Chủ Nhật, 18 tháng 11, 2018

Vì sao cuộc cách mạng dân chủ Nga thất bại?

Bởi
 AdminTD
 -

Bình Minh
17-11-2018
Gorbachev muốn bỏ chế độ CS nhưng không biết kết thúc ra sao. Yelsin nhân cơ hội đến, phá trước tính sau. Khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga thay đổi: có bầu cử, có đa đảng, những tưởng như vậy là đã có dân chủ nhưng thực ra chỉ mới thực sự đứng trước cổng thiên đường.
Người Nga cho rằng, vì độc đảng và quốc doanh đã làm cho quốc gia lụn bại, nên họ làm ngay hai việc: Đa đảng và tư hữu hóa tài sản công. Việc tư hữu hóa bị lợi dụng, tham nhũng nên kém hiệu quả, kết quả Yelsin bị chống đối và ông ta dùng quân đội tấn công tòa nhà quốc hội, khiến cho nền dân chủ Nga mới được khai sinh đã chết non. Putin bồi tiếp, củng cố hóa chế độ độc tài. Kết cuộc nước Nga đi từ độc tài CS này bước qua độc tài tư bản khác, bỏ qua một cơ hội hiếm có.

Khi người ta bất mãn, người ta chống đối, muốn phá bỏ nó. Bỏ đi thì lấy cái gì thay thế. Có thể Yelsin là người cơ hội, chứ không phải là người của dân chủ. Mọi người thường nghĩ rằng có tự do bầu cử và có đa đảng, là có dân chủ, thực ra đó chỉ mới là công cụ, là thợ xây cho dân chủ mà thôi. Vì nhà nước dân chủ mới khai sinh nên không có sẵn, phải xây dựng mới có được. Nếu gặp thợ xây tồi thì dân chủ hỏng. Xây cái gì, cách xây ra sao, phải biết thì mới làm được, muốn biết thì phải có kiến thức sâu rộng về dân chủ. Nếu gặp phải tay ma cô thì dân chủ hỏng.
Giai đoạn sơ khai dân chủ này cực kỳ quan trọng, vì dân chủ không có sẵn nên phải đấu tranh quyết liệt để giành lấy. Nếu tổng thống không làm thì quốc hội làm, nếu quốc hội không làm thì đảng phái làm, nhân dân làm.
Thông thường bọn cơ hội có mặt ở khắp mọi nơi, khi có địa vị, họ chỉ lo vun vén cho bản thân, đặt quyền lợi cá nhân lên trên quyền lợi quốc gia, nên việc thực hiện dân chủ trở nên khó khăn, vì xung đột quyền lợi.
Nếu người lảnh đạo quốc gia đứng về phía dân chủ, thì việc xây dựng dân chủ rất thuận lợi, nếu đối lập với dân chủ thì dân chủ vô cùng bất lợi, nguy cấp, nhân dân lại phải sống mái đấu tranh, giành lấy dân chủ tiếp.
Sau khi trút bỏ được chế độ độc tài, quốc gia khoát lên mình chiếc áo dân chủ, cuộc sống người dân được nới lỏng hơn (từng bị độc tài siết chặt), người dân cảm thấy mãn nguyện (dân Nga đang có cảm giác này). Nhưng thực ra nhân dân vẫn chưa làm chủ quốc gia, vì thực quyền vẫn nằm trong tay kẻ cai trị. Ai nắm quyền lực quốc gia, người đó làm chủ quốc gia.
Hiến pháp và pháp luật minh định quyền lực của nhân dân mà không thực thi được, thì dân chủ chỉ có ở trên giấy.

Không có nhận xét nào: