Trong thông điệp năm mới 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhắc đến một vấn đề : “Kẻ thù không bao giờ mong muốn chúng ta mạnh. Chúng luôn có nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt…” Hãy cùng nhìn nhận lại những âm mưu và thủ đoạn đó trước thềm năm mới 2017.
Kẻ thù, trong thông điệp của Chủ tịch nước, có thể hiểu là những kẻ có dã tâm chiếm đoạt chủ quyền trên biển Đông (theo tác giả Hoàng Phương trong bài báo ngày 1/1/2016), những kẻ đang muốn chiếm chủ quyền và phá hoại đất nước ta về mọi mặt, và cả những kẻ đang có những âm mưu hòng thay đổi thế chế chính trị của đất nước này.
Ai muốn thay đổi thể chế chính trị của đất nước này thì bàn sau. Bàn về vế đầu của tuyên bố này. Dĩ nhiên kẻ có dã tâm chiếm đoạt chủ quyền Biển Đông của ta là Đảng CSTQ hiện nay.
Trong bối cảnh quan hệ Việt-Trung thắm thiết trở lại từ sau Đại Hội 12 khi có hàng loạt chuyến thăm cấp cao của hai bên, phía Việt Nam gồm thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thường trực Ban Bí Thư Đinh Thế Huynh, Trưởng ban tổ chức Trung Ương Phạm Minh Chính, Bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch sang Trung Quốc và nghe nói Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng cũng chuẩn bị đi (tin chưa kiểm chứng) thì tuyên bố của ông Trần Đại Quang có vẻ thể hiện ý chí ly hôn của riêng ông với thiên triều chăng ?
Đúng như ông Trần Đại Quang nói, Trung Quốc chưa bao giờ muốn Việt Nam mạnh lên mà còn làm nước ta suy yếu, kèm theo là nhiều âm mưu thâm độc thủ đoạn..Thế nên sau này đảng đừng đổ thừa phe đối lập tuyên truyền bôi nhọ quan hệ anh em của hai đảng Việt-Trung nữa.
Nhớ lại TQ từng ngăn cản, phá không cho Việt Nam vào WTO năm xưa là một bằng chứng rõ rệt nhất về vấn đề này. Chưa kể có nghi vấn TQ không muốn VN liên minh quân sự với bên thứ 3.
Mối tình Việt Trung từ sau tuần trăng mật Thành Đô đến nay thì toàn Việt Nam chịu thiệt với đủ sự kiện như chúng ta đã biết, đỉnh điểm là vụ giàn khoan HD 981 hết cắm vào rồi lại rút ra. Thành ra nếu ông Trần Đại Quang thực hiện được cuộc ly hôn này, tên ông cũng sẽ được nhân dân nhắc đến trong lịch sử. Mà cơ hội này không đến nhiều lần.
Các việc khác chưa nói, trong vai trò thống lĩnh tối cao các LLVT, ông hãy làm 2 con xe của bàn cờ quốc gia là quân đội và an ninh tách khỏi ảnh hưởng của Trung Quốc trước đã. Hai con xe mà còn ảnh hưởng (và có thể phụ thuộc) thì coi chừng ông cũng không yên.
Vừa rồi ông phong thượng tướng cho 4 tướng từ Quân khu 5 trở vào phía nam, tôi cho rằng đó là tín hiệu tích cực. Năm ngoái ông đi Mỹ gần cả tháng, tôi nghĩ rằng thiên triều sẽ không nghĩ ông còn muốn quay đầu là bờ mà họ sẽ ép ông va đầu vào bờ.
Thái Sư Trần Đại Quang liệu sẽ được nhân dân gắn thêm hai chữ "Hộ Quốc" vào danh hiệu như Thái Sư Trần Thủ Độ chăng hay khi ông về hưu rồi họ mang ra phê phán ?
Nguyễn An Dân 1/1/2017
(FB Nguyễn An Dân)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình
Thông điệp năm 2017 của Tập Cận Bình: Sẽ không thương lượng về vấn đề biển Đông
Tập Cận Bình gói gọn năm 2016 của Trung Quốc bằng hai từ "xuất sắc" và "khó quên" với sự khởi đầu thành công của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020).
Ngôn từ đồng cảm
Giống những năm trước, thông điệp năm mới 2017 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bìnhtiếp tục gây sự chú ý đối với dư luận Trung Quốc khi sử dụng những cụm từ thường xuất hiện trên mạng xã hội nước này như "nhấn like", "vô cùng nỗ lực" v.v...
Theo giới quan sát, cách dùng từ của ông Tập đã làm tăng bầu không khí vui vẻ, thân thiết và rất có hiệu quả trong việc kéo gần khoảng cách với người dân.
Đặc biệt, ông dễ lấy thiện cảm của người dân khi đề cập chi tiết đến những vấn đề thiết thực, liên quan đến lợi ích sát sườn của họ như: ăn ở, an sinh xã hội v.v...
"Tôi bận tâm nhất vẫn là tầng lớp lao động nghèo, họ ăn có ngon, ở có yên, có thể ăn tết ngon không. Tôi cũng hiểu những khó khăn mà bộ phận dân chúng đối mặt như về công việc, giáo dục con cái, y tế...", ông Tập thể hiện sự đồng cảm.
Thành tựu đối nội "xuất sắc"
Mở đầu bài phát biểu, ông Tập gói gọn năm 2016 của Trung Quốc bằng hai từ "xuất sắc" và "khó quên" với sự khởi đầu thành công của kế hoạch 5 năm lần thứ 13 (2016 - 2020).
Dù bị đánh giá là một trong những thị trường chứng khoán diễn biến tệ nhất năm 2016 với chuỗi bong bóng tài sản ngày càng gia tăng cùng với sự tăng trưởng kinh tế bấp bênh nhưng trong bài phát biểu, ông Tập khẳng định nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở top đầu thế giới.
Năm 2016, Trung Quốc cạnh tranh với Bồ Đào Nha - quốc gia ngập trong "núi nợ" - ở vị trí cuối cùng trong danh sách xếp hạng các thị trường chứng khoán năm 2016 của hơn 40 nước do tờ Wall Street Journal (Mỹ) tổng kết.
Ngoài ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng nhắc đến những thành tựu xuất sắc khác: Cải cách quốc phòng, quân đội mang tính đột phá; cải cách sâu rộng hệ thống hành chính tư pháp công và thúc đẩy mạnh mẽ chiến dịch chống tham nhũng, thanh lọc tác phong, lối sống trong nôi bộ đảng.
Bên cạnh đó, là thành tự về lĩnh vực khoa học, thể thao và các vấn đề an ninh xã hội.
Giới phân tích nhận định, cách nhấn nhá cụm từ "tích cực" đằng trước mỗi thành tựu trên cho thấy, ông Tập dường như bày tỏ rằng, những nỗ lực trong thời gian nắm quyền của ông đã đạt được thành công "rực rỡ" và rất đáng được ghi nhận.
Sự ghi nhận này có ý nghĩa củng cố vị thế "lãnh đạo hạt nhân" cũng như uy tín của ông trong thời gian nắm quyền tiếp theo.
Thành tựu đối ngoại "nổi bật"
Thành tựu đối ngoại duy nhất được ông Tập nhắc đến chính là Hội nghị thượng đỉnh nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20) được tổ chức tại Hàng Châu hồi tháng 9 vừa qua.
"Chúng ta đã tổ chức Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 11 nhóm lãnh đạo các nước G20, thể hiện cho thế giới thấy trí tuệ và cách làm của Trung Quốc, để lại ấn tượng và phong thái tuyệt vời của Trung Quốc", Tập Cận Bình nói.
Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, bên cạnh thành công ngoại giao như người đứng đầu Trung Nam Hải đề cập, Trung Quốc năm qua cũng đã vướng không ít những "bê bối" ngoại giao như sự việc một quan chức nước này có thái độ thô lỗ với đoàn tháp tùng của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngay trước Hội nghị G20.
Sự kiện người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị, mắng dữ dội một nữ phóng viên trong buổi họp báo tại Canada cũng để lại ấn tượng không mấy tốt đẹp.
Đặc biệt, ông Tập đề cập sự kiện mà các binh lính thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình của Trung Quốc ở Liên hợp quốc bị báo cáo của phương Tây cho là "vứt vũ khí bỏ chạy thục mạng" khi làm nhiệm vụ, để mặc nhân viên Liên Hợp Quốc bị hãm hiếp tại Nam Sudan.
Theo Chủ tịch Trung Quốc, những người lính này đã "dâng hiến sinh mạng, hy sinh anh dũng để bảo vệ hòa bình cho thế giới".
Vấn đề cần nỗ lực
Ông Tập Cận Bình cho hay, xã hội nước này đang cần phải nỗ lực xây dựng một xã hội tiểu khang (xã hội khá giả).
"Trên con đường xây dựng xã hội tiểu khang, một cá nhân cũng không được lạc đội", ông Tập nhấn mạnh.
Đặc biệt, trong bài phát biểu còn xuất hiện cụm từ "thế giới đại đồng" - tư tưởng nằm trong chiến lược Giấc mộng Trung Hoa do Tập Cận Bình khởi xướng.
Theo ông, do thế giới còn chiến tranh, loạn lạc, nghèo đói, bệnh tật và tai ương đeo bám nên xã hội quốc tế cần phải chung tay xây dựng nên một tinh cầu hòa bình và phồn vinh hơn.
Bài phát biểu năm nay của Tập Cận Bình đề cập khá ít đến các vấn đề quốc tế, vấn đề biển Đông - chủ đề khiến Trung Quốc bị dư luận thế giới chỉ trích mạnh mẽ vì những hành động gây hấn, leo thang căng thẳng của nước này cũng đã bị ông "lờ đi".
Tuy nhiên, ông lại đưa ra một lời cảnh cáo, ám chỉ về vấn đề này.
"Chúng ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải. Ai muốn 'thương lượng' về vấn đề này, người Trung Quốc đều không đáp ứng", Tập Cận Bình nói.
Giới phân tích chỉ ra rằng, cái "chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải" mà ông Tập nói đến chính là ám chỉ biển Đông, Hoa Đông và vấn đề Đài Loan.
Theo đó, người đứng đầu Trung Quốc đang muốn thị uy, cảnh cáo các nước, các bên liên quan rằng, "không được 'thương lượng' về cái mà Trung Quốc coi là 'chủ quyền lãnh thổ và lợi ích hàng hải'".
theo Trí Thức Trẻ
Biển Đông trong thông điệp năm mới, năm cũ của ông Tập Cận Bình
(GDVN) - Bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi thì phải dám đối đầu trực diện, không được cúi đầu trước khó khăn, không được rút lui trước thách thức, không được đổi chác...
Biển Đông: những biến động lớn năm 2016, cơ hội và thách thức năm 2017Ngày cuối năm nói đôi lời tri ân bạn đọcÔng Duterte: cứ để dành Phán quyết đấy, sẽ hành động nếu Trung Quốc...
The Straits Times ngày 2/1 đưa tin, trong thông điệp năm mới 2017 của ông Tập Cận Bình - Chủ tịch Trung Quốc, vấn đề Biển Đông được ông nhắc đến qua thông điệp về chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển, tuy không nêu đích danh:
"Chúng ta kiên trì phát triển hòa bình, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi biển. Ai đó muốn gây chuyện, nhân dân Trung Quốc quyết không chấp nhận".
Tờ báo Singapore lưu ý, những động thái ngày càng hung hăng của Trung Quốc trong việc thúc đẩy tuyên bố chủ quyền (phi pháp) ở Biển Đông đang tranh chấp, bao gồm việc bồi lấp các đảo nhân tạo đã khiến các nước láng giềng vô cùng lo ngại.
Trung Quốc tuyên bố cái gọi là "chủ quyền" với gần như toàn bộ Biển Đông. [1]
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi thông điệp năm mới 2017, ảnh: Tân Hoa Xã. |
Theo hãng thông tấn AP, "chủ quyền" là một trong vài "từ khóa" quan trọng ông Tập Cận Bình nhắc đến không nhiều nhưng với ngữ điệu mạnh mẽ rõ ràng.
Giới phân tích cho rằng thể hiện này của ông Bình là nhằm vào Phán quyết Trọng tài 12/7/2016 của Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 xét xử vụ kiện trọng tài Biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc.
Đa Chiều ngày 31/12/2016 cho hay, trong phiên sinh hoạt dân chủ Bộ chính trị đảng Cộng sản Trung Quốc cuối tháng 12/2016, ông Tập Cận Bình cũng tỏ ra khá gay gắt về vấn đề chủ quyền. Ông yêu cầu thuộc cấp:
"Bảo vệ lợi ích quốc gia cốt lõi thì phải dám đối đầu trực diện, không được cúi đầu trước khó khăn, không được rút lui trước thách thức, không được đổi chác nguyên tắc, không được để dân tộc Trung Hoa phải nếm trái đắng cho dù dưới bất kỳ áp lực nào". [2]
Người viết cho rằng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi biển và lợi ích cốt lõi "hợp pháp" của quốc gia, dân tộc là thiên chức và sứ mạng của lãnh đạo bất kỳ quốc gia nào.
Chỉ xin lưu ý rằng, chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi biển hay lợi ích cốt lõi đó phải là hợp pháp theo tiêu chuẩn pháp lý quốc tế đương đại, được cộng đồng khu vực, quốc tế thừa nhận.
Nếu cái gọi là chủ quyền lãnh thổ, quyền lợi biển hay lợi ích quốc gia cốt lõi kia chỉ là tham vọng chính trị vĩ cuồng của ai đó mà bắt con em mình, nhân dân mình ra trước hòn tên mũi đạn để "bảo vệ", hay ép họ phải "đối đầu trực diện" với quốc gia khác, dân tộc khác vì những điều không có thật, cái giá phải trả sẽ rất lớn, cho chính mình và cho người khác.
Quay trở lại chuyện bảo vệ chủ quyền và quyền lợi biển mà ông Tập Cận Bình nêu ra trong kỳ sinh hoạt dân chủ Bộ chính trị năm cũ, hay thông điệp năm mới, chỉ xin chia sẻ rằng những phát biểu ấy chỉ có ý nghĩa và giá trị khi cái ông hô hào bảo vệ là hợp pháp, so với các chuẩn mực luật pháp quốc tế đương đại.
Còn riêng những yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông liên quan tới việc ứng dụng và giải thích UNCLOS 1982 như đường lưỡi bò hay hiệu lực pháp lý của một số cấu trúc địa lý, đã được Tòa Trọng tài thành lập theo Phụ lục VII, UNCLOS 1982 chỉ ra rất rõ.
Học giả Trung Quốc: Dùng nắm đấm ở Biển Đông là ngu xuẩn, ra tòa là tốt nhất |
Ông Tập Cận Bình cũng là người được dạy từ bé những điều chưa chính xác về cái gọi là "chủ quyền" đối với Biển Đông hay hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Khi trở thành lãnh đạo, tưởng rằng sẽ là cơ hội để ông sửa chữa sai lầm của một vài chính khách đi trước trong việc vạch ra đường lưỡi bò và yêu sách vô lý đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam với lập luận đại ngôn, vô căn cứ: "tài sản của tổ tông để lại", "Trung Quốc có chủ quyền từ thời cổ đại".
Những tiếng nói trung thực, thẳng thắn, có căn cứ rõ ràng từ các nhà nghiên cứu, học giả chính trực của dân tộc Trung Hoa như Giáo sư Lý Lệnh Hoa ở Bắc Kinh, Giáo sư Trương Bác Thụ ở Hoa Kỳ đã không đến được với người lãnh đạo cao nhất của đất nước Trung Quốc.
Danh tiếng của ông Tập Cận Bình đã vượt qua khuôn khổ biên giới Trung Quốc là nhờ vào chiến dịch chống tham nhũng nổi tiếng, đả hổ đập ruồi, và quan điểm thượng tôn pháp luật mà đảng Cộng sản Trung Quốc phải dựa vào pháp luật để quản lý đất nước.
Nhưng trong lĩnh vực đối ngoại, bộ máy tham mưu của ông đang làm ngược lại tư tưởng tiến bộ này. Ứng xử của Trung Quốc ở Biển Đông đang theo lối cá lớn nuốt cá bé, sức mạnh là lẽ phải.
Ông có niềm tin nhân dân Trung Quốc sẽ quyết không chấp nhận ai gây chuyện với Trung Quốc, còn tôi tin rằng nhân dân Trung Quốc với tư cách chủ nhân của một nền văn minh cổ đại rực rỡ của loài người, có nhiều nhà tư tưởng lỗi lạc như Khổng Tử, Lão Tử thì quyết bảo vệ lẽ thật, chứ không bảo vệ sự giả dối.
Tôi nghĩ một nhà lãnh đạo tầm cỡ như Chủ tịch Tập Cận Bình phải có một niềm tin sắt đá vào những điều mình cho là đúng thì mới có động lực mạnh mẽ, hành động quyết đoán như thời gian qua.
Tuy nhiên ở cương vị người đứng đầu một nước lớn như Trung Quốc, trăm công ngàn việc mỗi ngày, những thông tin ông có được đều do bộ phận tham mưu cung cấp. Nên có thể nói niềm tin của ông được xây dựng chủ yếu từ hệ thống tham mưu.
Các Hoàng đế Trung Hoa thủa trước được người đời tôn là minh quân, sở dĩ phải luôn nghĩ cách cải trang vi hành, thâm nhập dân chúng, vì họ không có kênh thông tin nào phản biện với các báo cáo từ cấp dưới, mà không kiểm soát kiểm tra thì khó tránh khỏi những sai sót, dối trá, âm mưu.
Học giả gốc Hoa: Tranh chấp Biển Đông khó giải quyết vì "ý thức hệ" |
Là lãnh đạo một nước Trung Quốc mới trong kỷ nguyên công nghệ, hy vọng những tiếng nói trung thực của đội ngũ trí thức chân chính, những hạt giống đỏ của dân tộc Trung Hoa sẽ đến được với các nhà lãnh đạo cao nhất của đất nước này.
Chỉ cần ông cho họ cơ hội bày tỏ, và sẵn sàng lắng nghe, chắc chắn giấc mơ Trung Quốc, phục hưng dân tộc Trung Hoa sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, vì nó được xây dựng trên một nền tảng pháp lý có thật.
Cũng chỉ có cách lắng nghe được tiếng nói đa chiều từ cuộc sống như các bậc minh quân ngày trước, chính sách ban hành mới đi vào cuộc sống, tham nhũng hủ bại mới không còn đất sống. Được như thế, đó là hồng phúc của Trung Quốc, và cũng là điều tốt lành đối với khu vực.
Tài liệu tham khảo:
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét