Thứ Tư, 21 tháng 11, 2018

ĐẾ CHẾ LÊ THANH HẢI ĐANG SỤP ĐỔ!


Khanh Tiến

53 phút· 
Trong hình ảnh có thể có: 6 người, mọi người đang cười, trẻ em

Vì sao đảng ‘đánh’ vợ Lê Thanh Hải?
Số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa...
Học viện Cán bộ TP.HCM là cơ sở đào tạo duy nhất ở Việt Nam bị giáng một đòn choáng váng đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam - năm 2018.
Và nhân vật được xem là ‘nhà giáo Việt Nam - bà Trương Thị Hiền - đã bị cho ‘lên thớt’.
“Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM” - báo Thanh Niên giật tít như thế và còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.
Theo bài báo trên: “Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.
Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…

Thanh Niên cũng là một trong vài tờ báo đầu tiên ‘nổ súng’ theo ý chỉ của đảng vào tháng Tư năm 2017 về vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để sau đó dẫn tới kết cục bi thảm 31 năm tù giam dành cho Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng.
Còn việc đăng bài về Học viện Cán bộ TP.HCM và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.
Với trường hợp Trương Thị Hiền, cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.
Kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.
Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”. Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.
Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Đặc biệt là mối quan hệ “đặc biệt” giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Lê Thanh Hải cũng từ lâu bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc.
Vào thời gian này và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang, những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Nguyễn Phú Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với “gia tộc Nguyễn Tấn Dũng”.
Chiến thuật trên đang khá tương hợp với đồn đoán trước tết nguyên đán 2018 về “từ sau tết đến Hội nghị trung ương 7, Lê Thanh Hải sẽ bị “đánh””.
Với vụ ‘nhà giáo Việt Nam’ Trương Thị Hiền được công khai trên báo chí nhà nước, trong khi những đàn em của Lê Thanh Hải là Nguyễn Hữu Tín bị bắt, Tất Thành Cang và Nguyễn Thanh Tài có thể bị bắt, số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa, để cá nhân Lê Thanh Hải gần như chắc chắn phải được kết thúc như một công đoạn đầu tiên để dẫn tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng.
Thường Sơn
(VNTB)
“Gia tộc Lê Thanh Hải”

Dấu hiệu 'thông đồng' đấu thầu ở Học viện cán bộ TP HCM

Học viện chuẩn bị xây ký túc xá thì gói thầu bị phát hiện nhiều sai phạm khi chọn nhà thầu không đủ năng lực, kinh nghiệm.


Thanh tra TP HCM vừa chỉ ra nhiều sai sót trong công tác đấu thầu dự án xây dựng Học viện Cán bộ TP HCM, kiến nghị thành phố hủy gói thầu "xây lắp, cung cấp và lắp đặt thiết bị ký túc xá".
Động thái này được đưa ra sau khi Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo thanh tra làm rõ "băn khoăn" của lãnh đạo đương nhiệm Học viện, liên quan đến dự án này hồi tháng 5.
Học viện cán bộ TP HCM được xây dựng từ 8 năm trước. Ảnh: Hữu Khoa.
Học viện cán bộ TP HCM được xây dựng từ 8 năm trước. Ảnh: Hữu Khoa.
Dự án do Học viện Cán bộ TP HCM làm chủ đầu tư với diện tích hơn 7,1 ha tại đường Chu Văn An (quận Bình Thạnh), tổng mức đầu tư hơn 850 tỷ đồng.
Công trình được khởi công ngày 1/10/2010 và được chia làm 3 giai đoạn đầu tư. Các vi phạm lớn được thanh tra phát hiện chủ yếu xảy ra ở giai đoạn 3 - hạng mục ký túc xá và hội trường, tổng mức đầu tư gần 340 tỷ đồng.
Ở giai đoạn này, Tư vấn đấu thầu là Công ty TNHH Nam Long, Tư vấn quản lý dự án kiêm chức năng thẩm định hồ sơ mời thầu là Công ty CP Công nghiệp và dân dụng...
Theo thanh tra thành phố, tổ chuyên gia đấu thầu không đáp ứng điều kiện theo quy định, phát hành hồ sơ mời thầu không đúng. Năng lực tài chính và kinh nghiệm nhà thầu thành viên (Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Minh) trong Liên danh Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 - Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Minh (đơn vị trúng thầu) không đảm bảo nhưng vẫn được xét đạt.
Khoảng 700 hộ dân phải di dời, nhường đất xây Học viện. Ảnh: Hữu Khoa.
Khoảng 700 hộ dân phải di dời, nhường đất xây Học viện. Ảnh: Hữu Khoa.
Ngoài ra, việc xét chủng loại vật tư dự thầu của liên danh này không căn cứ tiêu chuẩn, không thể hiện tính công bằng, cạnh tranh giữa các nhà thầu. Quá trình lựa chọn và xếp hạng liên danh là nhà thầu chưa đúng quy định pháp luật nhưng Tư vấn đấu thầu vẫn cố ý báo cáo sai, làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.
Tư vấn quản lý dự án trong quá trình lựa chọn nhà thầu đã phát hiện những thiếu sót trên của liên doanh Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 - Công ty TNHH MTV Xây dựng Bình Minh nhưng vẫn trình chủ đầu tư phê duyệt kết quả xếp hạng nhà thầu. Hành vi này được cơ quan thanh tra đánh giá là có dấu hiệu "thông đồng" với Tư vấn đấu thầu.
Trách nhiệm thuộc về Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Xây dựng Nam Long, Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Công nghiệp và Dân dụng, Giám đốc và Phó Giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc.
Ủy ban kiểm tra Thành ủy sẽ vào cuộc
Thanh tra thành phố kiến nghị Chủ tịch UBND TP HCM đề nghị Ủy ban Kiểm tra Thành ủy làm rõ việc Đảng ủy Học viện Cán bộ thống nhất chọn nhà thầu không đúng chức năng, nhiệm vụ.
Giám đốc Học viện được yêu cầu kiểm tra, làm rõ sai phạm của Tư vấn quản lý dự án và Tư vấn đấu thầu trong việc báo cáo lựa chọn nhà thầu không đủ tiêu chuẩn, đề xuất chủ đầu tư phê duyệt xếp hạng nhà thầu; vi phạm quy định của pháp luật về đấu thầu.
Trước đó, hồi tháng 2, liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu khi xây dựng Học viện Cán bộ TP HCM, Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) từng thông báo "có dấu hiệu bất thường".
Rộng hơn 7 ha, công trình có giảng đường 5.000 chỗ ngồi, hội trường 1.000 chỗ ngồ, ký túc xá 9 tầng. Ảnh: Hữu Khoa.
Rộng hơn 7 ha, công trình có giảng đường 5.000 chỗ ngồi, hội trường 1.000 chỗ ngồ, ký túc xá 9 tầng. Ảnh: Hữu Khoa.
Trường Cán bộ TP HCM thành lập ngày 19/10/1998, theo quyết định của UBND TP HCM. Tháng 3/2008, PGS-TS Trương Thị Hiền (vợ nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải) được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường này.
Năm 2014, Trường Cán bộ TP HCM được nâng cấp thành Học viện Cán bộ TP HCM theo quyết định 1878 của Thủ tướng. Đây là cơ sở giáo dục công lập, trực thuộc Thành ủy và UBND TP HCM; chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục - đào tạo về chuyên ngành. Bà Trương Thị Hiền được bổ nhiệm Giám đốc Học viện đến đầu năm 2015 thì nghỉ hưu.
Giám đốc Học viện Cán bộ TP HCM kế nhiệm là PGS.TS Nguyễn Văn Trình, đương nhiệm là PGS.TS Trần Hoàng Ngân.
Trường Cán bộ TP HCM được xây dựng với mục tiêu trở thành cơ sở đào tạo tập trung quy mô lớn, khang trang, hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị cũng như nâng cao nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ cán bộ thành phố.
Công trình gồm khối lớp học và thư viện với phòng học, giảng đường 5.000 chỗ ngồi; hội trường 1.000 chỗ ngồi; ký túc xá 9 tầng (287 phòng ở phục vụ 950 học viên ở nội trú)... Có khoảng 700 hộ dân chấp nhận di dời để dành đất xây dựng trường.
Thiên Ngôn

Vì sao Tổng Bí Chủ ‘đánh’ vợ Lê Thanh Hải?


Số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa...

“Gia tộc Lê Thanh Hải”
Học viện Cán bộ TP.HCM là cơ sở đào tạo duy nhất ở Việt Nam bị giáng một đòn choáng váng đúng vào 20/11 - ngày Nhà giáo Việt Nam - năm 2018.

Và nhân vật được xem là ‘nhà giáo Việt Nam - bà Trương Thị Hiền - đã bị cho ‘lên thớt’.

“Có dấu hiệu ‘thông đồng’ gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM” - báo Thanh Niên giật tít như thế và còn chú thích rằng bà Trương Thị Hiền là phu nhân của cựu ủy viên bộ chính trị, cựu bí thư thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải. Tuy nhiên, sau đó đoạn chú thích này đã biến mất, còn tựa đề được đổi thành “Hủy bỏ kết quả đấu thầu tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.

Theo bài báo trên: “Kết luận thanh tra khẳng định Tư vấn quản lý dự án có dấu hiệu ‘thông đồng’ với Tư vấn đấu thầu trong việc triển khai xây dựng gói thầu hàng trăm tỉ tại Học viện Cán bộ TP.HCM”.

Giám đốc và Phó giám đốc Học viện được phân công phụ trách tại thời điểm phát sinh vụ việc. Vào thời điểm đó, giám đốc là PGS-TS Trương Thị Hiền…

Thanh Niên cũng là một trong vài tờ báo đầu tiên ‘nổ súng’ theo ý chỉ của đảng vào tháng Tư năm 2017 về vụ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, để sau đó dẫn tới kết cục bi thảm 31 năm tù giam dành cho Ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng.

Còn việc đăng bài về Học viện Cán bộ TP.HCM và Trương Thị Hiền như một cách ‘tôn vinh’ Ngày nhà giáo Việt Nam thì ý tưởng đó có lẽ chỉ xuất phát từ những cái đầu thâm nho Bắc Hà hoặc những ‘người Bắc có lý luận’.

Với trường hợp Trương Thị Hiền, cho đến nay đảng đã đụng chạm đến hầu hết những người thân của Lê Thanh Hải, thít chặt hơn nữa vòng vây đối với cựu quan chức cao cấp có tục danh ‘Hải Heo’.

Kẻ đầu tiên trong ‘gia tộc Lê Thanh Hải’ bị đảng ‘làm lông’ là Lê Tấn Hùng - Tổng giám đốc Tổng Công ty Nông nghiệp Sài Gòn TNHH MTV (SAGRI) và là em ruột của Lê Thanh Hải. Vào tháng Ba năm 2018, Thanh tra TP.HCM bất chợt công bố kết luận thanh tra về việc Lê Tấn Hùng đã “chi khống 13,3 tỉ đồng” - một dấu hiệu hầu như chắc chắn là nếu không ‘biết điều’, Lê Tấn Hùng sẽ đi thẳng vào nhà giam.

Chỉ 5 ngày sau vụ Lê Tấn Hùng, đến lượt con trai cựu bí thư Lê Thanh Hải là ông Lê Trương Hải Hiếu - Thành ủy viên, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận 12 - bị Ủy ban Kiểm tra thành ủy TP.HCM công khai thi hành kỷ luật. Theo đó, ông Lê Trương Hải Hiếu “đã vi phạm trong việc có quan hệ tình cảm với một phụ nữ và có con chung nhưng chậm báo cáo với tổ chức”. Ban Thường vụ Quận ủy Quận 12 đã quyết định kỷ luật ông Lê Trương Hải Hiếu bằng hình thức khiển trách.

Lê Thanh Hải từng được một số dư luận đồn đoán là “một trong những quan chức cộng sản giàu nhất Việt Nam”. Đặc biệt là mối quan hệ “đặc biệt” giữa ông Hải và bà Trương Mỹ Lan của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Lê Thanh Hải cũng từ lâu bị xem là ‘tội phạm’ ghê gớm trong vụ ‘ăn đất’ Thủ Thiêm mà đã đẩy hàng chục ngàn gia đình ở khu vực này vào cảnh bị cướp đất, màn trời chiếu đất và bị biến thành dân oan đất đai bất đắc dĩ, hàng chục năm trời rồng rắn kéo nhau đi khiếu nại tố cáo từ Nam chí Bắc.

Vào thời gian này và đặc biệt sau cái chết của Trần Đại Quang, những nước cờ tuần tự và có vẻ khá chắc chắn của Nguyễn Phú Trọng đang áp sát cựu bí thư Lê Thanh Hải, tương tự những nước đi của ông Trọng đối với “gia tộc Nguyễn Tấn Dũng”.

Chiến thuật trên đang khá tương hợp với đồn đoán trước tết nguyên đán 2018 về “từ sau tết đến Hội nghị trung ương 7, Lê Thanh Hải sẽ bị “đánh””.

Với vụ ‘nhà giáo Việt Nam’ Trương Thị Hiền được công khai trên báo chí nhà nước, trong khi những đàn em của Lê Thanh Hải là Nguyễn Hữu Tín bị bắt, Tất Thành Cang và Nguyễn Thanh Tài có thể bị bắt, số phận Lê Thanh Hải “gia tộc Lê Thanh Hải” đang lộ ra những dấu hiệu khá rõ về sự sụp đổ trong một ngày không còn xa nữa, để cá nhân Lê Thanh Hải gần như chắc chắn phải được kết thúc như một công đoạn đầu tiên để dẫn tới cửa nhà Nguyễn Tấn Dũng. 

Thường Sơn

(VNTB)



Không có nhận xét nào: