Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Hết thâu tóm bờ biển, Quyết F.L.C thay Trung Cộng làm chủ bầu trời?

 



Vừa qua trước báo giới, Tỷ phú giấy T.V.Quyết của F.L.C thông báo sẽ mua 20 máy bay Boeing dòng 787-9 Dreamliner với tổng trị giá hợp đồng khoảng 5,6 tỷ USD. Thậm chí ông còn lớn tiếng khẳng định Bamboo Airlines đã chuẩn bị xong về hạ tầng và nhân sự để có thể cất cánh trong tháng 10 tới, “Tôi có thể khẳng định 99% là B.a.m.b.o.o Airways sẽ cất cánh trong năm 2018 này”. Vì đâu một đại gia nợ nhà thầu như chúa chổm, chây ì trả tiền đền bù cho dân khắp các tỉnh thành lại mạnh miệng như vậy? Ông Quyết có số tiền lớn “từ trên trời rơi xuống”, tiền bạc đối với ông chẳng thành vấn đề? Hay đằng sau T.V.Quyết là một thế lực cực mạnh chống lưng, rót vốn? Nói thẳng ra phải chăng đó chính là kẻ thù phương Bắc ngàn đời của Việt Nam – Trung Quốc?
B.a.m.b.o.o Airways của ông T.V.Quyết ra đời trong bối cảnh thị trường hàng không nội địa bước vào giai đoạn bão hòa, khi trong số 5 hãng hàng không được cấp phép từ năm 2007, hiện chỉ còn Vietjet Air – một hãng bay có sử dụng vốn Trung Quốc trụ lại, còn các hãng bay tư nhân khác đều bị khai tử: Indochina Airlines phá sản, Trãi Thiên khai tử, Blue Sky không còn được nhắc tới, Air Mekong thì sau thời gian nợ nần triền miên, chịu “đòn” không thấu nên cũng phải chia tay bầu trời. Ấy vậy mà, Bamboo Airlines của đại gia T.V.Quyết với vốn điều lệ 700 tỷ đồng (khoảng 30 triệu USD) không những không có chút dè chừng, mà thậm chí còn “mạnh tay” đòi mua hẳn 24 máy bay A321NEO từ tập đoàn Airbus trị giá lên đến 5,6 tỷ USD.
Không ngoa khi nói Bamboo Airlines chính là canh bạc cuộc đời của đại gia Quyết
Chưa kể tiền đầu tư cho cơ sở hạ tầng, huấn luyện đội bay, chi phí bảo dưỡng máy bay… chỉ tính số tiền mua máy bay đã lên đến gần 9 tỷ USD – gấp 300 lần so với vốn điều lệ 700 triệu đồng mà ông Quyết nhiều lần khất nộp để hoàn thành thủ tục thành lập hãng bay mới.

Thương vụ này gây chấn động giới kinh doanh hàng không và phân tích hàng không vũ trụ thương mại thế giới, thậm chí được lên hẳn báo Mỹ Washington Post với dòng nhận định: “F.L.C mua 20 chiếc Boeing 787 cho thấy mức độ tự tin, thậm chí là kiêu ngạo, một động thái rất táo bạo, rất mạo hiểm”.
Theo đó, Henry Harteveldt, một chuyên gia phân tích hàng không vũ trụ thương mại của Atmosphere Research cho rằng: “Việc F.L.C mua 20 chiếc Boeing 787 cho thấy mức độ tự tin – thậm chí là kiêu ngạo – và nguồn tài chính rất dồi dào. Điều đó cho thất sự sẵn sàng bỏ qua kế hoạch tài chính cơ bản đối với một hãng hàng không, vốn thường phải mua một vài chiếc bay thử và chờ phản ứng thị trường trước khi mở rộng. Đó là một động thái rất táo bạo, rất mạo hiểm”.
Ông Richard Aboulafia, một nhà phân tích hàng không vũ trụ của Tập đoàn Teal còn cảnh báo: “Bạn có thể mất rất nhiều tiền trong kinh doanh hàng không. Bạn đang bỏ tất cả trứng vào một cái giỏ, và phơi thân với rất nhiều chi phí, nợ nần”
Rõ ràng trong thương vụ này, TIỀN và PHẢN ỨNG THỊ TRƯỜNG không phải mà mối bận tâm của T.V.Quyết. Phải chăng “đại gia giấy” nay không còn là con hổ giấy? Nếu tiền và mức độ khả thi của dự án không nằm trong mối bận tâm của một nhà kinh doanh, thì đó là gì? Để trả lời, hãy liên hệ với một diễn biến khác tưởng như không liên quan:
Chỉ trong vài tháng đầu năm 2018, hàng chục phi công hãng hàng không quốc gia Vietnam Air-linesđồng loạt xin nghỉ việc với lý do vô cùng chính đáng: do thường xuyên làm việc dưới áp lực song không được trả lương cao (?!!!)
Xin phép được đặt một vấn đề mà người ta không hề nhắc đến: nếu rời bỏ Vietnam Air-linesthì các phi công, vốn chỉ được đào tạo chuyên nghề bay, sẽ làm gì và ở đâu? Nước ta hiện chỉ có vài hãng hàng không hoạt động, vậy thì chắc chắn điểm đến của phần lớn các phi công sẽ là đối thủ cạnh tranh của Vietnam Air-lines.
Bất kỳ ai để ý cũng thấy, hãng hàng không Vietjet Air lâu nay vẫn cạnh tranh trực tiếp với Vietnam Air-lines, nhưng hãng bay này gần đây không đột xuất tăng nhiều chuyến bay hay bổ sung tàu bay vào vận hành nên khả năng tăng đột biến nhu cầu tuyển dụng phi công khó khả thi. Vậy thì điểm đến có phải là B.a.m.b.o.o Airways của T.V.Quyết chuẩn bị đi vào hoạt động?
VIETNAM AIRLINES từng là hãng hàng không độc quyền nhà nước, một thời chiếm lĩnh không phận Việt Nam, giờ đang đứng trước nhưng LÀN SÓNG TẤN CÔNG, CẠNH TRANH CÂN NÃO CỦA AI ĐÓ đứng sau giật dây khiến cho nhiều phi công kỳ cựu của hãng đồng loạt xin nghỉ việc.
Hết thâu tóm bờ biển, nay T.V.Quyết muốn làm chủ bầu trời?
Một điểm đáng lưu ý là, cả hai hãng hàng không Vietjet Air đều có yếu tố Trung Quốc đứng sau, và đều vay tiền Trung Quốc để kinh doanh hàng không. Liệu đằng sau những thương vụ cho vay hàng trăm tỷ đồng này có kèm theo một yêu cầu “nhỏ” nào đó? Vì đâu T.V.Quyết ngông cuồng tự tin và mạnh tay chi cho hãng máy bay mới thành lập bất chấp kết quả kinh doanh ra sao như thế? Nói thẳng, một tay luật sư rẽ ngang kinh doanh chưa được chục năm, vì đâu lại có nguồn vốn mạnh, thâu tóm bãi biển Việt Nam trải dài từ Bắc vào Nam như thế? Đến ngay cả đảo Lý Sơn, một nơi hiểm yếu về an ninh quốc phòng cũng không thoát khỏi bàn tay dẫm đạp của ông Quyết, vậy thì mục đích kinh doanh của ông là gì? Đến đây không cần nói ra nhiều người cũng hiểu ai đứng sau những cuộc tranh dành không chỉ hành khách mà cả những phi công lái máy bay? Và trong cuộc đua này, liệu Vietnam Air-linessẽ trụ được bao lâu trước những đòn hiểm độc của ông bạn vàng phương Bắc?
Trước một cuộc tấn công quy mô về tài lực, liệu an ninh hàng không Việt Nam có chao đảo, mất quyền kiểm soát khi mà cả hai hãng hàng không thống trị bầu trời sắp tới (nếu Bamboo Airlines cất cánh kịp nhờ sự chống lưng vốn của Trung Cộng) đều có yếu tố Trung Quốc đứng sau? Liệu có phải mục đích của Trung Quốc khi rót tiền cho T.V.Quyết lập bằng được hãng hàng không Bamboo Airlines chính là đây? Phải chăng bên cạnh khống chế hàng loạt bờ biển Việt Nam dưới chiêu bài “mua lại” các dự án ven biển của đại gia T.V.Quyết, trong thời gian không xa Trung Quốc còn khống chế cả bầu trời Việt Nam?
Nguồn: Blog VNCN

Không có nhận xét nào: