Ngỡ rộng đường tỏa sáng, Trung Quốc lại cay đắng vì "thất thu" và bê bối tại APEC 2018
Tất Đạt |
Ông Tập Cận Bình tại APEC 2018. Ảnh: EPA-EFE
Tất Đạt |
Với sự vắng bóng của nguyên thủ Mỹ và Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm giữ nhiều cơ hội nhất để "phủ bóng" APEC và tăng cường tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này.
Với sự vắng bóng của nguyên thủ Mỹ và Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm giữ nhiều cơ hội nhất để "phủ bóng" Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và tăng cường tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này.
Trung Quốc đã cho các đảo quốc tại Thái Bình Dương vay ít nhất 1,3 tỉ USD và khoảng 590 triệu USD cho riêng nước chủ nhà Papua New Guinea (PNG). Và trong chuyến thăm lần này, Bắc Kinh cam kết cung cấp thêm 4 tỉ USD để xây hệ thống đường quốc lộ đầu tiên tại PNG.
Đây là một trong số những động thái thường thấy của Trung Quốc để giành sự ủng hộ của các nước trong vùng, bao gồm Samoa, Vanuatu, Quần đảo Cook, Tonga, Niue, Fiji và Liên bang Micronesia.
Nhưng trái ngược với những mong đợi, ông Tập lại phải rời sự kiện trong sự bất mãn.
Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), PNG buộc phải kết thúc kì thượng đỉnh khi các lãnh đạo không thể đưa ra tuyên bố chung.
Với sự vắng bóng của nguyên thủ Mỹ và Nga, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nắm giữ nhiều cơ hội nhất để "phủ bóng" Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và tăng cường tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tại khu vực này.
Trung Quốc đã cho các đảo quốc tại Thái Bình Dương vay ít nhất 1,3 tỉ USD và khoảng 590 triệu USD cho riêng nước chủ nhà Papua New Guinea (PNG). Và trong chuyến thăm lần này, Bắc Kinh cam kết cung cấp thêm 4 tỉ USD để xây hệ thống đường quốc lộ đầu tiên tại PNG.
Đây là một trong số những động thái thường thấy của Trung Quốc để giành sự ủng hộ của các nước trong vùng, bao gồm Samoa, Vanuatu, Quần đảo Cook, Tonga, Niue, Fiji và Liên bang Micronesia.
Nhưng trái ngược với những mong đợi, ông Tập lại phải rời sự kiện trong sự bất mãn.
Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), PNG buộc phải kết thúc kì thượng đỉnh khi các lãnh đạo không thể đưa ra tuyên bố chung.
Papua New Guinea: Cạnh tranh đầu tư khốc liệt với TQ, Australia quyết "rút gươm ra khỏi bao"
Chưa kể, Bắc Kinh còn phải chịu một vụ "mất mặt" khi 4 quan chức Trung Quốc bất ngờ bị trục xuất khỏi văn phòng của Ngoại trưởng PNG Rimbink Pato sau khi bị cáo buộc tìm cách gây ảnh hưởng đến tuyên bố của ông.
Vụ trưởng Các vấn đề Kinh tế Quốc tế của Bộ Ngoại giao, Wang Xiaolong, chỉ bình luận mờ nhạt rằng "chuyện không phải như vậy".
Đối với Trung Quốc, kì thượng đỉnh lần này đáng nhẽ là một chiến thắng ngoại giao - nhưng cuối cùng lại trở thành một thất bại đối ngoại khi các quan chức Trung Quốc cấm hầu hết các phóng viên từ những quốc gia thành viên và truyền thông quốc tế tham dự diễn đàn. Trái lại, họ chỉ cho phép các nhà báo của truyền thông quốc gia Trung Quốc đưa tin.
Theo Reuters, điều này đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề đăng tải tin tức và an ninh tại sự kiện.
Mỹ và đồng minh "trói tay" Trung Quốc
Bên cạnh bê bối ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục nhận một "cú đánh trực diện" từ Mỹ và các quốc gia đồng minh - tiêu biểu là Nhật Bản và Australia - theo một cách công khai.
Đầu tháng này, Australia đã công bố kế hoạch đầu tư 2,2 tỉ USD "cho các nước Thái Bình Dương" - bao gồm xây dựng Cơ sở hạ tầng Tài chính Australia và cơ quan tín dụng xuất khẩu để giúp các công ty Australia đầu tư vào khu vực.
Ngày 17/11, bộ ba Mỹ, Nhật, Australia công bố tuyên bố chung khẳng định các nước này sẽ triển khai dự án cơ sở hạ tầng cho tài chính và phát triển.
Cụ thể, các dự án sẽ nâng cao "tiêu chuẩn và quy định quốc tế cho phát triển, bao gồm tính cởi mở, minh bạch và ổn định tài chính". Cách tiếp cận này sẽ "giúp giải quyết vấn đề đích thực của khu vực trong khi tránh gánh nặng nợ bất ổn đối với từng quốc gia".
Trong bài phát biểu tại APEC, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence còn phát ngôn thẳng thừng rằng "Mỹ có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn và không dìm đối tác vào biển nợ hay xâm phạm chủ quyền của họ".
Để thể hiện rằng Mỹ và các đồng minh đều nghiêm túc về việc sử dụng các phương thức kinh tế và quân sự để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Pence tuyên bố Mỹ sẽ cùng Australia và PNG tái phát triển và tạo lập một căn cứ hải quân chung trên đảo Manus.
"Chúng tôi sẽ làm việc với hai quốc gia này để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải tại vùng đảo Thái Bình Dương," ông Pence nói.
Cuộc tranh đấu công khai
Trước đó, vào tháng 8, Trung Quốc được cho là sẽ kí hợp đồng tái phát triển một cảng ở đảo Manus. Căn cứ quân sự tại đảo Manus chiếm một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng - đây là cảng nước sâu có khả năng đón các tàu sân bay và hàng trăm tàu hải quân các loại.
Là một trong những căn cứ quan trọng nhất của hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, đảo Manus có khả năng ảnh hưởng tới năng lực của phương Tây ở Thái Bình Dương trong khi giúp Bắc Kinh tiếp cận gần hơn với căn cứ của Mỹ tại Guam, cách Papua New Guinea vài nghìn km.
Chưa kể, Bắc Kinh còn phải chịu một vụ "mất mặt" khi 4 quan chức Trung Quốc bất ngờ bị trục xuất khỏi văn phòng của Ngoại trưởng PNG Rimbink Pato sau khi bị cáo buộc tìm cách gây ảnh hưởng đến tuyên bố của ông.
Vụ trưởng Các vấn đề Kinh tế Quốc tế của Bộ Ngoại giao, Wang Xiaolong, chỉ bình luận mờ nhạt rằng "chuyện không phải như vậy".
Đối với Trung Quốc, kì thượng đỉnh lần này đáng nhẽ là một chiến thắng ngoại giao - nhưng cuối cùng lại trở thành một thất bại đối ngoại khi các quan chức Trung Quốc cấm hầu hết các phóng viên từ những quốc gia thành viên và truyền thông quốc tế tham dự diễn đàn. Trái lại, họ chỉ cho phép các nhà báo của truyền thông quốc gia Trung Quốc đưa tin.
Theo Reuters, điều này đã làm dấy lên lo ngại về vấn đề đăng tải tin tức và an ninh tại sự kiện.
Mỹ và đồng minh "trói tay" Trung Quốc
Bên cạnh bê bối ngoại giao, Trung Quốc tiếp tục nhận một "cú đánh trực diện" từ Mỹ và các quốc gia đồng minh - tiêu biểu là Nhật Bản và Australia - theo một cách công khai.
Đầu tháng này, Australia đã công bố kế hoạch đầu tư 2,2 tỉ USD "cho các nước Thái Bình Dương" - bao gồm xây dựng Cơ sở hạ tầng Tài chính Australia và cơ quan tín dụng xuất khẩu để giúp các công ty Australia đầu tư vào khu vực.
Ngày 17/11, bộ ba Mỹ, Nhật, Australia công bố tuyên bố chung khẳng định các nước này sẽ triển khai dự án cơ sở hạ tầng cho tài chính và phát triển.
Cụ thể, các dự án sẽ nâng cao "tiêu chuẩn và quy định quốc tế cho phát triển, bao gồm tính cởi mở, minh bạch và ổn định tài chính". Cách tiếp cận này sẽ "giúp giải quyết vấn đề đích thực của khu vực trong khi tránh gánh nặng nợ bất ổn đối với từng quốc gia".
Trong bài phát biểu tại APEC, Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence còn phát ngôn thẳng thừng rằng "Mỹ có thể đưa ra lựa chọn tốt hơn và không dìm đối tác vào biển nợ hay xâm phạm chủ quyền của họ".
Để thể hiện rằng Mỹ và các đồng minh đều nghiêm túc về việc sử dụng các phương thức kinh tế và quân sự để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc, ông Pence tuyên bố Mỹ sẽ cùng Australia và PNG tái phát triển và tạo lập một căn cứ hải quân chung trên đảo Manus.
"Chúng tôi sẽ làm việc với hai quốc gia này để bảo vệ chủ quyền và quyền hàng hải tại vùng đảo Thái Bình Dương," ông Pence nói.
Cuộc tranh đấu công khai
Trước đó, vào tháng 8, Trung Quốc được cho là sẽ kí hợp đồng tái phát triển một cảng ở đảo Manus. Căn cứ quân sự tại đảo Manus chiếm một vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng - đây là cảng nước sâu có khả năng đón các tàu sân bay và hàng trăm tàu hải quân các loại.
Là một trong những căn cứ quan trọng nhất của hạm đội Mỹ tại Thái Bình Dương trong Thế Chiến II, đảo Manus có khả năng ảnh hưởng tới năng lực của phương Tây ở Thái Bình Dương trong khi giúp Bắc Kinh tiếp cận gần hơn với căn cứ của Mỹ tại Guam, cách Papua New Guinea vài nghìn km.
Sức ảnh hưởng nóng rẫy của TQ với nước chủ nhà APEC 2018: Xuống sân bay là thấy Trung Quốc
Nhưng thậm chí kể cả khi những thông tin về sự can thiệp của Trung Quốc tại cảng Manus là sai, thì Bắc Kinh cũng phải dè chừng trước bối cảnh Mỹ và Australia đưa các khí tài quân sự tới PNG để cản trở bước đột phá của hải quân Trung Quốc.
Ông Tập đã lên tiếng bảo vệ hoạt động giao thương của Trung Quốc và phủ nhận sáng kiến "Vành đai Con đường" tiềm ẩn những dự định địa chính trị bí mật.
Không dừng ở đó, khi Bắc Kinh càng hứa hẹn hỗ trợ nhiều tài chính, thì lại càng phải đảm bảo với đối tác và quốc tế rằng Trung Quốc không có ý định đưa các quốc gia vay tiền vào "bẫy nợ" hay tranh giành ảnh hưởng.
Theo CNN, đáng nhẽ Trung Quốc đã "tỏa sáng" trong kì thượng đỉnh APEC vừa qua. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng trong khi nhiều nước đón nhận Trung Quốc, nhiều nước khác lại tỏ ra dè chừng và có ý đề phòng với các dự định của quốc gia này.
theo Thời đại
Nhưng thậm chí kể cả khi những thông tin về sự can thiệp của Trung Quốc tại cảng Manus là sai, thì Bắc Kinh cũng phải dè chừng trước bối cảnh Mỹ và Australia đưa các khí tài quân sự tới PNG để cản trở bước đột phá của hải quân Trung Quốc.
Ông Tập đã lên tiếng bảo vệ hoạt động giao thương của Trung Quốc và phủ nhận sáng kiến "Vành đai Con đường" tiềm ẩn những dự định địa chính trị bí mật.
Không dừng ở đó, khi Bắc Kinh càng hứa hẹn hỗ trợ nhiều tài chính, thì lại càng phải đảm bảo với đối tác và quốc tế rằng Trung Quốc không có ý định đưa các quốc gia vay tiền vào "bẫy nợ" hay tranh giành ảnh hưởng.
Theo CNN, đáng nhẽ Trung Quốc đã "tỏa sáng" trong kì thượng đỉnh APEC vừa qua. Tuy nhiên, có thể thấy rõ ràng rằng trong khi nhiều nước đón nhận Trung Quốc, nhiều nước khác lại tỏ ra dè chừng và có ý đề phòng với các dự định của quốc gia này.
theo Thời đại
Trung Quốc ngăn cản tuyên bố chung của APEC chỉ vì một câu trong dự thảo
Thi Anh |
Ngoại trừ Trung Quốc, tất cả 21 lãnh đạo APEC còn lại đều nhất trí với dự thảo tuyên bố chung, một nguồn tin thân cận tiết lộ với CNN.
Lần đầu tiên trong lịch sử 25 năm, hội nghị Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương đã kết thúc mà không đạt nhất trí về một tuyên bố chung chính thức.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau sau đó cũng xác nhận rằng những bất đồng về thương mại đã cản trở tuyên bố chung: "Có những tầm nhìn khác biệt về một số vấn đề riêng biệt".
Các quan chức Trung Quốc được cho là đã lao vào văn phòng của Ngoại trưởng Papua New Guinea Rimbink Pato để nói về ngôn từ trong bản dự thảo tuyên bố chung củaAPEC. Bắc Kinh sau đó đã phủ nhận thông tin này là "đồn đoán độc địa", còn ông Pato thì cho rằng tin tức có phần phóng đại.
CNN dẫn nguồn quan chức Mỹ tham gia vào cuộc đàm phán cho biết, có thể Trung Quốc lo ngại về một câu trong tuyên bố liên quan tới các biện pháp mậu dịch không công bằng.
Theo quan chức này, bất đồng chủ yếu xoay quanh câu: "Chúng tôi nhất trí chống lại chủ nghĩa bảo hộ, bao gồm cả những biện pháp mậu dịch không công bằng".
Trước đó, chính quyền Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Trung Quốc có những biện pháp mậu dịch không công bằng để đối phó với những mức thuế mà Mỹ áp lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc.
Thậm chí, Nhà Trắng còn từng nói trong 1 tuyên bố hồi tháng 5 rằng: "Suốt nhiều năm, Trung Quốc đã theo đuổi những chính sách công nghiệp và các biện pháp mậu dịch không công bằng có lợi cho các công ty Trung Quốc và khiến nhiều công ty Mỹ không thể cạnh tranh trên một sân chơi công bằng".
theo Thời đại
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét