Thứ Tư, 7 tháng 11, 2018

TRIỂN LÃM CHÂN DUNG GÒ ĐỒNG VĂN NGHỆ SĨ VN ĐƯƠNG ĐẠI CỦA NHÀ THƠ PHẠM XUÂN TRƯỜNG…

Phạm Viết Đào.



Chiều 3/11/2018 tại Trung tâm triển lãm Mỹ thuật thành phố Hải Phòng, Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng đã tổ chức trưng bày, triển lãm sưu tập chân dung văn nghệ sĩ Việt Nam đương đại. Những bức chân dung bán thân này được Phạm Xuân Trường gò trên chất liệu đồng.

Đây là bộ sưu tập được Phạm Xuân Trường đã dành công sức, tài năng, tâm huyết miệt mài trong 3 năm chạm. Phạm Xuân Trường đã gò chân dung 90 văn nghệ sĩ Việt Nam đương đại theo sự chọn lựa, cảm tác của anh, một nhà điêu khắc có thể coi là “nghiệp dư”, chưa qua trường lớp…
Phạm Xuân Trường là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, anh được người đọc biết đến như một “ tay chơi lục bát” có hạng của đất thơ Hải Phòng; Sau mấy chục năm cày xới trên cánh đồng thơ, Phạm Xuân Trường đột ngột rẽ chuyển sang nghệ thuật điêu khắc…
Với khối lượng 90 bức tranh gò trên chất liệu đồng, là một khối lượng tác phẩm được hoàn thành kỷ lục về thời gian mà ngay đối với một nhà điêu khắc chuyên nghiệp cũng không dễ có được. Đó là đánh giá của Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật Hải Phòng đã phát biểu trong lời khai mạc, giới thiệu triển lãm tranh Phạm Xuân Trường.
Cái khó của nghệ thuật chạm khắc chân dung, hơn nữa đối với chất liệu đồng thì đòi hỏi trước tiên với Phạm Xuân Trường: phải chạm khắc cho được những nét đặc trưng về hình thể của nhân vật mà anh cảm tác để người xem nhận ra. Nhưng cái khó và đòi hỏi cao hơn: bức chân dung chạm khắc phải hiện lên cho được hồn cốt, phong thái của nhân vật chạm khắc, những văn nghệ sĩ đã được công chúng quen thuộc, mến mộ, nằm lòng…
Phương pháp chạm khắc chân dung của Phạm Xuân Trường trước tiên anh dựa vào những ảnh chân dung về những nhân vật mà anh đã có, đã được công bố rộng rài hoặc do các nhân vật tự cung cấp. Sau những bức ảnh chân dung không phải nhân vật nào cũng lộ nét những cái để nhà điêu khắc bấu víu vào khắc lên tác phẩm.
Như vậy ngoài bàn tay tài hoa, điều khiển được đường chạm khắc sinh động và sống động, tuân theo trí tưởng tượng và ý đồ, đòi hỏi nhà điêu khắc còn phải có tầm hiểu biết, có khả năng giao cảm, truyền thấu được với hồn cốt và thần thái của nhân vật được chuyển hóa, biểu đạt bằng ngôn ngữ điêu khắc trên chất liệu đồng…




90 bức trang, trong đó 83 tác phẩm được đem trưng bày, 7 tác phẩm đã không được đưa ra có thể do những tác phẩm này chưa được ưng ý, hay do cách nhìn nhận, đánh giá của Phạm Xuân Trường đối với nhân vật điêu khắc của anh đang vướng vấn đề gì đấy của cơ quan chức năng nào đấy, ví như chân dung Nguyên Ngọc, Trần Mạnh Hảo, Bùi Minh Quốc, Vũ Thư Hiên…mặc dù đã chạm xong nhưng phải tạm gác laị, chờ cơ hội khác…
Tất nhiên với thời gian 3 năm không thể đòi hỏi bức chạm khắc nào cũng thành công. Có thể nói số lượng các bức chân dưng chạm khắc nên được thần thái của các văn nghệ sĩ đã được đông đảo công chúng biết đến quả là điều không dễ và Phạm Xuân Trường đã thàng công…
Chúc mững những tìm tòi, sáng tạo công phu, tâm huyết của nhà điêu khắc-nhà thơ Phạm Xuân Trường.
Xin giới thiệu một số bức chạm khắc chân dung một số văn nghệ sĩ mà theo người viết này Phạm Xuân Trường đã thành công…

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: