Tự trói xin hàng
Đỗ Ngà
14-3-2019
Ngày 14/03/1988, trên bãi đá ngầm Gạc Ma, xảy ra cuộc tranh chấp gữa Trung Quốc và Việt nam. Cuộc chiến không cân sức, 64 chiến sỹ cầm súng chôn chân trong nước biển đứng giữ đảo. Tàu khu trục Trung Quốc cho súng máy bắn xả vào các chiến sĩ đang đứng bất động. Hiện tượng rất bất thường này không bao giờ được đề cập trên báo chí Cộng Sản.
Chuyện này sẽ chẳng ai biết, vì báo chí một chiều theo kiểu tuyên truyền của CS đã ém. Nhưng bất ngờ ở chỗ, cuộc xả súng này được phía Trung Cộng ghi hình lại toàn bộ diễn biến và đến thời đại internet họ tung lên mạng. Từ đó mới dậy sóng lên cuộc tranh cãi cho hiện tượng bất thường này.
Người lính cầm súng là để chiến đấu, tại sao họ cầm súng mà không hề nổ súng? Lịch sử chiến tranh chưa bao giờ có hiện tượng quái đản này. Phải có nguyên nhân của nó, tức phải có ai đó đã ra lệnh họ không được nổ súng. Câu hỏi đặt ra là, ai đã ra cái mệnh lệnh đó?
Tháng 7 năm 2013, trong hội thảo tại hội thảo “Những vấn đề về chủ quyền Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa”, thiếu Tướng Lê Mã Lương, ông nói “…Có đồng chí lãnh đạo cấp cao ra lệnh bộ đội ta không được nổ súng nếu như (Trung Quốc) đánh chiếm đảo Gạc Ma hay bất kỳ đảo nào ở Trường Sa”. Năm 1988, chính ông Lê Đức Anh đang là Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng. Câu nói nay, được người ta hiểu là ám chỉ ông Lê Đức Anh.
Để giải thích bản chất của việc này, tôi xin trích dẫn mẩu chuyện nhỏ để làm lời dẫn để phân tích bản chất vấn đề:
Thời Tam Quốc, năm 238 Tư Mã Ý theo lệnh vua Ngụy dẫn quân đánh dẹp chư hầu Công Tôn Uyên. Quân Tư Mã Ý quá mạnh nên Uyên đành ở trong thành cố thủ. Tư Mã Ý bèn cho vây thành và lệnh các tướng dẫn quân đến vây kín bốn mặt thành, đắp núi đất, đào đường hầm, làm giá pháo, bắc thang mây, ngày đêm đánh vào, tên bắn như mưa. Công Tôn Uyên ở trong thành cạn lương, phải giết trâu mổ ngựa ăn thịt trừ bữa, tướng sỹ bất mãn. Uyên thấy thế lo lắm, sai tướng quốc Vương Kiến và ngự sử đại phu Liễu Phủ đến trại quân Ngụy xin hàng. Tư Mã Ý thấy vậy quát:
– Công Tôn Uyên sao không đến xin mà lại sai 2 ngươi?
Vừa nói dứt lời, Tư Mã Ý liền cho đao phủ lôi hai người ra chém, và sai đầy tớ mang đầu về nói với Công Tôn Uyên. Uyên sợ lắm nên sai thị trung là Vệ Diễn đến trại quân Ngụy một lần nữa. Tư Mã Ý ngồi trên trướng, các tướng đứng sắp hàng hai bên, Diễn quỳ gối phục đầu sát đất và kêu rằng:
– Xin thái uý bớt giận lôi đình, hôm nay xin hãy đưa thái tử Công Tôn Tu đến đây làm tin. Vua tôi chúng tôi sẽ xin tự trói mình lại hàng. (Hết trích)
Hình ảnh 64 chiến sỹ cầm súng được nhận lệnh “không được bắn” là hành động của “lãnh đạo cấp cao” tự trói mình xin hàng trước Trung Cộng, nó y hệt như hình ảnh Công Tôn Uyên tự trói mình xin hàng trước Tư Mã Ý.
Hành động tự trói mình giao mạng cho kẻ thù xử lý theo suy nghĩ của kẻ hàng đó là để tỏ rõ thiện chí hàng vô điều kiện nhằm mưu cầu được giữ lại chút ít vinh hoa phú quý. Tư mã Ý giết người để buộc kẻ đầu hàng run sợ, Trung Cộng cũng vậy, nó phải giết 64 chiến sỹ không phản kháng để gởi lời cảnh cáo đến vị “lãnh đạo cấp cao” kia.
Nhìn lại lịch sử xem? Năm 1988 Đông Âu và Liên Xô đang lâm vào khủng hoảng chính trị. Đến năm 1990 xảy ra sụp đổ hàng loạt. Hết chỗ dựa, từ năm 1988 ông Lê Đức Anh đã có hành động trói tay xin hàng. Và 2 năm sau, group 3 người Nguyễn Văn Linh – Đỗ Mười – Lê Đức Anh đã chính thức sang Thành Đô xin thuần phục hoàn toàn Trung Cộng.
Nhóm này giống hệt Công Tôn Uyên trong chuyện Tam Quốc. Họ là hình ảnh lãnh chúa khiếp nhược thời hiện đại. Mở đường cho con đường Bắc Thuộc cho Việt Nam trong thời đại này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét