Phạm
Viết Đào.
Tháng 2/1979 và những năm 1980-1981,
Trung Quốc đã đưa quân vào xâm lấn lãnh thổ Vị Xuyên tại khu vực Thanh Thủy,
Thanh Hương, 1800 A-B nhưng quy mô các cuộc giao tranh ở tầm mức tiểu đoàn.
Theo một số CCB, tới 1979, tại chiến
trường Vị Xuyên, phía ta bố trí 2 trung đoàn bảo vệ biên cương, trong đó có
Trung đoàn 122, sau này phiên chế vào Sư đoàn 313.
Trước năm 1979, cột mốc biên giới Việt-Trung
nằm sâu trong lãnh thổ Trung Quốc, cách cửa khẩu Thanh Thủy hiện tại quãng 800
m, nằm tại 1 cái chợ biên giới…
Ngày 26/3/1984, trong khi Quân tình
nguyện Việt Nam cùng lực lượng vũ trang cách mạng Campuchia bắt đầu
đợt hoạt động lớn truy quét tàn quân Khmer Đỏ thì ở khu vực biên
giới Việt-Trung, Trung Quốc cũng ráo riết chuẩn bị cho chiến dịch
tiến công lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam.
Trên tuyến biên
giới thuộc tỉnh Hà Tuyên (nay là Hà Giang), Trung Quốc tập trung 4 sư
đoàn bộ binh và 1 sư đoàn pháo binh của Đại quân khu Côn Minh trên thê
đội một, áp sát hướng Vị Xuyên-Yên Minh.
Từ 2/4 đến
27/4/1984, Trung Quốc tiến hành một đợt bắn phá lớn trên toàn tuyến 6
tỉnh biên giới với trên 28.000 viên đạn pháo. Riêng Hà Giang phải chịu
hơn 11.000 viên đạn pháo, ngay cả thị xã Hà Giang nằm sâu trong nội
địa 18 km cũng bị bắn phá.
5 giờ sáng
28/4/1984, trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc được 12.000 viên đạn pháo
chi viện tấn công vào các trận địa phòng ngự của ta ở phía tây sông
Lô. Do tương quan lực lượng chênh lệch, đến hết ngày 30/4/1984, Trung
Quốc chiếm được các điểm tựa 1509, 772, 685, bình độ 300-400, 226, 233.
Trung đoàn 122
Sư đoàn 313 của ta bị tổn thất, phải lùi xuống các vị trí thấp hơn
để tiếp tục chiến đấu. Ngày 30/4/1985, trên hướng Yên Minh, quân Trung
Quốc đánh chiếm điểm tựa 1250 (Núi Bạc) do Tiểu đoàn 3 huyện Yên Minh
bảo vệ.
Ngày 15/5/1984,
trên hướng Vị Xuyên quân Trung Quốc tiếp tục mở một đợt tấn công ở
phía đông sông Lô, chiếm khu vực Pa Hán, điểm tựa 1030 do Trung đoàn 266
Sư đoàn 313 bảo vệ.
Như vậy, từ
28/4 đến 16/5/1984, Trung Quốc đã lần lượt đánh chiếm và tổ chức
chốt giữ phòng ngự, chiếm đóng trái phép nhiều vị trí trên lãnh
thổ Việt Nam, bao gồm khu vực 1509, 772, 685, 233, 226 (Trung Quốc gọi
là Lão Sơn), 1030 (Trung Quốc gọi là Đông Sơn) thuộc huyện Vị Xuyên và
1250 (Trung Quốc gọi là Giả Âm Sơn) thuộc huyện Yên Minh.
Như vậy Trung Quốc
đã tập trung quân lấn một giải biên giới dài quãng 20 km, chỗ sâu nhất 5 km thuộc
địa phận Vị Xuyên.
CÁC TƯỚNG LĨNH TRUNG
QUỐC VÀ VIỆT NAM THAM CHIẾN TẠI VỊ XUYÊN-LÃO SƠN
Phía Việt Nam:
Đại tướng Văn Tiến
Dũng, Thượng tướng Đào Trọng Lịch, Thượng tướng Vũ Lập, [2] Đại tướng Đỗ Bá Tỵ
(Sư đoàn trưởng), Thượng tướng Nguyễn Văn Được (Sư đoàn trưởng), Đại tướng, Phùng
Quang Thanh, (Sư đoàn trưởng), Thượng tướng Nguyễn Đức Soát (Sư đoàn trưởng)
Thượng Tướng Lê Ngọc Hiền-Phó Tổng tham mưu trưởng, Thiếu tướng Lê Duy Mật, Thiếu
tướng Nguyễn An, Trung tướng Đặng Quân Thụy, Trung tướng Trần Tất Thanh, Thiếu
tướng Nguyễn Hồng Minh; Thiếu tướng Nguyễn Văn Toái v.v…
Ngoài ra còn có
những tướng lãnh thăm viếng chiến trường, như tướng Lê Trọng Tấn, Đoàn Khuê,
Nguyễn Hữu An, Hoàng Đan.[3]
Về phía Trung Quốc:
Về phía Trung Quốc:
Có Bí thư Quân Ủy
trung ương (CPC) Hồ Diệu Bang (胡耀邦同志为总书记的中国共产党中央委员会- Hồ Diệu
Bang đồng thời là tổng Bí thư Trung Quốc cộng sản đảng trung ương) thị sát lãnh
thổ biên giới Lào Cai-Việt Nam, và thay mặt Bộ chính trị thăm viếng chiến trường
Laoshan. Còn có những tướng thăm viếng chiến trường, như Nguyên soái Diệp Kiến
Anh, Nguyên soái Từ Hướng Tiền.
Những tướng lãnh
Trung Quốc tham chiến, chỉ huy chiến trường Lão Sơn-Lào Cai, và Vị Xuyên-Hà
Giang 1984, gồm có: Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang
Dezhi), Tổng Chỉ huy “tự vệ biên giới” Vân Nam Trung Quốc, Thượng tướng Hồng Học
Trí (洪学智-Hong Xuezhi), Trung tướng Lưu Hóa Thanh (刘华清- Liu
Huaqing), Trung tướng Tần Cơ Vĩ (秦基伟-Tan
Jiwei), Thượng tướng Trì Hạo Điền (迟浩田- Chi
Haotian), Trung tướng Dương Bạch Băng (杨白冰- Yang
Baibing), Thượng tướng Triệu Nam Khởi (赵南起-Zhao
Nan), Trung tướng Từ Tín (徐信- Xu
Xin), Thượng tướng Quách Lâm Tường (郭林祥- Guo
Linxiang), Trungtướng Vưu Thái Trung (尤太忠-You
have Taizhong), Trungtướng Vương Thành Hán (王诚汉- Wang
Cheng Han),Trung tướng Trương Chấn (张震-Olivia), Trung tướng
Lý Đức Sanh (李德生- Li Desheng), Thượng tướng Lưu Chấn
Hoa (刘振华- Lưu
Zhenhua), Trung tướng Hướng Thú Chí (向守志- Shouzhi),
Thượng tướng Vạn Hải Phong (万海峰-Wan
Haifeng), Trung tướng Vương Hải(王海-Wang),
Trung tướng Phan Bình tự (Ba Hùng), Cục trưởng Cục Quân báo, và Trung tướng
Nguyễn Như Văn (Tư Văn) Cục phó Tổng cục Tình báo quốc phòng Bộ Quốc Việt Nam.
Ngoài ra còn có một
lực lượng 26 tướng lĩnh trẻ tham chiến gồm có: Thiếu tướng Trương Vạn Niên (张万年- Zhang
Wannian), Tư lệnh, tham mưu phó Quân đoàn 43, Bộ chỉ huy tại núi 127 Laoshan.
Vu Vĩnh Ba (于永波 – Yu Yongbo ) Chính ủy, Chính trị
viên của pháo binh, Bộ chỉ huy tại núi 32, 33 Laoshan. Thiếu tướng Lương Quang
Liệt (梁光烈) Tư lệnh Quân đoàn 20, Bộ chỉ huy tại
núi 50, và 58 Laoshan. Trợ lý Tham mưu trưởng Đại tướng杨得志 (Yang
Dezhi Dương Đắc Chí) Tổng Chỉ huy chiến trường Tây Nam-Vân Nam. Thiếu tướng Lý
Cửu Long (李九龙) Tham
mưu trưởng Quân đoàn 31, Bộ chỉ huy tại núi ngọn núi 11 Laoshan. Thiếu tướng
Đinh Văn Xương (丁文昌) Trợ lý Tham mưu trưởng chiến trường
Laoshan. Thượng tướng Ngô Quan Xứ (吴铨叙) Chính
trị viên Cục Hậu cần Quân đoàn 47. Thiếu tướng Đinh Văn Xương (丁文昌) Chính
ủy, Chính trị viên của pháo binh Quân đoàn 14, Bộ chỉ huy tại đỉnh núi 48 và 49
Laoshan. Thiếu tướng Từ Vĩnh Thanh (徐永清 – Xu
Yongqing) Chính trị viên Lực lượng vũ trang biên phòng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy
tại đỉnh núi 27 Laoshan. Thiếu tướng Lý Cảnh (李景 – Li
Jing) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 41, bộ chỉ huy tại núi 121. Thiếu tướng
Vương Thụy Lâm (王瑞林 – Wang Ruilin) Chính trị
viên Quân đoàn 199. Thượng tướng Trương Thái Hằng (张太恒-Zhang
Taiheng) Tham mưu trưởng Quân đoàn 42, bộ chỉ huy tại ngọn núi 124. Thiếu tướng
Trương Chí Kiên (张志坚- Zhang Zhijian) Tư Lệnh Sư đoàn 67, Bộ chỉ
huy tạingọn núi C211. Thiếu tướng Cốc Thiện Khánh (谷善庆-Gu
Shanqing) Chính ủy Quân đoàn 67. Thiếu tướng Trương Liên Trung (张连忠 –Zhang
Lianzhong) Tư lệnh, Quân đoàn 43 pháo binh. Thiếu tướng Vu Chấn Vũ (于振武- Yu
Zhenwu) Chính trị viên Quân đoàn 27. Thượng tướng Trần Bỉnh Đức (陈炳德) Chính
ủy Quân đoàn 21. Thiếu tướng Lưu Trấn Vũ (刘镇武- Liu
Zhenwu) Chính trị viên Tổng cục Vũ khí Quân đoàn 67. Thiếu tướng Lý Kiền Nguyên
(李乾元- Li Qianyuan) Tư lệnh phó quân đoàn
24. Thiếu tướng Lưu Đông Đông (刘冬冬- Liu
Dongdong) Quân đoàn 21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 139. Trung tướng Hồ Ngạn Lâm (胡彦林 – Hu
Yanlin) Chính ủy Quân đoàn 61. Thiếu tướng Tô Vinh (苏荣- Su
Rong) Tư lệnh, tham mưu trưởng Quân đoàn 1509. Thiếu tướng Dương Đức Thanh (杨德清) Tư lệnh,
tham mưu trưởng Quân đoàn 21, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 11, 19 và 866. Trung tướng
Uẩn Tông Nhân (温宗仁- Wen Zongren) Trưởng Quân đoàn 14, hồi
phục núi 11. Trung tướng Vương Tổ Huấn (王祖训- Wang
Zu-Tan) Chỉ huy phó Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 13, 34 và 35. Trung
tướng Lưu Thuận Nghiêu (刘顺尧- Liu
Shunyao) Chính ủy Quân đoàn 27, Bộ chỉ huy phục hồi ba ngọn núi 11, 78 và 1509.
Thiếu tướng Trịnh Quảng Thần (郑广臣-
ZhengguangChen) Tư lệnh Sư đoàn 199, Bộ chỉ huy tại ngọn núi 277.
Tư lệnh Đại Tướng Dương Đắc Chí (杨得志-Yang Dezhi) chỉ huy, dưới trướng của Đại
Tướng gồm có Quân đoàn 14, Quân đoàn 11, Quân đoàn 1, Tập đoàn 67 (集团军67), Tập đoàn 27 (集团军27), Tập đoàn
quân 13 (集团军13) và Bộ Tư lệnh Hậu Cần.
Ngoài ra còn có Quân đoàn 41, Quân đoàn 42, Quân đoàn 43, Quân đoàn 54, Quân
đoàn 55, đóng chốt trước miệng 3 tỉnh Lai châu, Lào Cai, và Hà Giang của Việt
Nam.
TỔN THẤT CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:
TỔN THẤT CỦA TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM:
Bản thống kê những đơn vị của Trung Quốc tham chiến tại chiến trường biên giới
Lão Sơn Lào Cai Việt Nam:
1 – Quân đoàn 11, 14 Côn Minh, tham chiến 4/84-4/85, tử thương 2749, trọng
thương 4152.
2 – Quân đoàn 1, 11 Nam Kinh, tham chiến 12/84-5/85, tử thương 3942, trọng
thương 3435.
3 – Quân đoàn 46, 67 Tế Nam, tham chiến 5/84-4/86, tử thương 4746, trọng thương
3257.
4 – Quân đoàn 21, 47 Lan Châu, tham chiến 4/86-4/87, tử thương 3654, trọng
thương 3264.
5 – Quân đoàn 27 Bắc Kinh, tham chiến 4/87-4/88, tử thương 3087, trọng thương
3649.
Tổng kết từ ngày 2/4/1984 đến ngày
25/4/88, quân Trung Quốc tử thương 15.178, trọng thương 17.757…”
Về
phía Việt Nam:
THIẾU
TƯỚNG NGUYỄN ĐỨC HUY-NGUYÊN THAM MƯU TRƯỞNG QUÂN KHU 2:
“Đây là cuộc chiến có quy mô lớn
nhất, chỉ sau chiến tranh giải phóng miền Nam. Trung Quốc huy động 8/10 đại
quân khu với hơn 50 vạn quân; phía Việt Nam huy động 9 sư đoàn với số lượng
quân có lúc lên tới 15 vạn quân. Đây là cuộc chiến ác liệt nhất khi Trung Quốc
cày nát Vị Xuyên, có ngày bắn tới 3 vạn quả đạn pháo, tấn công vào tất cả các
điểm cao của ta. Tổn thất của địch trong trận chiến này rất lớn nhưng có những
trận trong một ngày quân ta hy sinh khoảng 1.000 chiến sĩ…
Cuộc chiến tranh Vị Xuyên đã khiến hơn 5.000 chiến sĩ của ta hy
sinh, đến nay hơn 3.000 người chưa tìm thấy hài cốt; trong nghĩa trang liệt sĩ
Vị Xuyên có hơn 1.700 mộ liệt sĩ nhưng tới 700 ngôi mộ liệt sĩ chưa xác định được
tên tuổi. Tôi kiến nghị phải tổ chức đội rà phá bom mìn, quy tập mộ và hài cốt
liệt sĩ trong cuộc chiến Vị Xuyên để đưa về nghĩa trang...”
(Tham mưu trưởng mặt trận Vị Xuyên: Nhiều hài cốt đồng đội đang nằm lại ở khe
núi, hốc đá…
Bản thảo dày gần 500 trang A 4 tập hợp các bài khảo cứu, tư liệu, phóng sự điều tra về các trận đánh khốc liệt đẫm máu tại chiến trường Vị Xuyên...
Bạn đọc nào có nhu cầu chia sẻ, liên hệ nhà văn Phạm Viết Đào
Email: Hoanghtham9@gmail.com hoặc ĐT: 0382598746
(
P.V.Đ sưu tầm)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét