Chủ Nhật, 3 tháng 12, 2017

“BỘ TÀI-MÔI”…THỦ PHẠM GÂY RỐI LOẠN, BẤT ỔN MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI-TỰ NHIÊN; Yên Bái sẽ tiếp tục làm rõ về những khối tài sản của ông Phạm Sỹ Quý

Phạm Viết Đào.
Lãnh đạo Bộ TNMT và UBND tỉnh Quảng Trị tắm biển Cửa Việt trưa 22-8 – ảnh: Quốc Nam
Với Thông tư 33/2017, Bộ Tài-Môi ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) thật sự đã ban hành một chính sách, nếu được áp dụng sẽ trực tiếp gây nên các hệ lụy: đe dọa làm xáo trộn và các trật tự về quan hệ trong các gia đình Việt Nam xuất phát từ chuyện sở hữu tài sản đất đai, nhà cửa trong các gia đình Việt Nam…

Hiện nay các văn kiện chính thức của Đảng và nhà nước, các phát ngôn thường trực của miệng của các vị quan chức nắm trọng trách điều hành đất nước thường “mặc định”, đổ thừa cho các thế lực thù địch hàng ngày dùng không gian mạng để tung các chiêu thức nhằm tạo ra sự “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa”, tấn công vào quyền lãnh đạo và quản lý đất nước, lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam…
Để đối phó với thế lực thù địch vô cùng nguy hiểm này, nhà nước đã biên soạn và đưa ra quốc hội thông qua Luật An ninh mạng, một bộ luật mà cái lõi của nó thực chất là phiên bản cụ thể hơn, riết ròn hơn của các bộ luật Luật Báo chí và Luật tiếp cận thông tin…
Hiện nay những tác động cúa các hành vi trên không gian mạng thì chủ yếu vẫn tác động vào “phần mềm” của cộng đồng xã hội; Sự tác động này phụ thuộc rất nhiều vào thế giới nhận thức, “cơ địa” tri thức-tư tưởng-tình cảm của chủ thế tiếp nhận…
Một thông tin cho dù là xấu độc nhưng với một cơ địa, thể chất khỏe mạnh, phát triền phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội thì tư khắc nó sẽ tự đào thải, miễn dịch các yếu tố xâm hại đó giống như cơ chế tự miễn dịch của con người trước các bệnh dịch…
Để tạo ra được cái cơ địa tự miễn dịch trước mọi loại virus xâm hại, thích nghi được với mọi biến thiên, trái gió trở trời của thiên nhiên thì hàng ngày con người ta phải duy trì sự sịnh hoạt điều độ, duy trì các hoạt động sinh học phù hợp với tự nhiên, thường xuyên trui rèn chính khí…
Để có thể miễn dịch, thích ứng với các diễn biến tai ương của môi trường ngoài cái việc tự tiếp nhận, nạp thêm năng lượng, tố chất,  y học còn giúp con người truy rèn bằng các giải pháp tiêm chủng các kháng nguyên, chích tiêm các virus gieo rắc một số mầm bệnh như sởi, ho gà, uốn ván, lao, viêm gan, viêm não Nhật .v.v. để cơ địa con người rèn luyện, thích ứng…
Để miễn dịch các dư luận được cho là độc hại, nhằm đối phó với những bất ổn trong xã hội dẫn tới mất quyền độc tài hiện nay, nhà nước đã cấp giấy phép cho gần 1000 đơn vị báo chí, trong đó có nhiễu tờ báo, đơn vị truyền thông được cấp ngân sách, hoặc dùng cái thế quản lý nhà nước, thương hiệu của bộ ngành để hoạt động thông tin truyền thông.
Bản chất, chức năng nhiệm vụ của các tờ báo, của các đơn vị truyền thông, của các cơ quan tuyên giáo, của cá đám dư luận viên hưởng lương nhà nước, tiền thuế của dân này này thực chất là nhằm mục đích để tạo ra sự miễn dịch, kháng nguyên cho xã hội nhằm đối phó, phòng ngừa các thông tin được cho là xấu độc do cái đám tự diễn biến và tư chuyển hóa phát tán trên mạng…
Trong khi đó thì lại không ai nghiêm tức truy tận gốc, cội nguồn của loại virus làm gây mất an ninh này, thực chất nó được phát sinh từ các chính sách chủ trương do chính bộ máy nhà nước ban hành.
Chính những chủ trương như việc ban hành các quyết sách như kiểu thông tư 33 của Bộ Tài- Môi, các dự án đầu tư làm hại môi trường sinh thái, các dự án BOT dẫm đạp lên luật pháp, những quyết định đầu tư liên doanh liên kết với những đối tượng bất hảo gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ chính đó là nguồn gây virus làm bất ổn xã hội, Vì các quyết sách này nó thật sự tác động vào “ổ cứng” của xã hội, làm sập cục bộ hay một bộ phận nào đó của “ ổ cứng” bộ máy nhà nước, làm treo, bục vỡ bộ máy…
Xin lấy ví dụ với Thông tư 33 nếu đem áp dụng sẽ làm cho mối quan hệ trong các gia đình trở nên rối loạn vì rất nhiều ông bố, bà mẹ sẽ mất quyền kiểm soát với tài sản mà cả đời, họ ki cóp tạo dựng được đó là ngôi nhà, mảnh đất…
Trong xã hội hiện nay, không phải ông bố bà mẹ nào cũng có khả năng, cũng có quyền trộm cướp như Phạm Sĩ Quý, như Bùi Cách Tuyến nên mới có tiền xây nên những biệt phủ đủ chia phần thừa thãi cho hàng chục đứa con, cho mấy đời con cháu.. Biệt phủ của Bùi Cách Tuyến theo thông tin báo chí có diện tích 7000 m2 tại thành phố Hồ Chí Minh; Biệt phủ của Phạm Sĩ Quý trên một khu đất hàng chục ngàn m2 nên việc tranh chấp của các đối tượng thừa hưởng không thành vấn đề…
Đối với một ông bố bà mẹ mà cả đời dành dụm và mua được 1 căn hộ, một mảnh đất dăm bảy chục m2; Bây giờ mọi quyền định đoạt tài sản sẽ phải phụ thuộc vào con cái thì xã hội sẽ rối ren như thế nào, các gia đình sẽ bị đẩy vào tình cảnh “nội chiến”, tiếng nói của cái quyền huynh thế phụ bị rút phép thông công…Các ông con không lo đi làm ăn chi xăm xăm xâu xé ngôi nhà của bố mẹ…
Tất nhiên không phải gia đình nào con cái cũng hỗn hào với bố mẹ, ăn ở bất nhân bất nghĩa với bố mẹ; Song do cái cơ chế thị trường định hướng XHCN nên cái quan hệ huyết thông trong nhiều gia đình đang bị pha loãng. Với cái thông tư 33, Bộ Tài Môi đã tác động vào chính cái “ổ cứng” quản trị của các quan hệ gia đình, phá vỡ trật tự, kỷ cương trong các gia đình được thiết lập từ ngàn đời nay từ quan hệ, trật tự “cha-con” thành quan hệ “ ông tôi”; “Của con là của con còn của bố vẫn là của con”…
Với môi trường xã hội, chỉ cần một cái quyết định hành chính, một cái chru trương sai lầm là lập tức làm đảo lộn “ổ cứng” của bộ máy xã hội. Bộ Tài-Môi không chỉ là thủ phạm tác động xấu vào môi trường xã hội mà hàng loạt các quyết sách liên quan tới môi trường như việc tham mưu cho Chính phủ rước cái dự án bauxite vào Tây Nguyên; Đưa hàng ngàn công nhân Trung Quốc vào môi trường này để gây nên bao hệ lụy về thiên nhiên và xã hội…
Dự án bauxite mới đưa vào vận hành vài ba năm mà đã lộ hàng ngàn tỷ đồng, khiến cho Chính phủ phải xin ý kiến 7 bộ về dự án này!
Cũng chính Bộ Tài-Môi là kẻ đã làm ngơ, hợp thức cho Formosa thải chất độc ra biển làm cho hàng vạn bà con ngư dân miền trung điêu đứng vì bao đời này kiếm ăn bằng nghề bám biển…( Tát cạn biển Vũng Áng không rửa sạch độc chất Formosa; Chặt hết rừng Tây Nguyên, khó chép hết hệ lụy của dự án bauxite).
Thế mà, kẻ bị kỷ luật nặng nhất trong vụ làm bục vỡ ổ cứng này cũng chỉ ở mức cảnh cáo, phạt cho tồn tại ? Trong khi đó thì rất nhiều blogger lên tiếng về việc này lại bị khép vào tội tuyên truyền chống nhà nước và bị tù 10 năm như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, 7 năm như Nguyễn Văn Hóa; Những người dám thông tin về các hệ lụy do các quyết sách của các quan chức của Bộ Tài-Môi gây ra…

P.V.Đ.

Yên Bái sẽ tiếp tục làm rõ về những khối tài sản của ông Phạm Sỹ Quý

Dân trí Trao đổi với PV Dân trí, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Bùi Ngọc Lam khẳng định, trong năm 2018 Tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục thanh tra, làm rõ về tài sản của ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái. Những vi phạm xây dựng tại khu “biệt phủ” sẽ được rà soát dựa trên quy hoạch của TP Yên Bái để xử lý.
 >> Khu biệt phủ của ông Phạm Sỹ Quý được “phạt cho tồn tại” (?!)
 >> Hình ảnh khu dinh thự “siêu khủng” của Giám đốc Sở ở Yên Bái

Ông Bùi Ngọc Lam - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra tại Yên Bái.
Ông Bùi Ngọc Lam - Phó Tổng Thanh tra Chính phủ phát biểu tại buổi công bố kết luận thanh tra tại Yên Bái.
- Thưa ông, đối chiếu với những sai phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ ra trong kết luận thanh tra về quản lý đất đai, cấp phép xây dựng tại khu đất tại tổ 42, 52 phường Minh Tân (TP. Yên Bái) và việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập của ông Phạm Sỹ Quý - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái thì việc UBND tỉnh Yên Bái vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ đã xử lý kỷ luật 14 cán bộ có liên quan đã thỏa đáng hay chưa?
Tôi nghĩ rằng không còn cán bộ nào có thể đứng ngoài vòng trách nhiệm theo kết luận của Thanh tra Chính phủ cả (ông Bùi Ngọc Lam là người ký kết luận thanh tra - PV). Chủ tịch UBND phường Minh Tân cũng đã bị xử lý kỷ luật. Tỉnh Yên Bái đã xử lý dứt khoát, bất kể mọi trường hợp.
Số tiền xử phạt đối với những vi phạm trật tự xây dựng cũng không ít. Riêng chỗ xây dựng trái phép và không phép là 507 triệu đồng và nộp phạt chậm nộp thuế hơn 51 triệu đồng.
Ngoài ra, Yên Bái đã ban hành các văn bản chấn chỉnh về việc chi phí đào đất, san lấp mặt bằng như kết luận thanh tra. Đã chấn chỉnh công tác quản lý về trật tự đô thị.
- Việc Yên Bái “tập trung” xử phạt hành chính để tồn tại những công trình vi phạm trật tự xây dựng trong khu biệt phủ của gia đình ông Phạm Sỹ Quý có phù hợp và thực hiện đúng với những nội dung kiến nghị của Thanh tra Chính phủ?
Những cái nào cho phạt thì phạt, cái nào phải điều chỉnh quy hoạch thì bây giờ phải điều chỉnh quy hoạch cho phù hợp với thực tế. Cái đó thì có những cái làm được ngay, nhưng có những cái phải rà soát lại quy hoạch.
Cái nào phù hợp với quy hoạch thì để, còn cái nào không phù hợp với quy hoạch thì phải xử lý theo quy định. Tỉnh Yên Bái đang tiếp tục chỉ đạo làm cái quy hoạch đó.
Vì quy hoạch liên quan tới tài chính, đánh giá tổng thể nên không thể làm ngay được. Có những cái làm ngay nhưng có những cái chưa thể làm ngay được. Nó phải theo trình tự thủ tục nhất định.
- Vậy những công trình xây dựng không phép gây bức xúc dư luận mà Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra tại cụm “biệt phủ” của gia đình ông Phạm Sỹ Quý có bị tháo dỡ?
Cũng phải xem xét dựa trên quy hoạch hoạch TP Yên Bái. Nếu quy hoạch của TP Yên Bái cái đó không phù hợp thì phải xem xét. Hiện nay TP Yên Bái đang rà soát lại quy hoạch cái đó, xem cái nào phù hợp thì cho tồn tại, cái nào không phù hợp với quy hoạch chung của TP Yên Bái thì phải xử lý.
- Thanh tra Chính phủ có thẩm tra lại những nội dung báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái?
Trước hết tôi đánh giá Yên Bái phải chịu trách nhiệm toàn bộ về việc đó. Còn Thanh tra Chính phủ có bộ phận (Vụ Giám sát, Thẩm định và Xử lý sau thanh tra) để chuyên về kiểm tra, đôn đốc thực hiện sau thanh tra.
Còn tôi đánh giá Yên Bái thực hiện việc này không thể có chuyện báo cáo không trung thực được. Người ta làm đàng hoàng, tôi nghĩ thế, thì không thể không làm mà báo cáo làm. Thanh tra Chính phủ có đơn vị sẽ giám sát, kiểm tra, đôn đốc thực hiện những việc đó.
Một góc khu biệt phủ hoành tráng của gia đình ông Phạm Sỹ Quý đang được phạt cho tồn tại gây bức xúc dư luận (Ảnh: Toàn Vũ).
Một góc khu biệt phủ hoành tráng của gia đình ông Phạm Sỹ Quý đang được "phạt cho tồn tại" gây bức xúc dư luận (Ảnh: Toàn Vũ).
Thưa ông, sau khi Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra, đã có nhiều dư luận cho rằng gia đình ông Phạm Sỹ Quý còn sở hữu những tài sản khác khá lớn ở địa phương này nhưng chưa được nêu trong bản kê khai tài sản hoặc bị cơ quan thanh tra “điểm tên”. Thanh tra Chính phủ có tiếp nhận những phản ánh này của dư luận và có đề ra phương thức nào để kiểm tra bổ sung?
Chỗ này Thanh tra Chính phủ chỉ kiểm tra ở khu vực đất ở phường Minh Tân đó thôi, nên kết luận chủ yếu ở khía cạnh đó. Còn trong kết luận của chúng tôi có nói một ý rằng tỉnh Yên Bái cần tăng cường thanh tra pháp luật về phòng chống tham nhũng, đặc biệt là việc kê khai và minh bạch tài sản, thu nhập rồi.
Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng đã bổ sung vào kế hoạch thanh tra năm 2018 về việc này rồi. Trách nhiệm của địa phương sẽ phải làm những công việc còn lại.
Tôi biết Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy đã phê duyệt vào kế hoạch thanh tra năm 2018, thanh tra về phòng chống tham nhũng, trách nhiệm của người đứng đầu, đặc biệt là công tác minh bạch, kê khai tài sản và thu nhập.
Thanh tra Chính phủ sẽ có báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những việc này?
Đây mới là báo cáo của tỉnh Yên Bái gửi Thủ tướng Chính phủ và Thanh tra Chính phủ. Sau này khi Thanh tra Chính phủ kiểm tra, đôn đốc thực hiện sau thanh tra thì chúng tôi sẽ có báo cáo riêng gửi Thủ tướng Chính phủ.
-Xin cảm ơn ông !
Khối tài sản rất lớn
Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, năm 2014 ông Phạm Sỹ Quý đã không kê khai 1.200 m2 đất ở, gần 60.000 m2 đất nông nghiệp bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Quý) đứng tên; không kê khai tiền vay ngân hàng 3,8 tỷ đồng.
Năm 2015, ông Phạm Sỹ Quý không kê khai trên 13.111 m2 đất ở, gần 42.000 m2 đất nông nghiệp bà Huệ đứng tên; không kê khai khoản vay ngân hàng trên 6,3 tỷ đồng và tiền bố mẹ cho 1,9 tỷ đồng.
Sau khi được bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Yên Bái vào năm 2016 ông Phạm Sỹ Quý đã kê khai thiếu gần 4.900 m2 đất ở, 27.500 m2 đất nông nghiệp đứng tên bà Huệ; không kê khai tiền vay ngân hàng trên 9,1 tỷ đồng và nợ bạn bè 60 cây vàng.
Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện gia đình ông Phạm Sỹ Quý đã ký 4 hợp đồng tín dụng, vay tiền của ngân hàng. Đến ngày 31/12/2016, gia đình ông Quý còn nợ ngân hàng 9,154 tỷ đồng (có xác nhận của ngân hàng).
Những công trình vi phạm xây dựng
Trên cơ sở hồ sơ xin cấp phép xây dựng của hộ gia đình bà Hoàng Thị Huệ (vợ ông Phạm Sỹ Qúy) tại khu đất có diện tích 1.088 m2 đất ở, 33.074 m2 đất nông nghiệp (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) thuộc tổ 42 phường Minh Tân (TP Yên Bái), Thanh tra Chính phủ cho biết, ngày 24/3/2016, UBND TP Yên Bái cấp giấy phép xây dựng 3 tầng, với diện tích xây dựng tầng 1: 200 m2; tổng diện tích sàn: 500 m2.
Đến thời điểm thanh tra, bà Huệ đã xây dựng nhà 3 tầng và 1 tum, diện tích xây dựng tầng 1 là 262,5 m2, tổng diện tích sàn là 845,9 m2. Như vậy, bà Huệ đã xây thêm 1 tum, vượt diện tích 345,9 m2 sàn xây dựng so với giấy phép xây dựng được cấp.
Ngoài ra, khu “biệt phủ” đã xây dựng một số công trình không phép (chỉ có xác nhận của UBND phường), gồm : 1 nhà thờ gỗ cũ, 1 nhà sàn gỗ cũ, 1 cây cầu bắc qua hồ nước, 1 căn nhà mái bằng làm bếp (đang xây dựng), là vi phạm quy định về đầu tư xây dựng.
Thế Kha (thực hiện)

Không có nhận xét nào: