RFA
Đảng Cộng sản Việt Nam có thể mở ra những cuộc đối thoại với những người có ý kiến khác biệt với đảng.
Đó là lời của ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban tuyên giáo trung ương, tại hội nghị trực tuyến sơ kết một năm việc thực hiện chỉ thị số 5 của Bộ chính trị, về việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Ông Thưởng cho biết là Ban tuyên giáo trung ương, tức là cơ quan lo vấn đề về tuyên truyền của đảng đang chờ Ban bí thư trung ương đảng hướng dẫn việc tổ chức các cuộc đối thoại trao đổi này.
Ông Thưởng tuyên bố là đảng cộng sản Việt Nam không sợ đối thoại và tranh luận.
Từ khi đảng cộng sản lên cầm quyền ở miền Bắc Việt Nam vào năm 1954, và cả nước Việt Nam từ năm 1975, đảng cộng sản là đảng duy nhất cầm quyền, và ý thức hệ cộng sản là ý thức hệ duy nhất được cho phép phổ biến một cách chính thức.
Tuy nhiên trong thời gian hơn 10 năm qua, có nhiều tổ chức ra đời, có nhiều cá nhân nêu lên những quan điểm khác với đảng cộng sản, trong đó lần lớn nhất là vào năm 2013, có nhiều trí thức cùng ký tên yêu cầu xóa bỏ điều bốn của hiến pháp, nhưng đề nghị đó đã không được chấp nhận.
Điều bốn này ghi rõ chỉ có đảng cộng sản mới được cầm quyền mà thôi.
Ông Võ Văn Thưởng: Không sợ đối
thoại, tranh luận
Ông Võ Văn Thưởng: Không sợ đối
thoại, tranh luận
(PLO)- "Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh
luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi
cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo
ra cơ sở để hình thành chân lý”
Trưởng
Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng đã nói như thế tại hội nghị trực tuyến
toàn quốc sơ kết một năm triển khai thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về
“Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, sáng
18-5.
Ông
Thưởng cho biết, Ban Tuyên giáo Trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một
văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý
kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp
luật của Nhà nước.
“Đây
là vấn đề rất quan trọng. Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi
vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải
dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở
để hình thành chân lý” – ông Thưởng nói nhưng cũng cho rằng cần có quy định rõ
ràng để từng cấp từng ngành từng cơ sở từng đơn vị xác định rõ trách nhiệm của
mình và phương pháp trong trao đổi, đối thoại.
Ông
Thưởng nói đang cố gắng để Ban Bí thư thông qua vấn đề này trong thời gian tới.
Tại
hội nghị, chỉ ra những khuyết điểm trong việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức và phong cách Hồ Chí Minh, ông Võ Văn Thưởng cho rằng tính tiên phong,
gương mẫu, tinh thần tự giác của nhiều cán bộ đảng viên, công chức viên chức
còn hạn chế. Đặc biệt, tính chiến đấu, tự phê bình và phê bình của một số cấp
ủy địa phương không cao, còn xem nhẹ, thậm chí còn bao biện cho cán bộ có
khuyết điểm.
“Thực
tế thời gian qua, khi xem xét thi hành kỷ luật đối với một số cán bộ có liên
quan thì chúng ta thấy rằng còn nhiều đơn vị có cán bộ sai phạm, vi phạm khuyết
điểm nhưng trước đó vẫn được đánh giá là tốt” – ông Thưởng nói.
Ông
Thưởng đề nghị trong thời gian tới cấp ủy các cấp cần phải chỉ đạo sát và mạnh
mẽ hơn nữa để khắc phục những khuyết điểm này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét