Chủ Nhật, 17 tháng 9, 2017

Lạng Sơn: Di tích vững vàng trong thời chiến, tan nát dưới thời bình ( Do Bộ VĂN-THỂ-DU đang ngủ ?)

(CLO) Những quả núi xanh mướt, điệp trùng, từng bao bọc quân dân ta trong nhiều cuộc chiến đã bị những doanh nghiệp khai thác đá ở Lạng Sơn phá tan nát.

Ngày xưa, ai đi qua Hữu Lũng, Chi Lăng (Lạng Sơn) theo Quốc lộ 1A chắc hẳn đều bị mê mẩn bởi những dãy núi điệp trùng, hùng vĩ nằm ngay bên trái Quốc lộ.
Trong suốt lịch sử xâm lăng của người phương Bắc, Lạng Sơn luôn được coi là vị trí chiến lược chủ yếu và là hướng tấn công chính. Lý do vì chiếm được Lạng Sơn là chiếm được cửa ngõ châu thổ sông Hồng và chỉ còn 150 km dọc đường cái quan (nay là quốc lộ 1A) là có thể tiến chiếm kinh đô Đại Việt.
Quốc lộ 1A chạy qua ải Chi Lăng, Lạng Sơn
Tuy nhiên, với giặc ngoại xâm, Ải Chi Lăng trên con đường bách lý xuôi từ biên giới với Ải Nam Quan, qua Lạng Sơn về Thăng Long – Hà Nội, lại là một tử địa vì quy mô hoành tráng, đồ sộ, địa thế hiểm yếu thập nhân khứ, nhất nhân hoàn (10 kẻ đi chỉ 1 kẻ quay về được) của nó.
Suốt quá trình dựng nước và giữ nước của quân dân Việt Nam, với chiến lũy hình thang tại Ải Chi Lăng cùng hệ thống đầm lầy, sông suối, núi non hiểm trở, luôn là bức tường thành từ xa của kinh đô Thăng Long ngăn bước viễn chinh quân xâm lược.
Những dãy núi điệp trùng, hùng vĩ nằm ngay cạnh Quốc lộ 1A bị tàn phá bởi doanh nghiệp khai thác đá
Những quả núi vững vàng trong thời chiến nhưng nay đã tan nát dưới thời bình. Bây giờ, dãy núi điệp trùng, hùng vĩ, hàng nghìn năm che chở, bao bọc quân và dân ta trong nhiều cuộc chiến đã không còn nguyên vẹn. Nhiều quả núi đã bị xẻo, bị gọt nham nhở không một chút tiếc thương bởi những doanh nghiệp khai thác đá ở Lạng Sơn.
“Xót quá anh ạ! Chúng tôi là dân ở đây, cứ mỗi lần nhìn lên những quả núi bị người ta phá nát để lấy đá, thấy xót xa vô cùng”, bác Tiến, một người dân ở thị trấn Đồng Mỏ, huyện Chi Lăng chia sẻ.
Không chỉ dân địa phương thấy buồn cho những dãy núi điệp trùng bị tàn phá, mà ngay cả người ngoài tỉnh khi đi qua đây, nhìn thấy cảnh này cũng xót xa, tiếc nuối.
Hình ảnh những dãy núi bị tàn phá tựa như một bức tranh vẽ dở, nham nhở
Ngay chân những quả núi bị tàn phá là nhà máy khai thác, chế biến đá
“Dãy núi đang hùng vĩ, thơ mộng thế kia mà lại bị phá nham nhở. Thật là tiếc!”, anh Quang, một người dân Hà Nội đang ngồi uống nước bên đường buồn bã bày tỏ; đồng thời anh cũng băn khoăn tại sao chính quyền lại để cho khai thác đá ngay mặt ngoài dãy núi, nơi mà ai đi qua cũng nhìn thấy để rồi bức xúc, tiếc nuối.
“Trước tôi đi Lạng Sơn, thích nhất là được ngắm những quả núi cứ chồng lên nhau, nhìn điệp điệp trùng trùng thật mát mắt. Giờ nhiều quả núi bị cắt gọn, khác nào cô gái đẹp bỗng nhiên bị tạt a xít vào mặt”, anh Quang ví von.
Dân địa phương xót xa, người ngoài tỉnh nhìn thấy cũng xót xa. Vậy còn lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn, các vị đi qua nhìn thấy có xót không? Nếu không, thật quá vô cảm với thiên nhiên, đất nước!
Việt Cường

Không có nhận xét nào: