Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

MỜI VƯƠNG QUANG MỸ ĐI BƠI, GIANG THANH TỨC BỰC NÓI: VĂN MÌNH VỢ NGƯỜI; LƯU THIẾU KỲ CĂNG THẲNG; CÒN MAO CHỈ CƯỜI

Mao Trạch Đông mời vợ Lưu Thiếu Kỳ đi bơi, khiến quan hệ Lưu – Mao rạn nứt

Lưu Thiếu Kỳ là do Mao Trạch Đông đích thân chọn làm người kế vị của mình. Cả đời Lưu chỉ có một lần xung đột với Mao và ngay lập tức đã bị đả đảo. Một trong những ngòi nổ của xung đột này chính là việc Mao thường xuyên mời Vương Quang Mỹ, vợ của Lưu đi bơi…

xung đột, Mao Trạch Đông, luu thiếu kỳ,
Mao Trạch Đông mời vợ Lưu Thiếu Kỳ đi bơi, khiến mối quan hệ Lưu – Mao trở nên căng thẳng. (Ảnh: NTDTV)
Theo “Tài liệu phỏng vấn Vương Quang Mỹ”, trong hội nghị Lư Sơn năm 1959, chiều một ngày tháng 07, vệ sĩ của Mao Trạch Đông gọi điện cho Lưu Chấn Đức, thư ký Văn phòng Lưu Thiếu Kỳ, nói rằng Mao Trạch Đông mời Vương Quang Mỹ đến hồ Lô Lâm bơi cùng.

Hồ Lô Lâm rất gần với nơi ở của Mao Trạch Đông. Trong thời gian diễn ra hội nghị Lư Sơn, Mao Trạch Đông thường xuyên đến đây bơi, có lúc cũng mời những người khác cùng bơi, nói chuyện vui vẻ. Lúc Vương Quang Mỹ đến hồ Lô Lâm, Mao và vài người nữa đang bơi, bà chào hỏi Mao xong rồi xuống hồ.
Vương Quang Mỹ nói, bà biết bơi vào năm 1954 cũng là do Mao dạy ở Bắc Đới Hà. Vì thế mỗi khi Mao đi bơi thường mời bà đi cùng. Vương Quang Mỹ còn nói, có hai lần Mao gọi điện mời bà, đã bị Lưu Thiếu Kỳ lấy lý do sức khỏe từ chối.
Trong khoảng thời gian diễn ra hội nghị Lư Sơn, Mao cũng mấy lần mời Vương Quang Mỹ đi bơi. Có một ngày, Từ Nghiệp Phu – thư ký của Mao gọi điện thoại cho Vương Quang Mỹ, nói Mao mời bà đi bơi, rồi Từ Nghiệp Phu lái xe đến chở bà đi.
Sau đó Giang Thanh cũng từ Quảng Châu đến Lư Sơn, còn dẫn theo mấy người phụ giúp mình chụp ảnh, vì Giang Thanh thích chụp ảnh.
Một ngày, Mao Trạch Đông lại mời Vương Quang Mỹ đến hồ Lô Lâm bơi. Vương Quang Mỹ nói: “Chúng tôi đến đó, nhìn thấy Giang Thanh và cả những người khác nữa. Mọi người cười nói vui vẻ, Giang Thanh còn chụp cho chúng tôi mấy tấm hình. Chỉ một lát sau, có người rủ Giang Thanh đi chỗ khác chụp ảnh, Giang Thanh lập tức đi. Sau đó tất cả đều xuống hồ bơi”.
Vương Quang Mỹ nói: “Bơi xong thì cũng vừa đến trưa, Mao giữ mọi người ở lại cùng ăn cơm. Cơm dọn xong rồi, Giang Thanh vẫn chưa về. Mọi người mời Mao dùng cơm trước, còn họ đợi Giang Thanh đến rồi mới ăn. Mao nói: ‘Thôi, chúng ta hãy cùng ăn!’
Mọi người vừa ngồi xuống ăn, thì Giang Thanh quay lại. Gianh Thanh nhìn thấy cảnh này đã tức giận ra mặt, bực bội nói: ‘Văn mình vợ người’ (văn của mình thì hay, vợ người khác thì đẹp), Mao cười cười ha ha, không nói gì”.
Vương Quang Mỹ nói: “Tôi không nghĩ rằng, trước mặt mọi người mà Giang Thanh lại hành xử trẻ con đến thế, tôi đành phải như không nghe thấy, nhường chỗ cho Giang Thanh ngồi, rồi hỏi han Giang Thanh chụp hình như thế nào, sau đó Giang Thanh mới bình tĩnh trở lại”.
Sự việc Mao mời Vương Quang Mỹ đi bơi khiến Giang Thanh ghen tức, sau này khi Cách mạng Văn hóa bắt đầu, Giang Thanh đã quy cho Vương Quang Mỹ tội “đại đặc vụ”, Vương Quang Mỹ suýt chút nữa là bị xử bắn. Cũng bởi vì sự việc Mao mời Vương Quang Mỹ đi bơi, đã khiến mối quan hệ giữa Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ ngày càng bất hòa.
Lưu Thiếu Kỳ phản kháng Mao Trạch Đông
xung đột, Mao Trạch Đông, luu thiếu kỳ,
Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ bị đấu tố, bức hại đến chết trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa ở Trung Quốc. (Ảnh: Epoch Times)
Tháng 05/1966, trong Hội nghị Bộ Chính trị mở rộng, Mao Trạch Đông đã thông báo đề xuất triển khai cuộc vận động “Cách mạng Văn hóa”. Nhưng cuộc vận động này lại bị Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình và một số lãnh đạo cấp cao khác của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tìm cách ngăn chặn. Nhưng Mao Trạch Đông vẫn kiên quyết triển khai Cách mạng Văn hóa, vì thế đã nghĩ cách loại bỏ những người phản đối.
Bất đồng quan điểm về đường lối, cộng với việc Mao Trạch Đông thường xuyên mời vợ Lưu Thiếu Kỳ đi bơi cùng đã khiến mối hiềm khích giữa Mao và Lưu được đẩy lên tột đỉnh. Chính điều này đã khiến Lưu Thiếu Kỳ bùng nổ ra mặt đối kháng Mao, và cuối cùng phải nhận kết cục bi thương.
Ngày 01/08/1966, Hội nghị Trung ương 01 khóa 08 của ĐCSTQ diễn ra tại Bắc Kinh, hội nghị này dự kiến kéo dài 5 ngày. Nhưng đến chiều ngày 04/08, Mao Trạch Đông bất ngờ tổ chức Hội nghị Thường ủy Bộ Chính trị mở rộng, 13h ra thông báo, 15h là họp.
Vương Quang Mỹ nhớ lại, trong cuộc họp này Mao đã tức giận nghiêm khắc phê bình Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình. Khi Mao chất vấn tại sao lại sợ quần chúng, Lưu Thiếu Kỳ đã cắt ngang lời nói: “Cách mạng mấy chục năm, chết cũng chẳng sợ, còn sợ gì quần chúng?”.
Đối mặt với những chỉ trích liên tiếp của Mao, Lưu Thiếu Kỳ còn không thể kiềm chế nói: “Mất chức à, không sợ mất chức, không sợ giáng cấp, không sợ khai trừ đảng, không sợ vợ ly hôn, không sợ ngồi tù mất đầu”.
Vương Quang Mỹ nói: “Đây là lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất Lưu Thiếu Kỳ chính diện xung đột với Mao. Mao cũng chưa từng nghĩ rằng Lưu Thiếu Kỳ lại ở trước mặt mọi người quyết liệt phản đổi phong trào vận động quần chúng của mình như vậy”.
Sau khi hội nghị kết thúc, Mao nhận định Lưu Thiếu Kỳ đã không có thuốc chữa, cuối cùng hạ quyết tâm mỗi người một ngả với Lưu, bãi bỏ địa vị nối nghiệp của Lưu. Mao quyết định kéo dài ngày họp Trung ương, thay đổi chương trình hội nghị, bắt tay thực hiện công tác tư tưởng, tổ chức…
Ngày hôm sau (05/08), Mao Trạch Đông viết bài “Một bài báo của tôi – Nã pháo vào Bộ Tư lệnh” đã dùng ngôn ngữ vô cùng gay gắt, kịch liệt lên án Lưu Thiếu Kỳ “đứng trên lập trường của giai cấp tư sản phản động, thực hành chuyên chính của giai cấp tư sản, chống đối lại vận động Cách mạng Văn hóa oanh liệt của giai cấp vô sản, khiến phải trái trắng đen lẫn lộn, vây quét cách mạng, áp chế bất đồng ý kiến, thực hành khủng bố trắng, dương dương tự đắc, thể hiện sự hung hăng của giai cấp tư sản, tiêu diệt chí khí của giai cấp vô sản!”.
Bài báo này của Mao sau đó đã được in và phát cho toàn hội nghị nhằm phê bình tư tưởng của Lưu Thiếu Kỳ. Toàn bộ hội nghị Trung ương chuyển sang “vạch trần phê phán” Lưu Thiếu Kỳ và Đặng Tiểu Bình.
Sau đó Mao đã miễn trừ tất cả mọi chức vụ trong ngoài đảng của Lưu Thiếu Kỳ, khai trừ Lưu Thiếu Kỳ ra khỏi đảng. Ngày 12/11/1966, Lưu Thiếu Kỳ bị đưa ra đấu tố (công khai xử tội trước quần chúng), sau đó đã bị giam lỏng và chết bệnh vào năm 1969. Mãi cho đến sau này, khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền mới sửa lại án sai, minh oan cho Lưu Thiếu Kỳ.
Lê Hiếu

Không có nhận xét nào: