Hội chợ Hàng nhập khẩu Quốc tế Trung Quốc đã kết thúc vào ngày 10/11, chính quyền Bắc Kinh tuyên bố giá trị số đơn hàng thương mại nhập khẩu mà hội chợ này tạo được là 57,8 tỷ USD (đô la Mỹ), hy vọng sẽ qua sự kiện này để tạo hình ảnh “nhà mua hàng toàn cầu hùng mạnh”. Tuy nhiên, một số tổ chức truyền thông nước ngoài chỉ ra Hội chợ được bố trí tinh tế này chỉ là một vở kịch, nhiều quản lý cấp cao doanh nghiệp nước ngoài tham dự lễ ký kết chỉ là diễn viên được thuê diễn.
Một trong những sự kiện đáng chú ý tại Hội chợ, như tự hào công bố của nhà chức trách Trung Quốc, đó là một công ty Trung Quốc đã ký hợp đồng với Volkswagen AG của Đức để năm tới hãng này sẽ xuất khẩu xe hơi và linh kiện sang Trung Quốc trị giá gần 9 tỷ USD. Tuy nhiên, Hãng tin Reuters dẫn thông tin từ người hiểu tình hình chỉ ra đây chỉ là “bản ghi nhớ hợp tác”, là nghiệp vụ bình thường của Volkswagen. Trong thực tế, bất kể có Hội chợ này hay không thì doanh nghiệp liên doanh Trung Quốc này cũng sẽ nhập khẩu xe của Volkswagen.
Reuters dẫn tin do một quản lý cấp cao tham gia Hội chợ tiết lộ, nhiều đơn hàng ký kết công bố tại Hội chợ, chẳng hạn như thỏa thuận của Volkswagen, đều là các thỏa thuận thương mại cần phải công bố, hoặc là những thông báo mà các doanh nghiệp đã thỏa thuận xong từ trước đó.
Hơn nữa phía Trung Quốc còn thuê người nước ngoài giả là đại diện doanh nghiệp nước ngoài để tham gia ký kết. Trong một ký kết sau khi hoàn thành, một người tham gia nước ngoài tiết lộ với Reuters rằng ông không liên quan gì đến công ty mà ông đại diện. Nguồn tin giấu tên này cho biết: “Tất cả mọi thứ bạn thấy tại lễ ký kết đều là diễn kịch. Thực chất tôi là diễn viên được thuê để mang lại ấn tượng hợp tác quốc tế với thế giới bên ngoài”.
Thông tin chỉ ra rằng các công ty Trung Quốc thường thuê người nước ngoài để mạo danh quản lý cấp cao doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các hoạt động, có lẽ để thể hiện tính hợp pháp quốc tế.
Theo Nhật báo Đông Á (Dong-a Ilbo) của Hàn Quốc đưa tin ngày 09/11, bề ngoài thì Hội chợ tại Thượng Hải gọi là một dịp “trưng bày” cho thế giới thấy, còn thực tế là “đơn ca trong vòng vây đoàn hợp ca”, ở góc độ nhất định có thể xem là màn “độc tấu” của nhà cầm quyền Trung Quốc.
Thông tin cũng chỉ ra, Chính phủ Trung Quốc đã gây áp lực lên các doanh nghiệp nhà nước để hoàn thành các đơn hàng nhập khẩu quy mô lớn, điều này đối với các doanh nghiệp không khác gì “nhiệm vụ chính trị”. Vì lý do này mà cái gọi là “hợp đồng đặt hàng” tại Triển lãm có lẽ phải gọi là diễn lại các hợp đồng đặt hàng đã có hoặc một số bản ghi nhớ không mang tính ràng buộc thực tế.
Ngoài ra, một số “tập đoàn thương mại” địa phương tại Triển lãm, dù mang danh nghĩa là thành viên công ty Trung Quốc đang tìm cách nhập khẩu nhưng trên thực tế chỉ là nhà xuất khẩu, không có nhu cầu nhập khẩu.
Bà Cecily Hu làm việc cho một công ty xuất khẩu tại Ôn Châu chia sẻ với Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) rằng, trong sáu tháng qua cơ quan chức năng thương mại địa phương luôn động viên công ty bà tham gia vào sự kiện này với tư cách một nhà nhập khẩu, mặc dù công ty chỉ hoạt động xuất khẩu gỗ.
Cho dù chính quyền Bắc Kinh hy vọng qua sự kiện này để xây dựng hình ảnh “nhà mua hàng toàn cầu hùng mạnh”. Nhưng chia sẻ với Reuters, ông Duncan Innes-Ker là giám đốc khu vực châu Á của Tổ chức Tình báo kinh tế (Economist Intelligence Unit) cho biết, ông không tin Triển lãm này sẽ cải thiện hình ảnh quan hệ thương mại toàn cầu của Trung Quốc. Ông nhận định rằng thế giới muốn được nhìn thấy môi trường hoạt động kinh doanh của Trung Quốc công bằng hơn chứ không phải vấn đề chỉ cam kết nhập khẩu nhiều hơn trong năm nay.
Huệ Anh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét