Phạm
Viết Đào.
Sáng nay, vào mạng, nhận được tin buồn faicebooker
Trường Thiên-Hoàng Quốc Hải, một người bạn vô cùng quý mến của mình đã qua đời
hôm qua ngày 5/12/2017…
Tôi và Hải tần ngần dừng chân dưới đỉnh cao 1509 chìm trong sương mù phía xa xa ..
Nhận được thông tin qua mạng, mình gọi điện ngay cho Nguyễn
Xung Kích hỏi thăm thông tin; Kích cho biết: Hải bị tai nạn xe máy, không cứu
được…Nguyễn Xung Kích và Hoàng Quốc Hải đều làm việc với nhau tại Mặt trận Tổ
quốc tỉnh Hà Giang và từng là lính chiến chống Trung Quốc xâm lấn biên giới trong
cuộc chiến 1979-1989…
Mình quen Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xung Kích qua mạng xã
hội. Số là năm 2009, do việc Trung Quốc tổ chức rầm rộ kỷ niệm 25 năm chiến thắng
Lão Sơn; Nhiều báo chí Trung Quốc đã đưa tin, còn phía Việt Nam thì im thit
thít, làm ngơ trước việc ông bạn vàng mượn cuộc chiến Lão Sơn để sỉ nhục Việt Nam
và kích hoạt, dựng dậy tinh thần bá quyền Đại Hán ồm yếu và bệnh hoạn.
Tất cả những cơ quan nghiên cứu chiến lược đối ngoại và
quốc phòng Việt Nam hình như không ai biết tiếng Trung và tiếng Anh hay họ đang
bận đọc nghiên cứu cái gì chỉ có họ biết; Không ai quan tâm đến thông tin của
báo chí Trung Quốc. Hình như cái chiến dịch quân sự rầm rộ mà Trung Quốc quảng
cáo là chiến thắng Lão Sơn đó, chỉ quấy đảo tại Trung Quốc và một vài quốc gia
quan tâm tới Trung Quốc là Ấn Độ và Nhật Bản…
Trong tình thế mù và bưng bít thông tin như vậy, cuối năm
2009 mình nhận được một loạt email của 1 nikname tên là Hà Minh Thành, nhận là
1 Việt kiều tại Nhật, cung cấp cho một số thông tin, hình ảnh và mình đã lập tức
đưa lên mạng với chủ đề: Thông tin từ Nhật bản về các trận chiến ở Lão Sơn…
Những thông tin của Hà Minh Thành dịch, cung cấp gửi cho
mình dựa vào một số nguồn tin từ một số trang mạng Trung Quốc viết bằng tiếng
Anh; từ học viện quốc phòng Nhật Bản nổi lên một số thông tin gây tranh cãi:
1/ Trung Quốc đã chiếm đỉnh Lão Sơn của Việt Nam và lấn
sang một số vùng đất tại khu vực Thanh Thủy-Vị Xuyên sau những trận đánh giằng
co máu lửa;
2/ Trung Quốc đã tiêu diệt 3700 bộ đội Việt Nam trong các
trận giao chiến ở khu vực này; Trung Quốc đã dùng xăng hóa học đốt thiêu thi
hài và cả thương binh Việt trong các cuộc giao chiến;
3/ Một sĩ quan quân báo cao cấp Việt Nam đã cộng tác bán
tin cho Tình báo Hoa Nam dẫn tới những trận Việt Nam phải chịu tổn thất lớn, đó
là trận 12/7/1984…Toàn bộ kế hoách tác chiến, sơ đồ bố trí các mũi đều đã bị
bãi lộ nên đã bị Trung Quốc vô hiệu…
Thông tin này cả báo chí Trung Quốc và báo chí Nhật đều
đưa công khai, được in thành sách; Hà Minh Thành đều dẫn nguồn chứ không phải
do Phạm Viết Đào và Hà Minh Thành tìm cách “ăn cắp” cái bí mật quốc phòng chết
người từ đâu đó hay tự bịa ra, hoang báo…
Sau khi blog Phạm Viết Đào đưa thông tin này lên mạng,
sau đó BBC cũng đưa tin; lập tức trang Quân Sử Việt Nam, có nguồn tin cho biết
do Tổng Cục chính trị-Bộ quốc phòng lập ra trang này mở một diễn đàn,chuyên mục
để các CCB từng tham gia trận 12/7/1984 lên tiếng.
Danh nghĩa là để bạch hóa thông tin về trận 12/8/1984, trận
mà phía Việt Nam đã huy động 5 trung đoàn của 5 sư đoàn chủ lực đồng loạt nổ
súng rạng ngày 12/7/1984 và đã chịu tổn thất nặng nề, không đạt được mục tiêu
chiến thuật và chiến lược đề ra…Những thông tin được đưa ra từ nguồn Nhật bản
do blog Phạm Viết Đào đưa.
Toàn bộ trên 50 kỳ của Quân sử Việt Nam, với sự tham gia
của gần mấy chục CCB đã cho đưa rất nhiều ý kiến của một số CCB, chủ yếu đều
xưng là người của F 356, một số CCB đã tập trung “ném đá”, thóa mạ, chửi bới,
dùng những lời lẽ rất chi là đầu gấu để nhiếc móc Phạm Viết Đào, cho rằng Phạm
Viết Đào đã tiếp tay cho Việt Tân, hay một thế lực phản động nào đó chuyển lửa về quê, vì một một múc đích gây rối nội bộ,
gây chia rẽ quan hệ Việt-Trung đang vô cùng tốt đẹp, nói xấu Bộ Quốc phòng…
Họ chủ yếu tập trung vào con số 3700 liệt sĩ mà họ cho là
bịa đặt với dụng ý xấu ?! Một số người nhận đã từng tham gia trận 12/7/1984 lớn
tiếng cho rằng con số 3700 liệt sĩ là bịa đặt…
Sau này người viết bài này hiểu: sở dĩ trang Quân sử Việt
Nam la làng chuyện này để nhằm mục đích vùi lấp một thông tin đáng chú ý khác
mà blog Phạm Việt Đào đã lật ra: từ cuộc chiến 1979-1989, Trung Quốc đã cài được
người vào ngay những cơ quan đầu não của Bộ quốc phòng để đánh cắp bí mật quân
sự…
Và bây giờ con số thương vong của mặt trận Vị Xuyên Hà
Giang đã được công bố: cách đây 1 năm trong cuộc gặp gỡ của các CCB Hà Giang, tại
Hà Nội, Tướng Nguyễn Đức Huy, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 2 đã công bố chính thức
con số thương vong trên 4000 bộ đội; Và con số mới nhất cũng được tướng Nguyễn
Đức Huy công bố được báo chí đưa là trên 500 liệt sĩ…ở chiến trườn Vị Xuyên-Hà
Giang…
Vậy thì việc blog Phạm Viết Đào đưa ra con số 3700 liệt sĩ từ năm 2009 theo nguồn tin từ báo mạng Trung Quốc có gì là sai, tại sao lại ném đá ác liệt như vậy ? Con số 3700 liệt sĩ Việt Nam mà Trung Quốc đưa chắc chắn họ không thống kê bằng cách đếm xác trên chiến trường?
Vậy thì việc blog Phạm Viết Đào đưa ra con số 3700 liệt sĩ từ năm 2009 theo nguồn tin từ báo mạng Trung Quốc có gì là sai, tại sao lại ném đá ác liệt như vậy ? Con số 3700 liệt sĩ Việt Nam mà Trung Quốc đưa chắc chắn họ không thống kê bằng cách đếm xác trên chiến trường?
Con số này đã phơi bày một sự thật: Họ đã có người cắm
vào Bộ Quốc phòng Việt Nam; Họ đã đọc được số liệu trong các sổ sách lưu trữ tại
đây? Có thế họ mới đưa ra được một con số 3700 gần sát đúng với số liệu do tướng
Nguyễn Đức Huy đưa ra 2016-2017; Trung Quốc không đưa lung tung, bịa ra mà có
căn cứ ? Không nhẽ họ công bố con số 4000 từ năm 2009 thì sẽ làm bẽ mặt cơ quan
quốc phòng Việt Nam: Trong nhà chưa tỏ, ngoài ngõ đã thông…
Sau loạt bài trên blog Phạm Viết Đào, một số CCB Hà Giang
đã phản hồi lên tiếng ủng hộ, động viên Phạm Viết Đào bình tĩnh. Nguyễn Xung
Kích và Bùi Quốc Hải là trong số đó đã phản hồi qua mạng, sau đó liên hệ trao đổi
qua điện thoại: Phạm Viết Đào muốn viết về sự thật những trận đánh ở Vị
Xuyên-Hà Giang xin mời lên, anh em CCB sẽ tiếp và đưa đi thăm chiến trường xưa…
Thế là đầu năm 2010, Phạm Viết Đào đã cơm nắm lên đường
lên Vị Xuyên. Những CCB đầu tiên gặp tại Vị Xuyên là: Nguyễn Xung Kích, Bùi Quốc
Hải, Nguyễn Tiến Viên, Nguyễn Quốc Hùng, Hoàng Đình Xiển, Nguyễn Công Soái,
nguyên lính F 313; ông Tuấn Anh, người từng được giao rèn chông sắt để rào cắm
suốt tuyến biên giới; Tuấn người dân tộc Tày, một cán bộ của Sở Ngoại vụ…
Lần nào lên Hà Giang, các CCB đều tìm cách bố trí để blog
Phạm Viết Đào gặp những người từng tham chiến để khai thác thông tin; Tất nhiên
không phải ai cũng sẵn sàng gặp, chia sẻ. Một trong những người nhiệt tình đưa
đường thăm chiến địa xưa đó là Hoàng Quốc Hải.
Còn nhớ vào đầu năm 2011, Phạm Viết Đào nhờ Hoàng Quốc Hải
đưa lên chân Cao điểm 1509. Để chắc ăn, Hải làm giấy giới thiệu của Mặt trận Tổ
quốc đưa tôi lên trụ sở UBND xã Thanh Đức, vừa lúc xã đang có cuộc hội nghị. Tại
đây tôi và Hải gặp rất nhiều cán bộ biên phòng, cán bộ Đoàn 313 và cán bộ xã.
Sau khi nghe đặt vấn đề để tôi 1 nhà báo muốn vào thăm 1509 và để thăm noi chú
em đã hy sinh trong trận 12/7/1984.
Mượn lý do nhờ cán bộ xã Thanh Đức đưa đường, thực chất tôi
vfa Hải muốn đánh tiếng cho chính quyền sở tại biết: chúng tôi là “người ngay”,
người yêu biên cương tổ quốc, căm thù sự xâm lược của Trung Quốc lên để thắp một
nén hương cho các liệt sĩ đã bỏ mình, đang nằm trên những giải núi hoang lạnh của
Vị Xuyên Hà Giang mà bấy lâu này không mấy ai biết tới, trong đó có chú em tôi liệt
sĩ Phạm Hữu Tạo.
Cán bộ địa phương đã hội ý và sau đó họ viện lý do bận
không thể đưa đường được và cũng khuyến cáo không nên vào vì trong đó còn nhiều
mìn chưa gỡ. Tuy họ không nhiệt tình đưa đường nhưng họ giữ lại mời tham gia
liên hoan ăn trưa với cán bộ xã. Tại cuộc liên hoan này, tôi đã uống rượu với
Thượng tá Thượng Thái Quyết, cán bộ của Đoàn 313, sĩ quan cao cấp nhưng lại mặc
chiếc áo khoác của quân lực Hoa Kỳ. Sau đó, tôi đã ghi lại câu chuyện anh kể về
việc từng thách tỷ thí với 1 lính sơn cước Trung Quốc…
Sau bữa trưa, tôi và Hải quyết định không cần cán bộ xã
đưa đường, 2 anh em tự tìm đường lên. Hải chở tôi bằng xe máy, còn nhớ xe luôn cài
số 1 và tôi và Hải đã leo lên được chỗ đỉnh cao 468, nơi xây dựng đài hương và
Đền tưởng niệm 1509. Năm 2011, chưa có đường rải nhựa như bây giờ, dọc đường
chúng tôi còn thấy xe ủi đường…Nhiều đoạn xe đi cheo leo trên sườn núi đá.
Khi Hải đưa tôi lên tới điểm cao 468, tôi nhận ra vị trí
mà tôi đã đặt chân đến từ năm 1996, khi lên đây theo lời khuyên của Bích Hằng để
cầu vong, đưa linh hồn em trai tôi là liệt sĩ Phạm Hữu Tạo về quê.
Lần gặp Hải gần đây là cuối năm 2014, sau khi mãn hạn lớp
“ tu nghiệp 258”, tôi lại đánh đường lên Hà Giang để thắp hương cho các liệt
sĩ. Trong thời gian tôi đi “tu nghiệp 258”, một số đêm tôi thấy chú em tôi có
đưa một số bạn bè vào thăm tôi, điều đó làm cho tôi ấm lòng vì mình đã làm được
một việc có ích: nhắc nhở mọi người nhớ tới các liệt sĩ Vị Xuyên,Hà Giang và
các liệt sĩ Hà Giang cũng đã không quên mình lúc hoạn nạn…
Nhân chuyện lên thăm chiến trường Hà Giang, tôi có kinh
nghiệm nhỏ nhắc bạn nào yếu bóng vía, khi lên hương khói đừng nên xưng danh và
địa chỉ. Còn nhớ, có lần tôi lên thăm hương về ngủ qua đêm tại nhà một người bạn
ở ngoại vi thành phố Hà Giang. Tôi đang ngủ say, độ gần 5 giờ sáng, tôi nghe
như có ai gọi giật giọng: Ông Đào ơi? Tôi choàng dậy, chạy ra mở cửa nhưng
không thấy ai cả khi đó trời đã lờ mờ sáng. Tôi vào giường trấn tình lại và rõ
rang nghe thấy tiếng gọi rất to. Tôi hiểu chắc hôm qua sau khi lên Đền tưởng niệm
quay về; chắc một số liệt sĩ họ đã theo chân mình như rồi họ sẽ phải quay về…
Tại khu vực Thanh Thủy, Vị Xuyên hiện đang có hàng ngàn
vong linh liệt sĩ, hàng ngày, hàng đêm vẫn còn vất vưởng trên các ngọn đồi, núi
đá vôi, họ chưa được đưa về quê hương bản quán. Do đó khi gặp được người hợp
vía, rất dễ họ sẽ bám theo…
Lần gặp Hải sau khi tôi hoàn thành xong “lớp tu nghiệp
258” cuối năm 2014. Hôm đó tôi đang lang thang trước cửa chợ Hà Giang thì Hải
lướt xe qua, thấy tôi, Hải gọi giật: Bác lên bao giờ thế; Sao không gọi cho bọn
em…
Mình trả lời là mới lên hôm qua. Hải bảo mình lên xe về
cơ quan Hải chơi…Mình ngại viễn lý đo đang có tý việc. Chiều tối hôm đó, Hải, Nguyễn
Xung Kích, 2 Tuấn đã gọi điện mới mình đến một quán thịt dê để chúc mừng mình
đã tai qua nạn khỏi, hoàn thành lớp “ tu nghiệp” và vẫn nhớ và tìm đường lên
thăm bạn bè chiến hữu Hà Giang.
Mình cảm ơn Hoàng Quốc Hải, Nguyễn Xung Kích và các bạn
Hà Giang vì sau khi “ tu nghiệp” về, rất nhiều bạn rất ngại gặp mình. Còn các bạn thì vẫn thân thiết như xưa…
Hôm nay, nghe tin Hoàng Quốc Hải bị tai nạn, mình se lòng
vì thêm một người bạn tốt không còn nữa của mình. Mình vẫn nhớ, cái chuyến Hải
chở mình bằng xe máy lên tận đỉnh 468. Đường cheo leo, luôn phải cài số 1 và chỉ
cần láng tay một chút là cả hai cùng xe sẽ lăn xuống vực. Hải đã đưa mình đi đến
nơi về đến chốn….
Thế
mà, hôm nay Hải ơi, người bạn thân quý của tôi…
Mình đã nhờ Nguyễn Xung Kích gửi lời chia buồn, thương tiếc
của mình tới gia đình vợ con Hoàng Quốc Hải.
Hẹn một dịp gần nhất sẽ lên Hà Giang, sẽ tới thắp một nén
hướng thương nhớ Hoàng Quốc Hải; Người bạn tốt mà mình không bao giờ quên !
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét