Thứ Năm, 1 tháng 11, 2018

TÁC HẠI CỦA QUI ĐỊNH SINH VIÊN BÁN DÂM CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO; Đại biểu Quốc hội: Giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được, dân phải dùng bằng niềm tin

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người
1. Dưới góc độ luật pháp: 
- Luật nghiêm cấm hành vi mua bán dâm. Vậy cơ sở nào để Bộ cho phép sv bán dâm 3 lần?
- Con người tồn tại với nhiều tư cách khác nhau thuỳ theo môi trường hoạt động và mối quan hệ- giao tiếp. Nhà trường chỉ quản lý sinh viên, chính quyền quản lý công dân. Mại dâm là chuyện ngoài xã hội, nếu vi phạm đã có luật pháp xử lý. Nhà trường làm sao biết mấy lần và xử lý như thế nào, trước khi các ông buộc thôi học thì công an đã đưa vào trại phục hồi nhân phẩm hoặc bỏ tù rồi.

2. Dưới góc độ tâm lý của sinh viên.

- Sinh viên nữ ngành Sư phạm sẽ cảm thấy bị xúc phạm nghiêm trọng, vì xã hội luôn nhìn họ với đôi mắt đối với người luôn tiềm ẩn việc bán dâm.
- Sinh viên nam luôn nhìn sinh viên nữ với đôi mắt e dè. Tình yêu trong sáng tuổi học trò sẽ bị vẩn đục.
- Những sinh viên khó khăn lâu nay chỉ nghĩ cách đi làm thêm quán xá, dạy thêm; thì hôm nay, Bộ GD đã gợi ý cho các em công việc bán dâm, được 3 lần. Đích thị đây là động thái “vẽ đường cho hươu chạy”.

3. Về tác động xã hội:
- Xã hội càng coi thường nhà giáo, vì công văn này vô tình chỉ ra rằng, trường sư phạm đầy rẫy tệ nạn. Cô giáo tương lai bị đánh đồng với kỹ nữ.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo tụt dốc lâu nay, thì hôm nay sẽ xuống đáy bởi công văn này.
- Khi cô giáo ra trường đi dạy, học sinh sẽ xì xầm rằng, cô này có thể đã bán dâm 3 lần rồi.

KẾT LUẬN:

Các ông làm ở Bộ GD-ĐT mà nhìn trường sư phạm bằng cái nhìn vào chốn lầu xanh. Các ông nhìn sinh viên nữ mà không nhìn vầng trán, ánh mắt mà chỉ nhìn vào ngực, vào mông nên các ông chỉ nghĩ đến chuyện đĩ điếm. 
Thảm thương thay cho các ông! 
Phá nát nền giáo dục này, không ai hơn các ông.
Cái tâm của các ông là tâm diều quạ, cái tầm của các ông là tầm giun dế, cái tài của các ông là tài của loài chuột cống, chuột chù.
Với những tác hại khủng khiếp của cái qui định mà ông bà soạn ra (dù chưa được áp dụng nhưng nó đã lên mặt báo mất rồi), thiết nghĩ, để trả lại sự trong sạch cho Bộ, các ông bà nên rút khỏi cơ quan quản lý giáo dục quốc gia ngay đi.
Với Bộ trưởng Nhạ thì chúng tôi bất lực tính từ đối với ông từ lâu rồi.


Đại biểu Quốc hội: Giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được, dân phải dùng bằng niềm tin


(VTC News) - Đại biểu Quốc hội bày tỏ với những vụ việc tiêu cực vừa qua, giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được và người dân phải "tiêu dùng bằng niềm tin".
Tuy nhiên, trong phần trả lời, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ không nhắc đến trách nhiệm của mình về vấn đề đó mà khẳng định đó là lỗi của "các cá nhân phụ trách việc này năng lực hạn chế, ý thức trách nhiệm kém, dẫn đến phản ứng của xã hội". 
Sáng 31/10, bên hành lang Quốc hội, vị đại biểu Phú Yên tỏ ra thất vọng về phần trả lời của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ.
Dai bieu Quoc hoi: Giao duc giong nhu thuc pham ban khong kiem soat duoc, dan phai dung bang niem tin hinh anh 1
 Đại biểu Phạm Minh Hiền.
"Nếu Bộ trưởng không nhìn trực diện vào những cái hạn chế thì sẽ không có giải pháp hữu hiệu. Dù biết rằng, giáo dục là lĩnh vực vô cùng khó, còn sai sót, không thể quy hết trách nhiệm cho Bộ trưởng trong nhiệm kỳ này vì có những hạn chế kéo dài từ nhiều năm, nhiều khoá.
Vấn đề là thái độ, quan điểm của người đứng đầu trong bộ máy quản lý giáo dục phải nhận thấy rõ trách nhiệm của mình.
Trong giáo dục, người ta vẫn chấp nhận một con người có thể vấp ngã, anh đứng dậy, anh trưởng thành. Nhưng trong quản lý giáo dục, nếu anh có quá nhiều vấp ngã, mỗi lần vấp ngã như vậy anh lại xin lỗi, sửa sai, thì đối tượng bị đau, tổn thương, không phải là cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục mà chính là thế hệ học trò đang thụ hưởng nền giáo dục nước nhà.
Mà đó là thế hệ tương lai của đất nước. Đây là sự nguy hại mà chúng ta phải dự báo được. Quan điểm của người đứng đầu phải thay đổi, thì mới mong bộ máy giáo dục Việt Nam thay đổi", đại biểu Phạm Thị Minh Hiền nói.
Nhiều ý kiến cũng băn khoăn liệu Bộ trưởng cứ đổ tội cho cấp dưới thì quy định ban đầu về chất vấn có đạt hiệu quả hay không. Bình luận vấn đề này, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền khẳng định: "Vấn đề là ý thức và nhận thức của người nằm trong diện đó. Chúng ta rất cần những nhận thức chuẩn mực. Mà giáo dục rất cần sự chuẩn mực. Trong quá trình vừa qua, dư luận xã hội, báo chí, cảm xúc của học sinh, phụ huynh đã phản ánh được vị trí hiện tại của Bộ trưởng GD-ĐT".
Nữ đại biểu Phú Yên đánh giá: "Giáo dục hiện nay, chính người dân phải tìm ra niềm tin cho mình là chính. Với những vụ việc tiêu cực vừa qua, giáo dục giống như thực phẩm bẩn không kiểm soát được. Người dân phải "tiêu dùng" bằng niềm tin".
"Rất mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào vấn đề đó để thấy nỗi lo lắng của bao thế hệ học trò là có thật, là sự thật. Bây giờ, niềm tin của học sinh, phụ huynh không phải là cái gì lớn lao, là đề án này, đề án nọ mà là học sinh ngồi trên ghế nhà trường, hưởng nền giáo dục nhân văn. Trách nhiệm của Bộ trưởng rất lớn", đại biểu Hiền bày tỏ.
Trước đó, tranh luận với Bộ trưởng Nhạ tại Quốc hội sáng 31/10, đại biểu Phạm Thị Minh Hiền bày tỏ quan điểm: "Tôi có hỏi một câu về vai trò của người đứng đầu trong việc nhận trách nhiệm khi đưa ra dự thảo thông tư kia nhưng tôi không thấy Bộ trưởng nhận trách nhiệm mà lại chuyển cho người khác.
Chỉ khi nào Bộ trưởng nhận ra năng lực quản trị của bộ máy giúp việc, của bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục có vấn đề, hạn chế thì mới có giải pháp lấy lại sự tôn nghiêm của quản lý giáo dục.
Tôi rất mong Bộ trưởng nhìn thẳng vào sự thật này, không tránh né, không tác động để có giải pháp tích cực hơn cho giáo dục sắp tới".
Video: Đại biểu Phạm Thị Minh Hiền chất vấn Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ
DUY THÀNH

Không có nhận xét nào: