Thứ Ba, 12 tháng 3, 2019

TRUNG QUỐC RA ĐIỀU KIỆN: MUỐN HỢP TÁC VỚI MỸ KHAI THÁC “CÁ VOI XANH” PHẢI NHƯỢNG “ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC-NAM” CHO HỌ?

Phạm Viết Đào.

Kết quả hình ảnh cho mỏ cá voi xanh

“Chân dò” và “chai rượu” của Mỹ và Trung Quốc


Tuần qua, sau cuộc gặp Trump-Kim kết thúc tại Hà Nội, báo chí đã đưa 2 thông tin đáng chú ý:

1/Ngày 1/3/2019 báo TTO đưa tin: ”Khởi động dự án khí Cá Voi Xanh trong năm 2019… - Dự kiến dự án khí Cá Voi Xanh sẽ mang lại khoảng 60 tỉ USD và mỗi năm ngân sách Quảng Nam sẽ có thêm 1 tỉ USD, giải quyết việc làm cho 3.000-4.000 lao động trình độ cao…

Kết quả hình ảnh cho Tàu cao tốc

2/ Ngày 7/3/2019 Vietnamnet đưa tin: ”Tập đoàn Trung Quốc xin được thi công cao tốc Bắc – Nam trị giá 58,7 tỷ USD

Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc bày tỏ mong muốn được tham gia đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam theo hai hình thức: EPC và BTO.
Ngày 7/3, tại buổi làm việc với Bộ Giao thông Vận tải, ông Nghiêm Giới Hoà, người sáng lập và Chủ tịch Tập đoàn Thái Bình Dương đến từ Trung Quốc gợi ý dự á’n đường cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam có thể đầu tư theo hai hình thức: EPC và BTO…”
Hai thông tin này độc lập nhau, nhưng lại xuất hiện trong vòng 1 tuần liệu có liên quan gì tới ván cờ thế sự Việt-Trung-Mỹ, khi mà giá trị tính ra bằng tiền của 2 dự án này xêm xêm nhau, xung quanh con số 60 tỷ USD?
Theo Tuổi trẻ Dự án hợp tác khai thác mỏ khí Cá voi xanh với tập đoàn Exxon Mobil Hoa kỳ: ”Dự án khí Cá Voi Xanh sẽ dựng một giàn xử lý trung tâm (ngoài khơi lô 118, thuộc bể Sông Hồng, cách Quảng Nam khoảng 90km) đấu nối hệ thống thu gom khí với 2 đường ống ngầm song song đưa khí và condensate (hỗn hợp hydrocarbon lỏng) về bờ… 
Dự án khai thác khí “Cá voi xanh” nằm trong thềm lục địa Việt Nam, thuộc đặc quyền kinh tế của Việt Nam, thế nhưng chần chừ mấy năm nay chưa đưa vào hoạt động thăm dò, khai thác?
Một số tập đoàn nước ngoài đã vào nhưng cuối cùng đã bỏ ra vì không chịu được áp lực dọa nạt của Trung Quốc. Lý do là nhiều lần Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố: mỏ này nằm trong “đường lưỡi bò” của Trung Quốc?

“Tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam”- "Rượu độc" Trung Quốc

Rõ ràng cái Tập đoàn Thái Bình Dương của Trung Quốc không tự dưng “ bày tỏ mong muốn được tham gia đầu tư dự án đường cao tốc Bắc – Nam tại Việt Nam theo hai hình thức: EPC và BTO” liền sau cái tuyên bố của TTXVN: hợp tác với tập đoàn Exxon Mobil Hoa Kỳ khởi động khai thác mỏ khí Cá voi xanh trị giá 60 tỷ USD trong năm 2019?
Có thể hiểu nôm na đòi hỏi phía Trung Quốc: Việt Nam muốn hợp tác với Hoa Kỳ khai thác Cá voi xanh thì phải nhè tuyến đường sắt bắc-nạm 58,7 tỷ USD cho Trung Quốc làm. Tuyến đường sắt này đã đưa ra Quốc hội Việt Nam bàn năm 2010 và đã bị gác lại…
Theo kinh nghiệm nhãn tiền của tuyến đường sắt Cát Linh-Hà Đông, nếu Trung Quốc lúc đầu nhận làm 58,7 tỷ USD thì khi hoàn thành, giá của tuyến đường không thể dưới 100 tỷ USD?
Còn tiến độ thời gian để hoàn thành thì: cứ tính nhân chia theo hệ số co dãn của 20 km Cát Linh-Hà Đông, thời gian bị kéo dài ra bao lâu, để cứ thế mà tính cho tuyến đường gần 2000 km Bắc-Nam.
Nếu theo “hệ số co dãn thời gian và giá thành dự án” của “Cát Linh-Hà Đông” thì không biết hết thế kỷ XXI, tuyến đường Bắc-Nam này do Trung Quốc thi công đã hoạt động được chưa?
Nếu chấp nhận để Trung Quốc trúng thầu, chắc chắn kèm theo việc thi công là " thảm họa di dân" từ Trung Quốc sang; Đám này sẽ ăn dầm nằm dề tại Việt Nam hết đời này qua đời khác...
Nếu Việt Nam không chịu nhè ra cái tuyến đường sắt cao tốc Bắc-Nam cho Trung Quốc tuồn hàng nhái, hàng rởm, hàng quá đát lạc hậu ra giữ chỗ thì, chớ có đòi ăn mảnh “Cá voi xanh” với Hoa Kỳ?
Vậy Trung Quốc sẽ làm gì và Tập đoàn Exxon Mobil Hoa Kỳ sẽ ứng xử ra sao trong phi vụ này? Chờ hồi sau mới biết về cuộc mặc cả mua bán này…Giá mà Trung Quốc đưa ra “chào hàng, mặc cả” thế là đã rõ!

Đồng tiền Trung Quốc và “lưỡi câu chùm” chính trị nham hiểm

Cách thức chấp nhận chia sẻ với Trung Quốc thị trường hành không Việt liệu có là cách để giảm áp lực an toàn cho thị trường đang bùng nổ này, khi mà trong mấy năm gần đây, nhiều vụ tại nạn hàng không bí hiểm trên bầu trời Việt Nam đã xảy ra.
Đường bay dân sự Hà Nội-TP Hồ Chí Minh theo tuyến bay qua biển trước đây nhanh hơn, nhưng hiện nay phải kéo dài ra vì phải bay theo tuyến trên không phận đất liền lãnh thổ Việt Nam vì tránh điểm nóng Biển Đông?
Chúng ta cùng xem lại các thông tin liên quan tới hoạt động đầu tư của FLC dư luận cho là có bóng dáng Trung Quốc. Gần đây, FLC đang tiến hành đầu tư vào Hà Giang, nơi từng xảy ra cuộc chiến tàn khốc, đẫm máu khi quân dân ta phải chống chọi với hơn nửa triệu quân Trung Quốc xâm lược.

“FLC tính “làm lớn” tại Hà Giang: 3 dự án, 1.400 ha, có cả du lịch tâm linh, Bí thư Triệu Tài Vinh gợi ý thêm cả trường đua ngựa

Theo đó, đại diện của FLC đã báo cáo ý tưởng thực hiện 3 dự án tại tỉnh Hà Giang, bao gồm: (1) Khu du lịch nghỉ dưỡng, đô thị sinh thái, thể thao và vui chơi giải trí Phong Quang, huyện Vị Xuyên và thành phố Hà Giang; (2) Khu du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng sinh thái núi Mỏ Neo, thành phố Hà Giang; (3) Khu đô thị sinh thái, dịch vụ thương mại, thể thao và vui chơi giải trí Phương Độ thuộc thành phố Hà Giang.”
Dự án này do FLC đầu tư có nguồn vốn “đối ứng” của Trung Quốc không? Trung Quốc có gặt hái hưởng lợi gì không nếu họ bỏ vốn vào khi mà chính họ cũng đang thiếu vốn, dân họ cũng đang cần được hỗ trợ xóa nghèo.
Trung Quốc từng tập trung về Vị Xuyên nửa triệu quân với bao xương máu có khi không bằng ném vào mấy trăm tỷ VNĐ mà có thể xơi tái Vị Xuyên?
Dịp 27/7/2018, ngày thương binh liệt sĩ của Việt Nam, Phó Ban đối ngoại TW Trần Đức Lợi đã dẫn 1 đoàn doanh nghiệp mang 500.000 USD xóa nghèo cho 2 huyện Trung Quốc giáp giới Vị Xuyên, Hà Giang. Đài CRI đã đưa tin: “Ngày 23/7, tại Hà Nội, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam Doãn Hải Hồng đã tiếp nhận vốn quyên tặng đợt đầu trị giá 200 nghìn đô-la Mỹ trong tổng số 500 nghìn đô-la Mỹ do Công ty TNHH Phát triển du lịch quốc tế Phượng Hoàng Việt Nam quyên tặng cho dự án xóa đói giảm nghèo của huyện Kim Bình và huyện Ma Lật Pha, tỉnh Vân Nam, Trung Quôc.
(http://vietnamese.cri.cn/421/2018/07/24/1s247276.htm)


Cùng với thông tin về hoạt động đầu tư năng nổ của FLC thì báo chí cũng lại thông tin:” Tập đoàn FLC vay 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công Thương Trung Quốc

Theo LEADER Khoản vay từ ngân hàng Trung Quốc mới được giải ngân gần đây nằm trong tổng số nợ khoảng 4.500 tỷ đồng của FLC tính đến ngày 30/6.

Đáng chú ý trong các khoản vay gần đây của FLC có 105 tỷ đồng từ ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC). Đây là ngân hàng ngoại duy nhất trong số các nhà cung vốn cho tập đoàn này.

(https://theleader.vn/tap-doan-flc-vay-105-ty-dong-tu-ngan-hang-cong-thuong-trung-quoc-20170730114701707.htm)

Hiện Việt Nam đang trong tính thế bí bách ngoại tệ, dự án Metro số 1 tại thành phố được thực hiện từ nguồn vốn ODA của Nhật do ngân sách trung ương bố trí và nguồn vốn đối ứng từ ngân sách thành phố. Đến nay, công trình này đã thực hiện được 62%, nhưng đang phải tạm dừng vì hết tiền, và nhà thầu Nhật tuyên bố dừng do bị nợ tiền kéo dài. Đại sứ, quan chức Nhật phải vào thúc nợ mà Việt Nam chưa có nguồn chi trả.
Do vậy, dư luận có quyền nghi ngờ: những khoản ngoại tệ có nguồn từ Trung Quốc hứa hẹn dưới hình thức cho vay, hay đầu tư bao giờ cũng là những miếng mồi béo ngậy ẩn dấu bên trong là những chiếc “lưỡi câu chùm” chính trị nham hiểm…
Dư luận chờ xem: Chính phủ Việt Nam sẽ giải bài toán “ CÁ VOI XANH ( nguồn tiền Hoa Kỳ)-TUYẾN ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC NAM ( nguồn vốn Trung Quốc)” theo nghiệm số của “đáp án nào” ?

P.V.Đ.

Không có nhận xét nào: