Trong sa mạc của Ả Rập Saudi có một tảng đá khổng lồ, niên đại hơn 10.000 năm bị cắt đôi một cách đồng đều và nhẵn đến khó tin, giống như thể được cắt bằng tia laser của công nghệ hiện đại. Cho đến nay, đây vẫn là một trong những bí ẩn lớn nhất mà con người từng tìm thấy.
Nằm tại Ốc đảo Tamya ở Ả Rập Saudi là một tảng cự thạch bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều năm qua, và cho đến hiện tại vẫn chưa có lời giải đáp nào thỏa đáng về nguồn gốc của nó dù cho đã có rất nhiều tranh cãi và giả thuyết được đưa ra.
Tảng đá có tên Al-Naslaa, được Charles Huver phát hiện vào năm 1883. Như có thể thấy, khối đá cổ đại này bị cắt đôi thành hai nửa, mỗi nửa đứng trên một chân đế rất nhỏ, và không biết bằng cách nào chúng giữ được thăng bằng một cách đáng kinh ngạc sau chừng ấy thời gian, thậm chí không xê dịch một chút nào.
Khoảng cách giữa 2 khối đá từ trên xuống dưới đồng đều nhau một cách hoàn hảo. Chính vết cắt ngọt không tì vết ấy khiến người ta nghi ngờ rằng nó được cắt bằng tia laser hay một công nghệ nào đó vô cùng hiện đại.
Thế nhưng nên biết rằng, thậm chí công nghệ laser là vẫn còn rất mới mẻ đối với chúng ta trong thời đại ngày nay, tức là cách thời gian vết cắt này được tạo ra hàng ngàn năm. Làm cách nào con người thời đó có thể chẻ đôi một tảng đá khổng lồ một cách chính xác như vậy chỉ bằng những công cụ thô sơ?
Đã có rất nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích cho nguồn gốc vết cắt, một trong số đó cho rằng nó bị cắt từ một hiện tượng tự nhiên chứ không phải do bàn tay con người. Từ cách đây rất lâu, đã có những rung động nhỏ trong lòng đất bên dưới tảng đá, tạo ra những vết nứt nhỏ trên bề mặt nó. Dần dần qua nhiều thế kỷ, những vết nứt ấy lan rộng dần rồi bất ngờ toác làm đôi ngay tại trung tâm tảng đá như chúng ta đã thấy.
Thế nhưng lời giải thích ấy vẫn chưa thỏa đáng ở chỗ nếu là vết cắt tự nhiên thì nó không thể nhẵn và chuẩn đến từng milimet đến như thế được. Điều đó làm dấy lên một giả thuyết thứ hai, đó là đã từng có một nền văn minh vô cùng tiên tiến tồn tại quanh khu vực của tảng đá, bằng chứng là có những hình vẽ kỳ lạ được khắc lên mặt phẳng của nó.
Và có lẽ chính họ đã dùng những kỹ thuật nào đó rất cao siêu để cắt đôi tảng đá nhằm phục vụ cho một mục đích nào đó. Nhưng theo thời gian, nền văn minh này đã bị quét sạch khỏi Trái đất. Nếu đó là sự thật thì lịch sử của nhân loại có lẽ sẽ phải viết lại.
Theo các nhà khảo cổ học, những ghi chép cổ nhất về Ốc đảo Tamya là có từ thế kỷ thứ 8 TCN, khi đó nó được gọi bằng cái tên Tiamat. Những dòng khắc bằng chữ tượng hình có từ thứ kỷ thứ 6 trước CN cũng được tìm thấy tại thành phố này. Vậy có khả năng đây chính là nền văn minh đã tạo ra nhát cắt ngọt như laser kia không?
Nếu đúng là thế thì họ đã sử dụng kỹ thuật nào? Tảng đá đó được cắt đôi để làm gì? Có phải nó chỉ đứng một mình hay là tàn tích của một công trình nào vĩ đại hơn? Chuyện gì đã xảy ra với nền văn minh ấy?
Hiện tại, tất cả những gì xoay quanh Al-Naslaa và vết cắt của nó, thậm chí cả vùng đất xung quanh nó, vẫn còn là điều bí ẩn với nhân loại.
TinhHoa tổng hợp
Những cự thạch đáng kinh ngạc ở Nga – Dấu tích của công nghệ tiên tiến vượt bậc thời tiền sử?
Phải chăng những cự thạch này là bằng chứng của 1 nền công nghệ tiên tiến đã bị mất tích, cho phép những thợ xây bí ẩn cổ đại vận chuyển và cắt gọt chuẩn xác như dùng tia laser, trên những khối đá có trọng lượng lên đến hơn 1000 tấn?
Những tảng cự thạch ở Nga khiến các nhà nghiên cứu không thể lý giải. (Ảnh: Weird Russia)
Mặc dù thế giới đã biết đến các cự thạch nằm rải rác khắp hành tinh như ở vùng Ollantaytambo, Teotihuacan, Sacsayhuaman, Ai Cập,… Tuy nhiên, sự thật là vẫn còn rất nhiều di chỉ cự thạch khác trên thế giới, đặc biệt, người ta đã tìm thấy ở Nga vô số những khối cự thạch được chế tác theo cách kỳ lạ nhất mà các nhà khoa học hàng đầu vẫn chưa thể lý giải.
Nếu đến vùng núi Vottovaara bạn sẽ được 1 lần trải nghiệm những điều kỳ quặc này. Một số ý kiến cho rằng những tảng đá ở Vottovaara được hình thành cách đây khoảng 10.000 năm vào lúc băng giá ở khu vực này tan chảy hoàn toàn, người dân ở đây gọi những khối đá này là Seida, Seyda hoặc Seid.
Tuy nhiên, một số khối đá lại trông như từng được cắt gọt kỹ càng thành những tác phẩm kỳ lạ như chúng ta thấy hiện nay. Nhiều người vẫn hoài nghi về nguồn gốc của của những tảng đá này.
Rời Vottovaara, đến với vùng núi Pidan, chúng ta sẽ tiếp tục thấy một bãi những khối cự thạch nằm ngổn ngang và được bao trùm hoàn toàn trong bí ẩn. Nơi đây được biết đến với 1 tên khác là Livadiyskaya, ngọn núi này có một vài khối cự thạch cổ đại cực kỳ thú vị.
Nếu đến vùng Perm, chúng ta sẽ bắt gặp 1 nơi có tên là “Thị trấn Đá”. Theo các chuyên gia, những khối cự thạch nơi đây được hình thành do sự xâm lấn của biển Permian. Xói mòn và nhiều hiện tượng khác đã tạo ra những hình thù kỳ dị đáng kinh ngạc cho các tảng đá. Tuy nhiên, nhiều người lại tin rằng, đằng sau đó vẫn còn nhiều bí ẩn hơn là chỉ sự xói mòn tự nhiên. Chúng ta hãy cùng xem.
Nằm sâu trong những dãy núi ở Siberia, người ta đã khám phá ra một di chỉ cự thạch gây sửng sốt. Tọa lạc trên núi Shorria ở miền Nam Siberia, khu vực này bao gồm những khối đá khổng lồ với bề mặt bằng phẳng, các góc cạnh vuông vắn hoặc sắc nhọn như những khối đá hộc được dùng trong xây dựng.
Những siêu cự thạch này được ông Georgy Sidorov tìm thấy và chụp ảnh đầu tiên vào năm 2013. Nếu các nhà nghiên cứu kết luận những tảng cự thạch này là công trình của người cổ đại, thì lịch sử của chúng ta có lẽ sẽ phải viết lại.
Theo các báo cáo sơ bộ, người ta ước tính rằng một số khối đá hoa cương khổng lồ này có trọng lượng khoảng 3.000-4.000 tấn, đó thực sự là rất nặng. Điều làm cho di chỉ này trở nên thú vị hơn là các khối đá cực kỳ nặng này được xếp chồng lên nhau đến chiều cao 40 m. Giới khảo cổ học sẽ phải mất một thời gian khó khăn để giải thích những cấu trúc kỳ lạ này.
Có một di chỉ cự thạch nữa giống với Gornaya Shoria, gần con sông Amur, tại Nijnetambovskoïe, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một số cấu trúc đá kỳ lạ.
Một địa điểm kỳ lạ khác là hang động tại Kabardino-Balkaria. Với độ sâu khoảng 80 m, hang động bí ẩn này chứa những cấu trúc đá đáng kinh ngạc bên trong. Bao gồm các “khoang” khác nhau, hang động có các khối đá hoa cương láng bóng và cao lớn mà theo những người từng vào đây, là nhân tạo.
Có thể di chỉ cự thạch này chính là bằng chứng của một nền văn minh tiền sử mà con người chưa từng biết đến? Dường như bất kỳ hình ảnh nào trên đây cũng có thể chứng minh cho sự hiện diện của nền công nghệ tiên tiến trong thời cổ đại?
Cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguồn gốc, mục đích cũng như phương pháp xây dựng những công trình cự thạch ở các di chỉ này. Tuy nhiên, sự hoàn hảo, chính xác và tầm quan trọng của chúng sẽ vẫn là một đề tài tranh luận sôi nổi trong những năm tới.
TinhHoa tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét