Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công tiếp ông Nghiêm Giới Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương hôm 7/3. Ảnh: Bộ GTVT

Than phan khung cua tap doan Trung Quoc xin dau tu cao toc Bac Nam
Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương do ông Nghiêm Giới Hòa sáng lập là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thế giới về đầu tư xây dựng hạ tầng, xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Theo thông tin từ Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công vừa tiếp và làm việc với Tập đoàn Thái Bình Dương do ông Nghiêm Giới Hòa, người sáng lập và là Chủ tịch tập đoàn dẫn đầu về tiềm năng hợp tác hai bên lĩnh vực hạ tầng giao thông.
Tại buổi tiếp này, ông Nghiêm Giới Hòa cho biết là rất muốn tham gia đầu tư lĩnh vực hạ tầng giao thông tại Việt Nam theo hình thức PPP, trong đó có dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông. Ông Nghiêm Giới Hòa cũng bày tỏ hy vọng dự án hạ tầng đầu tiên mà Tập đoàn Thái Bình Dương đầu tư tại Việt Nam là dự án hạ tầng giao thông
Với dự án đường cao tốc Bắc - Nam tại Việt Nam, ông Hòa gợi ý có thể đầu tư theo hai hình thức: EPC và BTO. Với hợp đồng tổng thầu EPC (Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình), chỉ do một chủ thể thực hiện và chính quyền chỉ cần giám sát chủ thể đó. Với hợp đồng BTO (Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh), sẽ gắn trách nhiệm của chủ thể trong xây dựng và duy tu; doanh nghiệp muốn không tốn chi phí cho duy tu sau này, có lợi nhuận tốt thì phải đảm bảo chất lượng công trình ngay từ khi thi công.
Hoan nghênh sự quan tâm của Tập đoàn Thái Bình Dương đến lĩnh vực hạ tầng giao thông, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Công cho biết, chủ trương đầu tư các đoạn tuyến dự án đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông đã được Quốc hội Việt Nam thông qua và sẽ đấu thầu rộng rãi, minh bạch, không chỉ định thầu.
Như vậy, nếu muốn tham gia, Tập đoàn Thái Bình Dương có thể tham gia vào dự án vào các cuộc đấu thầu công khai để lựa chọn nhà đầu tư cho 8 dự án PPP thành phần thuộc Dự án xây dựng các đoạn đường cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020.
Về các đề xuất hình thức đầu tư của Tập đoàn, lãnh đạo Bộ GTVT cho rằng sẽ cần thời gian thảo luận và nghiên cứu thêm.
“Hiện nay hình thức đầu tư PPP còn rất mới mẻ với Việt Nam, phải vừa làm, vừa tìm hiểu, điều chỉnh. Bộ GTVT sẽ nghiên cứu kĩ những đề xuất này, xem xét có thể đưa vào nội dung xây dựng, điều chỉnh các văn bản, quy định pháp luật về lĩnh vực PPP để có cơ sở pháp luật khi triển khai thực hiện”, ông Công cho biết.
Theo Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc, Tập đoàn xây dựng Thái Bình Dương là doanh nghiệp tư nhân lớn nhất thế giới về đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng, xếp thứ 96 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới, thứ 19 trong số 500 doanh nghiệp lớn nhất Trung Quốc với doanh thu năm 2018 đạt 77 tỷ USD, tổng số nhân công trên 300.000 người.
Các lĩnh vực hoạt động chính của tập đoàn này là xây dựng giao thông, thủy lợi và đô thị. Các công trình tiêu biểu do Tập đoàn này đầu tư là tuyến cao tốc Bắc Kinh – Thượng Hải; Bắc Kinh – Hồng Công, Giang Tô – Tân Cương; hệ thống tàu điện ngầm tại Bắc Kinh. Ông Nghiêm Giới Hòa sinh năm 1960 tại Giang Tô, thành lập tập đoàn Thái Bình Dương từ năm 1995, xếp thứ 53 trong số những người giàu nhất thế giới. Ông Hòa còn là chủ biên cuốn sách Tân Luận Ngữ chuyên về các triết lý nhân sinh, kinh doanh thời hiện đại.
Theo Anh Minh
baodautu.vn


Đầu năm 2020 sẽ bắt đầu thi công các dự án PPP của cao tốc Bắc – Nam phía Đông

(BĐT) - Tại Dự án Đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông, 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thiện các thủ tục có liên quan; 3 dự án đầu tư công đã hoàn thành công tác lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 02 dự án thành phần đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, hiện đang triển khai các thủ tục bước thiết kế kỹ thuật theo quy định.



Các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến sẽ bắt đầu thi công khoảng đầu năm 2020 và cơ bản hoàn thành năm 2021
Các dự án đầu tư theo hình thức PPP tại cao tốc Bắc - Nam phía Đông dự kiến sẽ bắt đầu thi công khoảng đầu năm 2020 và cơ bản hoàn thành năm 2021
Đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông là tuyến đường cao tốc quan trọng trên trục Bắc - Nam thuộc Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2016.
Tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XIV đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 với nội dung chủ yếu: giai đoạn 2017 - 2020 đầu tư 654km đường bộ cao tốc trên các đoạn Cao Bồ (Nam Định) - Bãi Vọt (Hà Tĩnh), đoạn Cam Lộ (Quảng Trị) - La Sơn (Thừa Thiên Huế), đoạn Nha Trang (Khánh Hòa) - Dầu Giây (Đồng Nai) và Cầu Mỹ Thuận 2 (Tiền Giang và Vĩnh Long); tổng mức đầu tư 118.716 tỷ đồng, trong đó gồm 55.000 tỷ đồng vốn nhà nước đầu tư tham gia thực hiện Dự án; 63.716 tỷ đồng vốn huy động ngoài ngân sách; phương án triển khai chia thành 11 dự án thành phần, gồm 3 dự án đầu tư công và 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP; trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm định và quyết định đầu tư căn cứ quy mô của từng dự án thành phần theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
Theo Báo cáo của Chính phủ, 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP đã hoàn thành công tác lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoàn thiện các thủ tục có liên quan theo quy định như phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; phê duyệt khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đã thỏa thuận với các bộ, ngành và địa phương.
Đối với 3 dự án đầu tư công, Bộ Giao thông vận tải đã hoàn thành công tác lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi 2 dự án thành phần đoạn Cao Bồ - Mai Sơn, Cam Lộ - La Sơn, hiện đang triển khai các thủ tục bước thiết kế kỹ thuật theo quy định.
Trong giai đoạn tiếp theo, Chính phủ báo cáo, ngay sau khi phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức PPP, Bộ Giao thông vận tải sẽ lựa chọn nhà thầu tư vấn (theo hình thức đấu thầu rộng rãi), tổ chức khảo sát và lập thiết kế kỹ thuật, dự toán các dự án thành phần. Sau đó sẽ lựa chọn nhà đầu tư (sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư); giải phóng mặt bằng, tái định cư.
Thời gian thực hiện theo quy định đối với các thủ tục nêu trên cần tối thiểu khoảng 15 tháng, do vậy các dự án đầu tư theo hình thức PPP dự kiến sẽ bắt đầu thi công khoảng đầu năm 2020 và cơ bản hoàn thành năm 2021.
Tại 3 dự án đầu tư công, Chính phủ cho biết, dự kiến công tác thi công các dự án thành phần đoạn Cao Bồ - Mai Sơn và đoạn Cam Lộ - La Sơn bắt đầu triển khai từ tháng 4/2019, thi công trong khoảng 2 năm (cơ bản hoàn thành năm 2021); dự án thành phần đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu triển khai thi công từ Quý III/2019 (đối với gói cầu, đường dẫn) và quý I/2020 (đối với gói cầu chính), thời gian thi công cầu chính khoảng 3,5 năm (hoàn thành năm 2023).
Trần Kiên