Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

GIÁN ĐIỆP TRUNG QUỐC BỊ BẮT QUẢ TANG CHỤP TRỘM TƯ LIỆU QUÝ TẠI VIỆN HÁN NÔM VỀ HOÀNG SA


Rất nghiêm trọng, lũ kh.ốn “Học giả” Trung Quốc sang Việt Nam ăn cắp

Thaotin | 

Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu làm việc ở Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.



Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.
Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.


Từ nay Viện NC Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Đáng lẽ phải trục xuất, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!


Bộ Tư pháp Mỹ truy tố một nhóm điệp viên Trung Quốc cố tình ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ tại thành phố Tô Châu.

Đây là cáo buộc thứ 3 trong vòng chưa đến hai tháng của Bộ Tư pháp Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động ăn cắp bí mật công nghệ được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc.
Theo cáo buộc này, 10 người trong đó có  các đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô đã tìm cách thâm nhập vào hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu.
Hai công ty này đều sản xuất động cơ phản lực cho các máy bay thương mại. Nhóm này cũng nhắm tới các công ty Mỹ khác sản xuất bộ phận cho 2 công ty nói trên.

My truy to 10 diep vien TQ an cap bi mat cong nghe hang khong hinh anh 1
Một động cơ phản lực cánh quạt được sản xuất bởi GE Aviation được sử dụng trên máy bay Boeing 747. Ảnh: 

Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết vụ việc  nhiều khả năng diễn ra trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2015. Ông John Brown, đặc vụ phụ trách văn phòng FBI tại San Diego, nhận định: “Mối đe dọa từ các hoạt động tấn công mạng được bảo trợ bởi chính phủ Trung Quốc là có thật và diễn ra liên tục”.
Trong số 12 công ty bị nhắm đến, 8 có trụ sở tại Mỹ, chuyên về công nghệ hàng không vũ trụ và những “cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng” khác. Ngoài ra danh sách còn có hai công ty Pháp và một công ty Anh, đều là những công ty liên quan đến lĩnh vực hàng không. Cái tên cuối cùng là một công ty công nghệ Australia cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
10 người Trung Quốc trong cáo buộc này đã sử dụng rất nhiều cách để thâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty trong danh sách, trong đó có việc cài đặt nhiều chuỗi phần mềm độc hại để chuyển dữ liệu, sử dụng website của các công ty để hack dữ liệu người dùng, và tìm cách thâm nhập qua công ty đăng ký tên miền. Hai đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc được nêu tên trong cáo buộc này là Zha Rong và Chai Meng.
Những người này được cho là nhắm đến loại động cơ phản lực cánh quạt sản xuất bởi liên doanh của một công ty Pháp có văn phòng tại Tô Châu và một công ty Mỹ. Cáo buộc nhận định mục đích của việc này là để cung cấp dữ liệu quan trọng cho các công ty Trung Quốc, để họ có thể sản xuất một động cơ tương tự mà không phải bỏ tiền và thời gian nghiên cứu.

My truy to 10 diep vien TQ an cap bi mat cong nghe hang khong hinh anh 2

Ngành hàng không là một trong những trọng tâm phát triển trong kế hoạch “Made in China 2025” của chính phủ Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng ngành này đang tụt lại khá xa so với các đối thủ Mỹ và châu Âu. Ảnh: AP
Cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra chỉ hơn 2 tuần sau khi bộ này thông báo một vụ dẫn độ “chưa từng có tiền lệ” diễn ra ở Bỉ với một nhân viên tình báo của Bộ An ninh tại tỉnh Giang Tô. Người này được cho là đã có ý định đánh cắp bí mật thương mại của General Electric Aviation và một số công ty hàng không khác của Mỹ.
Xu Yanjun được đặc vụ Mỹ dụ đến Bỉ và bị bắt tại đây vào ngày 1/4 trước khi bị dẫn độ tới Mỹ với sự giúp đỡ của nhà chức trách Bỉ. Người này bị buộc tội tìm cách “đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm của một công ty Mỹ đứng đầu trong lĩnh vực hàng không”, theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ vào ngày 10/10.
Trung Quốc từ lâu đã coi hàng không là ngành quan trọng trong kế hoạch mang tên “Made in China 2025” để biến nước này thành quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng các chuyên gia cho rằng công nghệ hàng không của nước này đang tụt hậu, đi sau 20-30 năm so với các quốc gia khác.

Nguồn tham khảo https://news.zing.vn/my-truy-to-10-diep-vien-tq-an-cap-bi-mat-cong-nghe-hang-khong-post888609.html

Mỹ truy tố 10 người Trung Quốc âm mưu đánh cắp công nghệ hàng không

Các nghi phạm bị cáo buộc xâm nhập máy tính những công ty Mỹ và Pháp để đánh cắp công nghệ động cơ dùng cho máy bay thương mại.
Mỹ đã truy tố 10 người Trung Quốc, bao gồm hai quan chức tình báo, 6 tin tặc và hai nhân viên làm việc cho một công ty Pháp, với cáo buộc lên kế hoạch trong vòng 5 năm nhằm đánh cắp công nghệ từ các công ty hàng không vũ trụ của Mỹ và Pháp bằng cách xâm nhập vào máy tính, AFP hôm nay đưa tin.
Bản cáo trạng được đưa ra 20 ngày sau khi Bộ Tư pháp nhận được quyền dẫn độ Xu Yanjun, một quan chức tình báo cấp cao của Trung Quốc, từ Bỉ về xét xử tại Mỹ. Cơ quan này cáo buộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc đã thông qua đơn vị tại tỉnh Giang Tô để lập kế hoạch đánh cắp công nghệ của động cơ turbin phản lực cánh quạt, được sử dụng cho các máy bay thương mại Mỹ và châu Âu.
“Tại thời điểm các máy tính bị xâm nhập, một công ty hàng không vũ trụ quốc gia Trung Quốc đang phát triển loại động cơ tương tự để phục vụ máy bay thương mại sản xuất tại Trung Quốc và những nơi khác”, Bộ Tư pháp Mỹ cho biết.
Loại động cơ này được phát triển thông qua sự hợp tác giữa một nhà sản xuất hàng không vũ trụ Pháp với một văn phòng ở thành phố Tô Châu, tỉnh Giang Tô, và một công ty Mỹ. Các công ty không được nêu tên, nhưng bản cáo trạng trước đó đã chỉ ra công ty Mỹ là GE Aviation, một trong những nhà sản xuất động cơ máy bay hàng đầu thế giới.
Động thái trừng phạt công khai đầu tiên của Washington diễn ra hồi tháng 9, khi nước này truy tố một kỹ sư người Mỹ gốc Trung Quốc vì đánh cắp tài liệu theo chỉ đạo của một quan chức hàng đầu tại Cục An ninh Quốc gia Giang Tô.
Việc Mỹ truy tố 10 người Trung Quốc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang giữa Washington và Bắc Kinh xung quanh vấn đề địa chính trị, thương mại và gián điệp.
Bộ Tư pháp Mỹ nhấn mạnh đây mới chỉ là bước khởi đầu. “Cùng với các đối tác liên bang, chúng tôi sẽ nỗ lực gấp đôi nhằm bảo vệ tài sản trí tuệ và đầu tư của Mỹ”, trợ lý bộ trưởng tư pháp John Demers tuyên bố. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng đang phối hợp với Pháp để làm rõ sự việc.
Động cơ máy bay được chế tạo tại nhà máy General Electric ở Mỹ. Ảnh: Reuters.
Ánh Ngọc

Không có nhận xét nào: