Nữ Tổng biên tập Hồ Hân, của tờ Nhân dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã tử vong sau khi rơi xuống từ tầng 19 của tòa báo, theo Taiwan News.
Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc, bà Hồ qua đời hôm 6/11 ở tuổi 66. Ban đầu thông tin về cái chết của bà đăng trên nền tảng Weibo đã bị gỡ xuống, thông tin này chỉ được chia sẻ sau khi truyền thông nhà nước chính thức xác nhận.

Một số nhân viên của tờ Nhân dân giấu tên nói với Taiwan News rằng nhiều người trong tòa báo thấy bà Hồ có tâm trạng không tốt trong những tuần trước khi bà qua đời, họ gặp bà đang thảo luận về chứng mất ngủ trong một phòng khám.
Những nhân viên của tờ báo lớn hàng đầu của chính quyền Trung Quốc cho hay, sau khi bà Hồ rơi từ tầng 19 của tòa báo, các phương tiện cấp cứu đã lập tức tới hiện trường nhưng bà được cho là đã tử vong trước khi tới bệnh viện.
Bà Hồ Hân sinh năm 1952, tốt nghiệp khoa Triết học của Đại học Bắc Kinh và có bằng thạc sỹ, bà bắt đầu làm việc cho tờ Nhân dân vào năm 1990. Bà Hồ từng nhận được nhiều giải thưởng từ chính quyền Trung Quốc và nhiều bài báo của bà được tờ New York Times cho đăng lại.
Mặc dù nguyên nhân cái chết của bà Hồ chưa được tiết lộ, nhưng cư dân mạng tin rằng bà đã tự tử, giống với trường hợp của ông Trịnh Hiểu Tùng, người đứng đầu văn phòng liên lạc của Trung Quốc tại Macau, được cho là đã nhảy lầu tự vẫn vì trầm cảm tại tòa nhà nơi ông cư trú hồi tháng trước.
Vào năm 2012, một nhà báo làm chủ bút phụ trương Đại địa của tờ Nhân dân có tên là Từ Hoài Khiêm cũng được cho là đã tự tử bằng cách nhảy từ lầu cao của tòa báo.
Theo BBC, trong một cuộc phỏng vấn trước khi qua đời, ông Từ nói: “Tôi đau đớn vì dám nghĩ nhưng lại không dám nói ra. Nếu dám nói thì lại không dám viết và nếu tôi dám viết thì chẳng nơi nào chịu đăng bài tôi cả”.
“Tôi ngưỡng mộ những cây bút tự do, nhưng tôi không thể rời hệ thống vì nếu làm như vậy thì gia đình tôi sẽ chịu hậu quả”, ông Từ nói.
Trong bài báo mang tựa đề “Hãy để cái chết chứng thực”, ông viết: “Chết là một từ nặng nề, nhưng ở Trung Quốc, trong nhiều trường hợp, không chết thì xã hội không tỉnh dậy mà để ý và chẳng giải quyết được vấn đề gì”.
Trí Dũng

Theo thông tin từ các kênh truyền thông của Trung Quốc Đại lục, bà Hồ Hân – Tổng biên tập Tạp chí “Chiến tuyến tin tức” thuộc cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Nhân dân Nhật báo, đã nhảy lầu tự tử chiều 6/11, thọ 66 tuổi.  
Hồ Hân – Tổng biên tập Tập chí “Chiến tuyên tin tức” thuộc Nhân dân Nhật báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc – đã nhảy lầu tự tự hôm 6/11/2018, nguyên nhân ban đầu được cho là do mắc chứng trầm cảm (Ảnh từ internet)
Theo đó, khoảng 1 giờ chiều ngày 6/11, nguyên Tổng biên tập Tạp chí “Chiến tuyến tin tức” thuộc Nhân dân Nhật báo Trung Quốc là bà Hồ Hân đã nhảy từ tầng 19 của tòa nhà thuộc trụ sở của tòa soạn.
Theo thông tin ban đầu, trước đó bà Hồ Hân bị mắc chứng trầm cảm. Đồng nghiệp của Hồ Hân tại Nhân dân Nhật báo để lại lời bình luận nói: “Mấy hôm trước vô tình gặp Hồ trong nhà vệ sinh tại tòa soạn, nhìn thấy sắc mặt bà tiều tụy, tôi hỏi bà bị sao, bà nói bị mất ngủ, không ngủ được trong thời gian dài. Không ngờ bà ấy lại nghĩ không thông.”
Theo các thông tin công khai cho thấy, bà Hồ Hân tốt nghiệp khoa Triết học tại Đại học Bắc Kinh, năm 1990 làm việc tại Phòng Công tác lý luận của Nhân dân Nhật báo, từng giữ chức Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Nhân dân. Cuối năm 2018, được điều chuyển công tác làm Tổng biên tập Tạp chí “Chiến tuyến tin tức” của Nhân dân Nhật báo.
Hồ Hân là thành viên của ê-kíp tác giả “Nhậm Lý Hiên” và Nhậm Trọng Bình, từng tham gia vào nghiên cứu và viết nhiều bài viết mang tính định của của ĐCSTQ.
Chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn luôn ngầm kiểm soát dư luận, là cơ quan ngôn luận của chính quyền Trung Quốc, khi Trung Quốc xảy ra sự kiện to lớn hoặc vấn đề lớn nào đó, Nhân dân Nhật báo sẽ nhanh chóng đăng các bài viết của “bình luận viên của báo” hoặc lấy tên bút danh khác nhằm diễn giải và bình luận, mục đích là để dẫn hướng dư luận. “Nhậm Lý Hiên” và Nhậm Trọng Bình” là bút danh mà Nhân dân Nhật báo đưa ra để dẫn hướng dư luận toàn quốc. Trong đó, “Nhậm Lý Hiên” được cho là tên đồng âm của Bài viết tuyên truyền lý luận của Nhân dân Nhật báo ( ‘Nhân’ dân Nhật báo ‘Lý’ luận bộ ‘Tuyên’ truyền văn chương), “Nhậm Trọng Bình” là tên viết tắt của “Các bài bình luận quan trọng của Nhân dân Nhật báo” (‘Nhân’ dân Nhật báo ‘Trọng’ yếu ‘Bình’ luận).
Nhân dân Nhật báo là tờ báo của Trung ương ĐCSTQ, cũng là một trong những cơ quan ngôn luận quan trọng của ĐCSTQ. Bài viết của tác giả ‘Trọng Thạch Tài” chỉ ra, trong nội bộ của Nhân dân Nhật báo, thông qua các văn kiện truyền đạt của để lĩnh hội ý đồ, học tập chính trị định kỳ để tiến hành tẩy não và tham gia các hoạt động tổng kết kiểm điểm của đảng bộ của cao tầng ĐCSTQ, mục đích là kiểm soát tinh thần của những người trong tòa soạn. Biên tập và phóng viên trong tòa soạn đều chiểu theo cấp bậc để gọi tên chức danh. Căn cứ vào chức vụ chức danh cấp bậc cao hay thấp để hưởng đãi ngộ về lương, điều trị y tế, nhà ở, v.v nhằm kiểm soát về vật chất đối với những người trong tòa soạn.
Ngày 22/8/2012, Nhân dân Nhật báo cũng xảy ra một sự kiện nhảy lầu tự tử đó là ông Từ Hoài Khiêm (Xu Huaiqian) là chủ biên phụ trương (phụ trang) Đại địa của tờ Nhân dân Nhật báo. Thời điểm đó, vụ việc này cũng gây phản ứng mạnh trong dư luận và các diễn đàn mạng tiếng Trung.
Trí Đạt
Xem thêm:

Có thể bạn quan tâm: