Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

BÍ NGUỒN THU, BỘ 4 T SẮP BAN HÀNH CHẾ TÀI XỬ PHẠT 50 TRIỆU... HÀNH VI CHỬI TRÊN MẠNG...GDP VIỆT SẮP TĂNG VỌT...HE...HE...; Phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra Hà Tĩnh bị dọa giết; Nhiều tỉnh muốn có cảnh vệ cho bí thư, chủ tịch

Trong hình ảnh có thể có: 2 người, mọi người đang đứng và văn bản

Nhớ bài thơ "Ông Cò"

Tác giả: Trần Tế Xương

Hà Nam, danh giá nhất ông cò

Trông thấy ai ai chẳng dám ho

Hỏi mái trống toang đành chịu dột

Tám giờ chuông đánh phải nằm co.

Người quên mất thẻ âu trời cãi

Chó chạy ra đường có chủ lo.

Ngớ ngẩn đi xia, may vớ được

Chuyến này ắt hẳn kiếm ăn to!

Chửi người khác trên mạng, có thể bị phạt 50 triệu đồng!

08/06/2017 10:09 GMT+7
TTO - Người sử dụng mạng xã hội có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng nếu có hành vi vi phạm như quy định trong một dự thảo mà Bộ Thông tin và truyền thông đang công bố để lấy ý kiến đóng góp.
Chửi người khác trên mạng, có thể bị phạt 50 triệu đồng!
Người sử dụng mạng xã hội có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu có hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác - Ảnh: Châu Anh
Đó là dự thảo nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và an toàn thông tin mạng.
Trong đó, những quy định xử lý đối với hành vi vi phạm về thông tin mạng, sử dụng mạng xã hội được quy định rất cụ thể, chi tiết.
Theo ông Lê Quang Tự Do - phó cục trưởng Cục Phát thanh truyền hình và thông tin điện tử (Bộ Thông tin và truyền thông), những quy định trong dự thảo nghị định này đã được cập nhật cho phù hợp với tình hình thực tế là mạng xã hội đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, có số lượng người sử dụng ngày càng tăng, thông tin mạng có tốc độ lan tỏa và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn.
Ông Do cũng cho biết trong dự thảo này, lần đầu tiên đã có quy định chi tiết về trách nhiệm của cá nhân khi sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Với những mức xử phạt được quy định trong dự thảo, mức độ xử lý đã tăng tính răn đe, tăng mức chế tài đối với những hành vi vi phạm.
Cụ thể là cá nhân sử dụng mạng xã hội có thể sẽ bị phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng nếu có hành vi tiết lộ bí mật đời tư hoặc bí mật khác khi chưa được sự đồng ý của cá nhân, tổ chức có liên quan, trừ trường hợp pháp luật quy định; miêu tả tỉ mỉ hành động dâm ô, chém giết, tai nạn rùng rợn trong các tin bài, phim, ảnh; cung cấp thông tin mê tín, dị đoan, không hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam...
Nếu người đăng tải không gỡ bỏ ngay nội dung thông tin đã tổng hợp khi nguồn thông tin được trích dẫn đã gỡ bỏ nội dung thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng sẽ bị xử phạt với mức tiền nêu trên.
Quy định mới cũng dự kiến cho phép phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng nếu có các hành vi: cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự và nhân phẩm của cá nhân, giả mạo trang thông tin điện tử của các cá nhân, tổ chức khác...
Với hành vi cung cấp thông tin không chính xác khi đăng ký thông tin cá nhân, có thể bị phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng. Người sử dụng mạng xã hội có thể bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng đối với hành vi sử dụng thông tin, hình ảnh cá nhân của người khác để tạo tài khoản sử dụng dịch vụ mạng xã hội. Còn đối với hành vi truy nhập mạng xã hội của tổ chức, cá nhân khác sẽ bị phạt tiền tới 30 - 50 triệu đồng.
Ông Nguyễn Bá Ngọc (chủ tịch NBN Media):
Chưa cần có quy định quản lý riêng
Hiện nay, chúng ta chưa có quy định nào về quản lý thông tin trên mạng xã hội. Nhưng trong bối cảnh mạng xã hội như hiện nay, theo tôi, chưa cần thiết phải có những quy định riêng về quản lý thông tin và người sử dụng mạng xã hội. Bởi vì chúng ta vẫn có thể quản lý được bằng những quy định pháp luật hiện hành. Hơn nữa, đối với mạng xã hội, quy tắc ứng xử của chính những người tham gia mạng xã hội đóng vai trò quan trọng hơn những luật lệ.
Mạng xã hội chỉ là một nền tảng (flatform). Những thông tin, ý kiến, thái độ... thể hiện trên đó, về mặt bản chất hành động vẫn là những gì nằm trong sự quản lý của pháp luật hiện hành. Người phát ngôn, người đưa thông tin - nhất là những thông tin chỉ trích, phê phán, nói xấu... - phải chịu trách nhiệm về phát ngôn của mình ở bất cứ môi trường nào, bao gồm cả môi trường mạng xã hội. Nếu nói sai, có thể bị kiện vì tội vu khống, bị truy cứu nguồn gốc thông tin...
Mặt khác, không thể “xử” ai đó vì thông tin không làm mình hài lòng nếu như không viện dẫn được những căn cứ, bằng chứng cho thấy thông tin đó không chuẩn xác hoặc không chứng minh được ảnh hưởng, thiệt hại, không đưa ra được những quy định cho thấy có vi phạm... Tóm lại, theo tôi, mạng xã hội, thông tin trên mạng xã hội hoàn toàn có thể quản lý được bằng việc vận dụng các quy định của pháp luật hiện hành để xử lý những tình huống cụ thể.
T.Hà ghi
THANH HÀ

Phó thủ trưởng cơ quan An ninh điều tra Hà Tĩnh bị dọa giết


- Đại tá Bùi Đình Quang, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT, Phó giám đốc Công an tỉnh Hà Tĩnh sáng nay cho hay, đang xác minh làm rõ một đối tượng dọa giết 2 cán bộ điều tra.
đe doạ, công an, công an Hà Tĩnh
Đại tá Bùi Đình Quang, Phó Giám đốc công an tỉnh Hà Tĩnh
Sáng 4/6, Đại uý Nguyễn Văn Thanh, điều tra viên thuộc Phòng PC45, Công an tỉnh Hà Tĩnh đi công tác tại huyện Hương Khê thì bị đối tượng Bùi Thanh Hiền chửi bới, gây sự và đe doạ.
Trong hai ngày 3-4/6, Thượng tá Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng phòng PA92, Phó thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hà Tĩnh cũng liên tục nhận được cuộc gọi từ số thuê bao lạ 0974.022.xxx tự xưng là Hiền ‘Dần’ dùng lời lẽ thô tục chửi bới và dọa giết.
Sau đó, ông Tuấn tiếp tục nhận được các cuộc gọi đến từ số thuê bao 0943790xxx với nội dung đe dọa tương tự. Đối tượng đã gọi 43 cuộc và gửi nhiều tin nhắn đe dọa ông Tuấn.
Vào năm 2015, ông Tuấn và ông Thanh cùng là cán bộ Phòng PC45 thụ lý và thực hiện việc khởi tố bị can đối với Bùi Thanh Hiền về tội cố ý gây thương tích.
Trong vụ án này, đối tượng Hiền đã có hành vi dùng gậy bi-a đánh gãy tay một thầy giáo. Sau đó, Hiền chỉ bị TAND huyện Hương Khê cho hưởng án treo.
Theo Đại tá Quang, Hiền đã trực tiếp gọi 43 cuộc điện thoại, gửi nhiều tin nhắn đe dọa 1 cán bộ công an tỉnh. Đối tượng từng có nhiều tiền án như đánh thầy giáo và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
“Đe dọa cán bộ điều tra hay ai đi nữa thì cũng phải xác minh làm rõ. Việc đe dọa là vi phạm pháp luật, hiện lực lượng điều tra công an tỉnh Hà Tĩnh đang vào cuộc xác minh” - ông Quang nói.
Liên quan đến vụ việc này, ông Quang cũng cho biết cần phải xem lại bản án của tòa án huyện Hương Khê xem có đúng không.
Theo ông Nguyễn Đình Khoa, Phó viện trưởng Viện kiểm sát huyện Hương Khê, những án tích trước đó của đối tượng Hiền đã được xóa, còn việc Viện kiểm sát đề nghị cho hưởng án treo trong vụ đánh thầy giáo gãy tay là vì có nhiều tình tiết giảm nhẹ.
Năm 2008, đối tượng Hiền từng thụ án 3 năm tù về hành vi cố ý gây thương tích.
Náo loạn phiên xử kêu oan ở Hà Tĩnh

Náo loạn phiên xử kêu oan ở Hà Tĩnh


Phiên tòa bị hoãn do vị Hội thẩm nhân dân vắng không lí do, nhiều người bức xúc gây cảnh náo loạn.
Kêu oan chốn công đường: Cơm chan nước mắt ngày tại ngoại

Kêu oan chốn công đường: Cơm chan nước mắt ngày tại ngoại


Đứa con trai út gắp cọng rau lên bát cha, rồi đặt đũa xuống quay người đi, khóc rưng rức.
Vật vã kêu oan giữa công đường: Nhận tội thì cho về?

Vật vã kêu oan giữa công đường: Nhận tội thì cho về?


Minh oan cho chồng, bà Hồng đến gõ cửa các cơ quan thì nhận được câu trả lời rằng chồng bà nên nhận tội thì cho tại ngoại, còn không thì cứ giam. 
Vật vã kêu oan cho chồng: Mâu thuẫn vụ án

Vật vã kêu oan cho chồng: Mâu thuẫn vụ án


Lời khai của các nhân chứng và lập luận của luật sư cho thấy bị cáo Đinh Thiện kêu oan là hoàn toàn có cơ sở.
Hà Tĩnh: Vật vã giữa công đường kêu oan cho chồng

Hà Tĩnh: Vật vã giữa công đường kêu oan cho chồng


Khi toà tuyên án ông Đinh Thiện (trú xã Hương Đô) mức án 42 tháng tù giam, vợ ông đã khóc ngất kêu “chồng tôi không có tội”.
Lê Minh

Trong hình ảnh có thể có: 4 người, văn bản

Nhiều tỉnh muốn có cảnh vệ cho bí thư, chủ tịch

06/06/2017 17:40 GMT+7
TTO - “Sau sự vụ xảy ra ở một tỉnh năm ngoái, nhiều tỉnh đề nghị bí thư, chủ tịch tỉnh cũng phải nằm trong diện được trang bị cảnh vệ", Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội cho biết.
Nhiều tỉnh muốn có cảnh vệ cho bí thư, chủ tịch
Thượng tướng Võ Trọng Việt - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội tại phiên họp chiều 6-6 - Ảnh: Quochoi.vn
Thượng tướng Võ Trọng Việt thông tin như vậy khi giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật Cảnh vệ chiều nay 6-6.
Tuy nhiên, ông Việt cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị giữ nguyên quy định về đối tượng cảnh vệ như hiện nay.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã đề nghị đưa cả Chánh án TAND tối cao và một số chức danh khác vào đối tượng cảnh vệ.
Tuy nhiên, sau nhiều hội thảo, cơ quan soạn thảo và thẩm tra nhận thấy khuynh hướng chung là giữ nguyên như hiện nay.
“Nếu tăng thêm đối tượng cảnh vệ thì không phải chỉ Chánh án TAND tối cao mà cả Tổng kiểm toán Nhà nước cũng có đề nghị. Với lập luận người giữ vị trí này chống tiêu cực, chống tham nhũng, đụng độ, đụng chạm rất nhiều lợi ích, nhất là lợi ích nhóm, cần phải bảo vệ", ông Võ Trọng Việt nói.
"Tiếp theo là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, rồi Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cũng có đề nghị cần phải đưa vào diện có cảnh vệ”.
Thượng tướng Võ Trọng Việt nhấn mạnh phải xác định rõ cảnh vệ và bảo vệ hai việc hoàn toàn khác nhau. Cảnh vệ là tập trung vào những đối tượng đặc biệt quan trọng, tức là bảo vệ yếu nhân.
Hiện dự thảo luật Cảnh vệ vẫn giữ nguyên quy định 18 cá nhân và khu vực trọng điểm là đối tượng cảnh vệ.
“Quy định này là tổng kết từ thực tiễn thực hiện pháp lệnh cảnh vệ và phù hợp với tình hình đất nước hiện nay”, Thượng tướng Võ Trọng Việt nói.
Các đối tượng cảnh vệ
Theo dự thảo Luật Cảnh vệ, các trường hợp thuộc đối tượng cảnh vệ gồm:
- Người giữ chức vụ, chức danh cấp cao: Tổng Bí thư; Chủ tịch nước; Chủ tịch Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ; Nguyên Tổng Bí thư, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ; Uỷ viên Bộ Chính trị; Bí thư Trung ương Đảng; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ
- Khách quốc tế đến thăm và làm việc: Người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ; Cấp phó của người đứng đầu Nhà nước, cơ quan lập pháp, Chính phủ, trên cơ sở có đi có lại; Khách mời của Tổng Bí thư, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ; Khách mời khác theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, trên cơ sở có đi có lại.
- Khu vực trọng yếu: Khu vực làm việc của Trung ương Đảng; Khu vực làm việc của Chủ tịch nước; Khu vực làm việc của Quốc hội; Khu vực làm việc của Chính phủ; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh; Bảo tàng Hồ Chí Minh; Khu di tích Phủ Chủ tịch; Quảng trường Ba Đình; Đài tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ tại đường Bắc Sơn (Ba Đình, Hà Nội)
- Sự kiện đặc biệt quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng; Hội nghị của Ban chấp hành Trung ương Đảng; Kỳ họp của Quốc hội; Phiên họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Hội đồng quốc phòng và an ninh, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ
- Căn cứ tình hình an ninh chính trị trong từng giai đoạn, xét thấy cần thiết, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội bổ sung đối tượng cảnh vệ và việc áp dụng các biện pháp, chế độ cảnh vệ phù hợp theo quy định.
VIỄN SỰ

Không có nhận xét nào: