Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

Sơn Trà-Đà Nẵng quan trọng tới mức nào mà: Giang Trạch Dân ( 2002), Hồ Cầm Đào ( 2006), Trương Đức Giang ( 2016) chọn làm điểm đến ?


Nhà văn Phạm Viết Đào: Lần giở những trang "hồ sơ tối" của ông "16 chữ vàng" Giang Trạch Dân

Đây là bài viết đã đăng trên blog Phạm Viết Đào năm 7/7/2011, blog này hiện đã bị hacker đánh sập; may mắn nhờ "ông bạn vàng" Nguyễn Hữu Quý giữ lại hộ...
Cảm ơn  blogger Nguyễn Hữu quý về việc này và bài hiện đang lưu tại trang:

Nhà văn Phạm Viết Đào: Lần giở những trang "hồ sơ tối ...

quy-blog.blogspot.com/2011/.../nha-van-pham-viet-ao-lan-gio-nhung.ht...

Bàn thêm của Quý-Blog: 

Trong một bài viết trước đây tôi đã có nhận xét rằng, cùng với Bô xít Tây Nguyên, thì Đà Nẵng sẽ điểm tập kích bất ngờ của Hải quân Trung cộng khi cuộc chiến Biển Đông diễn ra; hôm nay đọc bài này của nhà văn Phạm Viết Đào để củng cố thêm suy luận của tôi về vị trí hết sức chiến lược này. Hiện tại bãi biển nơi mà Trung cộng đặt khách sạn gọi là... bãi biển Trung Hoa.

Tại Đà Nẵng hiện có một khách sạn tên là Furama (tại 68 Hồ Xuân Hương, Bắc Mỹ An, Tp. Đà Nẵng)là khách sạn 5 sao nằm trên khu bãi biển Trung Hoa (?!)[rất nhố nhăng với cái tên gọi này] mà chỉ có người Hoa mới vào được (?!); vì vậy phải đặt trong sự giám sát chặt chẽ. Nếu có tín hiệu sóng phát ra từ đây thì sẽ là tín hiệu dẫn đường cho tầu ngầm đổ bộ.
Đọc bài ta lại phải tức sôi người vì sự ngu dốt của những kẻ lãnh đạo một thời; hôm nay tuy đang sống sờ sờ ra đó, nhưng mà nhân dân ta xem bọn họ như những kẻ đã chết.


Phạm Viết Đào:
 Ông Giang Trạch Dân vào tắm biển Đà Nẵng năm 2002 nhằm mục đích gì ? 
Ngày 27.02.2002, Giang Trạch Dân qua Hà Nội gấp rút, bất ngờ, không cần nghi lễ giành cho một thời gian chuẩn bị cần thiết cho một cuộc thăm viếng chánh thức và cao cấp như vậy…


Mục đích của cuộc viếng thăm này không được tiết lộ công khai. Trong cuộc viếng thăm ấy, Giang Trạch Dân đã vào Ðà Nẵng và Hội An không phải viếng thăm Đảng bộ Cộng Sản Việt Nam ở Ðà Nẵng, mà để tắm biển Hội An.

Tại sao Giang Trạch Dân lại chọn biển vùng Ðà Nẵng để tắm?

Một sự chọn lựa phải mang một ý nghĩa sâu sắc nào đó? Theo cái nhìn của Tàu thì Hoàng Sa là đất của Tàu nên biển vùng Ðà Nẵng là biển của Tàu.

Giang Trạch Dân đến Ðà Nẵng và Hội An là đi thăm viếng vùng đất thuộc chủ quyền của Bắc Kinh, chớ không phải đi thăm viếng một địa phương của một nước Xã Hội Chủ Nghĩa anh em. Tắm biển là tắm biển Trung Quốc; “Ta về ta tắm ao ta”…Sự viếng thăm chính thức Ðà Nẵng của Giang Trạch Dân và ông ta đem cái thân đáng giá ngàn vàng ra phơi mình trên biển Hội An mang ý nghĩa rõ ràng là: Giang Trạch Dân muốn long trọng hóa việc xác nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với vùng biển này?! 

Một nhà ngoại giao Hà Nội có mặt tại Âu Châu đã mô tả ‘’phong thái’’ của Giang Trạch Dân trong lúc tắm biển Hội An: ‘’trông thấy Giang Trạch Dâm tắm biển ở Hội An và phơi mình mà lấy làm căm giận. Nó làm như đang tắm biển và biển đó là biển của nhà nó vậy.’’  Và cũng chính nhà ngoại giao này đã tiết lộ thêm những điều vẫn được giữ kín, đó là nội dung chủ yếu của cuộc viếng thăm Việt Nam của y.

Tại Hà Nội, Giang Trạch Dân đã yêu cầu, có tính gần như là chỉ thị, Hà Nội phải chấp nhận, trong việc thi hành thỏa thuận về vùng đánh cá, để cho tàu đánh cá Trung Quốc mỗi ngày 900 chiếc vào hoạt động tại vùng vịnh Bắc Việt.

Về mặt lịch sử, Việt Nam phải hủy bỏ tất cả các sách giáo khoa nói về chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, nhất là chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc gần đây hồi năm 1979. Đây là chính sách nhằm để xóa bỏ tận gốc sự hiềm khích giữa hai dân tộc gieo rắc trong đầu óc trẻ con nhằm xây dựng tình hữu nghị thắm thiết lâu dài, bền vững giữa hai nước.

Giang Trạch Dân rất quan tâm và lo ngại trước phản ứng chống đối hai thỏa thuận về biên giới và lãnh hải của nhân dân Việt Nam; Ở trong nước, đó là hàng ngũ đảng viên Cộng sản, và người Việt ngoài nước. Giang Trạch Dân yêu cầu chính quyền Việt Nam phải khẩn trương tìm mọi cách dập tắt những sự chống đối ấy.

Vụ xét xử Khơ me đỏ ở Cămpuchia trước tòa án quốc tế đã làm Bắc Kinh đau đầu. 

Nay vụ lấn chiếm đất và biển ở Việt Nam, nếu bị phản ứng mạnh của nhân dân Việt Nam, nhất là người Việt hải ngoại, sẽ làm Bắc Kinh lo sợ thêm vì bộ mặt đầy máu xâm lược của Tàu trước thế giới. Trước nhất, các quốc gia trong khối ASIAN sẽ lo sợ và phải đề phòng vì số phận của họ sẽ là số phận của Việt Nam ngày hôm nay.

Về điểm chiến lược quân sự, Giang Trạch Dân đã chỉ thị nghiêm khắc cho Hà Nội là không được để cho bất kỳ quốc gia nào sử dụng Cam Ranh trong ý đồ có thể biến Cam Ranh trở thành một căn cứ quân sự có khả nãng xâm phạm đến an ninh lãnh thổ và lãnh hải của Trung Quốc.

Bốn bài học chết người này đã được viết từ cái thời ông 16 chữ vàng Giang Trạch Dân sang thăm và tắm biển Hội An-Đà Nẵng… 
------------------------------------------------------------- 

Chủ tịch Giang Trạch Dân thăm Huế, Đà Nẵng?

Sáng 28/2, tại Phủ Chủ tịch, nguyên Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Việt Nam Đỗ Mười và Lê Khả Phiêu đã lần lượt hội kiến thân mật với Tổng bí thư BCH TƯ Đảng CS Trung Quốc, Chủ tịch nước CHND Trung Hoa Giang Trạch Dân và các vị trong đoàn đại biểu cấp cao Trung Quốc.

Trưa cùng ngày, Thủ tướng Phan Văn Khải đã hội kiến với Chủ tịch Giang Trạch Dân tại Phủ chủ tịch. Thủ tướng Phan Văn Khải chuyển lời thăm hỏi và chúc sức khỏe Thủ tướng Chu Dung Cơ và các vị lãnh đạo khác của Trung Quốc; cảm ơn Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đã giúp Việt Nam cải tạo Nhà máy Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc, từ chỗ làm ăn thua lỗ nay bước đầu có lãi.

Hai bên đã trao đổi ý kiến về nhiều vấn đề nhằm tăng cường, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước, đẩy mạnh hợp tác và phát triển trong khu vực và trong các vấn đề quốc tế mà hai bên cùng quan tâm.

Buổi chiều, ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các vị trong đoàn đã rời Hà Nội, đi thăm Huế và Đà Nẵng. Lễ tiễn chính thức được tổ chức tại Phủ Chủ tịch.

Sau đó, chiếc chuyên cơ B-2472 của hãng Hàng không Air China chở ngài Giang Trạch Dân và phu nhân cùng các thành viên trong đoàn đã hạ cánh xuống sân bay Phú Bài (Huế). Cùng đi với đoàn có ông Vũ Khoan, Bí thư T.Ư Đảng Cộng sản Việt Nam, và phu nhân. Hơn 1.500 đại biểu các tầng lớp nhân dân Thừa Thiên - Huế đã có mặt tại sân bay, với cờ hai nước và nhiều hoa chào đón các vị khách Trung Quốc.

Chủ tịch Giang Trạch Dân và phu nhân cùng đoàn đã đến thăm khu di tích lịch sử Đại Nội, một trong những khu di tích thuộc quần thể Di sản văn hóa thế giới; thăm di tích Ngọ Môn. Tại đây, các vị lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế mời ngài Giang Trạch Dân đánh hồi trống và hồi chuông tại lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn) và đi thăm Điện Thái Hòa là điện chính của Hoàng Thành, được xây dựng từ năm 1804. Ngài Giang Trạch Dân cùng đoàn đã đến thăm di tích Thế Tổ Miếu được xây dựng từ năm 1821 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là một trong 5 ngôi miếu thuộc khu vực Hoàng Thành Huế, nơi thờ tự các vị vua triều Nguyễn và tại đây có Cửu đỉnh (9 chiếc đỉnh được đúc bằng đồng năm 1835, dưới thời Vua Minh Mạng). Đến thăm di tích Hiển Lâm Các, một trong những công trình kiến trúc cao và đẹp nhất bên trong Hoàng Thành, Chủ tịch Giang Trạch Dân đã trân trọng ghi dòng lưu bút: Giang Trạch Dân, ngày 28 tháng 2 năm 2002.

18h15" chiều qua, đoàn lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới thăm thành phố Đà Nẵng. Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức chiêu đãi chào mừng đoàn.

Sáng nay, ngài Giang Trạch Dân và đoàn đi thăm phố cổ Hội An (Quảng Nam) và Công ty Dệt may Hòa Thọ (Đà Nẵng).

Sáng qua, bà Vương Dã Bình, phu nhân Chủ tịch Giang Trạch Dân, đã tới thăm trường dạy trẻ khiếm thính PTCS Xã Đàn, Hà Nội. Thay mặt nhà trường, Hiệu trưởng Trần Thị Minh Phương đã trao tặng bà Vương Dã Bình bức tranh Văn Miếu - Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Nhân dịp này, bà Vương Dã Bình tặng trường PTCS Xã Đàn 10 bộ tivi - video, giúp nhà trường trong công tác giảng dạy trẻ khiếm thính.

(Theo TTXVN)





Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang thăm Đà Nẵng

VĂN SƠN (TTXVN/VIETNAM+) Bản in

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh (trái) tiếp kiến Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc Trương Đức Giang. (Nguồn: ictdanang.vn)

Trong khuôn khổ chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam, chiều 10/11, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc (Nhân đại) Trung Quốc Trương Đức Giang dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc đã đến thăm thành phố Đà Nẵng.

Tại Đà Nẵng, Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang đã có cuộc gặp Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh và Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang.

Ông Nguyễn Xuân Anh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng đã giới thiệu một số nét cơ bản về tình hình phát triển kinh tế-xã hội của thành phố Đà Nẵng thời gian qua. Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Đà Nẵng với Trung Quốc có xu hướng tăng, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định qua các năm.

Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của Đà Nẵng sang Trung Quốc đạt 23 triệu USD; nhập khẩu đạt 200 triệu USD.

Hiện Đà Nẵng có 19 doanh nghiệp có quan hệ xuất nhập khẩu với Trung Quốc.

Tính đến ngày 31/7/2016, địa bàn thành phố Đà Nẵng có 10 dự án FDI của Trung Quốc với tổng vốn đầu tư hơn 3,88 triệu USD (không bao gồm các dự án của Hong Kong và Đài Loan).

Hiện có 10 đường bay trực tiếp từ các địa phương của Trung Quốc đến Đà Nẵng với tần suất 54 chuyến/tuần. Số lượng khách du lịch Trung Quốc đứng đầu trong các thị trường khách du lịch đến Đà Nẵng.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng bày tỏ mong muốn thúc đẩy hợp tác cùng có lợi với các địa phương của Trung Quốc trong các lĩnh vực du lịch, cây xanh đô thị, phát triển công nghiệp công nghệ cao, xây dựng thành phố thông minh...; nỗ lực cùng các địa phương của Việt Nam và Trung Quốc thực hiện tốt chủ trương chung của lãnh đạo hai Đảng, hai Nhà nước về thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước.

Tại cuộc gặp, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam Nguyễn Ngọc Quang đã giới thiệu về các tiềm năng lợi thế phát triển kinh tế-xã hội của địa phương với nhiều bãi biển sạch và đẹp, có 2 di sản văn hóa thế giới, 1 khu dự trữ sinh quyển thế giới, hàng trăm di tích, danh lam thắng cảnh và nhiều làng nghề truyền thống độc đáo, rất thuận lợi để phát triển du lịch biển, du lịch cộng đồng và du lịch văn hóa.

Sau gần 20 năm kể từ khi chia tách, tỉnh Quảng Nam đang phát triển theo hướng công nghiệp-du lịch, dịch vụ-nông nghiệp, đến nay tăng trưởng gấp nhiều lần, đặc biệt từ khi xây dựng mô hình Khu kinh tế mở Chu Lai với nhiều cơ chế ưu đãi vượt trội, trong đó có Khu Liên hợp sản xuất và lắp ráp ôtô Chu Lai-Trường Hải lớn nhất tại Việt Nam, đem lại nguồn thu ngân sách hơn 100 lần so với khi tái lập.

Hiện có 5 doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Quảng Nam với tổng số vốn gần 68 triệu USD, đạt hiệu quả tốt như Công ty liên doanh thức ăn thủy sản Việt-Hoa, Công ty thức ăn Hoa Chen.

Ủy viên trưởng Nhân đại Trung Quốc Trương Đức Giang bày tỏ vui mừng đến thăm thành phố Đà Nẵng; chúc mừng những thành tựu mà Đà Nẵng, Quảng Nam đã đạt được thời gian qua; mong muốn Quảng Nam, Đà Nẵng không ngừng phát triển trên các lĩnh vực và tăng cường giao lưu, hợp tác với các địa phương của Trung Quốc, góp phần vào sự phát triển chung của quan hệ hai Đảng, hai nước.

Theo chương trình, ngày 11/11 Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc sẽ có buổi làm việc với lãnh đạo Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng về công tác cải cách hành chính, tham quan Trung tâm hành chính Đà Nẵng và phố cổ Hội An (Quảng Nam)./.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào thăm Đà Nẵng

Cập nhật lúc 19:18, Thứ Tư, 15/11/2006 (GMT+7)
,
(VietNamNet) - Chiều 15/11, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa đã đến Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam.


Soạn: HA 956761 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đến Sân bay quốc tế Đà NẵngẢnh: HC

Cùng đi với Chủ tịch Hồ Cẩm Đào có các ông Vương Cương, Ủy viên dự khuyết Bộ chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng TW Đảng Cộng sản Trung Quốc; Lý Triệu Tinh, Bộ trưởng Bộ ngoại giao; Vương Gia Thụy,  Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng nhiều quan chức cấp cao khác.

Đón đoàn tại Sân bay quốc tế Đà Nẵng có ông Nguyễn Văn Son, Uỷ viên TƯ Đảng, Trưởng ban Đối ngoại TƯ, Nguyễn Bá Thanh, Bí thư Thành uỷ Đà Nẵng, Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng và các cán bộ chủ chốt của TP. Sau lễ đón trọng thị, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đáp từ tình cảm nồng nhiệt của hàng ngàn người dân, học sinh Đà Nẵng đứng hai bên các tuyến đường đoàn xe đi qua, vẫy cờ hoa chào đón đoàn.

Ngay sau khi đến sân bay Đà Nẵng, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn đã đến thăm nhà máy sản xuất đồ chơi Matrix (Hồng Kông – Trung Quốc) tại KCN Hòa Khánh. Đây là nhà máy thứ hai của Công ty Keyhinge Toys tại Đà Nẵng, có tổng vốn đầu tư 28 triệu USD, thu hút gần 10.000 lao động. Chủ đầu tư của hai nhà máy này từng được nhận bằng khen của Thủ tướng Chính phủ VN vì có những thành tích đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của VN.

Tại đây, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào ân cần thăm hỏi, động viên cán bộ, công nhân đang làm việc tại các phân xưởng và đến tham quan phòng triển lãm, trưng bày sản phẩm của nhà máy. Chủ tịch tỏ ý hài lòng trước sự hợp tác phát triển giữa doanh nghiệp hai nước, đặc biệt là quan hệ kinh tế - thương mại có bước đột phá mạnh mẽ.


Soạn: HA 956763 gửi đến 996 để nhận ảnh này
Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và phu nhân thăm Nhà máy sản xuất đồ chơi Matrix Ảnh: HC

Lúc 19h cùng ngày, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn có buổi tiếp lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP Đà NẵngLúc 19h30, lãnh đạo Thành uỷ, UBND TP Đà Nẵng mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, phu nhân và phái đoàn tại khu du lịch 5 sao Furama Resort. Các nghệ sĩ Nhà hát Trưng Vương sẽ có cương trình biểu diễn đặc biệt chào mừng đoàn.

Theo Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam Hồ Càn Văn, chuyến thăm lần này của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là sự kiện đặc biệt quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện giữa TP Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung với Trung Quốc. Đây thực sự là cơ hội lớn để thúc đẩy mối quan hệ đầu tư kinh tế - thương mại giữa TP Đà Nẵng và Trung Quốc, làm sao để hai bên cùng phát huy những lợi thế, điểm tương đồng cùng phát triển.

Đại sứ Hồ Càn Văn cũng cho biết trong tháng 12 tới sẽ giới thiệu và chính thức cùng đoàn doanh nghiệp Trung Quốc đến thăm, tìm hiểu đầu tư tại TP Đà Nẵng. Đồng thời sẽ tác động để Chính phủ Trung Quốc xem xét khả năng trợ giúp TP Đà Nẵng đầu tư xây dựng cây cầu mới bắc qua sông Hàn...

Sáng mai 16/11, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cùng phái đoàn sẽ vào thăm phố cổ Hội An (Quảng Nam) trước khi ra Hà Nội để bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt nam theo lời mời của TBT Nông Đức Mạnh cùng Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết và tham dự Hội nghị Diễn đàn hợp tác kinh tế APEC lần thứ 14.
  • Hải Châu 
Quan hệ Đà Nẵng – Trung Quốc không ngừng phát triển
Năm 2002, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Giang Trạch Dân đã đến thăm Đà Nẵng nhân chuyến thăm hữu nghị chính thức VN. Cuối năm 2005,  Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Hồ Cẩm Đào đã dự định đến thăm Đà Nẵng nhưng phải hoãn bởi lý do khách quan.

Đầu năm 2006, Ủy viên thường vụ Bộ chính trị - Chủ tịch Ủy ban toàn quốc hội nghị hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc Giả Khánh Lâm cũng đến thăm Đà Nẵng. Các chuyến thăm cấp cao này không chỉ thể hiện sự quan tâm đặc biệt của các nhà lãnh đạo Trung Quốc đối với Đà Nẵng mà còn là cơ sở để TP đẩy nhanh quan hệ hợp tác nhiều mặt đối với các địa phương Trung Quốc.

Tháng 3/1994, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ) và tỉnh Sơn Đông đã ký biên bản ghi nhớ thiết lập quan hệ hợp tác hữu nghị. Trên cơ sở đó, hai bên không ngừng duy trì và phát triển mối quan hệ hữu nghị và hợp tác tốt đẹp. Đến nay, hai địa phương đã ký kết 5 bản ghi nhớ, thoả thuận hợp tác song phương.

Năm 2006 đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và Sơn Đông với việc đoàn Bí thư Tỉnh uỷ tỉnh Sơn Đông cùng hơn 40 doanh nghiệp Sơn Đông có chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng vào đầu tháng 9, mở ra khả năng hợp tác trên nhiều lĩnh vực hai bên cùng quan tâm và có thế mạnh.

Năm 2006 cũng là năm quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng - Thâm Quyến đạt được những thành công đáng kể. Tháng 8/2006, nhân chuyến thăm và tìm hiểu môi trường đầu tư tại Đà Nẵng của Tập đoàn Hợp tác Quốc tế Thâm Quyến (CSICC), UBND TP Đà Nẵng đã ký Bản ghi nhớ với CSICC nhằm xúc tiến đầu tư của Thẩm Quyến vào một số dự án tại Đà Nẵng như xây dựng khách sạn 5 sao, khu nhà ở cao cấp ven biển, trung tâm hội nghị quốc tế ASEAN – Trung Quốc, khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp Trung Quốc...

Dự kiến cuối năm 2006, lãnh đạo TP Thâm Quyến sẽ có chuyến thăm Đà Nẵng và ký kết bản thoả thuận thiết lập quan hệ hợp tác chính thức Đà Nẵng – Thâm Quyến, đồng thời thảo luận cụ thể hơn các chương trình hợp tác giữa hai TP.

Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng cũng có quan hệ hữu nghị tốt đẹp với nhiều địa phương khác của Trung Quốc như tỉnh Vân Nam, TP Thanh Đảo và Đặc khu hành chính Ma Cao, thông qua việc trao đổi đoàn, trong đó có các đoàn cấp cao của địa phương. Đặc biệt vào tháng 10 vừa qua, Trưởng Đặc khu hành chính Ma Cao cùng hơn 40 doanh nghiệp Ma Cao đã có chuyến thăm và làm việc tại Đà Nẵng.

Hai bên đã ký bản thoả thuận thiết lập quan hệ hợp tác giữa Đà Nẵng và Ma Cao, đưa quan hệ giữa hai địa phương lên một bước phát triển mới, làm nền tảng cho việc xúc tiến và triển khai hiệu quả các chương trình hợp tác trong thời gian đến.

Về hợp tác kinh tế, doanh nghiệp Trung Quốc được xem là một trong những đối tác chiến lược và hợp tác hiệu quả với Đà Nẵng. Kim ngạch xuất nhập khẩu Đà Nẵng – Trung Quốc năm 2005 đạt 108,93 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 10,32 triệu USD, chủ yếu là các mặt hàng nông lâm sản, thủy sản, cao su nguyên liệu, lốp ô tô, da, giày; nhập khẩu đạt 98,61 triệu USD với các mặt hàng phôi thép, xe tải, xăng dầu, máy móc vật tư sản xuất, lúa mì, linh kiện động cơ diesel, linh kiện xe máy, dược phẩm, nguyên phụ liệu may mặc, hóa chất, vải mành, hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng, phân bón...

Các doanh nghiệp Đà Nẵng và Trung Quốc thường xuyên  tham gia các hội chợ thương mại, triển làm hàng hoá của hai bên. Sở Thương mại Đà Nẵng đã nhiều lần tổ chức các đoàn khảo sát thị trường tại các tỉnh Tây Nam Trung Quốc. Tháng 8/2005, Sở Thương mại đã tham gia Hội chợ thương mại quốc tế tại tỉnh Tứ Xuyên và ký thỏa thuận hợp tác thương mại với TP Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên.

Hiện Trung Quốc là một trong những quốc gia có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Đà Nẵng. Đến nay đã có 3 công ty Trung Quốc và 5 công ty Hồng Kông thuộc Trung Quốc đang đầu tư trực tiếp tại Đà Nẵng với tổng vốn 102,2 triệu USD. Trong đó, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các loại nông dược, sản xuất lắp ráp các loại máy nông nghiệp, thực phẩm, sản xuất đồ chơi trẻ em và dịch vụ khách sạn. Ngoài ra còn có 4 chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp Trung Quốc và Hồng Kông tại Đà Nẵng.

Trên lĩnh vực đào tạo, Đại học Đà Nẵng có quan hệ hợp tác với Học viện Sư phạm Quảng Tây và Học viện Dân tộc Quảng Tây. Hàng năm có khoảng 20 sinh viên khoa tiếng Trung năm thứ 3 của Đại học Đà Nẵng sang học và thực hành tiếng Trung tại Quảng Tây.

Hiện có 100 sinh viên Quảng Tây đang theo học tại Đại học Đà Nẵng. Hàng năm các giáo viên khoa tiếng Trung, Trường Đại học Sư phạm thuộc Đại học Đà Nẵng được tham gia các chương trình nâng cao nghiệp vụ tại các TP lớn của Trung Quốc thông qua những suất học bổng do Chính phủ Trung Quốc tài trợ. Tháng 9 vừa qua, hai bác sĩ khoa Mắt, Sở Y tế Đà Nẵng đã được mời tham dự khóa học giải phẫu đục thuỷ tinh thể được tổ chức tại TP Tế Nam.
                                                              (Nguồn: UBND TP Đà Nẵng)

Không có nhận xét nào: