Thứ Năm, 1 tháng 6, 2017

Tổng Thống Donald Trump hội đàm với Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc những gì?; Việt Nam thuê chuyên gia vận động hành lang Nhà Trắng 30 ngàn đô la một tháng; Việt Nam, đồng minh của ông Trump trong vấn đề Biển Đông?( Cẩn thận kẻo bị Mỹ chơi xỏ lá vì đồng minh với Mỹ sẽ thành kẻ thù TQ?)

WASHINGTON, DC (NV) – Ông Nguyễn Xuân Phúc, thủ tướng CSVN, vừa đến Tòa Bạch Ốc, Washington, lúc 3 giờ chiều Thứ Tư, 31 Tháng Năm, đánh dấu chặng dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến thăm Hoa Kỳ ba ngày.

Ông Trump chìa tay cho ông Phúc bắt, ngay bậc thềm Tòa Bạch Ốc. (Hình: Chip Somodevilla/Getty Images)
Hình ảnh truyền hình cho thấy, ông Trump từ trong Tòa Bạch Ốc bước ra, chìa tay ra cho ông Phúc bắt.

Sau đó, hai người vào Phòng Bầu Dục hội đàm xã giao và phát biểu với báo giới.

Tổng Thống Donald Trump nói: “Xin cảm ơn tất cả mọi người. Thật là vinh dự có thủ tướng Việt Nam đến Tòa Bạch Ốc, tại Phòng Bầu Dục. Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc đã làm một việc ngoạn mục tại Việt Nam, lãnh đạo nhiều công tác liên quan đến thương mại và các công tác khác. Chúng tôi sẽ nói chuyện về thương mại. Chúng tôi sẽ nói chuyện về Bắc Hàn. Chúng tôi có rất nhiều chuyện để nói, và chúng tôi mong đợi làm việc chung với nhau, và nhiều hơn nữa.”

Đáp lời, ông Phúc nói, qua một thông dịch viên, như sau: “Bắt đầu, tôi xin cảm ơn ông tổng thống, vì đã mời tôi đến thăm chính thức Hoa Kỳ. Tôi đến đây với những lời chào nồng nhiệt nhất của người dân Việt Nam. Và đối với mọi người dân Mỹ, xin chào tất cả, những người bạn thân.”

Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng Thống Donald Trump nói chuyện trước báo giới. (Hình: Olivier Douliery-Pool/Getty Images)
“Quan hệ Mỹ-Việt đã vượt qua nhiều trở ngại vô cùng lớn trong lịch sử, nhưng hôm nay, chúng ta có thể trở thành đối tác toàn diện,” ông Phúc nói tiếp. “Tôi rất vui khi được nói chuyện với tổng thống qua điện thoại hồi Tháng Mười Hai và có trao đổi thư từ với nhau. Tôi rất ấn tượng với sự cởi mở và thân thiện của tổng thống và tin rằng cuộc nói chuyện của chúng ta hôm nay sẽ thẳng thắn và cởi mở. Sẽ là một kết quả tốt để đưa ra những hướng đi lớn trong sự hợp tác chặt chẽ của chúng ta, trên căn bản tôn trọng lẫn nhau vì quyền lợi của hòa bình, ổn định, hợp tác, và phát triển của ASEAN và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và của thế giới.”

Sau đó, ông Phúc và ông Trump có cuộc nói chuyện song phương, liên quan đến thâm thủng thương mại của hai phía và vấn đề Biển Đông.

Về phía Mỹ, ngoài Tổng Thống Trump còn có Phó Tổng Thống Mike Pence, Ngoại Trưởng Rex Tillerson, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia HR McMaster, Cố Vấn Cao Cấp Jared Kushner, Giám Đốc Hội Đồng Kinh Tế Quốc Gia Gary Cohn, Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia Dina Powell, Đại Diện Thương Mại Robert Lighthizer, ông Matthew Pottinger thuộc Hội Đồng An Ninh Quốc Gia, và ông Ted Osius, đại sứ Mỹ tại Việt Nam.

Phía Việt Nam có ông Phúc, Ngoại Trưởng Phạm Bình Minh, Bộ Trưởng Công An Tô Lâm, Bộ Trưởng Văn Phòng Chính Phủ Mai Tiến Dũng, Bộ Trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, Bộ Trưởng Kế Hoạch và Đầu Tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ Trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Nguyễn Xuân Cường, Thứ Trưởng Quốc Phòng Nguyễn Chí Vinh, và ông Phạm Quang Vinh, đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ.

Quang cảnh cuộc hội đàm song phương Việt-Mỹ. (Hình: Jim Watson/AFP/Getty Images)
Sau cuộc nói chuyện, Tổng Thống Trump phát biểu: “Thật là vinh dự có Thủ Tướng Phúc của Việt Nam hôm nay. Chúng tôi vừa thảo luận nhiều đề tài lớn, bao gồm thương mại. Chúng ta có thâm thủng thương mại rất lớn với Việt Nam, và tôi hy vọng chúng ta sẽ cân bằng trong một thời gian ngắn.”

“Họ vừa đặt mua nhiều hàng hóa của Mỹ. Và tôi rất cảm kích. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều việc làm tại Mỹ và Việt Nam sẽ có nhiều dụng cụ tốt. Tôi xin cảm ơn ông và các đại diện của ông đến đây hôm nay. Xin cảm ơn,” tổng thống nói.

Đáp lời, ông Phúc nói: “Một lần nữa tôi xin cảm ơn Tổng Thống Donald Trump đã đón tiếp phái đoàn Việt Nam rất chân tình, nhất là trong những ngày vừa qua. Tôi đánh giá cao các bước triển khai chính thức của chính quyền Hoa Kỳ, trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Quan hệ Việt-Mỹ trong hơn 20 năm qua có những bước tiến dài, từ cựu thù thành bạn, và nay là đối tác toàn diện. Hai bên chia sẻ nhiều lợi ích chung quan trọng, có động lực mạnh mẽ về hợp tác song phương và toàn cầu.”

Ông Phúc cũng khẳng định sự độc lập của Việt Nam và nói rằng một nước Việt Nam thịnh vượng sẽ có lợi cho Hoa Kỳ và toàn cầu. Ông cũng nói Việt Nam coi trọng đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, trên căn bản tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Ông cũng nói Việt Nam hoan nghênh sự hợp tác của Hoa Kỳ trong khu vực, góp phần bảo vệ an ninh và ổn định trong vùng.

Trong khi đó, đông đảo đồng hương vẫn biểu tình bên ngoài Tòa Bạch Ốc, phản đối chuyến viếng thăm của ông Phúc, vì Việt Nam vẫn còn đàn áp nhân quyền.

Sau Tòa Bạch Ốc, ông Phúc có buổi nói chuyện tại Heritage Foundation, một tổ chức bảo thủ lâu đời của Mỹ. (Đ.D.)

(Người Việt)


Một chi tiết rất đáng chú ý với tất cả sự tế nhị dành cho nó: BBC cho biết trong cuộc họp, dường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã được người bên cạnh nhắc 'thôi để sau', khi ông định chia sẻ với ông Trump về '7 vấn đề ngắn'.
Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang đứng


Được

Cuộc hội đàm Mỹ - Việt giữa đại diện Hoa Kỳ là Tổng thống Donald Trump với một trong những đại diện Việt Nam là Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vào ngày 31/5/2017, rốt cuộc đã mang lại cảm giác thỏa mãn sơ bộ cho ông Phúc: Thủ tướng Việt Nam phát biểu “rất vinh dự” khi được phía Mỹ đón tiếp tại Phòng Bầu Dục - một không gian trân trọng chỉ dành cho các nguyên thủ quốc gia.

Cảm giác nhẹ nhõm tiếp theo của thủ tướng Việt Nam là tổng thống nước Mỹ đã không đề cập đến vấn đề nhân quyền Việt Nam như những lời kêu gọi thúc bách từ giới nghị sĩ Hoa Kỳ.

Trong khi đó, Việt Nam lại được Trump khen ngợi "Họ vừa có đơn đặt hàng rất lớn với Hoa Kỳ và chúng tôi đánh giá cao việc đó, với nhiều tỷ USD, có nghĩa là có thêm việc làm cho Hoa Kỳ và các thiết bị tốt, rất tốt cho Việt Nam".

Ngay trước cuộc hội đàm với Trump, đoàn Việt Nam - bao gồm 90 chục doanh nghiệp theo chân Thủ tướng Phúc, được phái đoàn Việt mô tả là “đã ký kết nhiều hợp đồng giá trị 17 tỷ USD với các doanh nghiệp Mỹ”.

Tuy nhiên, có lẽ đó là thành quả lớn nhất và có thể là duy nhất trong cuộc hội đàm trên, và cũng cho chuyến công du hoành tráng và tốn kém lần này của đoàn Thủ tướng Phúc.

Mất

Có thể hiểu vì sao Trump tỏ ra hài lòng về kết quả thương mại ngay trước mắt mà chưa phải “tương lai”: phần lớn giao dịch được ký kết giữa các doanh nghiệp Việt - Mỹ nghiêng về việc Việt Nam phải nhập khẩu hàng của Mỹ, chứ không phải ngược lại theo “truyền thống” Việt Nam vẫn thường xuất siêu đến hơn ba chục tỷ USD mỗi năm vào Mỹ.    

Ở một chiều kích khác, cuộc hội đàm Trump - Phúc lại diễn ra khá ngắn ngủi, chỉ vẻn vẹn có một giờ đồng hồ kể từ lúc thủ tướng Việt Nam bước chân xuống xe  vào lúc 15h, sau đó gặp riêng Trump, cho tới khi kết thúc hội đàm song phương giữa hai phái đoàn Mỹ và Việt vào lúc 16h. Trong khi trước đó, báo chí nhà nước Việt Nam đã “ấn định” thời lượng của riêng cuộc gặp Trump - Phúc lên đến 90 phút, tức còn vượt hơn xa thời gian Obama tiếp Trương Tấn Sang vào năm 2013 và Obama - Nguyễn Phú Trọng vào năm 2015 cũng tại Phòng Bầu Dục.

Một chi tiết rất đáng chú ý với tất cả sự tế nhị dành cho nó: BBC cho biết trong cuộc họp, dường như ông Nguyễn Xuân Phúc đã được người bên cạnh nhắc 'thôi để sau', khi ông định chia sẻ với ông Trump về '7 vấn đề ngắn'.

Hình như người Mỹ không có nhiều thời gian dành cho lãnh đạo Việt Nam.

Không hoàn toàn như những gì mà một số chuyên gia quốc tế dự đoán, hội đàm Trump - Phúc đã không có nội dung cụ thể nào về vấn đề an ninh Biển Đông và mối quan hệ cụ thể hơn nữa về quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam. Cũng dường như không đề cập đến từ “Trung Quốc”.  

Cũng không có bất kỳ từ ngữ nào được hai bên, đặc biệt từ Trump, nói về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”. Cần nhắc lại, bản hiệp định này mới chính là chủ đề mà phía Việt Nam quan tâm nhất và trở thành mục tiêu lớn nhất của chuyến sang Mỹ lần này. Nếu có được dù chỉ một thỏa thuận sơ bộ về Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, phía Việt Nam sẽ có hy vọng duy trì được số xuất siêu hơn 30 tỷ USD hàng năm vào thị trường Mỹ, đồng thời mở ra hy vọng vay mượn thêm tín dụng từ các chủ nợ lớn nhất như Ngân hàng thế giới, Ngân hàng Phát triển Á châu, đồng thời sẽ “thúc đẩy sớm thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - châu Âu” (EVFTA). Thậm chí trước chuyến công du Mỹ của Thủ tướng Phúc, một chuyên gia nhà nước đã “bắn tin” rằng Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ được được chuyên viên hai nước đàm phán xong và đã được đặt lên bàn thủ tướng (Việt Nam), chỉ còn chờ mang sang Mỹ ký chính thức.

Nhưng do Trump không hề đả động đến Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ, có thể xem như số phận của hiệp định (nếu có thật) này - một trong số ít lối thoát khả dĩ nhất về kinh tế và ngân sách của chính thể Việt Nam - vẫn còn “treo” ở đó mà chưa biết khi nào mới xong.

Những bản tin mới nhất của báo nhà nước Việt Nam cũng không hề đề cập đến kết quả về “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”, mà chỉ là “Hai nhà Lãnh đạo thống nhất triển khai có hiệu quả cơ chế Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư để xử lý các vấn đề kinh tế trong quan hệ trên tinh thần xây dựng, công bằng, đáp ứng lợi ích chính đáng của mỗi bên”.

Với tin tức trên, có lẽ báo chí Việt Nam muốn nói đến TIFA - một hiệp định khung mà Việt Nam đã đàm phán với Mỹ từ năm 2010, nhưng sau đó bỏ dở vì Việt Nam mải chạy theo món lợi lớn hơn là Hiệp định TPP. Chỉ đến đầu năm 2017 khi TPP hầu như tuyệt vọng, Việt Nam mới phải quay lại đàm phán về TIFA như một nỗ lực cuối cùng.

Tuy nhiên, tường thuật của một số hãng tin quốc tế lại có vẻ không có nội dung nào về  “Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư” trong hội đàm Trump - Phúc.

Không những không đề cập gì đến “Hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ”, Trump lại xoáy vào một vấn đề cực kỳ khó chịu và khó khăn đối với phía Việt Nam: theo BBC, trong phần phát biểu ngắn gọn tại cuộc gặp song phương tại Nhà Trắng hôm 31/05, Tổng thống Hoa Kỳ nhắc tới vấn đề giao thương và thâm hụt thương mại 'lớn' với Việt Nam, mà ông hy vọng sẽ 'sớm được cân bằng'.

Lời nhắc nhở trên có thể dẫn đến khả năng trong thời gian tới, Mỹ sẽ thực hiện một số động tác bảo hộ thương mại cứng rắn để hàng Việt Nam không thể ồ ạt tràn vào thị trường Mỹ như trước đây. Cần nhắc lại, vào tháng 3/2017, Trump đã liệt Việt Nam vào danh sách 16 quốc gia “gây hại kinh tế” cho Mỹ và đe dọa sẽ có thể mạnh tay trong “chế tài”.

Thậm chí vào lần này, CNN còn dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho biết “hai nhà lãnh đạo không tổ chức họp báo sau hội đàm”. 

Cuối cùng, có lẽ không thừa khi nhắc lại một tin tức đặc biệt của Reuters.

“30 ngàn đô la một tháng”

Hãng tin Reuters nói rằng để có được cuộc gặp gỡ với Tổng thống Trump tại Washington DC, chuyến đi khiến ông Phúc trở thành nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên tới thăm Toà Bạch ốc kể từ khi Hoa Kỳ có chính phủ mới, phía Việt Nam đã có một quá trình vận động từ trước đó rất lâu.

"Chuyến đi phản ánh kết quả của các cuộc trao đổi qua điện thoại, thư từ, các mối quan hệ ngoại giao và các chuyến thăm ở cấp thấp vốn đã được khởi động từ trước khi ông Trump nhậm chức tại Washington, nơi Việt Nam thuê một chuyên gia vận động hành lang (lobbyist) với mức chi phí là 30 ngàn đô la một tháng," - Reuters viết.

Phạm Chí Dũng

(VNTB)


 ( Mỹ xỏ lá...)

Hà Nội có thể nổi lên như một nhân tố chủ chốt trong nỗ lực dài hạn của chính quyền Mỹ về Đông Nam Á, nhắm mục đích hóa giải ảnh hưởng của Bắc Kinh trong Biển Đông.

Khu vực Biển Đông
Khu vực Biển Đông
Hôm thứ Tư, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc trở thành nhà lãnh đạo đầu tiên của ASEAN đến thăm Tòa Bạch Ốc kể từ khi ông Donald Trump đắc cử tổng thống. Hoa Kỳ có thể tìm cách khai thác sự xung đột giữa Việt Nam, một thị trường đang trỗi dậy, với Trung Quốc.

Theo ông Rodger Baker, Phó Chủ tịch đặc trách phân tích chiến lược của Stratfor Global Intelligence, một công ty an ninh ở Mỹ, chuyên nghiên cứu chiến lược an ninh cho các tổ chức chính phủ, Việt Nam đang giữ một vị trí đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á. Ông Baker giải thích rằng Hà Nội vẫn giữ lập trường cứng rắn, phản đối các hoạt động của Bắc Kinh trên Biển Đông, và vì vậy ông Trump có thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung Quốc có tiềm năng trong vùng tranh chấp.

Ông Trump có thể coi Việt Nam như là một lực đối trọng với Trung Quốc có tiềm năng trong vùng tranh chấp.
ông Rodger Baker, Phó Chủ tịch đặc trách phân tích chiến lược của Stratfor Global Intelligence

​Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới tuyên bố chủ quyền trên 90% diện tích biển Đông với hơn 250 hòn đảo, nơi có nhiều trữ lượng khí đốt thiên nhiên, nơi mà Việt Nam, Brunei, Malaysia, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền. Hà Nội đã công khai lên tiếng tố cáo Trung Quốc sau khi Bắc Kinh tiến hành xây dựng các cơ cấu quân sự trên các đảo trong vòng tranh chấp.

Lính hải quân Trung Quốc ở Bãi đá Chữ Thập - quần đảo Trường Sa
Lính hải quân Trung Quốc ở Bãi đá Chữ Thập - quần đảo Trường Sa
Chính sách bành trướng của Trung Quốc trong Biển Đông cũng gây bực bội cho Washington. Vài ngày sau khi nhậm chức, ông Trump tuyên bố sẽ ngăn chặn Bắc Kinh xây đảo nhân tạo. Trong khi ông Trump không rộng tay hành động vì đang cần đến sự giúp đỡ của Trung Quốc để kiềm hãm Bắc Triều Tiên, thì vấn đề biển Đông vẫn là một vấn đề lớn bao trùm khu vực. Tuần trước, hải quân Trung Quốc triển khai hai tàu khu trục tên lửa áp sát một tàu chiến của Hải quân Mỹ đang tuần tra một vùng biển gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình.

Ông Jonathan Stromseth, thành viên cấp cao thuộc viện Brookings, lưu ý rằng chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam tới Washington đã "tăng thêm đà cho mối quan hệ Mỹ-Việt ngày càng có tính cách chiến lược hơn.”

Thật vậy, hai nước đã bắt đầu các cuộc trao đổi quân sự song phương, có thể gây khó chịu cho Bắc Kinh.

Ông Baker nói ông dự kiến hình thức hợp tác quân sự như thế có thể tiếp tục:

"Trong một tuần qua, Washington đã chuyển giao một số tàu cho lực lượng Tuần duyên Việt Nam. Hai bên đã có chuyến giao lưu hải quân và Hoa Kỳ cũng đã dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam."

Tất nhiên, Việt Nam không phải là đồng minh ASEAN duy nhất của ông Trump trong cuộc xung đột lãnh hải.

Ông Stromseth nói Tòa Bạch Ốc cũng đang ve vãn một số quốc gia Đông Nam Á khác giữa lúc Trung Quốc tiếp tục mở rộng phạm vi ảnh hưởng và quan ngại ngày càng tăng về cam kết của Hoa Kỳ đối với khu vực, đặc biệt sau khi Washington rút ra khỏi Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương-TPP."

Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại trụ sở ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 20/4/2017.
Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence (bên trái) và Tổng Thư ký ASEAN Lê Lương Minh tại trụ sở ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 20/4/2017.
Trong tháng qua, Phó Tổng thống Mike Pence đã đi thăm Indonesia, ông Trump điện đàm với một số lãnh đạo ASEAN, kể cả Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Và Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đón tiếp các ngoại trưởng ASEAN tại thủ đô Washington.

Ông Stromseth nói nếu Washington có thể chứng minh cam kết đối với khu vực thì điều đó có thể "tạo điều kiện thúc đẩy mối quan hệ đa phương có tính xây dựng với Trung Quốc ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, giúp giảm thiểu sự đối đầu chiến lược giữa Washington và Bắc Kinh.

Hãng tin Bloomberg trích lời ông Alexander Vuving, nhà phân tích chính trị thuộc Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á - Thái Bình Dương ở Hawaii, nói "Chính quyền Trump rất quan tâm đến việc thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, vì Hoa Kỳ nhận thức rõ vai trò chiến lược của Việt Nam tại Châu Á".

Trong một cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Bloomberg, ông Phúc né tránh câu hỏi liệu Việt Nam có mưu tìm sự hiện diện mạnh mẽ của Mỹ ở Biển Đông hay không.

Ông Phúc nói: "Chúng tôi cần thảo luận với các bên liên quan để đảm bảo tất cả các bên sẽ được hưởng lợi từ bất cứ hành động nào do chúng tôi quyết định, hầu đảm bảo hòa bình trong khu vực."

Ông Michael Green, từng phục vụ trong Hội đồng An ninh Quốc gia dưới quyền Tổng thống George W. Bush, nói với tờ Washington Times rằng thắt chặt quan hệ an ninh liên minh với Hoa Kỳ cũng là một mục tiêu hàng đầu trong chuyến đi Mỹ của ông Phúc.

Ông Green, hiện là Phó Chủ tịch của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế tại Washington (CSIS), dự đoán ông Phúc sẽ mưu tìm một liên minh với ông Trump tương tự như liên minh mà ông Trump đã thiết lập với Thủ tướng Nhật Shinzo Abe.

Ông Green nói: “Việt Nam không phải là một quốc gia muốn xa lánh Hoa Kỳ vì ông Donald Trump làm tổng thống."

Tàu bệnh viện USNS Mercy thăm cảng Nha Trang, Khánh Hòa
Tàu bệnh viện USNS Mercy thăm cảng Nha Trang, Khánh Hòa

Báo Washington Times dẫn lời ông Anthony Cordesman, chiến lược gia quân sự của CSIS, nói ai cũng biết là Việt Nam từ lâu vẫn coi Trung Quốc là một mối đe doạ đối với sự tồn tại của mình, và ông Phúc mong muốn Hoa Kỳ đóng một vai trò lớn hơn trong vấn đề Biển Đông.

Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác tin rằng chỉ có Hoa Kỳ mới có thể kiềm chế những hành động hung hăng nhằm khẳng định chủ quyền của Trung Quốc. Một lựa chọn cho chính quyền Trump là bán thêm vũ khí hoặc chuyển giao thiết bị cho các đồng minh như Việt Nam, để tăng khả năng chiến đấu của lực lượng hải quân các nước này.

Nguồn: CNBC, Bloomberg News, Washington Times


(VOA)

Việt Nam đạt thỏa thuận thương mại với Mỹ trị giá hơn 8 tỉ USD


Hôm 31/5, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm Washington, đạt được thỏa thuận thương mại với tổng giá trị hơn 8 tỉ USD.

Việt Nam, thỏa thuận thương mại, Thâm hụt thương mại,
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng. (Ảnh: Abaca Press/TNS)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã bắt đầu gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào 15h chiều 31/5 giờ Washington DC (3h sáng 1/6 theo giờ Việt Nam). Cuộc hội đàm tập trung bàn về thúc đẩy quan hệ đối tác toàn diện Việt – Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại.
Hai bên hoan nghênh việc công bố các thỏa thuận thương mại mới với tổng trị giá hơn 8 tỉ USD.
Nhà lãnh đạo Mỹ cũng hoan nghênh việc ký kết các hợp đồng kinh doanh trị giá hàng tỷ USD giữa các doanh nghiệp hai nước. Trước đó, Tập đoàn General Electric cho hay họ đã ký nhiều thoả thuận với Việt Nam trị giá khoảng 5,58 tỉ USD để cung cấp máy phát điện, động cơ máy bay và dịch vụ.
Họ vừa kí kết một đơn hàng rất lớn với Mỹ và chúng tôi đánh giá cao điều đó. Thoả thuận này trị giá hàng tỷ USD sẽ mang lại việc làm cho người Mỹ và những trang thiết bị tuyệt vời cho Việt Nam”, Reuters dẫn lời Tổng thống Trump nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
Ông Murray Hiebert, chuyên gia về Đông Nam Á tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nói với Reuters, Các hợp đồng vừa được ký rất tốt, nhưng Mỹ muốn nhiều hơn thế. Mỹ muốn Việt Nam đề xuất những sáng kiến để khắc phục tình trạng mất cân bằng thương mại”.
Trong thập kỷ qua, thâm hụt thương mại song phương của Mỹ và Việt Nam đã tăng từ khoảng 7 tỉ USD lên gần 32 tỉ USD, đề ra những thách thức mới, Đại diện Thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết và trông chờ ông Phúc giúp giải quyết vấn đề này.
Ông Lighthizer và các quan chức thương mại khác của chính quyền ông Trump đã cam kết nỗ lực giảm thiểu thâm hụt thương mại song phương của Mỹ với các đối tác thương mại lớn.
Vấn đề thương mại đã trở thành điều có thể gây khó xử trong một mối quan hệ mà cả Washington và Hà Nội đều đã tăng cường hợp tác an ninh trong những năm gần đây vì cùng lo ngại về hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Đông Á.
Việt Nam và Mỹ đã bình thường hoá quan hệ từ năm 1995 và cho tới nay mối quan hệ giữa hai nước liên tục phát triển. Ông Phúc là nhà lãnh đạo Đông Nam Á đầu tiên đến thăm Nhà Trắng dưới chính quyền mới.
TinhHoa tổng hợp

Không có nhận xét nào: