Thứ Sáu, 12 tháng 5, 2017

TS NGUYỄN HỮU QUYẾT TRẢ LỜI BBC: THAM GIA " VÀNH ĐAI VÀ CON ĐƯỜNG" CỦA TRUNG QUỐC-VIỆT NAM HẠI NHIỀU HƠN LỢI ?; Cuộc thập tự chinh kinh tế rầm rộ của Bắc Kinh

VN ở đâu trong 'Vành đai và Con đường' của TQ?

  • 11 tháng 5 2017



Chủ tịch Trần Đại Quang được Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp đón hôm 11/5/2017 tại Bắc KinhBản quyền hình ảnhLINTAO ZHANG/GETTY IMAGES
Image captionChủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang tới thăm Trung Quốc trong thời gian 11-15/5/2017 và tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường"

Ngay sau khi Hội nghị Trung ương 5, khóa 12 của Đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc, Chủ tịch nước Trần Đại Quang có chuyến thăm Trung Quốc trong thời gian từ 11 đến 15/5/2017.
Ông Trần Đại Quang sẽ dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế "Một vành đai, Một con đường", tổ chức tại Bắc Kinh.
BBC đặt câu hỏi với Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết từ Đại học Vinh, một chuyên gia chuyên theo dõi tình hình chính trị khu vực, về sáng kiến này.
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Quyết: Đằng sau sáng kiến "Một vành đai, Một con đường" là sự thể hiện 'sức mạnh mềm' của Trung Quốc chứ không đơn thuần chỉ là sáng kiến liên kết và hội nhập. Sáng kiến này nhằm tạo 'Một Trục, Hai Cánh', kết nối Con đường Tơ lụa trên biển và Con đường Tơ lụa trên đất liền.
Đây là một sáng kiến rất hay trong xu thế hội nhập và liên kết khu vực cũng như quốc tế, nhưng cũng là cách để thể hiện sức mạnh mềm của Trung Quốc, trong đó có sức mạnh về kinh tế và kết nối để các nước khác trên thế giới xoay trục về phía Trung Quốc, tạo lưu thông kết nối hàng hóa, dịch vụ, thương mại,
Sâu hơn nữa, nó thể hiện tiềm ẩn chính sách của Trung Quốc trong việc bành trướng sức mạnh mềm chứ nó không đơn thuần mang ‎ý nghĩa tích cực.
BBC:Khi Chủ tịch Tập Cận Bình đưa ra sáng kiến này vào năm 2013, người ta cho rằng sẽ có hàng chục quốc gia trên thế giới liên quan hoặc được Trung Quốc mời tham gia chung. Trên thực tế, đến thời điểm này, đã có bao nhiêu nước tỏ ý‎ quan tâm và sẵn sàng tham gia?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Các nước ở Trung Á và Tây Á, tức là các nước trong khuôn khổ Shangri-la, hầu như đều đồng thuận ủng hộ sáng kiến này. Ở châu Âu thì có một số nước, trong đó có cả một số thành viên của EU.
Tuy nhiên, các đồng minh chiến lược của Mỹ hầu như đều đang bỏ ngỏ vì áp lực từ chính sách tái cân bằng chiến lược của Hoa Kỳ.
Ngoài ra, Trung Quốc đã thành lập được Ngân hàng Đầu tư Phát triển Hạ tầng Cơ sở châu Á, với sự tham gia của hơn 20 quốc gia. Các nước này về cơ bản đều đồng thuận với Trung Quốc về dự án 'Một vành đai Một con đường', cùng muốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng trên tuyến đường 'Giấc mộng Trung Hoa' đó.



GREG BAKER/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhGREG BAKER/AFP/GETTY IMAGES

BBCTrung Quốc nay muốn mở một tuyến đường trên biển và một tuyến đường trên bộ nhằm làm sống lại quá khứ Con đường Tơ lụa trước kia. Việt Nam nằm sát bên Trung Quốc, có chung đường biên giới cả trên bộ lẫn trên biển, lại có những bất đồng, tranh chấp trên biển nữa. Vậy vai trò của Việt Nam trong sáng kiến này là gì? Việt Nam có thể được coi là một mắt xích quan trọng, hay có giá trị chiến lược gì trong sáng kiến này của Trung Quốc không?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Tuyến đường này [ở khu vực] sẽ đi qua Jakarta, Kuala Lumpur, quay về Hà Nội rồi nối với các khu vực của Trung Quốc, với điểm đến cuối cùng là cảng Thượng Hải.
Vành đai rộng lớn được tạo ra, nối từ châu Á sang châu Âu. Nhưng xét về địa chính trị, địa kinh tế cũng như địa chiến lược thì Việt Nam không nằm trong toan tính của Trung Quốc để giữ vị thế quan trọng.
Khi kết hợp chiến lược thâu tóm toàn bộ tuyến đường cả trên đất liền lẫn trên biển với chiến lược thôn tính Biển Đông thì Bắc Kinh có lợi thế rất lớn. Bởi sáng kiến này còn kết nối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' của Trung Quốc.
"Một Trục" là hành lang kinh tế Nam Ninh thuộc Quảng Tây, nối đến Singapore. Hiện họ đang xây dựng cơ sở hạ tầng và đường cao tốc cùng tuyến đường sắt cao tốc.
Còn 'Hai Cánh' thì gồm 'cánh trái' và 'cánh phải'.
'Cánh trái' là hợp tác tiểu vùng sông Me-kong mở rộng, với cơ sở hạ tầng tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp, thương mại, đầu tư, với các nước tham gia gồm Việt Nam, Lào, Campuchia, Myamar, Thái Lan cùng tỉnh Quảng Tây, Vân Nam của Trung Quốc, đã bắt đầu từ 2004.
'Cánh phải' là hợp tác kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng, với các nước tham gia là Lào, Campuchia, Thái Lan, hầu hết 10 nước trong khối ASEAN, cùng các tỉnh của Trung Quốc Quảng Tây, Vân Nam, Hải Nam, Quảng Đông và Hong Kong.
Việt Nam tham gia sáng kiến này sẽ chỉ hưởng lợi trong khía cạnh hội nhập và kết nối, nhưng sẽ phải chịu nhiều bất lợi khác.
BBC: Ông nói rằng nếu tham gia, Việt Nam sẽ được lợi về kết nối và hội nhập, nhưng lại bị những chuyện tổn hại khác, nhất là trong vấn đề Biển Đông?
TS Nguyễn Hữu Quyết: Đúng vậy. Chính xác là các thiệt hại sẽ lớn hơn những điều có lợi.



Biển Quy Nhơn - ảnh của XinhuaBản quyền hình ảnhXINHUA
Image captionTân Hoa Xã: Quy Nhơn là nơi dừng chân đầu tiên của Đô đốc Trịnh Hoa thời Minh khi đi viễn du. Con đường Tơ lụa trên biển của TQ ngày nay lấy cảm hứng từ các chuyến hải hành thời đó

BBC:Nếu hại nhiều hơn lợi thì Việt Nam có thể đứng ngoài mà không tham gia'Một vành đai, Một con đường' không?
TNguyễn Hữu Quyết: Chiến lược 'Một Trục Hai Cánh' đã được ASEAN đón chào rất nồng nhiệt. Việt Nam, với tư cách là một nước thành viên có vị thế trong ASEAN, không thể không ủng hộ được.
Mà 'Một vành đai Một con đường' thì rộng hơn là 'Một Trục Hai Cánh', một là quy mô quốc tế, một là ở tầm khu vực, giữa Trung Quốc với khối ASEAN.
Chưa kể trong xu thế kết nối và hội nhập, Việt Nam không thể đứng ngoài. Nhìn vào tương lai của tuyến đường biển chiến lược, các nước rất được lợi từ sáng kiến này, qua việc giúp trung chuyển hàng hóa, tự do dịch vụ, thương mại, nguồn lực v.v...
Cho nên về tầm nhìn chiến lược thì Việt Nam buộc phải tham gia. Tuy ở trong thế bất lợi nhưng Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc chơi được.
BBC: Nếu buộc phải tham gia vì quyền lợi cũng như áp lực của khối ASEAN thì Việt Nam nên đàm phán với Trung Quốc trong tư thế là một thành viên của ASEAN hay với tư cách riêng của mình, một quốc gia độc lập?
TNguyễn Hữu Quyết: Cả hai. Về mặt đa phương, Việt Nam sẽ nói theo quan điểm của ASEAN đối với chiến lược 'Một Trục Hai Cánh'. Chiến lược này có lợi hơn cho Việt Nam nhưng nó lại nằm trong chiến lược tổng thể của Trung Quốc 'Một vành đai Một con đường'. Cho nên rất khó để đánh giá được vấn đề này.
Tôi nghĩ là Việt Nam sẽ dựa trên lập trường của cả hai, cả ASEAN và của riêng Việt Nam. Nhưng nhiều khả năng là Việt Nam ủng hộ mạnh hơn quan điểm của ASEAN. Trong quan hệ song phương thì vẫn còn những vấn đề phức tạp, không minh bạch thông tin được, nhất là trong những chủ đề liên quan tới Biển Đông.
Nên lưu ý tới toan tính của Trung Quốc trong chuyện bành trướng ra Biển Đông. Nếu không thâu tóm được Biển Đông thì rõ ràng Giấc mộng Trung Hoa, đặc biệt là con đường tơ lụa trên biển sẽ thất bại.



WANG ZHAO/AFP/Getty ImagesBản quyền hình ảnhWANG ZHAO/AFP/GETTY IMAGES

BBC: Tức là Việt Nam đang rất lép vế trước Trung Quốc, dù là đàm phán trực tiếp hay đứng chung khối với ASEAN để thương thuyết với Bắc Kinh?
TNguyễn Hữu Quyết:Thực chất thì Việt Nam lâu nay luôn kiên định với chính sách tự do độc lập, nhưng sống bên một nước láng giềng khổng lồ và luôn có những toan tính chiến lược thì Việt Nam cũng phải chọn bước đi hòa hiếu. Có những vấn đề buộc phải nhượng bộ, nhưng tôi tin rằng không thể nhượng bộ trong chuyện Biển Đông.
Nói về vấn đề chủ quyền trên biển, lâu nay Việt Nam vẫn ở thế yếu hơn.
Chính sách của Trung Quốc là tích cực tham gia các cơ chế hợp tác đa phương trong khu vực với ASEAN và có nhiều sáng kiến để kết nối ASEAN. ASEAN cũng được lợi từ việc hội nhập kinh tế cùng TQ. Cạnh đó, Trung Quốc đang tận dụng lợi ích song phương lẫn nhau giữa các quốc gia đơn lẻ trong ASEAN với Bắc Kinh để áp dụng biện pháp 'chia để trị'.
Đó là điều bất lợi rất lớn cho Việt Nam.
BBC:Nếu Việt Nam không thể đứng ngoài 'Một vành đai Một con đường'thì vấn đề chi phí của việc tham gia này sẽ thế nào? Khi dự án triển khai trong phần lãnh thổ của Việt Namngân khoản thực hiện sẽ lấy từ đâu?
TNguyễn Hữu Quyết: Theo tôi hiểu, nguồn đầu tư cho dự án Một vành đai Một con đường', với mục tiêu chủ yếu để phát triển cơ sở hạ tầng, phần lớn sẽ từ nguồn quỹ của Ngân hàng Phát triển và Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á mà Trung Quốc có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là nước có sáng kiến thành lập.
Ngoài ra còn có các nguồn đầu tư từ bên ngoài nữa, và nguồn từ các nước ASEAN nữa. Đó là ba nguồn chính.

Cuộc thập tự chinh kinh tế rầm rộ của Bắc Kinh

12/05/2017 14:44 GMT+7
TTO - Thế giới có thể sắp chứng kiến một làn sóng đầu tư khủng từ Trung Quốc trong những năm tới, kéo theo là những thay đổi trong bản đồ giao thương toàn cầu và địa chính trị.
Cuộc thập tự chinh kinh tế rầm rộ của Bắc Kinh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chờ tiếp nữ Thủ tướng Ba Lan Beata Szydlo tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh ngày 12-5 - Ảnh: Reuters
Ngày 14-5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đón tiếp 30 nhà lãnh đạo thế giới tại Bắc Kinh tham dự Diễn đàn Vành đai - Con đường vì hợp tác quốc tế. Sự kiện này đánh dấu cột mốc đáng chú ý trong công cuộc gây dựng ảnh hưởng toàn cầu bằng quyền lực mềm của Trung Quốc, với sự hậu thuẫn của hàng trăm tỉ USD tiền đầu tư hạ tầng.
Một di sản lớn
Hiện đã có hơn 100 quốc gia trên 5 châu lục ngỏ ý muốn tham gia sáng kiến “Một vành đai, một con đường” do Trung Quốc khởi xướng. Điều này cho thấy nhu cầu hợp tác kinh tế toàn cầu vẫn rất cao trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ đang đi lên  ở Mỹ và châu Âu.
Tương phản với chủ trương cắt giảm chi tiêu nước ngoài trên danh nghĩa “Nước Mỹ trước tiên” của Tổng thống Donald Trump, ông Tập Cận Bình đang củng cố hình ảnh một nhà lãnh đạo tiên phong dẫn dắt toàn cầu hóa.
Theo giới quan sát, sự kiện ngày 14-5 có hai mục tiêu: Một là trấn an những mối quan ngại về sự trỗi dậy của Trung Quốc; và sau là củng cố vị thế của ông Tập trong nước.

Ông Trey McArver, chuyên gia về Trung Quốc thuộc Hãng nghiên cứu đầu tư TS Lombard (London), nhận xét sáng kiến “Vành đai, con đường” có thể trở thành một di sản lớn và lâu dài của ông Tập Cận Bình. “Nó có tiềm năng tái định hình các hình mẫu giao thương và kinh tế toàn cầu, cá biệt là châu Á” - vị chuyên gia dự báo.
Nhưng cũng có ý kiến cho rằng chiến lược của Bắc Kinh mang những rủi ro nhất định, và cách ông Tập giải quyết một loạt câu hỏi khó sẽ quyết định thành bại của chính sách này.
Một trong những chìa khóa đó là Bắc Kinh phải trấn an được mối quan ngại các đối thủ chiến lược (như Ấn Độ, Nga, Mỹ…), đặc biệt là khi sức mạnh quân sự ngày càng tăng cho phép Trung Quốc lấn át hơn trong các tranh chấp lãnh thổ.
Trong một ví dụ, việc Trung Quốc chi hàng chục tỉ USD cho hành lang kinh tế ở Pakistan, xây cảng biển ở Djibouti, đường ống dẫn dầu ở Trung Á… tạo nên một hệ thống hạ tầng có thể dùng để thách thức các sức mạnh truyền thống. Sự thận trọng có thể thấy qua việc Mỹ, Đức và Nhật đã chọn đứng ngoài cuộc chơi của Bắc Kinh.
“Trung Quốc cần nhận ra cách họ nhìn sáng kiến Vành đai - con đường không nhất thiết giống với các nước khác. Không thể nào không soi sáng kiến này dưới lăng kính địa chính trị để nghĩ rằng đây là một nỗ lực xây dựng phạm vi ảnh hưởng” - ông Paul Haenle, cựu giám đốc về Trung Quốc thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, bình luận.
Trung Quốc đã chuyển mình từ một bộ phận của toàn cầu hóa sang vai trò lãnh đạo chính. Đây là Toàn cầu hóa 2.0
Ông Wang Yiwei, giám đốc Viện các vấn đề quốc tế, ĐH Renmin.
Cuộc thập tự chinh kinh tế rầm rộ của Bắc Kinh
Bản đồ kết nối giao thương trên đất liền và trên biển theo sáng kiến Vành đai - con đường của Trung Quốc.
500 tỉ USD
Theo Tân Hoa xã, Trung Quốc đã chi hơn 50 tỉ USD cho sáng kiến Vành đai - con đường, đầu tư vào nhiều dự án hạ tầng ở các nước từ năm 2013. Theo Hãng tài chính Credit Suisse Group AG (Thụy Sĩ), Trung Quốc có thể đổ thêm 500 tỉ USD vào 62 quốc gia trong giai đoạn 5 năm tới.
Năm ngoái, ba ngân hàng phát triển của Trung Quốc, trong đó có Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB), cho nước ngoài vay tổng cộng 39 tỉ USD, tăng 50% so với năm 2014, theo số liệu của Bloomberg.
Các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc như Tập đoàn Dầu khí quốc gia., Hãng viễn thông China Mobile Ltd… được dự báo sẽ hưởng lợi nhiều nhất từ làn sóng đầu tư này.
Tuy nhiên, ông Jacob Frenkel, chủ tịch JPMorgan Chase International, nêu quan điểm qua hãng tin Bloomberg: “Vành đai - con đường, theo tôi, có tiềm năng là cái lợi. Chúng ta không cần lo lắng quá vì cơ bản nó sẽ kết nối hàng trăm triệu người, hàng trăm triệu thị trường với nhau. Quý vị biết không? Nếu có ai đó hưởng lợi từ nó, thì điều đó hoàn toàn bình thường”.
Tất nhiên, nghị trình của Bắc Kinh không chỉ có màu hồng. Một số rào cản tài chính đã bắt đầu xuất hiện. Trước hết, tăng trưởng kinh tế chậm lại khiến Trung Quốc có ít tài nguyên hơn để chi tiêu ở nước ngoài. Kho dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc đã giảm 6% trong một năm qua, và họ cần duy trì một con số tương đối “khỏe mạnh” để bảo vệ đồng nhân dân tệ.
Ngoài ra, một số dự án đầu tư nước ngoài của Trung Quốc trước đó cho kết quả không mấy khả quan. Tuy chủ trương đầu tư ồ ạt của Trung Quốc được đa số các quốc gia đang phát triển chào đón, mức xếp hạng tín dụng của các nước này lại thường thấp và khả năng quản lý vốn vay có rất nhiều vấn đề.
Chẳng hạn, Trung Quốc đã phải chật vật thu hồi nhiều khoản cho vay ở Venezuela và châu Phi, trong khi một số dự án của họ ở Trung Á gây ra nhiều sự phản đối. Các thỏa thuận đầu tư với số tiền lớn Trung Quốc tham gia không hiếm khi chẳng bao giờ thành sự thật.
Cuộc thập tự chinh kinh tế rầm rộ của Bắc Kinh
Xe tự hành hoạt động tại cảng Qingdao, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 11-5 - Ảnh: Reuters
M. TRUNG


Những cơ hội và thách thức của sáng kiến “một vành đai, một con đường”

TS TRẦN CÔNG TRỤC
(GDVN) - Đổ ra xung đột hay chiến tranh, nhất là ở khu vực Biển Đông, thì nước thiệt hại đầu tiên và không nhỏ chính là Trung Quốc. Nên giữ hòa bình, ổn định để...
LTS: Ngày 14/5 tới đây, Trung Quốc sẽ tổ chức hội nghị quốc tế quảng bá sáng kiến "Một vành đai, một con đường" tới lãnh đạo 28 quốc gia và các doanh nghiệp quốc tế, sự kiện đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận.
Tiến sĩ Trần Công Trục gửi đến Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết của ông về sự kiện này. Trong bài, tác giả tổng hợp lại những đánh giá đã phát biểu trên Báo và các diễn đàn khác, bổ sung một số nhận định mang tính thời sự.
Tòa soạn xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc bài viết này.
Tư tưởng mới như “Giấc mộng Trung Quốc” hay “Một vành đai, một con đường”, được Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất trong những năm gần đây đã khiến dư luận khu vực, quốc tế hết sức quan tâm. 
Đã có không ít những cuộc hội thảo, những công trình nghiên cưu, đánh giá một cách nghiêm túc, khoa học về  “tư tưởng mới” này. 
Tuy vậy, cho đến nay vẫn còn những đánh giá khác nhau; nhất là về nguyên nhân nào khiến Đảng Cộng sản Trung Quốc đề xuất những sáng kiến nói trên và các  sáng kiến đó góp phần vào sự phát triển của Trung Quốc như thế nào?
Trung Quốc đang đối mặt với thời cơ và thách thức nào?  Đảng Cộng sản Trung Quốc có thể nắm lấy thời cơ và vượt qua thách thức không?
Tiến sĩ Trần Công Trục, ảnh do tác giả cung cấp.
Để lý giải những băn khoăn nói trên, trên tinh thần xây dựng, chúng tôi xin được trình bày một cách thẳng thắn ý kiến của mình với hy vọng sẽ góp phần thúc đẩy “sáng kiến” này trở thành hiện thực.
1. Trước hết, xin được trình bày nhận thức của chúng tôi về  “Giấc mộng Trung Quốc hay "Trung Quốc mộng", "Phục hưng dân tộc Trung Hoa":
Đây là một học thuyết mới chỉ đạo xây dựng Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc do Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc kiêm Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đưa ra trong kỳ họp Quốc hội năm 2013.
Sau đó học thuyết này không ngừng được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài Trung Quốc. 
Tuy nhiên, trên thực tế học thuyết này đã được ông Tập Cận Bình thể hiện ngay từ khi vừa được bầu làm Tổng bí thư, lúc ông cùng một nửa thành viên Thường vụ Bộ chính trị, tham quan triển lãm “Đường tới phục hưng” tại Bảo tàng Quốc gia Trung Quốc. 
Chính tại đây ông đề xuất ý tưởng "Giấc mộng Trung Quốc" với định nghĩa: Phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại là giấc mơ lớn nhất thời kỳ cận đại. Giấc mơ ấy sẽ thành hiện thực. 
Còn sáng kiến "Một vành đai, một con đường" được Chủ tịch Tập Cận Bình công bố lần đầu tiên trong bài phát biểu của ông Tập Cận Bình tại Đại học Nazarbayev, Kazakhstan vào ngày 7/9/2013. 
Sau đó trong chuyến thăm Indonesia tháng 10/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình tiếp tục công bố “Sáng kiến xây dựng Con đường tơ lụa trên biển thế kỷ 21” nằm trong "Một vành đai, một con đường". 
Nói cách khác, “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” là một nhánh của "Một vành đai, một con đường". 
Các kết nối kinh tế phục vụ sáng kiến này là lý do chính để ông Tập Cận Bình công bố thành lập “Quỹ Con đường tơ lụa” 40 tỉ USD để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng cho các nước có liên quan. 
Truyền thông Trung Quốc đã quảng bá một cách khá hệ thống, đồng bộ và bài bản cho các sáng kiến, ý tưởng này, đồng thời nó cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt từ dư luận khu vực và quốc tế.

Chớ mơ hồ trong quan hệ với 2 siêu cường Hoa Kỳ, Trung Quốc

Chúng tôi nhận thấy, dù là "Giấc mộng Trung Quốc" hay "Một vành đai, một con đường" thì đều nhằm thực hiện 2 mục tiêu thế kỷ mà các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18 đưa ra: 
Một là, xây dựng xã hội khá giả vào năm 2021, đúng thời điểm Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm ngày thành lập;
Hai là, xây dựng Trung Quốc thành đất nước xã hội chủ nghĩa hiện đại, văn minh, giàu mạnh, dân chủ và hài hòa vào năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước. 
Thiết nghĩ, bất kỳ một quốc gia nào cũng đều có mong muốn đất nước mình phát triển cường thịnh, trở thành quốc gia có thể sánh vai cùng năm châu bốn biển.
Nhất là những nước phải đấu tranh gian khổ, hy sinh xương máu mới giành được độc lập, mới thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, phong kiến, Trung Quốc cũng thế, Việt Nam cũng vậy, không có gì khác. 
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng động viên, khuyên nhủ thế hệ trẻ Việt Nam cố gắng học tập rèn luyện để xây dựng nước Việt Nam hùng mạnh, sánh vai cùng năm châu bốn biển. 
Bởi vậy cho nên, chúng tôi hy vọng rằng chủ trương của Đảng Cộng sản Trung Quốc phấn đấu thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" với động cơ trong sáng của nó;
Phù hợp với các giá trị nhân văn, phổ quát của nhân loại văn minh ngày nay, phù hợp với luật pháp quốc tế, đem lại lợi ích cho Trung Quốc, mà ít nhất cũng không phương hại đến lợi ích của các quốc gia khác.
Được như vậy, thì đây sẽ là điều rất đáng được hoan nghênh và ủng hộ.
Trong thế giới hiện nay, hòa bình và phát triển, hợp tác giúp nhau cùng thắng là một xu thế tất yếu của thời đại, phù hợp với quy luật phát triển của xã hội loài người.
Nhất là sự hợp tác cùng thắng, mở rộng giao thương giữa các nước có nền kinh tế phát triển hùng mạnh, có tiềm lực với các nước nhỏ khác cũng là điều đáng khuyến khích. 
Vì vậy, chủ trương, ý tưởng lớn này nếu  nội dung của nó chứa đựng những xu hướng tiến bộ và hoàn toàn vì mục tiêu kinh tế, hợp tác phát triển cùng thắng thì đó là chủ trương đúng đắn, phù hợp với quy luật cuộc sống.
Trung Quốc tổ chức hội thảo quốc tế giới thiệu sáng kiến "Một vành đai, một con đường", ảnh minh họa: Notey.
Và chắc chắn những chủ trương, ý tưởng này sẽ được cộng đồng quốc tế, trong đó có Việt Nam, ủng hộ hết mình và phối hợp, hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để thực hiện giấc mơ, ý tưởng ấy! 
Sở dĩ tôi phải đặt chữ "Nếu" vào đây là vì, mặc dù Trung Quốc đã triển khai và tuyên truyền mạnh mẽ hai ý tưởng, sáng kiến này từ năm 2013 đến nay, nhưng dư luận quốc tế, khu vực rất quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi.
Nhất là dư luận tại những nước có các dự án nằm trong sáng kiến "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21" đặc biệt quan tâm và đặt ra nhiều câu hỏi cần làm rõ.
2. Những vấn đề đặt ra với Trung Quốc xung quanh sáng kiến "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21"
Đến nay vẫn nhiều người còn thắc mắc rằng, liệu sáng kiến này chỉ thuần túy là về hợp tác kinh tế - thương mại như “con đường tơ lụa cổ xưa”, hay còn mang theo những mục đích khác về an ninh, hàng hải, địa- chính trị, địa- quân sự…?
Đặc biệt hiện nay, trong tình hình Biển Đông đang có những diễn biến hết sức căng thẳng, phức tạp, nhất là việc Trung Quốc đã và đang triển khai nhiều hoạt động mà dư luận cho rằng đã vượt quá những cam kết đã đạt được giữa các bên liên quan.
Hay những hoạt động thúc đẩy yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông không dựa trên cơ sở của Luật pháp và thực tiễn quốc tế, điển hình là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982,  khiến các nước trong khu vực, bao gồm Việt Nam, đang hết sức lo ngại.
Đã có những phản ứng, đề phòng từ các nước láng giềng Trung Quốc ở khu vực và họ đang tìm mọi cách nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của mình.  
Một xu thế chạy đua vũ trang đang hiện hữu, đe dọa hòa bình, ổn định, an ninh ở Đông Nam Á, có nhiều nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang…
Biển Đông hiện đang là đột phá khẩu, là điểm khởi đầu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”, một nhánh của sáng kiến "Một vành đai, một con đường". 
Trong khi đó, Trung Quốc đã bồi lấp 7 bãi đá, rặng san hô ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo và đang xây các tiền đồn quân sự khổng lồ…
Tình hình đó khiến dư luân không thể không nghi ngờ đến mục đích của những sáng kiến nói trên:
Liệu các công trình được xây dựng trên các bãi cạn đó sẽ đóng vai trò gì trong sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”hay rộng hơn là sáng kiến "Một vành đai, một con đường"? 

Vùng chồng lấn, vấn đề hoạch định ranh giới biển và thực tiễn Việt Nam

Liệu Trung Quốc đã chi bao nhiêu tiền trong số 40 tỉ USD của “Quỹ Con đường tơ lụa” cho các công trình đảo nhân tạo và quân sự này?...
Đó là những mối quan tâm chính đáng, những lo ngại thật sự mà dư luận khu vực, trong đó có Việt Nam, đặt ra và cần một câu trả lời công khai, minh bạch, thiện chí và cầu thị từ phía Trung Quốc. 
Có như vậy thì những băn khoăn mới được làm rõ, niềm tin chiến lược mới có thể tạo dựng và được củng cố, sáng kiến “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21” mới có thể thành tựu.
Bởi lẽ đặt vào cương vị của các bên liên quan ở Biển Đông, sẽ không có quốc gia nào đánh đổi  chủ quyền, quyền và lợi ích hợp pháp của mình ở Biển Đông để lấy các lợi ích kinh tế nhất thời. 
Trong khi cơ chế vận hành, khai thác cũng như hiệu quả của các dự án sử dụng nguồn vốn từ “Quỹ Con đường tơ lụa” hay sáng kiến "Một vành đai, một con đường" đến đâu vẫn còn là điều cần làm sáng tỏ.
Có thể nói dư luận rất hoan nghênh và chào đón các sáng kiến, ý tưởng hợp tác của Trung Quốc, nhưng đồng thời cũng đòi hỏi sự rõ ràng, minh bạch và thiện chí hợp tác cùng có lợi.
Làm sao để các bên thấy được Bắc Kinh không giấu trong “sáng kiến” này những vấn đề liên quan đến yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trong Biển Đông.
Đây là một yêu sách đang bị dư luận phê phán, lên án, không thừa nhận, thậm chí đã bị Phán quyết Tòa Trọng tài 12/7/2016 bác bỏ trong phạm vi thuộc thẩm quyền của mình. 
Nếu Trung Quốc trả lời được những câu hỏi này, tất nhiên niềm tin của khu vực và quốc tế vào ý tưởng, sáng kiến của Trung Quốc sẽ được xác lập và củng cố, ý tưởng, sáng kiến ấy chắc chắn sẽ thành tựu viên mãn. 
Ngược lại thì nó sẽ chỉ nằm trên giấy, trên các hoạt động tuyên truyền và có thể gây phản tác dụng.
3. Khát vọng của lãnh đạo Trung Quốc và lo ngại từ láng giềng
Nhiều học giả và nhà phân tích quốc tế cho rằng, những ý tưởng, sáng kiến trên mà chính phía Trung Quốc đã xác định là "tư tưởng mới" thể hiện khát vọng của Chủ tịch Tập Cận Bình trên cương vị người đứng đầu đất nước Trung Quốc.
Bởi ông là người chịu trách nhiệm cho tương lai của hơn 1,3 tỉ dân muốn tìm kiếm một học thuyết mới, một hướng đi mới để đột phá sau 30 năm cải cách mở cửa làm cho diện mạo Trung Quốc thay da đổi thịt. 
Một bức hình cổ động cho sáng kiến "Một vành đai, một con đường", ảnh: Hong Kong Free Press.
Đã đến lúc Trung Quốc cần một "tư tưởng mới" để tiếp tục dẫn đường đưa đất nước phát triển phồn vinh, đồng thời khắc phục những mặt trái do tăng trưởng quá nóng gây ra như ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chênh lệch giàu nghèo và bất ổn xã hội… 
Chúng tôi thiết nghĩ, đây là mong muốn, là nguyện vọng và là mục đích hoàn toàn chính đáng của một người đứng đầu Nhà nước Trung Quốc thời hiện đại. 
Theo dõi trên truyền thông đại chúng những diễn biến gần đây chúng tôi nhận thấy, Chủ tịch Tập Cận Bình đang triển khai thực hiện mạnh mẽ sáng kiến "Một vành đai, một con đường" cũng như thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" mà ông đã nỗ lực dồn hết tâm huyết để thực hiện giấc mộng đó: 
Một là, chiến dịch chống tham nhũng thành công vang dội, gây chấn động dư luận trong và ngoài Trung Quốc. 
Những nhân vật từng là ủy viên Thường vụ Bộ chính trị như Chu Vĩnh Khang, Ủy viên Bộ chính trị kiêm Bí thứ Trùng Khánh Bạc Hy Lai, hay có đến 2 cựu Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương như Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu đã bị đưa ra trước ánh sáng công lý.
Theo tôi đây là thành tích cực kỳ quan trọng và làm nên sức mạnh, sức hút của Chủ tịch Tập Cận Bình, bởi tham nhũng là kẻ thù của bất kỳ quốc gia nào. 
Thể chế càng thiếu minh bạch càng là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng. 
Tuyên chiến với tham nhũng là tuyên chiến với các tập đoàn lợi ích sừng sỏ, nếu không đủ bản lĩnh, quyết tâm, nghị lực cũng như sự tài năng, khéo léo để tập hợp lòng người, khó có thể hạ được những con hổ tham nhũng cỡ bự như vậy.
Hai là, trên mặt trận kinh tế, chúng tôi theo dõi thấy rằng ảnh hưởng của Chủ tịch Tập Cận Bình tới những quyết sách mang tính bước ngoặt tái cơ cấu nền kinh tế Trung Quốc từ hướng sản xuất công nghiệp nặng và hàng tiêu dùng giá rẻ nhưng ô nhiễm môi trường hiện nay sang sản xuất hàng tiêu dùng trung cao cấp và phát triển dịch vụ. 
Mặc dù đây là việc làm không dễ dàng gì, ngay cả sự đồng thuận từ xã hội, vì nó có thể đánh mất khá nhiều việc làm, cũng như nảy sinh các vấn đề xã hội khi hàng triệu công nhân ngành thép, ngành than mất việc.
Chính điều này cũng khiến dư luận khu vực và quốc tế đặt dấu hỏi:
Phải chăng chiến lược "Một vành đai, một con đường" cùng với “Quỹ Con đường tơ lụa”, định chế Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á( AIIB)  đang là một kênh hiệu quả để Chủ tịch Tập Cận Bình chuyển các ngành công nghiệp nặng dư thừa của Trung Quốc ra nước ngoài theo chân những dự án xây dựng cơ sở hạ tầng? 
Có nhiều người cho rằng nền kinh tế Trung Quốc đang có xu hướng co lại, suy giảm hay yếu đi.

COC là Bộ Luật Biển khu vực?

Nhưng chúng tôi thấy kinh tế Trung Quốc đang rất mạnh, những biểu hiện bên ngoài chỉ là hiệu ứng của tái cơ cấu bắt buộc phải trải qua. 
Việc Trung Quốc thâu tóm hàng loạt các định chế, thương hiệu toàn cầu trong thời   gian qua có thể cho thấy rõ sức mạnh nội lực của Trung Quốc đang ở mức nào.
Nhưng cũng chính kênh này đang khiến chúng tôi và nhiều nhà nghiên cứu băn khoăn:
Liệu việc đi kèm với các gói tín dụng, vốn vay ưu đãi từ “Quỹ Con đường tơ lụa” (AIIB) theo sáng kiến "Một vành đai, một con đường" làm lợi cho Trung Quốc đã đành, nhưng có gây phương hại cho kinh tế các nước đối tác hay không? 
Bởi lẽ, ngay tại Việt Nam, hầu hết các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc thắng thầu bằng giá rẻ và vay vốn Trung Quốc thì cuối cùng đều đội vốn, có nơi gấp đôi, gấp ba so với dự toán ban đầu. 
Công nghệ trong các dự án này thường lạc hậu, nhà thầu Trung Quốc gây nhiều điều tiếng khi hoạt động ở nước ngoài, vấn đề công nhân - người lao động chân tay Trung Quốc ồ ạt tràn sang các nước chiếm mất việc làm của người dân sở tại…
Đó là những lo ngại rất hiện hữu.
Bởi vậy chúng tôi nghĩ rằng, với tinh thần hợp tác cùng thắng, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích, nên chăng Trung Quốc cần tính đến việc điều chỉnh chiến lược sao cho hài hòa giữa lợi ích của mình với đối tác. 
Bởi chính điều này mới làm nên hình ảnh một Trung Quốc thân thiện, đáng tin cậy và có trách nhiệm trong mắt đối tác.
Và như vậy mục đích thực hiện "Giấc mộng Trung Quốc" mới có thể thành hiện thực, khi các nước đều thấy Trung Quốc rất có trách nhiệm, uy tín trong làm ăn. 
Ngược lại thì thiệt hại vô cùng. 
Có thể các nước vay tiền Trung Quốc thiệt hại về kinh tế, nhưng Trung Quốc thiệt hại về hình ảnh, uy tín và vị thế. 
Trung Quốc càng dành được nhiều dự án và triển khai theo kiểu này, thì mất mát về uy tín càng lớn. 
Một nhóm nào đó trong Chính phủ các nước có thể hoan nghênh một vài gói vốn vay của Trung Quốc, nhưng người dân các nước sẽ ngày càng ác cảm và cảnh giác với Trung Quốc. 
Thiệt hại này không đo được bằng tiền.
Ngày nay ở khu vực Đông Nam Á, ngoài Trung Quốc thì Nhật Bản cũng đang rất quan tâm thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại với các nước trong khu vực và họ đã chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch hỗ trợ tài chính cho chiến lược này.
Nhật Bản lâu nay rất uy tín trong việc hợp tác làm ăn, nên nếu Trung Quốc không có sự điều chỉnh về chiến lược và chính sách, chúng tôi e Trung Quốc sẽ gặp khó khăn không nhỏ.
Ba là là trên mặt trận quân sự: 
Chúng tôi rất ngạc nhiên và ngưỡng mộ khả năng, năng lực và uy tín của Chủ tịch Tập Cận Bình trong việc tái cơ cấu bộ máy chỉ huy quản lý các lực lượng vũ trang và cắt giảm 300 ngàn quân. 
Đây là việc làm cực kỳ khó khăn, nhưng ông đã triển khai một cách hệ thống, bài bản và rất nhanh chóng. Từ lúc tuyên bố chính thức ngày 3/9/2015 đến khi chuyển đổi ngày 1/1/2016 vỏn vẹn chỉ có vài tháng, vậy mà ông đã thành công.
Tuy nhiên, đây cũng là lĩnh vực gây lo ngại nhất cho các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. 
Bởi lẽ ngân sách dành cho quân sự của Trung Quốc tăng trưởng liên tục, tàu chiến máy bay và các cuộc tập trận bắn đạn thật xuất hiện ngày một dày đặc trên Biển Đông. 
Đi kèm là các công trình xây dựng khổng lồ hàng tỉ USD trên các đảo nhân tạo. Trung Quốc kéo tên lửa, máy bay ra bố trí ở Phú Lâm, Hoàng Sa....
Tất cả những điều này gây ra một cảm giác lo ngại và không một nước nào trong khu vực không đặt câu hỏi về ý định thực sự của Trung Quốc.
Nếu thực sự Trung Quốc trỗi dậy hòa bình như vẫn nói, thì Trung Quốc giải thích thế nào về các căn cư quân sự và số vũ khí đang hiện diện ngày càng nhiều, càng lớn ở Biển Đông? 
Trong khi Trung Quốc né tránh việc thực hiện trách nhiệm của thành viên UNCLOS 1982  trong việc tuân thủ quá trình giải quyết tranh chấp áp dụng, giải thích UNCLOS thông qua cơ quan tài phán thì mấy ai mà không lo ngại?
Chính điều này phải chăng đang làm giảm đáng kể sức hấp dẫn của "Một vành đai, một con đường" hay "Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21"?
Ngược lại, phải chăng nó còn tạo thêm hoài nghi cho dư luận, phải chăng các dự án, chương trình hợp tác kinh tế theo sáng kiến này chỉ nhằm ngụy trang cho các công trình quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông? 
Nếu không trả lời rõ ràng câu hỏi này, tôi e dù có tốn bao nhiêu công sức và tiền của để tuyên truyền về sáng kiến của Chủ tịch Tập Cận Bình, thì vẫn chỉ là công “Dã tràng xe cát Biển Đông…”
4. Thời cơ lớn nhất của Trung Quốc để phát triển đất nước hiện nay theo chúng tôi chính là một môi trường hòa bình và ổn định
Nếu tận dụng được thời cơ này, phát triển mạnh mẽ, hài hòa và bền vững nền kinh tế kết hợp chăm lo nâng cao đời sống người dân, bảo vệ môi trường, giữ gìn ổn định hòa hiếu với láng giềng thì những thách thức hiện nay Trung Quốc đang gặp phải sẽ được hóa giải một cách bải bản, căn cơ, lâu dài.
Mặt khác, Trung Quốc đang sở hữu nguồn lực tài chính, kích thước nền kinh tế và thị trường tiêu dùng hàng đầu thế giới. 
Đó là một thế mạnh mà không phải quốc gia nào cũng có được. 
Không quân Trung Quốc mới tập trận bắn đạn thật trên Biển Đông gần đây, ảnh minh họa: China Daily.
Nhưng muốn khai thác thế mạnh ấy một cách lâu dài, thì Trung Quốc cần đặt nền kinh tế của mình vào bức tranh chung của nền kinh tế thế giới, theo đúng tinh thần "thân - thành - huệ - dung" như Chủ tịch Tập Cận Bình vẫn nói. 
Tất cả những điều này phải được thể hiện bằng hành động, lấy kết quả làm thước đo chứ không nên chỉ dừng ở những tuyên bố có cánh. 
Trung Quốc đang trỗi dậy hòa bình và phát triển là xu thế của thời đại. Kết hợp được hai xu thế này, Trung Quốc mới vươn lên mạnh mẽ. 
Một khi để nổ ra xung đột hay chiến tranh, nhất là ở khu vực Biển Đông, thì nước thiệt hại đầu tiên và không nhỏ chính là Trung Quốc. Nên giữ hòa bình, ổn định để phát triển cùng thắng vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu.
Về đối ngoại, thách thức lớn nhất của Trung Quốc chính là lòng tin của phần còn lại của thế giới đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc, có thực sự hòa bình hay không, và nếu trỗi dậy hòa bình thì Trung Quốc giải thích thế nào về các hoạt động quân sự của mình trên Biển Đông?
Thời cơ Trung Quốc hoàn toàn có thể nắm được và nắm rất chắc, vấn đề nằm ở chỗ Trung Quốc có muốn nắm nó hay không, hay còn có những tính toán khác. 
Thách thức cũng vậy, Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ bản lĩnh và trí tuệ để vượt qua khi biết dung hòa lợi ích quốc gia dân tộc mình với các nước láng giềng, khu vực và thế giới./.
TS Trần Công Trục

Không có nhận xét nào: