớn ư?

Trường hợp bác Như Phong thì cũng dễ hiểu, vì bác Phong theo cái lí thông thường của người tiểu quân tử và viết bênh người nâng đỡ mình là phải đạo lắm, chứ bây giờ mà ông Phong im lặng thì hóa ra tay Phong là kẻ bội bạc lắm ru? Tôi mà rơi vào hoàn cảnh như bác Phong, có lẽ cũng hành xử như bác, chứ không như ai lớn tiếng về Đức Lớn, nhưng lịch sử của văn học Việt, chả đã hai lần đâm lưng ông Hữu Thỉnh trên báo chí, thọc dao trước Đại hội Nhà văn chính người bao lần nâng đỡ mình đó ư?

Tôi không dám coi thường bác Phong, nhưng riêng về việc này không đồng ý quan điểm khi nhìn vào hiện tượng ĐLT về bên ngoài với truyền thông để tô vẽ, còn bác chưa minh chứng được việc thất thoát cà ngàn tỉ của ĐLT là không có lỗi, đấy là chưa nói tới ở cương vị Bộ trưởng ông ĐLT có nhiều quyết sách thiếu kích cỡ của ghế đại quốc công thần.

Bên phê phán anh cũng rất nặng. Cái nặng thì rõ rồi! Để thất thoát cả ngàn tỉ, những quyết sách rất sai lầm về chiến lược khi ngồi ở ghế giao thông vận tải về xử lí cảng biển chả hạn, sao gọi là khuyết điểm nhẹ. Nhưng đáng suy nghĩ nhất là nhiều ý kiến trong những người phê phán đã hoàn toàn xóa toẹt tất cả những gì biểu hiện tốt đẹp của ĐLT, trước và khi làm bí thư TP. Họ, "không phải cá" sao biết Thăng là giả dối hay thực lòng ở vài hành vi mà vốn chả quen biết gì anh Thăng, ko 1 lần ăn lộc lớn nhỏ như Trần Đăng Khoa đã dẫn. Thật cũng cảm động. Ừ, không cảm động sao được khi ĐLT nghe tin xấu ở nước ngoài rơm rớm nước mắt, không cảm động sao được khi lập tức góp vào quỹ xây 1 cây cầu cho lũ trẻ thơ.

Trước khi viết về ĐLT, tôi đọc khá nhiều. Tôi thân với 1 bác già xưa làm lãnh đạo của ĐLT. Bác già thông minh, giỏi chuyên môn và tính cũng như trúc vàng, đã gợi ý cho tôi mang cái bình rỗng đi lấy nước, nhìn nhận ông ĐLT phải ở nhiều góc chiếu.

Một bạn FB trên trang tôi nói, bạn đi nhiều hơn tôi, lại ở ngành anh Thăng từng, nói về hiện tượng ĐLT như đúng rồi. Sự phủ nhận anh ĐLT toàn diện và triệt để là sự phủ nhận cảm tính. Tôi nhận ra điều ấy một phần bởi tôi nhắc lại, không phải cá sao biết cá vui hay buồn, tôi nhắc lại, trước khi lĩnh hội 1 vấn đề gì phải để lòng trống không như cái cái bình rỗng không. Còn nếu như trước cái mới, cái chưa sờ mó thấy, vẫn mang đầy định kiến như chai nước đã đầy nước cũ thì sao lấy được nguồn nước mới? ( ý ko phải của tôi, từ Phật Pháp)

Tôi có lợi thế hơn nhiều người, ko quen biết chịu ơn anh Thăng lại không gần gũi anh như vài người nên hoàn toàn ko có mặc cảm về anh ta. Lại nữa tôi xác định tôi không phải là cá, lại tin ở con người và hiểu trạng thái tâm lí con người nên không phủ nhận sạch trơn anh Thăng. Là 1 người tuy không đi nhiều như anh bạn nào đó, những chuyến đi công vụ vốn ào ào cưỡi ngựa xem hoa. Tôi chỉ đi vài chục nước, chắc thua anh bạn kia nhiều, nhưng tôi cũng từng có gần 30 năm sống dưới 1 xã hội tiên tiến, đầm mình sống, chứ không hời hợt sống, lặn ngụp ở xứ người ta, lại quen xét người xét từng việc, trước hết phải tin người....nên tôi nhìn hai mặt ở ĐLT, nhìn kĩ hơn thấy ĐLT qua văn bản cái không được lớn nhất của ông ĐLT, một ủy viên bộ chính trị, 1 nguyên Bộ trưởng, nguyên giám đốc dầu khí.

Do vậy tôi đã viết bài viết, anh Thăng Là Con Người Thú Vị, năng động, con người của đốc chiến. Và xã hội ta đang cần các lãnh đạo như vậy.

Nhưng ở chuyện văn bản của Trung ương chỉ ra thì với cương vị như dẫn, anh không có đức lớn, chỉ là kẻ quân từ mọn, anh có tội lớn với đất nước với nhân dân khi làm tổn thất 1 số tiền rất lớn khi đẻ ra những kế hoạch gây hậu họa nghiêm trọng lâu dài khó khắc phục cho đảng và nhà nước.
Như vậy là Anh ĐLT là 1 dạng người phức tạp, luôn có hai mặt và điển hình cho 1 tuýp người trong giai đoạn đang diễn ra của đất nước.

Dẫn lời bác già bạn vong niên của tôi, ông nói: "Với bè bạn và quần chúng Thăng cởi mờ và chơi đẹp. Với công việc Thăng xông xáo, nhưng thông minh. Thăng rất giỏi nắm bắt các cơ hội, hơn người."
Rõ ràng, Con người ấy-ĐLT- nếu gieo vào đất tốt nở hoa hồng ngát, rơi vào đất xấu, ( lại trong tháo túng của sự xấu) phát huy quyền lực thì ĐLT sẽ gây hậu họa khôn lường.

Cho tới ngay bây giờ tôi vẫn không ghét bỏ cái con người cụ thể ĐLT, thậm chí vẫn coi anh là tuýp người thú vị. Ở góc chiếu xã hội anh là dạng mạnh dạn sống, sống có mục đích, chứ không tẻ nhạt được chăng hay chớ. (Uống rượu với anh chắc rất thú) Song tại sao con đường anh đi lại dẫn tới những kết quả xấu như vậy? Lỗi của anh là bao nhiêu? Bản ngã có đất xấu tạo ra mầm xấu là bao nhiêu? Lỗi của kẻ trên anh là bao nhiêu. Cái tử tế, tốt đẹp về phần Người hư hao bao nhiêu bởi một cơ chế sai lầm bao năm từ khi anh làm dầu khí tới tận qua Bộ Trưởng mà vẫn Đột xuất có phiếu tín nhiệm ngoài định hướng của Bộ CT để anh lại trở thành Ủy viên BCT?

Ở đây có câu hỏi đặt ra trong 1 đảng viên như tôi: 

-Vậy các lá phiếu của tất cả các ủy viên trung ương tiến cử anh trước khi Ban kiểm tra của đảng vạch ra ở Hội nghị lần này, trước sự thu thập chứng cớ của ngành an ninh, các ủy viên Trung ương suy nghĩ thế nào khi tiến cử 1 người như anh ĐLT vào vai trò trụ cột lớn nhất của đất nước?

Cũng nói luôn và ngay rằng, vấn đề dầu khí thất thoát ko phải vấn đề mới. Nếu công tác cán bộ thận trọng và được Kiểm soát quyền lực như nghị quyết gần đây của Đảng, thì có lẽ ĐLT không bao giờ ở cương vị Bộ trưởng. Nếu như các ủy viên trung ương của Đảng thật công tâm, luôn đặt lợi ích dân tộc lên trên sự cảm tình ca nhân, lợi ích giữ gìn sự trong sáng của Đảng như mắt mình,lắng nghe quần chúng và suy nghĩ kĩ khi cầm lá phiếu nghĩ tới đất nước cao nữa tôi tin là ĐLT ko bao giờ được làm ủy viên BCT.

Ai đã làm ngơ và bỏ qua dư luận? Ai đã làm ngơ trước sự tố cáo về ĐLT trước bao tổn thất mà anh ở cương vị lãnh đạo dầu khí gây ra trước đại hội?

Rõ ràng Con Người ĐLT quá phức tạp lại sống trong 1 hệ cơ chế phức tạp để hệ lụy tới cái án kỉ luật nặng nề hôm nay. Sự phức tạp ở cơ chế chọn lựa cán bộ, quyền lực trao vào tay nhưng kẻ đồng lõa không coi lợi ích của nhân dân, nhà nước, Đảng ra gì nên đã tạo ra 1 hiện tượng ĐLT không cá biệt.

ĐLT thực sự là Con Người Của Tiểu Thuyết. Ông là điển hình cho 1 dạng thức nhân vật mà qua đó phản ánh rất rõ không chỉ tính hai mặt, bản ngã chông chênh của 1 dạng điển hình người Việt và phản ánh nhiều mâu thuẫn của 1 giai đoạn xây dựng đất nước khó khăn như 20 năm vừa qua. Ai đó còn trẻ, xin gần gũi anh Thăng, nghe anh tâm tình, gần gũi các cán bộ điều tra tìm hiểu thông tin để , nếu giỏi nghề, có thể dựng lên 1 cuốn tiểu thuyết sống động và tôi tin là sẽ đắt khách. Than ôi, tôi già quá, bao công trình còn dang dở nếu không tôi sẽ viết về: Mùi dầu

Vấn đề cá nhân ĐLT không phải mục tiêu của các bài viết của tôi. Tôi ko có động cơ nổi tiếng để nhọc công viết về ông ta, cũng như vấn đề cá nhân ĐLT đã là quá khứ nhưng trường hợp ĐLT mãi là bài học cho tất cả những ai còn quan tâm tới dân tôc, tới sự chán hưng của đảng và nhà nước.

Lời cuối ở đây cũng chúc mừng ông Đinh La Thăng ít nhiều tỉnh táo dũng cảm vượt qua cơn bí dĩ này cũng xin khuyến cáo các vị còn đang lọt lưới rằng, khi làm chính trị, quan hệ với giói truyền thông cũng hay ho lắm, ít nhiều nếu nắm được kĩ nghệ FR thì cũng mang lại hiệu qủa ghê lắm, nhất là với một đám đông nặng cảm tính trong 1 tâm thế bài Trung như hôm nay....song các vị nhớ cho, 
truyền thông không phải (tất cả) ngu ngơ

Quần chúng cũng chẳng tù mù mãi đâu:

Mọi sự luôn có hai mặt của nó. Tiền bạc và danh vọng không phải là sự bất biến, đều như sông, nếu coi nó quá quan trọng mà không biết giữ cái thanh cao của Đại Thần, cái Đức trọng của người ở cương vị lớn thì sẽ có ngày thân bại danh liệt bởi 1 nguyên lý rất đơn giản là:

Nhân Dân Có Mắt.

Nguyễn Văn Thọ

(FB Nguyễn Văn Thọ)


Cử tri thanh hóa không bầu ông Đinh La Thăng và nay thì ông trở thành "đại biểu" của họ bằng một quyết định điều chuyển. Từ việc chỉ đạo UBTV Quốc hội làm thủ tục kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng đến việc chỉ đạo miễn nhiệm ông Võ Kim Cự cho thấy Ban bí thư đang công khai thể hiện vai trò "đảng cầm quyền".

Kết quả hình ảnh cho Ban Kinh tế Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Nên trắng phớ ra như thế, dân cũng cần được biết thực chất quyền lực đến từ đâu.

Nhưng như thế thì các cuộc bầu cử hóa ra lại tốn kém không cần thiết. Cho dù đảng Cộng sản vẫn đang là đảng cầm quyền ở VN thì cũng nên cầm quyền thông qua nhà nước. Và, nếu đảng nhận thức rằng quyền lực của mình sẽ bớt tha hóa nếu dân có tiếng nói thì nên cấu trúc "cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất" thành hai viện: một viện của dân và một viện của đảng.

Viện của đảng có thể cơ cấu như Viện Nguyên lão (Anh) hoạt động như thượng viện gồm (đương nhiên) các vị đã được đại hội đảng bầu vào Trung ương. Viện của dân gồm những người tranh cử từ dân thực sự. Họ xuất phát từ lá phiếu của dân, sống gần dân, chẳng có ban bí thư nào điều chuyển.

Võ Kim Cự cũng chính đảng đưa vào Quốc Hội; Trịnh Xuân Thanh cũng đảng đưa vào Quốc Hội. Dân đã mất một buổi cày đi bỏ phiếu rồi bây giờ ngơ ngác nhìn đảng đưa họ ra.

Có minh bạch nguồn gốc của quyền lực thì mới minh bạch trách nhiệm. Dân chúng chỉ hợp thức hóa một danh sách đảng cử mà bị buộc phải chịu trách nhiệm như Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng từng tuyên bố thì tội cho dân lắm.

Huy Đức

(FB Trương Huy San)


 Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thống nhất để đại biểu Quốc hội Đinh La Thăng chuyển sinh hoạt từ đoàn TP.HCM về Thanh Hóa.

Về việc ông Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương có nguyện vọng chuyển sinh hoạt từ Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM về Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa thống nhất cao với việc này.

Trong công văn ký ngày 11/5 trả lời Đảng đoàn Quốc hội, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng cho hay trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, ông Đinh La Thăng ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 tỉnh Thanh Hóa và trúng cử với tỷ lệ phiếu bầu rất cao, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ĐBQH, được cử tri tỉnh Thanh Hóa ghi nhận và đánh giá cao.

Ong Dinh La Thang se chuyen ve doan dai bieu Quoc hoi Thanh Hoa hinh anh 1
Đại biểu Quốc hội Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.
Sau khi nhận được công văn của Đảng đoàn Quốc hội thông báo về nguyện vọng của đại biểu Quốc hội Đinh La Thăng, Đoàn đại biểu Quốc hội Thanh Hóa đã tham khảo ý kiến từng thành viên của đoàn và nhận được sự đồng thuận tuyệt đối.

Theo quy định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ thực hiện các thủ tục chuyển sinh hoạt của ĐBQH Đinh La Thăng, Phó trưởng Ban Kinh tế trung ương, từ Đoàn ĐBQH TP.HCM về Đoàn ĐBQH Thanh Hóa.

Sáng 11/ 5, Ban Kinh tế Trung ương tổ chức hội nghị triển khai quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.  Theo quyết định này, ông Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, thôi giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM (nhiệm kỳ 2015-2020), được phân công nhiệm vụ Phó ban Kinh tế Trung ương.  

Trước đó, sáng 10/5, các quyết định về công tác cán bộ cũng đã được công bố tại TP.HCM. Ông Nguyễn Thiện Nhân được phân công giữ chức Bí thư Thành ủy TP.HCM. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết ĐBQH Nguyễn Thiện Nhân, tân bí thư Thành ủy TP.HCM, sẽ chuyển từ Đoàn ĐBQH tỉnh Trà Vinh về làm trưởng Đoàn ĐBQH TP.HCM.

Công Khanh



(Zing)

Không có nhận xét nào: