Tăng trưởng và chi tiêu trong nước chậm lại, trong khi nợ công tăng cao đang gây áp lực giảm lớn lên nền kinh tế Trung Quốc.
Trong cuộc chiến thương mại với những khó khăn mà Hòa Kỳ áp đặt lên Bắc Kinh, sự chú ý đang chuyển sang vấn đề vay nợ quá mức trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Trong khi chính quyền ĐCSTQ đang tìm mọi cách để kéo nền kinh tế ra khỏi đà sụt giảm, thì kích thước của khối nợ công Trung Quốc cũng ngày một phình to. Nikkei Asian Review dẫn một nguồn tin cho biết các khoản nợ ngầm của chính quyền địa phương đã tăng lên mức 40.000 tỷ NDT (gần 6.000 tỷ USD), gây áp lực lớn lên nền kinh tế Đại Lục.
Nếu tính cả nợ của chính quyền trung ương – gần 13.500 tỷ NDT vào cuối năm 2017, thì tổng nợ công của Trung Quốc đã vượt quá 70.000 tỷ NDT (hơn 10.000 tỷ USD), chiếm hơn 80% GDP của năm 2017.
Trong khi đó, nền kinh tế Đại Lục tiếp tục chậm lại, với tăng trưởng GDP thực tế trong quý 3 ở mức 6,5% – vẫn nằm trong phạm vi được nhắm mục tiêu nhưng thấp hơn kỳ vọng của thị trường.
Theo thống kê từ Bloomberg, tính đến ngày 6/11, Trung Quốc đã trở thành nơi sở hữu nhiều nợ công hơn bất kỳ thị trường mới nổi nào khác, với việc nắm giữ hơn hơn 15 loại trái phiếu bằng đồng đô la khác nhau, trong đó có khoảng 660 ‘dollar notes’ có mệnh giá nhỏ nhất là 500 triệu đô.
Sự thay đổi mạnh mẽ của khối lượng trái phiếu Trung Quốc đã đẩy chi phí vốn vay tại quốc gia này lên cao nhất trong vòng hai năm qua. Tác động từ cuộc thương chiến lên quốc gia châu Á này trở nên rõ rệt hơn với sự tăng lên của lãi suất tại Mỹ và lợi suất Kho bạc, đặt nền kinh tế Bắc Kinh vào tình trạng báo động.
Gloria Lu, chuyên gia của S&P trong một báo cáo hôm 16/10 lưu ý rằng tiến trình giải quyết vấn đề nợ công của Trung Quốc “đã bị hạn chế cho đến nay”, và rằng “khối nợ công là một tảng băng chìm với rủi ro tín dụng rất lớn.”
- Website thời tiết chú thích Hoàng Sa (Việt Nam) thành Tam Sa (Trung Quốc)
- Bên cạnh đó, sự suy giảm trong tiêu dùng nội địa cũng phản ánh thu nhập người dân ít hơn, giảm gần 1 điểm phần trăm xuống còn 6,6% trong 9 tháng đầu năm 2018. Nỗi lo sợ giá cả tăng cao đang phổ biến trong người tiêu dùng Đại Lục, đặc biệt là giá thịt lợn – vốn được gắn liền với chi phí thức ăn đậu tương – dự kiến sẽ tăng vọt vào cuối năm nay do căng thẳng thương mại. Nếu dịch cúm heo của châu Phi không được kiểm soát, giá thịt lợn dự kiến có thể còn tăng cao hơn nữa.
Trước bối cảnh đó, chính quyền Bắc Kinh đã thực thi chính sách nới lỏng tiền tệ và tài khóa hết cỡ. Trong tháng 9, quốc gia này đã bơm ròng tới hơn 2.200 tỷ NDT ra thị trường, mức cao nhất kể từ đầu năm 2018 – theo Nikkei Asian Review.
Mặc dù các chuyên gia đánh giá Trung Quốc vẫn có khả năng để cứu vãn nền kinh tế thoát khỏi tình trạng khủng hoảng. Nhưng khối nợ công lớn chắc chắn đi kèm với các yêu cầu tài trợ lớn cho lãi suất và tái cấp vốn trong tương lai – điều có thể duy trì tình trạng nợ công cao trong dài hạn và kéo nền kinh tế Đại Lục đi xuống.
Chân Hồ
Trung Quốc vỡ mộng quyền lực Trump bị suy yếu sau bầu cử
- Xuân Thành
- •
- Thứ Sáu, 09/11/2018 • 3.0k Lượt Xem
Kết quả bầu cử Mỹ 2018 đã không thuận theo mục tiêu địa chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Chế độ này đã nỗ lực triển khai tuyên truyền tại Mỹ trước bầu cử nhằm gây ảnh hưởng lên các khu vực quan trọng trên khắp nước Mỹ, nhưng rốt cuộc họ đã không thành công.
Ông Trump và ông Tập sẽ gặp lại nhau vào cuối tháng Mười Một này ở Argentina, bên lề Hội nghị G-20.
Cho đến ngày 8/11 (giờ Mỹ), Đảng Cộng hòa của Tổng thống Donald Trump đã kiểm soát 51 ghế tại Thượng viện so với 44 ghế của Đảng Dân chủ, trong khi Đảng Dân chủ đã giành lại đa số Hạ viện với 225 ghế so với 197 ghế của Đảng Cộng hòa. Tại các cuộc bầu cử thống đốc bang, Đảng Cộng hòa đã thắng 25 ghế và Đảng Dân chủ chiếm 22 ghế, vẫn còn ba bang chưa thông báo kết quả kiểm phiếu cuối cùng.
Vào sáng sớm ngày 7/11 (giờ Mỹ), ngày thứ hai sau cuộc bầu cử, ông Trump đăng tweet: “Tối qua, đã nhận được nhiều lời chúc mừng từ nhiều bên về Chiến thắng Lớn của chúng ta, trong đó có các quốc gia nước ngoài (những người bạn) đang đợi tôi và hy vọng về các Thỏa thuận Thương mại. Bây giờ tất cả chúng ta có thể quay lại làm việc và hoàn thành mọi thứ!”
Nhiều Đảng viên Cộng hòa đã giữ hoặc giành lại được vị trí của họ là những người ủng hộ các chính sách hà khắc với Trung Quốc của Tổng thống Trump. Mục tiêu của chính phủ Trump nhằm đảm bảo Trung Quốc phải nhượng bộ về quan hệ thương mại đang dần dần giành được sự ủng hộ của lưỡng đảng, trong đó có các nhà lãnh đạo Đảng Dân chủ ủng hộ việc tăng thuế của Washington lên thép và nhôm của Trung Quốc, bất chấp họ phản đối tổng thống trong các vấn đề khác.
Ông Sherrod Brown, Thượng nghị sĩ Dân chủ đương nhiệm của Ohio, người đang dẫn ứng viên Cộng hòa Jim Renacci, đã nói rằng ông “ủng hộ thuế thép ngay từ đầu, vì sự lừa gạt của Trung Quốc đã gây quá nhiều tổn thất về việc làm của công nhân sản xuất thép tại Ohio”.
Ohio là một bang công nghiệp và ngành sản xuất có đóng góp tỷ trọng chủ yếu trong nền kinh tế địa phương này.
Tại bang Iowa, nơi tờ China Daily của ĐCSTQ đã chạy 4 trang quảng cáo trên tờ báo lớn nhất bang Des Moines Register lên án các chính sách thương mại của ông Trump là gây hại cho người nông dân vùng này, Thống đốc Cộng hòa Kim Reynolds đang dẫn trước ứng viên Dân chủ Fred Hubbell. Đảng Cộng hòa cũng đang giữ đa số tại cả Hạ viện và Thượng viện của bang Iowa.
Trước bầu cử một ngày, tạp chí Forbes đã đăng bài bình luận của phóng viên Kenneth Rapoza với tiêu đề: “Chính phủ Trung Quốc thân mến, Đảng Dân chủ sẽ không cứu được quý vị”. Trong bài báo này, phóng viên Rapoza đã nói rằng cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đều ủng hộ thuế quan công bằng áp lên hàng hóa Trung Quốc.
Ông Rapoza dẫn lời bà Nancy Pelosi, lãnh đạo thiểu số Hạ viện và khả năng sẽ trở thành Chủ tịch Hạ viện, trong một thông cáo báo chí gần đây đã nói rằng: “Báo cáo điều tra của Đại diện Thương mại Mỹ về việc Trung Quốc đánh cắp sở hữu trí tuệ là bước đi tốt đầu tiên, nhưng xa hơn nữa là cần phải đối đầu với đầy đủ hành vi xấu của Trung Quốc. Các hàng rào pháp lý của Bắc Kinh, các yêu cầu địa phương hóa, lạm dụng lao động, chính sách ‘Made in China’ chống cạnh tranh và nhiều thực thi thương mại bất công khác đòi hỏi đáp trả đầy đủ và toàn diện. Thuế quan thông báo hôm nay nên được sử dụng làm đòn bẩy để đàm phán thương mại công bằng và cởi mở hơn cho hàng hóa của Mỹ tại Trung Quốc”.
Ông Larry Kudlow, cố vấn kinh tế Nhà Trắng hồi tháng Bảy đã nói rằng: “Ông Tập dường như nghĩ nếu ông ta đợi tới sau bầu cử tháng Mười Một, ông Trump sẽ bị suy yếu đi và do đó sẽ sáng cửa đàm phán. Đó là một màn đặt cược rất tồi”.
Hoàn cầu Thời báo, tờ báo của nhà nước Trung Quốc, ngay sau khi có kết quả bầu cử Mỹ cũng đã đăng bài bình luận nhận định rằng Đảng Dân chủ và Đảng Cộng hòa đều đồng thuận khi nói đến quan điểm đối lập của Washington đối với Bắc Kinh.
“Điều chịu ảnh hưởng ít nhất từ kết quả bầu cử giữa nhiệm kỳ là mối quan hệ Trung – Mỹ, bởi ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc là một trong những chủ đề mà cả đảng Dân chủ và Cộng hòa đều có thể đồng thuận. Việc mất quyền kiểm soát Hạ viện sẽ gần như không có bất kỳ ảnh hưởng trực tiếp nào đến chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump”, bài báo viết.
Dự kiến, Tổng thống Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ có cuộc hội đàm bên lề Hội nghị thượng đỉnh G-20 tại Buenos Aires, Argentina, vào cuối tháng 11 để thảo luận về thương mại và mối quan hệ Washington – Bắc Kinh. Với kết quả bầu cử Mỹ, cùng áp lực kinh tế nội địa, Bắc Kinh có thể sẽ buộc phải nhượng bộ Washington để tiến tới ký thỏa thuận thương mại song phương.
Theo tờ Epoch Times, ông Allan von Mehren, chuyên gia phân tích của Danske Bank nói rằng ông tin có đến 60% cơ hội cuộc họp Trump-Tập sẽ đạt được kết quả tích cực, trong đó hai nhà lãnh đạo khả năng sẽ thống nhất được “một khung rõ ràng cho đàm phàn với một danh sách các yêu cầu và một kế hoạch để làm việc lần lượt trên từng vấn đề”.
Ông Von Mehren dự đoán rằng Mỹ – Trung sẽ ký thỏa thuận thương mại song phương vào năm 2019.
Xuân Thành
Xem thêm:
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét