Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Án oan sai do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật; Chặt hạ 1.300 cây xanh: Chuyên gia nói 'đau' cũng phải làm; Bắc Giang: Cây lúa biến dạng cạnh khu công nghiệp, nguyên nhân bí ẩn gì?

LĐO ANH ĐÀO


Quốc hội đã bật cười khi ĐBQH, thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới bức cung nhục hình là do "cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật".
    Nhắc đến án oan Lệ Chi Viên nổi tiếng trong lịch sử hay tích “Quan âm Thị Kính oan cho đến lúc chết”, ĐBQH Thượng tọa Thích Thanh Quyết nói tỷ lệ oan sai chỉ “không phẩy không không không không năm” là thấp hơn thế giới rất nhiều. Và ông chỉ ra bất cập trong báo cáo về tình hình oan sai vừa được trình bày trước QH sáng nay 5.6 là “Chỉ nhấn mạnh tới oan sai mà chưa nói tới thành tích phá án gian nan của các cơ quan tố tụng”.
    Theo Thượng tọa, bức cung nhục hình là nguyên nhân dẫn đến oan sai, và điều này cần chấm dứt vì nó để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến uy tín cơ quan tư pháp. Nguyên nhân, theo ông là vì cán bộ điều tra còn chủ quan nóng vội. Và “do cán bộ điều tra chưa thấm nhuần đức nhà Phật”.
    Thường trực Ủy ban Pháp luật Nguyễn Sĩ Cương cũng nhìn nhận một trong những nguyên nhân gây oan sai là sự quá tải của cơ quan điều tra “Một điều tra viên thụ lý trung bình 30-40 vụ án, cá biệt thụ lý tới 70 vụ, trong khi số vụ án này càng gia tăng”.
    Ông Nguyễn Sĩ Cương cũng kiến nghị để có thể chấm dứt bức cung, nhục hình thì phải “kiên quyết xử lý cán bộ điều tra. Xem xét xử lý trách nhiệm của thủ trưởng CQĐT nhất là những trường hợp có biểu hiện nương nhẹ”.
    Phó trưởng Đoàn ĐBQH Sóc Trăng Nguyễn Tuyết Liên cũng nhắc tới vụ các thanh niên bị bắt giam oan sai tại địa phương của bà. Bà Liên thống nhất rằng “bức cung nhục hình là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến oan sai”, nhưng về nguyên nhân, ngoài “tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích”, bà nói cần phải phân tích chi tiết tư tưởng nóng vội, bệnh thành tích là do đâu? Hay là vì trọng chứng hơn trọng cung trong khi một vụ án hình sự liên quan trực tiếp đến người dân lẽ ra phải được xem xét một cách toàn diện.
    Bà Nguyễn Tuyết Liên cũng nhắc đến một lý do khách quan khác là tỷ lệ 80% vụ án hình sự chưa có luật sư tham gia. “Theo luật chỉ chỉ định luật sư trong một số trường hợp khung hình phạt đến chung thân tử hình, trường hợp người chưa thành niên. Vậy thì trong 12 vụ, 24 bị can dùng nhục hình thì vụ nào CQĐT đã không mời luật sư?" - bà Liên đặt câu hỏi.
    Báo cáo của Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày trước đó đã nhắc tới con số 71 trường hợp oan sai. Riêng đối với những vụ án nổi tiếng đang được dư luận và cử tri quan tâm như Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận, bị kết án chung thân về tội giết người, cướp tài sản; vụ Hàn Đức Long ở Bắc Giang bị kết án tử hình về các tội giết người, hiếp dâm; vụ Đỗ Thị Hằng ở Bắc Giang bị kết án 6 năm về tội buôn bán phụ nữ…, theo ông Nguyễn Văn Hiện, qua giám sát xác định các vụ án này có những vi phạm nghiêm trọng trong quá trình điều tra truy tố, xét xử và đến nay đang được điều tra, xác minh.

    Clip phát biểu của Chủ nhiệm ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện



    [QC] Đăng tin tuyển dụng, tìm việc làm nhanh, uy tín tại trang Việc Làm Báo Lao Động.

    Bắc Giang: Cây lúa biến dạng cạnh khu công nghiệp, nguyên nhân bí ẩn gì?

    Dân trí Cây lúa trồng canh tác sát khu Nhà náy xử lý nước thải KCN Quang Châu (Việt Yên - Bắc Giang) bỗng nhiên phát triển bất thường, biến dạng. Sở TN&MT Bắc Giang; UBND huyện Việt Yên và Ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang đang yêu cầu Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang, chủ KCN Quang Châu phối hợp làm rõ.
     >> Nhóm PV Dân trí điều tra vụ áp thuế 5,7 tỷ nhận bằng khen của Bộ trưởng Trần Hồng Hà
     >> Dự án trăm triệu USD “trốn” ĐTM: Thừa nhận sai phạm, tạm dừng dự án!
     >> Dự án trăm triệu USD “trốn” ĐTM: Bất chấp cả chỉ đạo của Chính phủ!

    Hiện tượng cây lúa phát triển bất thường tại vị trí sát Nhà náy xử lý nước thải KCN Quang Châu Khiến những người nông dân hết sức lo lắng. Các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cũng khẩn trương vào cuộc. Ngay sau khi tiếp nhận thông tin sự việc, UBND huyện Việt Yên đã nhanh chóng chỉ đạo kiểm tra môi trường tại vị trí gần nhà máy xử lý nước thải KCN Quang Châu. Phòng TN&MT huyện Việt Yên cũng đã có báo cáo về sự việc.
    Theo đó, kết quả kiểm tra thực tế cho thấy diện tích lúa sát Nhà máy xử lý nước thải KCN Quang Châu có hiện tượng táp lá, vàng úa, bộ rễ có hiện tượng bị nghẹt (rễ đen) kém phát triển, lúa không đẻ nhánh. Qua kiểm tra cơ quan chuyên môn khẳng định, diện tích lúa này không phải do sâu bệnh gây ra. Đại diện một số hộ dân và ban lãnh đạo thôn cho biết, khu vực này là cánh đồng mẫu của xã, chỉ cấy một giống lúa và cùng xuống mạ một thời điểm, trong khi đó diện tích lúa khu vực lân cận tại thửa giáp ranh vẫn phát triển sinh trưởng bình thường.
    
KCN Quang Châu nơi cây lúa trồng sát cạnh có hiện tượng sinh trưởng bất thường từng dính tai tiếng với dự án Ja Solar hơn 6000 tỷ trốn ĐTM.
    KCN Quang Châu nơi cây lúa trồng sát cạnh có hiện tượng sinh trưởng bất thường từng dính tai tiếng với dự án Ja Solar hơn 6000 tỷ trốn ĐTM.
    
Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang.
    Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang.
    Báo cáo cho biết, mặc dù Công ty Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang khẳng định không xả thải vào diện tích lúa nói trên nhưng kiểm tra hiện trạng thấy có hiện tượng nước mưa chảy tràn của nhà máy chảy vào diện tích lúa bị ảnh hưởng.
    Tại buổi làm việc, các đại biểu đề nghị Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang xây dựng hoàn thiện hệ thống thu gom nước mưa, nước chảy tràn trong khu vực nhà máy xử lý nước thải, không để nguồn nước phát sinh từ trạm xử lý chảy ra diện tích canh tác gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của nhân dân.
    Để làm rõ sự việc, bước đầu Phòng TN&MT huyện Việt Yên đã hợp đồng với Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường – Bộ Tư lệnh hoá học để lấy mẫu đất và mẫu nước mặt, mẫu đất khu vực lúa bị ảnh hưởng và các khu vực lân cận nơi lúa phát triển bình thường làm căn cứ đánh giá mức độ ô nhiễm và nguyên nhân gây ảnh hưởng đến diện tích lúa gần nhà máy xử lú nước thải KCN Quang Châu.
    Kết quả quan trắc cho thấy: 3 mẫu nước mặt tại khu vực lúa bị ảnh hưởng có 3 chỉ số phân tích vượt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.
    Phòng TN&MT huyện Việt Yên đề nghị UBND huyện giao cho xã Quang Châu phối hợp với các cơ quan chuyên môn thống kế diện tích, mức độ ảnh hưởng đối với diện tích lúa bị biến dạng sát với nhà máy xử lú nước thải KCN Quang Châu và đề xuất phương án khắc phục.
    
Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của KCN Quang Châu.
    Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường của KCN Quang Châu.
    Liên quan đến sự việc, trao đổi với PV Dân trí, ông Vũ Văn Tưởng - Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bắc Giang cho biết đã tiếp nhận báo cáo ban đầu từ UBND huyện Việt Yên về sự việc và đang tiến hành làm rõ nguyên nhân lúa bị ảnh hưởng có phải do ô nhiễm từ KCN Quang Châu hay không.
    Ông Nguyễn Anh Quyền - Trưởng ban quản lý các KCN tỉnh Bắc Giang cũng xác nhận thông tin lúa sinh trưởng bất thường cạnh nhà máy xử lý nước thải KCN Quang Châu. Ông Quyền cho biết đã trao đổi với Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang yêu cầu phối hợp làm rõ sự việc. “Nếu nguyên nhân là do ô nhiễm từ KCN Quang Châu thì Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang phải chịu trách nhiệm”, ông Quyền khẳng định.
    PV Dân trí cũng đã liên hệ với đại diện Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang đề nghị cung cấp các thông tin liên quan đến sự việc, công ty cho biết sẽ sắp xếp liên hệ lại sau.
    Trước đó, dự án sản xuất tấm silic và lắp ráp tấm pin năng lượng của Công ty TNHH Ja Solar Việt Nam có vốn đầu tư gần 300 triệu USD chưa hề được phê duyệt đánh giá tác động môi trường vẫn rầm rập thi công bất chấp pháp luật cũng xảy ra tại KCN Quang Châu. Sau khi thực hiện loạt bài điều tra làm rõ sự việc, PV Dân trí đã đến trụ sở Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang đề nghị cung cấp các thông tin liên quan và hồ sơ thẩm định ĐTM của KCN Quang Châu. Tuy nhiên, sau khi tiếp nhận nội dung thông tin, nhiều tháng trôi qua, Công ty cổ phần KCN Sài Gòn - Bắc Giang vẫn “bặt vô âm tín” câu trả lời.
    Dân trí sẽ tiếp tục thông tin sự việc đến bạn đọc.
    Anh Th

    Chặt hạ 1.300 cây xanh: Chuyên gia nói 'đau' cũng phải làm
    08:00am, 04/06/2017
    Trong khi người dân tiếc nuối vì Hà Nội quyết định chặt hạ 1.300 cây xanh thì ông Nguyễn Lân Hùng cho rằng, đó là việc cần thiết, "đau" cũng phải làm!
    Để mở rộng đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội sẽ đánh chuyển, chặt hạ 1.300 cây xanh, phần lớn là xà cừ lâu năm trước ngày 30/9. Sở Xây dựng Hà Nội đã mời các chuyên gia, giảng viên đại học Nông nghiệp để tham vấn ý kiến, tuy vậy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều.
    Đại diện ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông Hà Nội khẳng định, việc di chuyển, chặt hạ cây xanh là bắt buộc, trong khi nhiều người dân bày tỏ tiếc nuối và cho rằng thêm một lần Hà Nội lại vội vàng khi thay thế, chặt hạ cây xanh.
    Nhiều ý kiến cho rằng, nên giao cho các hội Thực vật học, hội Sinh thái học, hội Môi trường... nghiên cứu xem trồng cây gì trên tuyến phố nào của Hà Nội.
    Chặt hạ 1.300 cây xanh: Chuyên gia nói 'đau' cũng phải làm - Ảnh 1
    Theo kế hoạch, đơn vị thi công sẽ chặt hạ hơn 1.000 cây, di chuyển 158 cây, cắt tỉa 142 cây. Trong số này có 986 cây xà cừ đường kính từ 0,4m đến 1,2m; còn lại là sấu, hoa sữa, phượng vĩ... (Ảnh VNE).
    Tuy nhiên, khi nhiều ý kiến phản đối việc thay thế, chặt hạ cây xanh ở đường Phạm Văn Đồng thì ông Nguyễn Lân Hùng, Tổng thư ký hội Các ngành Sinh học Việt Nam lại đồng tình với Hà Nội.
    “Tôi rất tán thành với quyết định này. Tôi nói thật là lâu nay tôi rất lo sẽ có chuyện đổ cây ở đường Phạm Văn Đồng, đường đó khi mưa bão, gió rất mạnh, mật độ đi lại đông nên dễ gây nguy hiểm với người tham giam gia giao thông. Tôi vẫn nghĩ bao giờ đoạn đường đó mới được thay bằng cây mới? Đây là dịp chúng ta chỉnh trang lại, chọn lựa những giống cây phù hợp, trồng vĩnh cửu. Bây giờ làm đường mới, chúng ta cũng cần thay bằng cây mới phù hợp hơn, giữ cho Thủ đô xanh đẹp, bền vững”, ông Nguyễn Lân Hùng nêu quan điểm.
    Ông Nguyễn Lân Hùng cho rằng, sẽ có nhiều luồng ý kiến trái chiều nhưng chỉnh trang là nhiệm vụ bắt buộc, ở nhiều nước họ cũng làm như vậy. Chỉnh trang và chọn được giống cây tốt là việc nên làm. Có những nước, họ thay thế cây mới, sau 60-70 năm cây vẫn xanh tốt, không hề bị đổ.
    “Cây xà cừ là loại cây dễ bị sâu, mưa bão dễ đổ và như vậy sẽ đe dọa đến tính mạng người tham gia giao thông. Theo tôi, không nên trồng cây xà cừ làm cây đô thị vì không đảm bảo an toàn”, ông Nguyễn Lân Hùng nhấn mạnh.
    Ông Nguyễn Lân Hùng thẳng thắn nêu quan điểm: “Việc thay thế, chặt cây là rất đau đớn nhưng trước đây chúng ta quy hoạch không tốt thì bây giờ phải làm. Chỉnh trang là việc tất yếu, không thể vì nhìn thấy hàng cây xanh sẽ bị thay thế mà bỏ quên lợi ích tương lai, do vậy dù có "đau" thì người dân cũng cố “ráng chịu”. Có những thứ chúng ta phải chấp nhận hi sinh nhưng việc làm đó là để tương lai tốt hơn”.
    Chặt hạ 1.300 cây xanh: Chuyên gia nói 'đau' cũng phải làm - Ảnh 2
     Sở Xây dựng Hà Nội đã mời các chuyên gia, giảng viên đại học Nông nghiệp để tham vấn ý kiến, tuy vậy vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều (Ảnh VNE).
    Trái ngược với quan điểm của ông Nguyễn Lân Hùng, nhiều luồng ý kiến phản bác vì cho rằng, phần lớn những cây được trồng thời Pháp thuộc đã có nghiên cứu và bằng chứng ở nước họ, đô thị cây xanh được làm rất bài bản. Việc thay thế, chặt hạ hơn 1.300 cây xanh trên đường Phạm Văn Đồng là lãng phí và phá nát “lá phổi” thành phố.
    Lý giải về điều này, ông Nguyễn Lân Hùng nói: “Có rất nhiều loại cây thay thế tốt hơn và phát triển nhanh hơn như bàng Đài Loan chẳng hạn. Nhiều người vẫn nghĩ rằng, trước đây Pháp trồng các loại cây xanh ở Hà Nội là đã có những nghiên cứu và họ vin vào ở Pháp việc quy hoạch cây xanh rất hiệu quả. Nhưng, đó không phải là lý do thỏa đáng. Thực tế, có nhiều tuyến phố, cây xà cừ bị sâu, bật gốc... Tôi nhớ, xà cừ là loại cây rễ rất nông, phát triển nhanh, những năm 60-70 của thế kỷ trước đã được trồng rất nhiều quanh khu vực bờ Hồ, nhưng chỉ qua mấy trận bão lớn là gãy đổ la liệt. Tấ cả những cây thời Pháp trồng bây giờ đẹp và hiệu quả còn lại là cây sấu”.
    Theo quan điểm của ông Nguyễn Lân Hùng, chúng ta nên thay thế cây xà cừ bằng những loại cây khác, có hiệu quả cao như cây sấu, cây gạo, có tuổi thọ hàng trăm năm mà không bị mối mọt. “Theo tôi, các sở, ngành Hà Nội cần thông tin cho người dân hiểu rõ, việc thay thế là thay những cây cong nghiêng, sâu mục không an toàn, những cây không thuộc chủng loại cây đô thị là cần thiết”.
    H.Lan

    Không có nhận xét nào: