Thứ Ba, 12 tháng 12, 2017

Khắc cốt ghi tâm: Cha mẹ đừng tùy tiện tiêu hao phúc báo của con cái; Nguyên nhân của nghiện ngập là do tâm hồn bị tổn thương

Xưa nay chúng ta đều cho rằng, làm cha mẹ thì phải dành cho con cái những điều tốt nhất. Tuy nhiên, cha mẹ tiêu càng nhiều những khoản tiền vô vị cho con, lại chính là đang làm tổn hại phúc báo của con, đây chính là quy luật đại đạo của vũ trụ ‘thiên địa vô tình’.

làm người, dạy dỗ, con cái,
Cha mẹ tiêu càng nhiều những khoản tiền vô vị cho con, lại chính là đang làm tổn hại phúc báo của con. (Ảnh: Yeah1)
Khi một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình có điều kiện, thì chúng sẽ có cơ hội làm được mọi điều mình mong muốn một cách dễ dàng. Do đó, chúng không có nhu cầu phải cố gắng điều gì cả, không có mong muốn học tập. Thường những kẻ đủ đầy, sung túc quá thường biếng nhác, họ chỉ biết hưởng thụ, nhiều lúc còn nhát gan, chẳng dám mạo hiểm điều gì.

Ngày nay, trong nhiều gia đình chỉ đẻ một con, do đó đứa trẻ đó trở thành con một, được cha mẹ nuông chiều nên không có khả năng tự lập. Nhiều người lớn rồi còn không biết nấu cơm giặt quần áo, không biết giúp đỡ người khác, không biết tự xử lý mọi việc, cũng không biết tự chăm sóc bản thân mình… cái gì cũng phải chờ bố mẹ hay người khác làm cho.
Đó là lý do các bậc cha mẹ cần dạy con biết tự lập, đây được xem là khả năng cơ bản cần thiết để con trẻ đối diện với cuộc sống cũng như công việc sau này.

Trong bữa tối, một vị đồng sự nói rằng, mỗi năm anh ấy đã tiêu tốn vài chục triệu đồng để cho con đi học. Tôi nghe xong rất đỗi kinh ngạc, liền nhắc nhở anh ta: “Con người sống trên đời đều là vì có phúc báo nên mới có thể duy trì thọ mạng, phúc cạn thì mạng vong, đừng đem phúc phận của con cái dùng hết như vậy. Số tiền học đó chính là phúc báo trong mệnh của con cái. Nhất thiết phải tích trữ để tương lai còn có cái để sử dụng”.
Mỗi người có thể tồn tại trên đời đều là vì phúc báo. Phúc báo dùng hết, bất luận là thường dân hay đế vương đều sẽ đến lúc kết thúc thọ mệnh.
Rất nhiều người có tiền, ngay từ nhỏ đã cho con cái ăn uống những món ngon vật lạ, sử dụng những món đồ tốt nhất, cho đi học ở trường sang nhất. Kết quả sau khi con cái lớn lên, mọi chuyện lại không như ý, còn nhiễm đủ loại thói hư tật xấu, ăn chơi sa đọa, thậm chí mất mạng, khiến cho người tóc bạc phải tiễn kẻ tóc xanh.
Loại hiện tượng này ở xã hội đâu đâu cũng có. Nguyên nhân rất đơn giản, chính là cha mẹ đã sử dụng hết phúc báo của con trẻ mất rồi.
Ăn uống không cần quá ngon, hợp vệ sinh là được;
Mặc không cần quá đẹp, có thể giữ ấm là được;
Đồ dùng không cần quá tốt, an toàn là được;
Nơi ở không cần quá sang trọng, có thể khiến cho tâm an tĩnh là được;
Trường học không cần quá cao sang, chỉ cần giáo viên có học thức, có phẩm đức là được;
Lấy vợ không cần quá xinh đẹp, chỉ cần có thể hiếu thuận với cha mẹ chồng, đảm đương công việc nhà là được;
Lấy chồng không cần phải quá đẹp trai, chỉ cần có thể nuôi sống gia đình, không nhiễm thói hư tật xấu, có thể che chở cho mình, tâm địa lương thiện là được.
Khổng Tử từng giảng: “Trong ba người đi cùng, ắt có một người là thầy ta”. Bởi vậy, cầu sư học đạo, chỉ cần người đó đức hạnh và học vấn cao hơn ta thì đều có thể coi đó là thầy.
làm người, dạy dỗ, con cái,
Rất nhiều vĩ nhân từ xưa đến nay đều nói câu này: “Khi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại chính là sự nghèo khó”. (Ảnh: Tinibudha)
Rất nhiều vĩ nhân từ xưa đến nay đều nói câu này: “Khi còn nhỏ, tài sản lớn nhất mà cha mẹ để lại chính là sự nghèo khó”.
Ngạn ngữ xưa có câu: “Con nhà nghèo thì sẽ sớm biết lo liệu việc nhà”.
Đương nhiên ở xã hội hiện tại này, chúng ta không thể khiến những người giàu có kia bắt con mình phải sống trong nghèo khổ để chúng hiểu chuyện, biết tạo dựng chí hướng, biết lo liệu việc nhà. Tuy nhiên, chúng ta nhất định phải bảo cho con cái biết rõ, tiền của bạn một xu một hào kiếm được cũng đều không hề dễ dàng.
Mặt khác, vào những dịp nghỉ hè cần để cho con cái được trải nghiệm về cuộc sống, để chúng gánh vác công việc nội trợ, dạy cho chúng biết rằng nhân cách chính là tài phú quý giá nhất trên đường đời sau này. Chỉ có như vậy, con cái mới có thể dụng công học tập, không kết giao bạn xấu, không nhiễm thói hư tật xấu.
Nếu như cả ngày đều nâng niu con cái trên tay, khiến cuộc sống của chúng tựa như hoàng đế, đây chẳng qua chỉ làm tổn hại đến phúc thọ của chúng mà thôi.
Người xưa dạy: Lưu lại của cải cho con cháu, chúng cũng không giữ được; lưu lại sách vở cho con cháu, chúng cũng không đọc được; chỉ có lưu lại âm đức cho con cháu, mới là lối ra cần thiết nhất cho chúng.
Điều bạn cần làm trước tiên là hãy gieo trồng ruộng phúc, tích đức làm việc thiện, thì sau này tự nhiên con cháu sẽ tự có phúc báo. Nếu hiện tại bạn không tích đức hành thiện, tiền bạc có được là không chính đáng thì sau này con cháu sẽ cơ cực sẽ chịu nghiệp tích lại từ bạn.

Tuệ Tâm

Nguyên nhân của nghiện ngập là do tâm hồn bị tổn thương

Nghiện nghập nặng một thứ gì đó là dấu hiệu nguy hiểm về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua nguyên nhân thực sự của hành vi này: tâm hồn bị tổn thương.

Rượu, nghiện, ma túy,
Muốn cảm thấy dễ chịu là phản ứng tự nhiên của cơ thể. Nhưng chúng ta thường có xu hướng chọn những phương pháp giảm căng thẳng có tính chất phá hoại, chẳng hạn như: uống rượu bia, hút thuốc lá, sử dụng ma túy…
Nghiện nghập nặng một thứ gì đó là dấu hiệu nguy hiểm về thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, mọi người thường bỏ qua nguyên nhân thực sự của hành vi này: chính là tâm hồn bị tổn thương.
Theo y tá Boucher, người đã điều trị cho nhiều phụ nữ nghiện rượu trong 28 năm qua: “Nghiện ngập là căn bệnh tinh thần. Họ đúng là đang cố lấp đầy những trống vắng trong tâm hồn (bằng bia rượu)”.
Hầu hết các chuyên gia cai nghiện công nhận rằng những người nghiện rượu bị ràng buộc về tinh thần. Trong “Cuốn sách lớn” về những người nghiện rượu có nói, đánh thức tinh thần là bước cần thiết để thoát khỏi sự kìm hãm của bia rượu.
Nhưng rất khó để làm được như vậy. Một vấn đề phổ biến của hàng trăm người nghiện rượu mà Boucher đã tiếp xúc là sau hàng năm hoặc hàng chục năm họ mới chịu thừa nhận họ có khúc mắc trong tâm.
Cô nói: “Tự cao và cái tôi khiến mọi người nghiện ngập. Họ không muốn chấp nhận rằng họ không thể kiểm soát được điều gì đó trong cuộc sống”.
Con nghiện hiện đại
Hầu hết chúng ta thỉnh thoảng có đam mê thứ gì đó nhưng vẫn có thể kiểm soát không cho thú đam mê đó đi quá xa. Nhưng khi xã hội ủng hộ lạm dụng chất gây nghiện như ở một số nước phương Tây, thì thật khó chấp nhận. Không giống như heroin hoặc cocaine, rượu là một loại thức uống hợp pháp và được khuyến khích tiêu dùng trong xã hội. Tuy nhiên, theo Boucher, điều này làm cho chứng nghiện rượu càng âm ĩ hơn ở mỗi người. Cô chỉ ra một trào lưu ngày càng phổ biến ở phụ nữ Mỹ: “bà mẹ rượu vang”. Đó là xu hướng phụ nữ cho phép mình uống vài ly rượu vang mỗi ngày lúc rảnh rỗi. 
Boucher nói: “Chứng nghiện rượu đã bị bình thường hóa mất rồi. Những kẻ nghiện rượu ngày nay là các bà mẹ bỉm sữa và những qúy cô mang giày cao gót”.
Trong những chất gây nghiện được sử dụng nhiều nhất, rượu bia vẫn là chất được lạm dụng nhiều nhất trên thế giới chỉ sau thuốc lá, đặc biệt chúng gây ảnh hưởng đến phụ nữ rất nghiêm trọng. Theo tờWashington Post, số ca tử vong do rượu ở phụ nữ da trắng tuổi từ 35 – 54 đã tăng gấp đôi kể từ năm 1999. Những người nghiên cứu về sự tăng lên đột biến này gọi đây là cuộc khủng hoảng sức khoẻ cộng đồng.
Theo một nghiên cứu năm 2013, ngành công nghiệp rượu đã tăng 400% chi phí quảng cáo kể từ năm 1971. Họ quảng cáo “uống rượu có trách nhiệm”, nhưng thông điệp chính họ muốn gửi tới người xem là hãy xem rượu như một phương tiện để giải tỏa.
Ý tưởng này nghe thật hấp dẫn, đặc biệt là đối phụ nữ, những người cố gắng xoay sở giữa sự nghiệp và gia đình. Tuy nhiên, Boucher thấy tiếc rằng phụ nữ cố ép mình uống rượu khi bị căng thẳng. Phụ nữ ngày nay đã quên hẳn những kỹ năng đối phó với căng thẳng bẩm sinh của phái yếu.
Boucher nói: “Người ta uống rượu vì họ không thể điều khiển cảm xúc của mình. Nếu cố gắng thay đổi cách bạn nhìn nhận sự việc, bạn sẽ không phải đối mặt những cảm xúc nặng nề như vậy”.
Không chỉ có rượu, tất cả các loại chất gây nghiện nguy hiểm khác đều mạng lại cảm giác giải thoát tạm thời. Chúng làm cho vết thương hoặc bệnh nặng trở nên dễ chịu trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhưng chúng ta sẽ bị mất đi một góc tâm hồn khi để các loại chất ma quỷ này trở thành cách chủ yếu đối phó vấn đề.
Theo Boucher, thói quen đặt niềm tin vào một loại chất gây nghiện để tìm kiếm cảm giác hạnh phúc tạm thời có thể làm chai sạn cảm xúc và tinh thần con người. Bởi lẽ, khi tránh dùng trí tuệ sáng suốt để đối mặt với những thách thức trong cuộc sống, thì làm sao chúng ta có thể phát triển nhân cách mạnh mẽ và tốt đẹp. Một ví dụ điển hình là chị gái của Boucher. Sau khi cai nghiện Methedrine (một loại chất kích thích) thành công được 4 năm, bà đã đạt được những thành công nhất định trong sự nghiệp dù đã ở độ tuổi 50.
Boucher nói: “Trước kia chị tôi không biết cách đối mặt với cuộc sống. Xong chị ấy đã phải học lại từ đầu cách giải quyết mâu thuẫn với một thái độ đúng mực”.
Các nhà nghiên cứu chỉ ra các dấu hiệu di truyền có thể làm tăng nguy cơ gây nghiện, nhưng khi cố định nguyên nhân này lại làm vấn đề khó giải quyết hơn. Boucher và các anh chị em của cô không hề ưa người mẹ nghiện rượu của mình. Trong suốt thời thơ ấu, họ đã phải chứng kiến mẹ họ rượu chè hoặc đờ đẫn vì dùng thuốc làm dịu thần kinh. Thế nhưng khi lớn lên, họ lại theo vết xe đổ của mẹ.
Boucher chua xót nói: “Mẹ chưa bao giờ dạy chúng tôi những kỹ năng giải quyết vấn đề”.
Tâm bệnh
Tại sao mọi người cứ lãng phí tiền bạc, hủy hoại các mối quan hệ và sức khoẻ của mình để sử dụng các chất gây nghiện? Ai cũng biết nghiện là xấu nhưng hiện nay chẳng ai có thể ngăn lại làn sóng này. Mặc dù chính phủ Mỹ chi hơn 1.000 tỷ USD cho cuộc chiến chống ma túy trong 4 thập kỷ qua, nhưng tỷ lệ nghiện và chết vì nghiện ngập ở nước này đang cao nhất trong lịch sử. Đáng chú ý ở Mỹ là tình trạng nghiện thuốc giảm đau nhóm Opioids, loại hợp chất tự nhiên trong đó có cả thuốc phiện. Còn ở một số tiểu bang, Methedrine đang mê hoặc nhiều người sử dụng và gây ra nhiều ca tử vong nhất.
Rượu, nghiện, ma túy,
Nói đến nghiện ngập, chúng ta hay nghĩ ngay đến việc sử dụng một loại chất gây nghiện nào đó. Nhưng ngày nay, người ta còn nghiện những tệ nạn khác như khiêu dâm, cờ bạc, mua sắm, sử dụng điện thoại thông minh quá mức và vô số những thú vui khác.
Các nhà nghiên cứu tin rằng họ sẽ sớm tìm ra những khiếm khuyết thể chất gây ra nghiện ngập ở con người. Họ đang tìm tòi các phương pháp điều trị mất cân bằng hóa học và những dây thần kinh tê liệt trong não người nghiện.
Nhưng sẽ như thế nào nếu vấn đề nghiện không đơn giản như những gì khoa học nêu lên? Theo Sheri Heller, chuyên gia về trị liệu và thần kinh tại New York, nghiện ngập có thể do nguyên nhân sinh hóa, nhưng cũng cần chú ý các khía cạnh tâm lý và tinh thần.
Cô nói: “Bạn không thể chữa lành những tổn thương tình cảm bằng cách tác động vào trí tuệ”.
Tinh thần là một khái niệm mà y học hiện đại chưa khám phá được. Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng từng tìm kiếm ý nghĩa của những tổn thương tinh thần mà chúng ta phải chịu đựng.
Nhà tâm lý học người Thụy Sĩ, Tiến sĩ Carl Jung, nổi tiếng là một người chuyên nghiên cứu về biểu tượng học và phân tích giấc mơ, đã giúp những người phương Tây trở lại với ý nghĩa của việc chịu đựng đau khổ. Jung đã cho thế giới hiện đại những từ vựng về tinh thần trong thần thoại và truyền thuyết. Ông cũng người truyền cảm hứng cho mô hình 12 bước phục hồi trong các chương trình cai nghiện.
Heller nói: “Theo quan điểm của Tiến sĩ Jung, nghiện ngập thật ra là lạc lối khi tìm đến Chúa. Những người đó cố truy cầu cảm giác toại nguyện khi được yêu hay thuộc về ai đó”.
Tất nhiên, mỗi người nghiện đều có một ký ức bị tổn thương riêng, nhưng bên cạnh đó, Heller nghĩ rằng sự thay đổi trong phương thức giao tiếp xã hội đã gây nên làn sóng nghiện ngập ngày càng tăng. Ý thức về cộng đồng, sự thân mật và nhân tính đã được thay thế bằng một nền văn hóa lấp đầy công nghệ, người nổi tiếng và sự chia rẽ. Trong mớ văn hóa bùng nhùng này, chúng ta thấy cô độc và choáng ngợp, rồi cố với lấy bất kỳ thứ gì để bấu víu và lấp đầy khoảng trống tâm hồn.
Nghiện chất kích thích
Thông thường người ta thường dùng chất kích thích để cảm thấy khá hơn, do đó có một quan niệm phổ biến rằng lạm dụng chất gây nghiện chỉ là một triệu chứng trầm cảm. Nhưng Boucher tin rằng nhận thức như vậy là lạc hậu.
Cô nói: “Bạn không thể nào phán rằng họ trầm cảm khi họ hút thuốc mỗi ngày, uống rượu, sử dụng Methedrine, hút thuốc lá, dùng các loại thuốc opioids,… Làm thế nào bạn biết được tiêu chuẩn để so sánh người đó có trầm cảm hay không?”
Ví dụ, rượu cũng là một chất có thể giúp giảm đau. Vì vậy, nếu một người nghiện rượu nặng nói là anh ta bị trầm cảm, nguyên nhân gốc rễ gây ra trầm cảm có thể là do anh ta uống nhiều rượu quá.
Boucher tỏ ra thông cảm với những trường hợp trầm cảm hợp lý, nhưng cô nghĩ để chẩn đoán chính xác chứng trầm cẩm, đầu tiên người đó phải tỉnh táo (không ngiện ngập). Theo kinh nghiệm của mình, những người kiêng rượu từ 3 đến 6 tháng thường không còn nhu cầu điều trị trầm cảm bằng thuốc.
Cô nói: “90% những người phụ nữ tôi giúp cai rượu đã có thể giảm được thuốc chống trầm cảm”.
Sức mạnh ý chí
Rất ít người có thể cai nghiện đột ngột. Nhưng khi những người nghiện kết nối bản thân với thứ gì đó quan trọng hơn bản thân mình, họ phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, thật rất khó để áp dụng phương pháp này, đặc biệt là khi họ dùng ma túy bởi vì niềm tin vào chúa trời hoặc xã hội trong họ đã vỡ vụn.
Chính ông Jung cũng cảm thấy gượng gạo khi sử dụng thuật ngữ tâm linh với bệnh nhân vì ông sợ rằng họ sẽ hiểu sai thông điệp của ông. Đối với những người phủ nhận sự tồn tại và quyền lực của Đấng tạo hóa, Heller đề xuát nên dùng những từ trung tập để nói về thần linh.
Heller nói: “Người ta hay nói con người cần mở rộng nhận thức để đón nhận những ý tưởng mới. Tuy nhiên, để có thể chữa bệnh và tự nhận thức bản thân, họ phải có khả năng buông bỏ những thứ đang kìm hãm ý chí của họ”.
Chìa khóa để cai nghiện là phải có ý chí kiên định. Nếu chúng ta kiên quyết khống chế cơn nghiện trong một thời gian đủ dài, chúng ta có thể cai nghiện thành công. Nhưng theo Kimberly Hershenson, một chuyên gia trị liệu lạm dụng ma túy ở New York, ý chí của con nghiện sẽ luôn luôn bị sụt giảm.
Hershenson nói: “Nếu bạn nghiên cứu về dạng bệnh lý này, bạn sẽ thấy bất lực với các chứng nghiện như với bệnh ung thư. Mặc cho cố gắng cai nghiện thế nào đi nữa, não của bạn sẽ thèm thuốc nhiều hơn và đi đến việc não bạn chấp nhận điều này”.
Những cơn nghiện được kết nối với các khu vực kiểm soát sinh tồn và giải trí ở vỏ não. Những khu vực này phản ứng nhanh hơn và mạnh mẽ hơn phần não chịu trách nhiệm về lý luận. Nghĩa là sự thèm thuốc dấy lên rất lâu trong đầu trước khi bạn kịp nghĩ đến hậu quả. Cố đánh bại những sự thôi thúc của cơn nghiện thường có kết thúc thất bại thảm hại, ngay cả với những ý chí mạnh mẽ nhất.
Heller nói: “Người nghiện không thể ép bản thân chiến đấu với cơn nghiện suốt đời để có sức khỏe tốt. Cố ý cai nghiện cũng không giúp ích gì nếu con nghiện chưa sẵn sàng”.
Nếu nghiện là triệu chứng về tinh thần, thì phương pháp chữa bệnh phải đến từ nội tâm. Hiện nay có nhiều phương pháp cai nghiện ma túy, nhưng theo các chuyên gia, chúng ta cũng phải trau dồi các hành vi tích cực, chẳng hạn như khiêm tốn, trách nhiệm, có ý thức về mục đích sống và có kỹ năng giải quyết vấn đề một cách lành mạnh.
Cuộc sống có thể tàn nhẫn, thế giới ngày nay có vẻ trở nên điên loạn, nhưng làm thế nào để trong nội tâm chúng ta vẫn giữ được bình yên? Boucher kêu gọi chúng ta biết sống khiêm nhường, cảm ơn những gì mình có, và kết nối lại với những gì cần thiết cho tâm hồn của mình.
“Chúng ta là con người. Chúng ta cần yên tĩnh. Chúng ta cần phải suy ngẫm và làm giàu cho tâm hồn của minh”, Cô nói.
Bạch Vân, theo Epoch Times

Không có nhận xét nào: