Hải Võ |
Cho đến nay chưa có thông báo nào từ Bắc Kinh về việc tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 4 của Ủy ban trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Trung Quốc chưa xác định được thời gian tổ chức Hội nghị trung ương 4
Hội nghị Bộ chính trị trung ương ĐCSTQ, do chủ tịch Tập Cận Bình chủ trì, đã khép lại hôm thứ Tư (31/10) mà không có một thông báo nào về việc triệu tập hội nghị toàn thể, theo thông lệ thường diễn ra vào mùa thu hàng năm, của Ủy ban trung ương đảng.
Hội nghị trung ương 4 khóa 19 của ĐCSTQ - dự kiến diễn ra trong cuối năm nay - được các nhà phân tích dự đoán tập trung vào những vấn đề chính sách kinh tế trung và dài hạn.
Trong vài thập niên qua, những hội nghị trung ương vào giai đoạn cuối của năm tiếp theo sau khi Trung Quốc tổ chức Đại hội đảng thường được xem là cuộc họp quan trọng số 1 của gần 400 nhân vật đứng đầu đảng.
Đây thường là thời điểm mà ban lãnh đạo - sau 1 năm nắm giữ chức vụ mới trong đảng - công bố các chương trình cải cách quan trọng và dự thảo kinh tế mới.
Tháng 10 năm ngoái, ĐCSTQ đã tổ chức Đại hội đại biểu toàn quốc khóa 19, với việc ông Tập Cận Bình tái đắc cử chức Tổng bí thư và bước vào nhiệm kỳ lãnh đạo thứ hai.
Tại hội nghị toàn thể trung ương 3 khóa 11 vào tháng 12/1978, Đặng Tiểu Bình đã khởi xướng công cuộc "cải cách mở cửa" để đưa Trung Quốc lên con đường từng bước tự do hóa nền kinh tế.
Một hội nghị quan trọng khác cũng diễn ra vào mùa thu là năm 1993, khi ban lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố ủng hộ khái niệm "kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa".
Năm nay, Trung Quốc chuẩn bị kỷ niệm 40 năm tiến hành công cuộc cải cách mở cửa của Đặng Tiểu Bình, nhưng một vài nhân tố mơ hồ vẫn tồn tại xoay quanh lộ trình của đất nước.
Bộ chính trị Trung Quốc lần đầu thừa nhận có sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế, trong khi dư luận e ngại về sụt giảm ở thị trường chứng khoán và khu vực kinh tế tư nhân. Viễn cảnh u ám bắt đầu lan tỏa ở Trung Quốc do tác động của chiến tranh thương mại với Mỹ kéo dài từ mùa hè, mà nay đang leo thang thành mâu thuẫn trong nhiều lĩnh vực - từ công nghệ đến địa chính trị, hay quốc phòng an ninh.
Có nhiều kỳ vọng rằng phiên toàn thể trung ương vào mùa thu sẽ giúp đưa ra một định hướng rõ ràng mà Trung Quốc sẽ đi theo, cũng như biện pháp cụ thể để đối phó với sóng gió do chiến tranh thương mại và kinh tế tăng trưởng chậm đem tới.
Nhưng đến nay, khi tháng 9 và tháng 10 đã trôi qua, thông tin về Hội nghị toàn thể trung ương 4 vẫn hoàn toàn im ắng.
Bộ chính trị Trung Quốc ngày 31/10 đưa ra cảnh báo về "sức ép tăng trưởng đi xuống" đang dồn lên nền kinh tế, và "những thay đổi sâu sắc" ở môi trường bên ngoài. Cơ quan quyết sách cao cấp này cũng vạch ra mục tiêu "nhìn về phía trước" và "kịp thời" đưa ra kế hoạch mới củng cố thị trường chứng khoán cùng kinh tế tư nhân.
"Chúng ta cần tăng cường cải cách mở cửa để tập trung vào những vấn đề cốt lõi với những giải pháp mục tiêu... Chúng ta phải hoàn thành nhiệm vụ và kiên quyết thực hiện được tăng trưởng chất lượng cao," tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn thông cáo từ hội nghị Bộ chính trị.
Chuyện không ai nhắc đến
Trey McArver, đồng sáng lập hãng nghiên cứu cố vấn Trivium China tại Bắc Kinh, gọi đây "là câu chuyện lớn nhất, hoặc chẳng phải chuyện gì, ở Trung Quốc lúc này".
"Khi họ không xác định thời gian [tổ chức hội nghị trung ương] trong kỳ họp Bộ chính trị vào tháng 9, tôi đã bất ngờ. Nhưng tôi còn sốc hơn khi hầu như không một ai đề cập gì đến hội nghị toàn thể," ông nói với SCMP.
SCMP cho hay, thông thường các Hội nghị trung ương 3 của Trung Quốc sẽ diễn ra vào mùa thu. Hội nghị trung ương 1 giới thiệu ban lãnh đạo mới, diễn ra ngay sau Đại hội đảng; và Hội nghị trung ương 2 thảo luận vấn đề nhân sự nhà nước, chính phủ cho kỳ họp Quốc hội tháng 3 hàng năm.
Nhưng kể từ Đại hội 19 đến nay, ĐCSTQ đã triệu tập 3 hội nghị toàn thể, với kỳ họp thứ ba vào đầu năm nay, nhằm thông qua đề xuất sửa đổi điều khoản trong hiến pháp liên quan đến nhiệm kỳ của chủ tịch và phó chủ tịch Trung Quốc.
Giáo sư Chen Daoyin, thuộc Đại học chính pháp Thượng Hải, đánh giá nhiều chuyển biến đã diễn ra kể từ Hội nghị trung ương 3 khóa 19.
"Hồi tháng 3, ban lãnh đạo của ông Tập vẫn đầy tự tin về tương lai phát triển của Trung Quốc,... " ông Chen nói. "Nhưng đến nay, người dân phổ thông ở Trung Quốc bắt đầu mất dần hy vọng vào sự phát triển của nền kinh tế."
Bắc Kinh "án binh" chờ kết quả bầu cử Mỹ?
Theo thông lệ của ĐCSTQ, thời gian tổ chức hội nghị toàn thể trung ương sẽ được nêu trong thông cáo hội nghị Bộ chính trị - kỳ họp thường diễn ra vào giai đoạn cuối hàng tháng. Với kỳ họp tháng 10 đã khép lại, phiên họp thường kỳ tiếp theo của Bộ chính trị Trung Quốc sẽ phải đợi đến nửa sau của tháng 11.
Ông Chen Daoyin nhận xét, việc trì hoãn tổ chức hội nghị toàn thể trung ương có thể là tín hiệu vẫn còn sự thiếu đồng thuận trong ban lãnh đạo Trung Quốc về giải pháp ứng phó những thách thức đang mạnh lên đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Ông nói thêm, Bắc Kinh cũng có thể đang "án binh" chờ đợi kết quả cuộc bầu cử giữa kỳ ở Mỹ - tổ chức ngày 6/11 tới - và cuộc gặp giữa ông Tập với tổng thống Mỹ Donald Trump tại thượng đỉnh G20 ở Argentina trong tháng 11, nhằm đưa ra đánh giá tốt nhất.
"Nhân tố cốt lõi dẫn đến thay đổi trong tình hình mà Trung Quốc phải đối mặt trong năm qua chính là nhân tố Mỹ," ông Chen bình luận. "Rất khó để ban lãnh đạo Trung Quốc đưa ra hành động cụ thể vào thời điểm này, khi còn nhiều nhân tố chưa xác định."
Còn theo nhà sử học Trung Quốc Zhang Lifan, ngay cả khi đảng Cộng hòa của ông Trump bị thất bại trong bầu cử giữa kỳ thì cũng khó có khả năng Washington xuống thang trong sức ép với Bắc Kinh.
"[Bắc Kinh] có thể đang trì hoãn [hội nghị trung ương]... và chờ đợi kết quả bầu cử Mỹ," ông Zhang nói. "Nhưng tôi ngờ rằng kết quả đó sẽ có tác động gì lớn. Việc dồn ép Trung Quốc đã là nhận thức chung của hai đảng Mỹ."
Ông Zhang cũng tin rằng giới tinh hoa trong ĐCSTQ chưa đạt nhận thức chung về lộ trình tương lai của đất nước.
"Chúng ta sẽ tiếp tục cải cách và mở cửa, hay theo đuổi chiến lược tự lực cánh sinh? Dường như vẫn chưa có đồng thuận cao trong đảng," ông Zhang nói.
Bầu không khí lặng lẽ ở Bắc Kinh lúc này trái ngược với những động thái chuẩn bị rầm rộ khi Trung Quốc tổ chức hội nghị toàn thể trung ương tháng 11/2013 - một năm sau khi ông Tập trở thành Tổng bí thư ĐCSTQ.
Thời điểm đó, lịch trình hội nghị được thông báo trước 3 tháng, sau phiên họp của Bộ chính trị vào tháng 8/2013. Hai tuần trước hội nghị, ông Du Chính Thanh - Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc thời điểm đó - cam kết với người dân rằng kỳ họp sẽ mang lại những cải cách kinh tế-xã hội "chưa từng thấy". Kết quả hội nghị này đã thông qua hơn 300 phương án cải cách cụ thể ở 60 nội dung.
ĐẠI HỘI ĐẢNG CS TRUNG QUỐC XIX BẾ MẠC 24/10, (MỒNG 5/9 NGUYỆT KỴ)- TẬP CẬN BÌNH CHÍ LỚN, PHẬN MỎNG
Phạm Viết Đào.
Điều đang khiến cho giới am hiểu lịch pháp, dịch số hết băn khoăn: Đại hội
Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19, một sự kiện chính trị lớn của Trung Quốc,
một đại hội với kỳ vọng "Không quên khởi đầu, ghi nhớ sứ mệnh, giương cao ngọn cờ vĩ đại chủ
nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, quyết tâm xây dựng thành công xã hội khá giả
toàn diện, giành được thắng lợi vĩ đại từ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc
sắc Trung Quốc trong thời đại mới, không ngừng phấn đấu thực hiện giấc mơ phục
hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại".
Đây là Đại hội triển khai “học
thuyết tứ toàn” của Tập Cận Bình lại được bế mạc- chính thức tuyên bố ra mắt
một Ban lãnh đạo mới, những “công trình sư” của một thời đại mới đúng vào ngày
mà dân dịch số vẫn gọi là ngày nguyệt kỵ: Mồng 5 âm lịch…
Theo phong tục từ trước tới nay, nhiều người Á- Đông thường chọn ngày
lành tháng tốt để xuất hành, động thổ, đổ bê tông mái, cất nóc, nhập trạch, khai
trương, ăn hỏi, rước dâu, ký hợp đồng, hộ liệm, di quan, phá nấm, nhập phủ (hạ
huyệt)... Trong những ngày kiêng kỵ có các ngày: Ngày nguyệt kỵ, không phòng, hoang
vu, Ngưu Lang…
Trong một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 3 ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23. Những ngày này không nên khởi đầu làm việc gì cả:
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì
Hay
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
Trong một năm có 12 tháng, mỗi tháng có 3 ngày nguyệt kỵ là mồng 5, 14, 23. Những ngày này không nên khởi đầu làm việc gì cả:
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Làm gì cũng bại chẳng ra việc gì
Hay
Mồng năm, mười bốn, hai ba.
Đi chơi còn thiệt, nữa là đi buôn
Những tập tục
kiêng kỵ này được người Việt Nam đúc kết từ các công trình nghiên cứu về lịch
pháp-dịch số của của người Trung Quốc cổ đại…
Thế mà Ban lãnh đạo mới của
Trung Quốc lại được thành lập, ra mắt đúng ngày NGUYỆT KỴ? Ngẫu nhiên hay do
thiên định ?
Người Việt
quan niệm ngày mùng 5, 14, 23 là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì
cũng chỉ giữa chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu…
Hà đồ-Lạc thư lý giải về 3 ngày nguyệt kỵ
Ngày này là ngày ở Trung cung (ngôi Trung
ương ở Hà Đồ) mà Trung cung lại là ngôi vua và lấy số 5 làm biểu hiệu. Số 9 là
cửu cung.
Đếm từ 1 đến 5 thì số 5 nhập vào Trung
cung, rồi cộng thêm vào số cửu cung (tức là số 9) nữa thì được 14 cũng nhập vào
Trung cung, cộng thêm số 9 nữa thì được 23 cũng lại nhập Trung cung nữa. Như vậy
là ba lần đều nhập Trung ương (mùng 5, 14, 23).
Ngôi Huỳnh sát là hung sát ở Trung ương
(trung cung), mà Thái Tuế (ngôi vua) lại chồng lên ngôi Huỳnh sát, cho nên kẻ
dưới phải tránh người trên. Nếu không tránh mà phạm tới bề trên phải gặp hung
lai.
Ngoài ra, các ngày 5, 14, 23 cộng lại đều bằng
5 (cụ thể là: ngày mùng 5, ngày 14 gồm 1 + 4 = 5, ngày 23 gồm 2 + 3 = 5), dân
gian thường gọi là ngày "nửa đời, nửa đoạn" nên làm gì cũng chỉ giữa
chừng, vất vả, khó đạt được mục tiêu.
Đây cũng là những ngày ''con nước'' (tức là
ngày triều cường, thường sinh ra những dòng hải lưu bất thường gây nguy hiểm
cho thuyền bè). Theo đó, những ngày này thường đem đến xui xẻo cho mọi người nhất
là khi đi xa, do người xưa chủ yếu đi lại bằng đường thủy.
Xét ở góc độ khoa học, những ngày trên, con
người bị tác động mạnh nhất của lực tương hỗ với mặt trăng. Nó làm ảnh hưởng tới
sức khỏe, thần kinh dễ làm con người mất tự chủ dễ xảy ra sai lầm trong tính
toán, hành động. Đã có nghiên cứu về hiện tượng gia tăng tai nạn, rủi ro vào
trung tuần trăng. Và cũng vào những ngày trên chó sói thường tru gọi bầy, chó
nhà thường hay ''cắn hóng''.
Ta thử nghiên cứu một cách chi ly sẽ thấy
được đầu tháng mùng 5 âm lịch là thời điểm đầu tháng mặt trăng bắt đầu dần dần
tròn trịa và sáng hơn, thời điển ngày 14 là giữa tháng khi ấy mặt trăng tròn,
sáng vằng vặc, thời điểm ngày 23 thì mặt trăng khuyết dần. Vào những mốc thời
gian quan trọng then chốt đó, thủy triều lên xuống bất thường, các dòng hải lưu
chảy mạnh hoặc yếu không ổn định như những ngày bình thường, chế độ gió, từ trường
biến đổi khác, độ phèn xâm lấn vào đất canh tác vùng biển nhiều hơn.
Chính vì những lý do kể trên, những người sống
ven biển chịu ảnh hưởng khá nhiều, việc canh tác nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi
triều cường và độ mặn. Việc ra khơi đánh bắt khai thác thủy hải sản không được
thuận lợi may mắn, việc buôn bán kinh doanh, thương mại bằng đường biển cũng bị
ảnh hưởng.
Với quá trình
phân tích trên thì mùng 5, 14, 23 là chỉ bất lợi đặc biệt với những cư dân
sống ở ven biển và hoạt động kinh tế gắn liền với biển, có ảnh hưởng quan hệ lớn
đối với thủy triều, con nước, độ mặn, hướng gió…
Một trong những
tham vọng của kỷ nguyên Tập Cận Bình đó là chiến lược kinh tế đối ngoại “ nhất đới, nhất lộ”, “một vành đai, một con
đường”, “Con đường tơ lụa trên biển” với những thuật ngữ mỹ miều đó đều ấn
dấu đằng sau về tham vọng mở rộng kinh tế biển của triều đại Tập Cận Bình…Tập Cận
Bình muốn Trung Quốc đóng vai trò là kẻ “thu xâu” của khu vực Biển Đông và Hoa
Đông, một khu vực có mật đồ giao thương vào loại bậc nhất thế giới…
Tập Cận Bình:
Chí lớn, Phận mỏng
Bằng con mắt
chiến lược gia mang bản tính, bản sắc “ Chó
cậy nhà gà cậy chuồng”, ( Ông Tập Cận Bình, tuổi Quý Tỵ, có Mệnh là Trường
Lưu Thủy ( Nước chảy dài); Xương
CON RẮN, Tướng tinh CON CHÓ SÓI )
hy vọng có thể xưng hùng xưng bá Biển Đông và Hoa Đông…
Căn cứ vào bản
mệnh, bản tính “ Chó cậy nhà gà cậy chuồng” có vẻ như không được thiên thời ủng
hộ vì: ekip của Tập Cận Bình, Ban chấp hành TW Đảng CS Trung Quốc ra mắt, xuất
hành đúng ngày nguyệt kỵ, ngày “MỒNG NĂM”…
Mặt khác, ngày 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Là ngày “ XUNG” với người tuổi Quý Tỵ, năm 1953, Tuổi Rắn như ông Tập Cận Bình…
Mặt khác, ngày 5 (trùng lặp Ngũ hoàng thổ), người ta thường nói "nen nét như rắn mùng 5". Là ngày “ XUNG” với người tuổi Quý Tỵ, năm 1953, Tuổi Rắn như ông Tập Cận Bình…
Theo quan sát
dân gian: Vào ngày này rắn không ra khỏi mà bởi vì thời gian đó phương lực ly
tâm từ Trái Đất kết hợp với lực hấp dẫn từ Mặt Trăng, hướng tâm từ Mặt Trời và
vũ trụ không bình thường gây cho rắn run sợ, ù tai, hoa mắt không dám ra ngoài.
Tương truyền ai chặt được đầu rắn mùng 5 ra đường sẽ gặp nhiều may mắn…
Rất có thể ông
Tập Cận Bình sẽ là mục tiêu của đảo chính, hạ sát của các đối thủ chính trị,
các phe nhóm chính trị tại Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới do bởi: tướng tinh
khôn lỏi, quỷ quyệt của chó sói…
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét