Bắc Kinh dùng hệ thống chấm điểm công dân nhằm đối phó với tình trạng gian lận ngày càng phổ biến.
Người đợi qua đường ở thành phố Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Caixin.
|
Khoảng một năm trước, thành phố Túc Thiên, tỉnh miền đông Giang Tô, Trung Quốc công bố kế hoạch chấm điểm "độ tin cậy" của tất cả công dân trưởng thành. Ban đầu mỗi người đều có 1.000 điểm trong tài khoản. Hệ thống chấm điểm dựa theo cách tính thưởng - phạt. Nghĩa là những hành động tốt như tham gia các công việc tình nguyện, hiến máu, hiến tạng hoặc lao động gương mẫu sẽ được cộng điểm. Ngược lại, hệ thống sẽ trừ điểm nếu một người không có khả năng trả nợ, chậm thanh toán hóa đơn điện nước, vi phạm luật giao thông, hoặc bị kết án. Hệ thống sẽ công bố điểm theo tháng và xếp công dân vào 8 mức hạnh kiểm, từ AAA (công dân điển hình) đến D (công dân không đáng tin cậy).
Mỗi người dân thành phố Túc Thiên có thể tự tra cứu điểm số bằng cách nhập số chứng minh thư nhân dân của mình vào ứng dụng tích hợp trên WeChat, ứng dụng nhắn tin kiêm mạng xã hội phổ biến nhất ở Trung Quốc. Điểm của mỗi người còn được đồ họa hóa trên thanh ngang hai màu, một đầu màu xanh và đầu kia màu đỏ. Điểm màu xanh có thể quy đổi ra các phần thưởng như coupon giảm giá đến 12 USD cho dịch vụ giao thông công cộng, nhập viện mà không cần đóng tiền ký quỹ, được ưu tiên khi mượn sách ở thư viện hoặc gửi xe với phí rẻ hơn.
Trung Quốc dự kiến đến năm 2020 sẽ chấm điểm người dân trên toàn quốc. Theo nhà nghiên cứu Rogier Creemers tại đại học Leiden, Bắc Kinh đã nung nấu kế hoạch này từ lâu. Mục đích là nhằm đối phó với sự bất mãn ngày càng tăng của người dân trước tình trạng gian lận ngày càng phổ biến trong xã hội: từ đạo văn, bằng giả cho đến các công trình xây dựng bị rút ruột hay việc buôn bán tràn lan các sản phẩm hàng hóa kém chất lượng.
Trong bản kế hoạch công bố năm 2014, chính phủ Trung Quốc tuyên bố hệ thống chấm điểm sẽ tập trung hóa dữ liệu về cá nhân công dân và tổ chức doanh nghiệp. Cơ quan chức năng sẽ cấp cho mỗi công ty và tổ chức một số đăng ký riêng giống như số chứng minh thư của công dân. Các doanh nghiệp sẽ dùng con số này thay cho số đăng ký kinh doanh để đi nộp thuế và ký kết các hợp đồng thương mại.
Một người dân ở Tô Châu trình điểm số tín nhiệm công dân của mình để được mượn sách nhiều hơn và nhanh hơn. Ảnh: Caixin.
|
Hiện dữ liệu thu thập và tổng hợp trên phạm vi toàn quốc được sử dụng theo hai cách. Cách thứ nhất là để phát triển ngành dịch vụ tài chính tín dụng. Nghĩa là người dân có điểm tín dụng cao sẽ dễ dàng tiếp cận các dịch vụ vay tiền và tài chính của các tổ chức tín dụng. Cách thứ hai là dữ liệu sẽ được dùng vào việc thắt chặt thực thi luật. Nghĩa là khi cảnh sát nắm bắt được thông tin công dân rõ ràng, họ có thể nâng cao năng lực phản ứng.
Kể từ năm 2013, cơ quan tư pháp của Trung Quốc đã thu thập thông tin của những người chống lệnh của tòa án, ví dụ như không trả nợ hoặc trốn nộp phạt theo phán quyết của tòa. Năm 2016, các cơ quan chức năng khác bắt đầu vào cuộc và phối hợp với bên tư pháp để "trừng phạt" những cá nhân trên.
Các biện pháp trừng phạt bao gồm cấm những người có tên trong "danh sách đen" không được phép đi máy bay, tàu tốc hành hoặc ở khách sạn hạng sang; ngoài ra, những người này cũng bị chặn con đường thăng tiến trong các doanh nghiệp nhà nước và họ không được phép kinh doanh trong các lĩnh vực thực phẩm và dược phẩm. Hiện có hơn 12 triệu người có tên trong danh sách. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Chấm điểm Uy Tín Công cộng, cơ quan chức năng đã cấm những công dân này lên 17,5 triệu chuyến bay và 5,5 triệu chuyến tàu cao tốc tính đến cuối năm 2018.
Chính phủ cũng khuyến khích các bộ ngành lập "danh sách đen" riêng, liệt kê tên của những cá nhân và doanh nghiệp vi phạm luật liên quan đến lĩnh vực mình quản lý ví dụ an toàn thực phẩm, sức khỏe cộng đồng hoặc bảo vệ môi trường.
Trong năm 2015 và 2016, Bắc Kinh thử nghiệm hệ thống này ở 43 thành phố. Nhưng không phải thành phố nào cũng quyết tâm cao như Túc Thiên. Giới chức thành phố muốn cải thiện nếp sống của người dân trước khi hệ thống chấm điểm công dân được áp dụng trên cả nước với mục tiêu Túc Thiên sẽ được công nhận là "thành phố văn minh", danh hiệu mà mọi chính quyền địa phương đều khao khát đạt được.
Trên đường phố ở Túc Thiên, người ta dễ dàng bắt gặp các tấm biển quảng cáo ngoài trời cỡ lớn liệt kê các cách hành xử văn minh, ví dụ không mặc đồ ngủ xuất hiện ở nơi công cộng, không nhìn chằm chặp vào điện thoại của người khác hoặc không chuốc rượu bạn bè. Tại các ngã ba ngã tư, các bảng điện tử đăng hình ảnh và danh tính những người sang đường sai luật hay vượt đèn đỏ.
Tuy nhiên, hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc cũng làm dấy lên lo ngại về tự do cá nhân. Phó tổng thống Mỹ Mike Pence hồi tháng 10 năm ngoái từng gọi đây là "hệ thống tập trung vào việc kiểm soát hoàn toàn mọi mặt đời sống của con người". Những cơ quan kiểm soát việc chấm điểm có thể lạm dụng quyền lực và "trừ điểm oan" công dân. Ngoài ra, hệ thống này đòi hỏi xây dựng một hệ thống dữ liệu lớn. Và việc đảm bảo an toàn dữ liệu cũng là một vấn đề "đau đầu" bởi những hệ thống dữ liệu tập trung luôn là "mồi ngon" của tin tặc.
An Hồng (Theo Economist
Hệ thống chấm điểm, xếp hạng hạnh kiểm công dân ở Trung Quốc chặt chẽ tới mức nào?
(VTC News) - Với hệ thống chấm điểm công dân của Trung Quốc, độ tín nhiệm của từng người sẽ quyết định mức độ tiếp cận các lợi ích xã hội cũng như quyền lợi của họ.
Hệ thống chấm điểm công dân được Trung Quốc được giới thiệu vào năm 2014, đang được thí điểm trên hàng triệu người và sẽ chính thức được triển khai vào năm 2020.
Với hệ thống này, các công dân Trung Quốc sẽ được xếp hạng theo "chỉ số tín nhiệm" dựa trên các hành vi của họ để phục vụ cho mục tiêu "giúp uy tín lan tỏa muôn nơi dưới vòm trời, đồng thời khiến những người bất tín bước một bước cũng thấy khó khăn".
Điểm tín nhiệm cá nhân của mỗi người có thể lên xuống dựa vào hành vi của họ. Chi tiết cách thức chấm điểm công dân vẫn chưa được Trung Quốc công bố chính thức, nhưng các hành vi như lái xe ẩu, hút thuốc tại những nơi cấm hút, mua quá nhiều trò chơi điện tử, thả rông chó ngoài đường, trốn thuế cá nhân, có lịch sử vi phạm hành chính, đăng tin tức giả lên mạng...đều bị liệt vào những hành vi ảnh hưởng tới hạnh kiểm xã hội.
Cấm di chuyển bằng máy bay và tàu siêu tốc
Trung Quốc đã bắt đầu "trừng phạt" các công dân có tên trong danh sách đen bằng cách hạn chế phương tiện đi lại của họ. Theo báo cáo của Trung tâm Thông tin Hạnh kiểm Công cộng Quốc gia Trung Quốc, các công dân bị xếp loại hạnh kiểm yếu của Trung Quốc bị cấm lên 17.5 triệu chuyến bay và 5.5 triệu chuyển tàu nhanh tính đến cuối năm 2018.
Theo Business Insider, đến khi hệ thống chấm điểm công dân chính thức được đưa vào hoạt động, các hành vi như đi lậu vé hoặc hút thuốc trong khu vực cấm hút thuốc sẽ xếp vào các hành vi sai trái và khiến công dân vi phạm bị trừ điểm.
Giám sát công dân thông qua Internet
Theo Foreign Policy, hệ thống này sẽ giám sát các hành vi của công dân thông qua các thao tác của họ trên Internet.
Những người dành quá nhiều thời gian để chơi điện tử, lãng phí tiền bạc cho những thú vui phù phiếm và lan truyền tin giả, đặc biệt là các thông tin tin liên quan tới khủng bố hay an ninh sân bay sẽ bị hạ điểm công dân.
Không được nhập học vào các trường điểm
17 thanh niên từ chối ghi danh đi nghĩa vụ quân sự tại Trung Quốc đã bị cấm đăng ký theo học các trường đại học, cao đẳng và phải ngừng học.
Vào tháng 7/2018, một trường đại học Trung Quốc đã từ chối một tân sinh viên sau khi phát hiện cha em này bị xếp loại hạnh kiểm yếu.
Từ bỏ giấc mơ kiếm được việc làm tốt
Các cá nhân đánh mất lòng tin của xã hội sẽ bị cấm làm các công việc liên quan tới quản lý trong các công ty nhà nước và các ngân hàng lớn.
Những người từng có lích sử gian lận và tham ô cũng sẽ bị xếp hạng thấp trong hệ thống chấm điểm công dân.
Không được ở khách sạn hạng sang
Những người không đi nghĩa vụ quân sự cũng bị cấm đặt phòng tại một số khách sạn.
Các công dân có điểm số cao sẽ được phép đi du lịch ở nhiều nơi như châu Âu, châu Mỹ trong khi những người có điểm thấp sẽ bị hạn chế du lịch tới nhiều điểm ở trong nước.
Một cư dân ở Bắc Kinh từng chia sẻ cô từng đặt được một phòng khách sạn mà không cần cọc trước vì có điểm tín nhiệm xã hội cao.
Thả rông chó cũng sẽ bị trừ điểm công dân
Năm 2017, thành phố Tế Nam đã bắt đầu đưa vào sử dụng hệ thống chấm điểm đối với các chủ sở hữu chó. Theo đó, các chủ sở hữu chó sẽ bị trừ điểm nếu chó của họ lởn vởn ngoài phố mà không có xây xích hoặc gây mất trật tự xã hội.
Chính quyền sẽ bắt chó của những người bị trừ hết điểm. Những người này chỉ có thể nhận lại thú cưng nếu họ tham gia vào một khóa học và vượt qua kỳ thi về quyền sở hữu chó.
Giới chức Trung Quốc cho biết hệ thống chấm điểm này đã mang lại hậu quả nhất định khi các trường hợp khiếu nại về chó năm 2017 đã giảm tới 43%.
Bị liệt vào danh sách đen
Các công dân có hạnh kiểm yếu sẽ bị liệt vào danh sách đen. Chính phủ Trung Quốc khuyến cáo các công ty tham khảo danh sách này trước khi tuyển dụng và ký hợp đồng với nhân viên.
Tuy nhiên, trước khi bị liệt vào danh sách này, người có tên sẽ được tòa án thông báo trước. Họ sẽ có 10 ngày kháng án kể từ khi nhận được thông báo.
Một luật sư có tên trong danh sách đen năm 2015 nói rằng mình đã không thể mua nổi vé máy bay đi công tác cũng như làm thẻ tín dụng.
Công dân tốt được hưởng hàng loạt quyền lợi
Các công dân có điểm tín nhiệm cao cũng được xếp vào một danh sách nhất định. Baihe, website hẹn hò lớn nhất Trung Quốc cập nhật frofile của những người này trong danh sách các đối tượng đáng để hẹn hò.
Bên cạnh đó, những người có tên trong danh sách trên sẽ được giảm giá khi chi trả hóa đơn thanh toán tiền điện. Họ có thể thuê nhiều thứ mà không cần đặt cọc và hướng mức lãi suất ưu đãi tại các ngân hàng.
Mặc dù chính phủ Trung Quốc đặt rất nhiều kỳ vọng vào hệ thống chấm điểm này, các nhà xã hội học lên án chương trình này như một công cụ giúp chính quyền giám sát người dân một cách ngặt nghèo và khiến công dân mất đi quyền tự do.
Tuy nhiên, nhiều người dân Trung Quốc thừa nhận việc bị chấm điểm và giám sát khiến ý thức của họ tăng lên đáng kể.
"Giờ đây khi lái xe tôi sẽ dừng lại trước vạch dành cho người qua đường bởi không dùng lại, bạn sẽ mất điểm. Ban đầu chúng tôi chỉ lo tới việc bị trừ điểm nhưng giờ thì mọi người đang quen dần với nó", Chen, một doanh nhân 32 tuổi chia sẻ.
Một công dân Trung Quốc đến Mỹ bằng visa sinh viên và học tại Viện Công nghệ Illinois đã bị bắt vì cáo buộc “làm việc theo chỉ thị của một nhân viên tình báo cấp cao” trong Bộ An ninh...
Thông qua hệ thống "hạnh kiểm xã hội" nhằm giám sát người dân, giới chức Trung Quốc cấm hàng triệu hành khách bị xếp loại "hạnh kiểm yếu" mua vé tàu hỏa hoặc máy bay.
(Nguồn: Business Insider)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét