Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

PHẠM VIẾT ĐÀO ĐÃ GỬI ĐƠN KHÁNG ÁN BẢN ÁN 202/2018/HCST NGÀY 27/12/2018; YÊU CẦU TÒA TRIỆU TẬP BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH XÃ HỘI RA TRANH TỤNG TẠI PHIÊN PHÚC THẨM...


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Hà Nội, ngày 7/3/2019

ĐƠN KHÁNG ÁN BẢN ÁN SƠ THẨM SỐ 202/2018/HCST NGÀY 27/12/2018
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CAO TẠI HÀ NỘI

Tôi là Phạm Viết Đào
Địa chỉ: …..
Cơ quan bị kiện: Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội; Địa chỉ: 75, Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
Khởi kiện Quyết định giải quyết khiếu nại số 56/QĐ-LĐTBXH ngày 18/01/2016 của Giám đốc Sở Lao động-Thương binh-Xã hội Hà Nội vì:
          Ngày 27/12/2018 Tòa án nhân dân thành phố, chủ tọa là thẩm phán Hoàng Chí Nguyện đã mở phiên tòa sơ thẩm và ban hành bản án số 202/2018/HCST; Sau khi nghiên cứu bản án, tôi nhận thấy phán quyết của Tòa là trái pháp luật, bản án đã xâm phạm quyền lợi hợp pháp của bản thân tôi nên tôi đã làm đơn kháng án.



           Tôi vẫn giữ nguyên các chứng cứ pháp lý chứng minh việc: Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC ký ngày 24/9/2014 cắt lương hưu của tôi trong thời gian tôi chịu án phạt tù 15 tháng là trái Luật Bảo hiểm-Xã hội 2006, trái Luật Hình sự 2005, trái Luật Tố tụng Hình sự 2005, trái Hiến pháp 1992…
          Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã ban hành bản án số 202/2018/HCST ngày 27/12/2018 là trái pháp luật vì bản án đã bác yêu cầu khởi kiện của tôi: yêu cầu Tòa buộc Giám đốc Sở LĐ-TB-XH Hà Nội buộc Giám đốc Bảo hiểm Hà Nội phải hoàn trả 15 tháng lương hưu cho tôi, phải hoàn trả thêm theo lãi suất ngân hàng về khoản lương hưu bị thu giữ trái pháp luật.
          Ngoài các chứng cứ đã trình bày trong đơn, tôi Phạm Viết Đào gửi bổ sung thêm cơ sở pháp lý để chứng minh: bản án sơ thẩm số 202/2018/HCST ký ngày 27/12/2018 là trái pháp luật. Tôi yêu cầu Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội triệu tập tới Tòa Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương Binh xã hội để làm sáng tỏ cơ sở pháp lý cho việc tranh tụng này vì:
          Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh- Xã hội- Hà Nội đã ký ban hành Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXHHN, trong đó có mục 11 phần 6 là điều khoản mà Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội căn cứ vào đó để ban hành Quyết định 1454/BHXH-ĐC ký ngày 24/9/2014, cắt lương hưu của tôi trái pháp luật.
          Tôi cho rằng: Thông tư 19/2008 mà Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội đã ký ban hành là một thông tư hướng dẫn pháp luật trái với các bộ luật sau đây:
          - Thông tư 19 đã hướng dẫn trái với “Điều 3. Nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật” của “Luật ban hành các văn bản quy phạm pháp luật 2008” quy định: “ 1. Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.”
          -Tôi cho rằng Mục 11 khoản 6 của Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH quy định:” Thời điểm tiếp tục thực hiện lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng đối với người được tiếp tục thực hiện hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định số 152/2006/NĐ-CP được tính kể từ tháng liền kề sau tháng người bị phạt tù chấp hành xong hình phạt tù hoặc tháng người được toà án tuyên bố là mất tích trở về (theo ngày tháng ghi trong quyết định) hoặc tháng người xuất cảnh trở về định cư hợp pháp (theo ngày tháng nhập cảnh).”
          Bởi vì Điều 62 của Luật bảo hiểm Xã hội 2006 quy định:Tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng
          Người lao động đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng bị tạm dừng hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: 1. Chấp hành hình phạt tù nhưng không được hưởng án treo;”
          Về quy định “tạm dừng” tại Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2006, ngay tại trang 8 của Bản án sơ thẩm số 202/2018/HCST phần “NHẬN ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG XÉT XỬ” đã có nhận định như sau: ”Do ông Phạm Viết Đào không đến ký nhận chữ ký nhận lương qua ATM trong 6 tháng theo quy định tại Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012 của Tổng Giám đốc bảo hiểm XH Việt Nam, nên BHXH thành phố Hà Nội tạm dừng chi trả lương hưu cho ông Phạm Viết Đào từ 01-2014”.
          Như vậy, nội hàm pháp lý của khái niệm “tạm dừng” được quy định tại Điều 62 của Luật bảo hiểm Xã hội 2006 và Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP ngay bản thân Hội đồng xét xử cũng đã nhận thấy: “Tạm dừng” chi trả là để thích ứng với hoàn cảnh “do người được trả lương hưu, bị tù, không có điều kiện để ký nhận chữ ký nhận lương qua ATM trong 6 tháng theo quy định của Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày 23/5/2012”…
          Như vậy, tạm dừng này đơn thuần chỉ để đáp ứng quy định về thủ tục hành chính của riêng ngành bảo hiểm: Quy định “tạm dừng“ này không mang nội hàm pháp lý của một hình phạt bổ sung dành những người bị án phạt tù: Người bị tù thì bị cắt giữ lương hưu! 
          Vả lại Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội không có thẩm quyền theo Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức chính phủ: ban hành quy định xử phạt bổ sung những người bị kết tội hình sự.
          Như vậy, Mục 11 khoản 6 của Thông tư 19/2008/TT-BLĐTBXH đã hướng dẫn trái với điểm a, khoản 1, khoản 2 của Điều 33 của Nghị định 152/2006/NĐ-CP;  trái với khoản 1 Điều 62, trái với Điều 15 của Luật Bảo hiểm quy định: Người tham gia đóng bảo hiểm đầy đủ phải được nhận lương hưu đầy đủ, kịp thời; Điều 20 của Luật Bảo hiểm xã hội 2006 quy định: Cơ quan bảo hiểm phải chịu trách nhiệm chi trả lương hưu đầy đủ, kịp thời cho người tham gia đóng bảo hiểm đúng quy định;
          -Thông tư 19 đã hướng dẫn trái với Điều 258 của Luật Hình sự 2005; Điều 258 của Bộ Luật Hình sự  2005 không quy định người vi phạm tội danh này phải bị cắt trừ lương hưu.
          -Thông tư 19 đã hướng dẫn trái với điều 9 của Luật Tố tụng Hình sự 2003: ”Điều 9. Không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật; Không ai bị coi là có tội và phải chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật...”
          Bản án phúc thẩm số 305/2014/HSPT kết án tôi phải chịu hình phạt 15 tháng tù theo Điều 258 không có dòng nào ghi phải bị trừ 15 tháng lương hư.
          - Thông tư 19 đã hướng dẫn trái với Điều 58 của Hiến pháp 1992:”Công dân có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, vốn và tài sản khác trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;”
          Như vậy, thủ phạm xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tôi trực tiếp là Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Hà Nội, người đã ký Quyết định 1454/BHXH-ĐC.
          Nhưng đối tượng pháp lý phải chịu trách nhiệm về Quyết định 1454/BHXH-ĐC trái pháp luật này là Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội; Vì Giám đốc Bảo hiểm xã hội Hà Nội chỉ là người thừa hành, làm theo hướng dẫn của thông tư 19 do Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH ký.
          Do đó, tôi yêu cầu Tòa phải tố chức tranh tụng và phân xử về sự đúng sai của thông tư 19 do Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh xã hội ký năm 2008; Thông tư này đã xâm phạm quyền lợi hợp pháp của tôi.
          Tại Tòa, nếu Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội chứng minh được: Thông tư 19 không trái pháp luật như tôi đã nêu thì Quyết định 1454 do Giám đốc Bảo hiểm Xã hội ký mới không sai trái.
          Nếu Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh Xã hội không bảo vệ được Thông tư 19  trước Tòa, Thông tư 19 đúng là 1 văn bản hướng dẫn pháp luật trái pháp luật như tôi chứng minh, khởi kiện; Bộ trưởng Bộ lao động-Thương binh Xã hội phải chịu trách nhiệm hủy các điều khoản liên quan của Thông tư 19.
          Giám đốc bảo hiểm Xã hội Hà Nội phải có trách nhiệm hoàn trả cho tôi 15 tháng lương hưu và phải chịu lãi suất ngân hàng không kỳ hạn số tiền chiếm giữ bất hợp pháp này từ năm 2014 tới nay.

Người kháng án: Phạm Viết Đào.


Bạn đọc có nhu cầu đọc, liên hệ chia sẻ bản thảo tại địa chỉ: Hoanghtham9@gmail.com
Bản thảo dày trên 400 trang A4

Không có nhận xét nào: