Lập nghiệp, vào tù rồi trắng tay, để rồi “những người tình” bỏ ông đi “như những dòng sông nhỏ” – câu chuỵện đời của Chủ tịch tập đoàn Y dược Bảo Long, doanh nhân Nguyễn Hữu Khai…
Phiêu bạt giang hồ...
Năm 2005, lần đầu tiên bộ phim truyền hình dài tập “Đường đời” của đạo diễn Quốc Trọng, phát sóng. Cốt truyện lấy khuôn mẫu nhân vật từ ông Nguyễn Hữu Khai – Chủ tịch Tập đoàn Y dược Bảo Long ra đời đã nhận được nhiều sự chú ý của khán giả. Người ta vừa cảm thông lại vừa thán phục người đàn ông tài hoa nhưng có số phận ba chìm bảy nổi.
Lương y - doanh nhân Nguyễn Hữu Khai (ảnh: Thành Long)
|
Ông Khai sinh năm 1952 ở xứ Đoài (thôn Kinh Đào, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây cũ). Sau khi xuất ngũ, ông vào học trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên, ông không trở thành một kiến trúc sư như nguyện vọng của gia đình mà đã tự tạo cho mình một lối rẽ khác. Năm đó, khi đang học kiến trúc thì cô em gái của ông mắc bệnh dẫn đến mù lòa. Thương em, ông bỏ học và vượt biên sang Trung Quốc tìm học ngành y với quyết tâm chữa bệnh cho em. Trong nhiều năm lang bạt xứ người, gặp được những người thầy giỏi, yêu quý ông và đã truyền dạy cả nghề thuốc lẫn những tuyệt chiêu võ công chân truyền.
Năm 1979, trên đường trở về nước, ông Khai đã bị công an bắt và phạt tù 3 năm vì tội giả mạo giấy tờ vượt biên trái phép. Ra tù ông về quê hành nghề chữa bệnh bằng Đông y và bắt đầu được chú ý sau khi chữa khỏi bệnh mù loà cho cô em gái. Song cũng từ đây, ông bị kẻ xấu hãm hại triệt đường sống đến nỗi phải bán xới để vào Nam lập nghiệp, rồi tìm đường “xuất ngoại” sang Trung Quốc, Liên Xô cũ để mở rộng thị trường.
Nhờ nỗ lực không mệt mỏi đó, năm 1990, Xí nghiệp Đông Nam dược Bảo Long - là tiền thân của Tập đoàn Y dược Bảo Long sau này - được thành lập rồi sau đó vươn ra thị trường miền Bắc trong đó có quê hương bản quán của ông là vùng Xứ Đoài.
Thời kỳ đỉnh cao vào khoảng năm 2004 - 2008, đây là lúc Tập đoàn Y dược lớn mạnh cả trong và ngoài nước, với hàng nghìn cán bộ công nhân viên, sở hữu khối tài sản hàng nghìn tỉ với 15 công ty, trường học, bệnh viện từ TP Hồ Chí Minh đến Sìn hồ Lai Châu và Bảo Long võ đường truyền dạy môn phái “Bảo Long y võ” được báo chí gọi là “Thiếu Lâm Tự xứ Đoài”….
Tuy nhiên, khối tài sản cùng thương hiệu lẫy lừng mà vị thầy thuốc - doanh nhân dày công xây dựng này đã phút chốc tiêu tan sau cơn lốc của khủng hoảng suy thoái kinh tế thế giới những năm 2007 - 2010. Ngân hàng từ chối đáo hạn, Bảo Long phải vay tư nhân với lãi suất cao để cầm cự. “Đau yếu” về tài chính vẫn không thể hồi phục, Bảo Long phải dứt lòng bán 3 đơn vị của mình cho tập đoàn Bảo Sơn để cứu các đơn vị còn lại. Thương vụ sang nhượng tài sản giữa tập đoàn Bảo Long và tập đoàn Bảo Sơn cho đến nay vẫn còn gây tốn nhiều giấy mực của báo giới, chỉ biết rằng vì thương vụ đó mà Bảo Long phá sản, ông Khai bị bắt vào tù giữa năm 2013 về tội danh “sử dụng trái phép tài sản”. Sau 26 tháng tù tội, tháng 8.2015 ông được Chủ tịch nước ký lệnh đặc xá trả tự do.
Ngoài sự lận đận trong học hành, lập nghiệp, kinh doanh, ông Nguyễn Hữu Khai còn có hôn nhân sóng gió với 4 đời vợ. Ông không chia sẻ nhiều về chuyện này, đó là việc riêng tư của mỗi con người. Nhưng ông không thể giấu tình cảnh, khi giờ đây vẫn độc thân vì người vợ thứ tư kém 23 tuổi đã đơn phương ly hôn khi ông ở tù về.
“Đường đời dốc đứng”
Năm 2011, ông Nguyễn Trường Sơn đại diện Công ty CP Tập đoàn Đầu tư Xây dựng và Du lịch Bảo Sơn ký kết “Hợp đồng khoán kinh doanh” với ông Nguyễn Hữu Khai – Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Y dược Bảo Long. Theo 2 hợp đồng, tập đoàn Bảo Sơn giao cho Bảo Long số tiền 10 tỉ đồng “để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh theo hình thức khoán kinh doanh hàng tháng”.
Theo tài liệu của cơ quan điều tra, Ông Khai đã dùng số tiền này để trả nợ, sau đó không có khả năng hoàn trả vốn. Cơ quan chức năng còn xác định, ông Khai đã chiếm giữ đất đai đã bán cho tập đoàn Bảo Sơn không chịu bàn giao.
Theo ông Khai, đây thực chất là một phần trong số tiền mà Bảo Long bán ba thương hiệu của mình cho Bảo Sơn hòng cứu lấy tập đoàn trong cơn khủng hoảng. Tuy nhiên, trong khi thương vụ này còn đang chưa thống nhất thì xảy ra tranh chấp và ông cho rằng hậu quả là một người không hề biết đến tiểu xảo kinh doanh như mình đã bị một đối thủ “nặng ký” chơi ác dẫn đến phá sản và vướng vào lao lý.
Công việc hàng ngày của lương y Nguyễn Hữu Khai
|
“Non” kinh nghiệm làm ăn, để rồi Khai lại được “ăn cơm tù” lần hai từ giữa năm 2013 và được trả tự do vào ngày 31/8/2015. Vào ngày sinh nhật lần thứ 63 của mình, ngày 10/10/2015, ông chủ tập đoàn lừng lẫy một thời này đã đánh dấu lễ sinh nhật của mình bằng việc mở lại Bảo Long đường tại đường Mỗ Lao (Hà Đông). Ngày đó, Bảo Long chỉ còn là con số 0 về tài chính, chỉ có thương hiệu và niềm tin yêu của gia đình, bạn bè, người bệnh là vẫn còn. Ông chia sẻ với tôi rằng: 63 tuổi, ông cảm thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh, minh mẫn, thay vì ngồi đó than tiếc thì ông sẽ tự tin làm lại. “Nếu trời thương cho tôi thêm 17 năm nữa để sống, tôi dư sức làm nên mọi chuyện” – ông quả quyết.
Sau khi ông Khai bị bắt, con trai cả của ông – Phó tổng giám đốc Bảo Long, anh Nguyễn Hữu Trường - đã trả lời báo chí nói rằng bố mình là người không có khiếu kinh doanh, non về kinh nghiệm thương trường nên mới khiến Bảo Long lâm vào cảnh phá sản như vậy.
“Tôi là một thầy thuốc. Tôi rất ngại những vấn đề liên quan đến tiền bạc, thậm chí có tiền trong túi tôi cứ muốn nhanh tiêu hết đi dể khỏi phải bận tâm. Người ta mất 1 tỉ có khi đã phát điên đây tôi mất vài trăm tỉ cứ như không. Nói thế để thấy là tôi không thích kinh doanh đâu”, ông Khai chia sẻ.
Còn bây giờ, một ngày cuối tháng 5.2017, tôi đến thăm ông tại Bảo Long Đường trên phố Nguyễn Khánh Toàn. Nhìn ông khỏe mạnh nhanh nhẹn hơn nhiều so với cái tuổi 65 và so với gần hai năm về trước. Ông hồ hởi khoe một đơn đặt hàng trị giá 5,3 tỉ vừa ký chưa ráo mực và mỉm cười chia sẻ: “Chắc không cần phải đến 17 năm mới vực lại được đâu”. Sau gần hai năm, ông đã dần ổn định việc kinh doanh với doanh thu trên 2 tỷ đồng mỗi tháng và luôn tăng trưởng vài chục lần.
Tôi hoàn toàn tin rằng ông không thạo về kinh doanh nhưng ông có duyên với người bệnh. Bởi vì trong cơn bão cạnh tranh của hằng hà sa số những sản phẩm Đông nam dược hiện nay, ông không hề mất một xu cho quảng cáo tuyên truyền nhưng vẫn nhiều đối tác tìm đến nhận bao tiêu cho sản phẩm.
Hơn hai năm trong tù, ông cần mẫn viết tiểu thuyết “Đường đời dốc đứng” – cuốn tiểu thuyết có lối tự sự nhẹ nhàng, hoài cổ, văn phong ước lệ kiểu con nhà võ. Tôi tin rằng cộng với danh tiếng của ông, nếu được xuất bản, nhất định sẽ gây tiếng vang. Tác phẩm của ông đã được nhà xuất bản hội nhà văn cấp giấy phép ấn hành. Song sau hai năm, vì tiếc mấy chục triệu còn phải để trang bị máy móc sản xuất thuốc nên ông vẫn chưa in, ông post lên FaceBook cá nhân như để thêm một lần được trải lòng cho những lần nhói đau trong cuộc sống…
Ước mơ còn dang dở...
Định hướng phát triển sắp tới của Bảo Long là gì? Ông còn giữ ý định mở lại trường học, bệnh viện không?
Do quỹ thời gian còn lại hạn hẹp nên tôi Chưa có ý định làm lại tất cả những công việc trước đây mà chỉ tập trung vào hai lĩnh vực trọng yếu là khám chữa bệnh và sản xuất thuốc y học cổ truyền. Tôi chưa nghĩ tới việc mở lại trường học và bệnh viện.
Đã trải qua nhiều can qua, đến giờ điều ông tâm niệm nhất là gì?
Điều tôi tâm niệm nhất trong cuộc đời là phải rèn luyện và tích lũy cho mình một ý chí sắt đá và nghị lực kiên cường, đồng thời ăn ở cư xử nhân hậu với mọi người. Nhờ vậy khi bị rủi ro tới nghiệt ngã, tôi vẫn sống và được anh em bạn bè thân hữu cùng cộng đồng thương mến, chở che, đùm bọc.
Đến tuổi này, ông nghĩ giá trị cốt lõi của ông là gì?
Giá trị cốt lõi của tôi là kiến thức. Tôi là người rất ham học hỏi, tôi tích lũy kiến thức còn hơn tích lũy cơm gạo.
Trong cả cuộc đời mình, có tham vọng gì, trăn trở gì mà ông chưa làm được không?
Tôi có một tham vọng chưa làm được là phát triển Bảo Long Đường thành mô hình khám chữa bệnh kết hợp du lịch như Đồng Nhân Đường của Trung Quốc. Nếu như không có vụ phá sản vừa rồi thì có lẽ đến giờ tham vọng này đã thành hiện thực.
Xin cảm ơn ông!
|
Minh Minh
Tăng Thái Hậu, từ cậu bé Việt nhập cư đến Phó chủ tịch Ford toàn cầu
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết...
Ông Tăng Thái Hậu đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford.
KIM TUYẾN
Mới đây, hãng xe hơi Mỹ Ford đã công bố bổ nhiệm ông Tăng Thái Hậu vào vị trí Phó chủ tịch, phụ trách phát triển sản phẩm trên toàn cầu.
Với vai trò mới này, ông Hậu chịu trách nhiệm giám sát thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời vẫn tiếp tục phụ trách lĩnh vực mua hàng của Ford.
Năm 2001, ông Hậu từng được trang Automotive Hall of Fame vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc trong ngành ôtô thế giới. Ông cũng nhận giải “Lãnh đạo Châu Á” vào năm 2006 của On Wheels Inc. Gần đây nhất, ông được được vinh danh là “Nhà quản lý Mua hàng” của năm do tạp chí Automotive Supply Chain bình chọn.
Đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford, ông Hậu từng phụ trách nhóm phát triển xe đua CART, sau đó là giám đốc kỹ thuật của nhóm sản xuất xe Lincoln LS.
Ông từng là kỹ sư trưởng của bộ phận sản xuất xe Mustang phiên bản năm 2005 của Ford, chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm thiết kế, phát triển và thử nghiệm mọi yếu tố kỹ thuật của xe.
Ông cũng từng là kỹ sư đường đua cho hai tay đua công thức một Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas IndyCar của Ford vào năm 1993. Ngoài ra, Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch “One Ford” nổi tiếng của Alan Mulally, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ford.
Đây cũng là người điều hành phát triển các dòng xe mang tính biểu tượng khác của Ford như Thunderbird, Windstar, V6, Cobra, và Bullitt phiên bản 2001… Theo trang Automotive Hall of Fame, các dòng xe này mang về doanh thu gần 9,5 tỷ USD cho Ford vào năm 2000.
Trong đó, dòng xe Mustang mang lại cho ông Hậu danh tiếng rộng khắp vào đầu những năm 2000. Chia sẻ với tờ Los Angeles Times, ông nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc xe Mustang vào những năm 1970 tại quê nhà ở Sài Gòn, Việt Nam. Khi đó, cậu bé Hậu mới 5 tuổi.
“Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế. Đó là giây phút để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một chiếc xe với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp ca-pô. Vẻ cơ bắp đầy uy lực”, ông Hậu kể.
Năm 1975, gia đình ông Hậu di tản khỏi Sài Gòn và tới New York, Mỹ - nơi ông theo học đại học.
Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học Carnegie Mellon chuyên ngành kỹ sư cơ khí. Năm 1993, ông hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với thành tích xuất sắc tại Đại học Michigan. Sau khi tốt nghiệp, Tăng Thái Hậu vào làm việc ở Ford và mua chiếc xe đầu tiên, một chiếc Mustang.
Sau khi tốt nghiệp, ông Hậu từng được nhiều tập đoàn lớn như Carnegie Mellon, Proctor & Gamble, hay bộ phận sản xuất động cơ máy bay của General Electric chiêu mộ. Nhưng ông đã chọn Ford.
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết.
“Làm về động cơ máy bay khá hay nhưng bạn khó có thể đưa vợ đi bay thử cùng, nhưng với Mustang, bạn có thể mang xe về nhà và chia sẻ với gia đình, bạn bè", ông Hậu chia sẻ về lý do chọn đầu quân cho Ford.
Với vai trò mới này, ông Hậu chịu trách nhiệm giám sát thiết kế, kỹ thuật, nghiên cứu, phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường, đồng thời vẫn tiếp tục phụ trách lĩnh vực mua hàng của Ford.
Năm 2001, ông Hậu từng được trang Automotive Hall of Fame vinh danh là nhà lãnh đạo trẻ xuất sắc trong ngành ôtô thế giới. Ông cũng nhận giải “Lãnh đạo Châu Á” vào năm 2006 của On Wheels Inc. Gần đây nhất, ông được được vinh danh là “Nhà quản lý Mua hàng” của năm do tạp chí Automotive Supply Chain bình chọn.
Đã có hơn 25 năm làm việc tại bộ phận phát triển sản phẩm của Ford, ông Hậu từng phụ trách nhóm phát triển xe đua CART, sau đó là giám đốc kỹ thuật của nhóm sản xuất xe Lincoln LS.
Ông từng là kỹ sư trưởng của bộ phận sản xuất xe Mustang phiên bản năm 2005 của Ford, chịu trách nhiệm lãnh đạo nhóm thiết kế, phát triển và thử nghiệm mọi yếu tố kỹ thuật của xe.
Ông cũng từng là kỹ sư đường đua cho hai tay đua công thức một Nigel Mansell và Mario Andretti trong đội đua Newman-Haas IndyCar của Ford vào năm 1993. Ngoài ra, Tăng Thái Hậu còn là một nhân tố chủ chốt trong kế hoạch “One Ford” nổi tiếng của Alan Mulally, cựu Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Ford.
Đây cũng là người điều hành phát triển các dòng xe mang tính biểu tượng khác của Ford như Thunderbird, Windstar, V6, Cobra, và Bullitt phiên bản 2001… Theo trang Automotive Hall of Fame, các dòng xe này mang về doanh thu gần 9,5 tỷ USD cho Ford vào năm 2000.
Trong đó, dòng xe Mustang mang lại cho ông Hậu danh tiếng rộng khắp vào đầu những năm 2000. Chia sẻ với tờ Los Angeles Times, ông nhớ lại lần đầu tiên nhìn thấy một chiếc xe Mustang vào những năm 1970 tại quê nhà ở Sài Gòn, Việt Nam. Khi đó, cậu bé Hậu mới 5 tuổi.
“Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế. Đó là giây phút để lại ấn tượng sâu sắc trong tôi, một chiếc xe với trục cơ sở dài, hốc hút gió trên nắp ca-pô. Vẻ cơ bắp đầy uy lực”, ông Hậu kể.
Năm 1975, gia đình ông Hậu di tản khỏi Sài Gòn và tới New York, Mỹ - nơi ông theo học đại học.
Năm 1988, ông tốt nghiệp đại học Carnegie Mellon chuyên ngành kỹ sư cơ khí. Năm 1993, ông hoàn thành chương trình thạc sĩ chuyên ngành quản trị kinh doanh với thành tích xuất sắc tại Đại học Michigan. Sau khi tốt nghiệp, Tăng Thái Hậu vào làm việc ở Ford và mua chiếc xe đầu tiên, một chiếc Mustang.
Sau khi tốt nghiệp, ông Hậu từng được nhiều tập đoàn lớn như Carnegie Mellon, Proctor & Gamble, hay bộ phận sản xuất động cơ máy bay của General Electric chiêu mộ. Nhưng ông đã chọn Ford.
Đã có vợ và hai con gái, là người ít nói, trầm tính, với ông Hậu, gia đình và công việc là trên hết.
“Làm về động cơ máy bay khá hay nhưng bạn khó có thể đưa vợ đi bay thử cùng, nhưng với Mustang, bạn có thể mang xe về nhà và chia sẻ với gia đình, bạn bè", ông Hậu chia sẻ về lý do chọn đầu quân cho Ford.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét