Thứ Tư, 14 tháng 6, 2017

HOAN NGHÊNH “LẠT MỀM BUỘC CHẶT” CỦA CP NGUYỄN XUÂN PHÚC VỀ SƠN TRÀ, SÂN GOLF TÂN SƠN NHẤT VÀ VỤ ĐỒNG TÂM…

Phạm Viết Đào.


...Ngay cả bố Bí thư Nguyễn Xuân Anh, cựu ủy viên BCT và là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra TW và bố ( nuôi ) của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Ngọc Thơ, theo thông tin trên mạng nguyên là một sĩ quan của quân đội Sài Gòn có "ba đầu sáu tay", chắc cũng không dám khuyên Anh-Thơ: Cứ dữ nguyên bản quy hoạch cũ do chính quyền Đà Nẵng lập và đã được Chính phủ phê duyệt, chính phủ ký rồi mà...

Hôm qua, 13/6/2017, trong phiên chất vấn tại Quốc hội, thấy có mặt Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhưng không thấy sự hiện diện của TBT Nguyễn Phú Trọng như mọi kỳ chất vấn; thay mặt Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bày tỏ quan điểm vấn đề về Đề án quy hoạch Sơn Trà:”Nếu Đà Nẵng thống nhất với Hiệp hội giữ nguyên trạng, Chính phủ cũng hoan nghênh. Cao hơn nữa, nếu Đà Nẵng và Hiệp hội thấy rằng Sơn Trà chưa cần phát triển du lịch, xin rút khỏi các khu du lịch Quốc gia, Chính phủ cũng đồng ý…”
Mặc dù Đề án quy hoạch Sơn Trà đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch thành địa điểm du lịch sinh thái cấp quốc gia năm 2016; Khi đã được quy hoạch, xếp vào danh mục “ địa điểm du lịch sinh thái cấp quốc gia” thì khu vực được hút vào dự án, phục vụ cho dự án tối thiểu phải từ 1000 ha trở lên…
Theo BT Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện trong phiên trả lời chất vấn hôm qua 13/6/2017: việc đưa Sơn Trà vào Đề án quy hoạch điểm du lịch sinh thái cấp quốc gia là do chính quyền Đà Nẵng đề xuất…Khi trình Chính phủ, Bộ Văn hóa đã giảm số phòng được xây dựng làm chỗ nghỉ mát, nghỉ dưỡng trong khu vực này từ trên 5000 phong xuống 1600 phòng…
Bộ trưởng Bộ Văn hóa cũng đã công khai bày bỏ sự trăn trở của cá nhân mình về dự án này vì: BT Nguyễn Ngọc Thiện vốn là cán bộ trưởng thành từ địa bản Thừa Thiên-Huế nên rất thấm thía vụ chính quyền thành phố Huế định xây dựng một khách sạn trên đồi Vọng Cảnh, một danh thắng của Huế. Vụ này tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã khởi kiện chính quyền thành phố Huế nên dự án này nên đã bãi bỏ…
Thủ tướng Vũ Đức Đam đã bày tỏ chính kiến theo lối vừa mở vừa đóng, vừa dân chủ vừa tập trung theo lối “ lạt mềm buộc chặt”. Rằng dự án tuy Chính phủ phê duyệt quy hoạch rồi đấy nhưng chưa triển khai do đó có thể điều chỉnh lại được nếu phía chính quyền Đà Nẵng tìm ra một giải pháp Đồng Thuận về một đề án hợp lòng dân…
Sở dĩ dự án quy hoạch bán đảo Sơn Trà thành địa điểm du lịch sinh thái gây nên sự phản ứng trong dư luận và Hiệp hội du lịch Đà Nẵng và trong cả nước bởi các lý do sau. Mặc dù bản quy hoạch khu du lịch sinh thái Sơn Trà trước khi được phê duyệt đã được bàn bạc công khai, thấu đáo trong nội bộ các cơ quan chức năng của Đà Nẵng và Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch. Thế nhưng có một tiêu chí, không rõ do sơ ý hay vì lợi ích du lịch, lợi ích của việc xây dựng nhà hàng, khách sạn tại khu vực đắc địa này nó quá lớn, quá hấp dẫn hay một đồng cơ mờ ám gì đó nên đã làm cho những người tham gia xây dựng dự án du lịch sinh thái đã mụ đi: đó là lợi ích an ninh quốc gia…
Năm 1858, phát súng đầu tiên do đội quân xâm lược Pháp nổ, tập kích mở đầu cho cuộc chiến để biến Việt Nam thành thuộc địa Pháp được bắn vào các đồn lũy của quân đội triều Nguyễn tại bán đảo Sơn Trà…
Năm 1965 những sư đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ bộ vào Việt Nam đã chọn Cảng Đà Nẵng trên bán đảo Sơn Trà làm địa điểm đổ bộ đầu tiên…
TBT Đảng Cộng Sản Trung Quốc Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, ủy viên thường vụ Trương Đức Giang mỗi chuyến công cán sang Việt Nam đều ghé qua Đà Nẵng.
Giang Trạch Dân thậm chí còn cho quay phim chụp ảnh việc ông ta tắm biển Đà Nẵng năm 2002. Chuyến đi thăm Việt Nam này của Giang Trạch Dân đã được thiết kế lịch trình: vào Đà Nẵng trước rồi mới quay ra gặp các quan chức Việt Nam tại Hà Nội…
Thời chiến tranh Việt-Mỹ, Mỹ đã cho xây dựng trên bán đảo Sơn Trà một đài rada có khả năng phủ sóng trên toán bán đảo Đông Dương…Điều này cho thấy vị trị địa lý trọng yếu của Sơn Trà- Đà Nẵng từ suốt chiều dài lịch sử bảo vệ đất nước. Do vậy khi mà Hiệp hội du lịch có tiếng nói phản biện, phản ứng với đề án xây dựng trên bán đảo Sơn Trà thành nơi nghỉ dưỡng với quy mô trên 1600 phòng, số phòng này đủ chỗ nghỉ cho khoảng 1 trung đoàn quân chính quy thì một số tướng lĩnh quân đội nhân dân Việt Nam một thời từng tham gia bảo vệ Đà Nẵng-Sơn Trà không khỏi không băn khoăn, lo lắng nên họ đã lên tiếng phản biện dự án phiêu lưu có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia…
Đà Nẵng-Sơn Trà là nơi gần nhất, tiệm cận với đường hàng hải quốc tế và cũng là bến bờ đất liễn gần nhất để vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam nương dựa; Vì từ Sơn Trà-Đà Nẵng ra vùng biển Hoàng Sa chỉ khoảng 400 km…; Trong khi vùng biển này tới đảo Hải Nam phải trên 700 km…
Do bởi những yếu tố liên quan tới an ninh quốc gia nên Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc không thể không lo lắng, quan tâm tới các ý kiến phản biện có căn cứ của Hiệp hội du lịch Đà Nẵng và một số sĩ quan quân đội cao cấp từng một thời công tác tại Bộ chỉ huy quân sự Quân khu 5…
Chính kiến của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc thông qua phát biểu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam là cách ứng xử biết tôn trọng tiếng nói phản biện của nhân dân; Ý kiến của PTT Vũ Đức Đam khôn ngoan, mềm mỏng theo lối “ lạt mềm buộc chặt” nhưng chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả tích cực hợp lòng dân…
Bởi vì, ngay cả bố Bí thư Nguyễn Xuân Anh, cựu ủy viên BCT và là chủ nhiệm ủy ban kiểm tra TW và bố ( nuôi ) của Chủ tịch Đà Nẵng Huỳnh Ngọc Thơ, theo thông tin trên mạng nguyên là một sĩ quan của quân đội Sài Gòn có "ba đầu sáu tay", chắc cũng không dám khuyên các ông Anh-Thơ: Cứ dữ nguyên bản quy hoạch cũ do chính quyền Đà Nẵng lập và đã được Chính phủ phê duyệt, chính phủ ký rồi mà...
Bởi khi Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã buông ra những ý kiến nghe có vẻ lửng lơ nhưng sẽ siết rất chặt nếu ai đó muốn thoát ra ngoài vòng cương tỏa…
Với giải pháp “ lạt mềm buộc chặt” trong một thới gian ngắn vừa qua Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ghi được 3 điểm son trong việc biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến nhân dân:
-Cho dừng xây dựng tất cả các hạng mục xây dựng trong sân golf ở sân bay Tân Sơn Nhất và thuê tư vấn nước ngoài tìm phương án chuyển khu sân golf này thành một đường bay mới; Chính kiến thứ 2 của Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đó là việc ông đứng về phía nhân dân Đồng Tâm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã phát biểu trong buổi tiếp xúc cử tri Hải Phòng ngày 13/5/2017 vừa qua về chuyện Đồng Tâm…
Xin đưa lại nguyên văn ý kiến của Thủ tướng:” Tiếp xúc cử tri quận Đồ Sơn (Hải Phòng), Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng vụ việc vừa qua ở Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội) là do chính quyền không sát dân, giải quyết sai quy định pháp luật…”

(Thủ tướng: Vụ Đồng Tâm là do chính quyền giải quyết sai pháp luật nld.com.vn › Chính trị...)

Chính quyền Hà Nội nên bám sát các ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để triển khai các bước tiếp theo để giải quyết các vụ việc liên quan tới “ hậu Đồng Tâm”…
Riêng blog Phạm Viết Đào nhân dịp này xin gửi lời cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, bởi vì trong chuyến thăm Tokyo Nhật Bản vừa qua, trong buổi gặp gỡ, chuyện trò với bà con Việt kiều, Thủ tướng đã mượn câu chuyện " Cậu bé Soma 9 tuổi", không nhận suất ăn ưu tiên của Hà Minh Thành mà quay ra sắp hàng như mọi người, mặc dù đang rất đói và có khả năng đến lượt mình suất ăn không còn trong trận động đất do sóng thần 2011…
Câu chuyện này do blog Phạm Viết Đào đưa lên mạng 16/ 3/2011 sau đó đã bị một số báo chính thống trong đó có TTXVN dẫn nguồn tin từ Đại sứ Việt Nam tại Nhật phủ nhân cho rằng: chuyện cậu bé Soma là chuyện do Hà Minh Thành-Phạm Viết Đào bịa ra với dụng ý chính trị xấu…
Ý kiến của Thủ tướng đã phần nào “ chiêu tuyết’ cho Hà Minh Thành và Phạm Viết Đào…

Phạm Viết Đào.


Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam "nói hết đầu đuôi" về chuyện Sơn Trà

18:54 - 13/06/2017

N. Huyền


Nếu Đà Nẵng thống nhất với Hiệp hội giữ nguyên trạng, Chính phủ cũng hoan nghênh. Cao hơn nữa, nếu Đà Nẵng và Hiệp hội thấy rằng Sơn Trà chưa cần phát triển du lịch, xin rút khỏi các khu du lịch Quốc gia, Chính phủ cũng đồng ý.
Đây là ý kiến trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều nay của  Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam xung quanh quy hoạch Sơn Trà được nhiều ĐBQH chất vấn.
Quy hoạch này chưa hề triển khai
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, đây là vấn đề không chỉ các đại biểu quan tâm, “tôi theo dõi trên mạng, đi gặp taxi, xe ôm, hàng nước cũng hỏi về cái này. Thông tin rất nhiều nhưng chưa có lúc nào cơ quan nhà nước có những thông tin chính thức. Đây là một trong những điểm Bộ VHTT, UBND Đà Nẵng cần rút kinh nghiệm nhất là những việc có tính chuyên môn mà xã hội quan tâm thì mình cần có thông tin chính thức rất đầy đủ kịp thời”.
Ngay sau đó, Phó Thủ tướng "xin được nói hết đầu đuôi vì rất nhiều đồng chí quan tâm”. 
Thứ nhất, căn cứ vào Luật Du lịch, Thủ tướng phải phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch cả nước trong đó có danh mục các đô thị du lịch, các khu có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia. Dựa vào đề nghị của Đà Nẵng thì Đà Nẵng được công nhận là đô thị du lịch với  2 khu du lịch quốc gia là  Bà Nà, Sơn Trà. Theo quy định của luật Du lịch thì  các khu du lịch phải có diện tích từ 1000 ha trở lên, phải đón được 1 triệu khách du lịch mỗi năm và  phải có cơ sở lưu trú.
“Đã là khu du lịch quốc gia thì phải do Thủ tướng ký. Quy hoạch này được xây dựng từ cuối năm 2013 đến năm 2016 thì trình. Theo quy định của luật vì là quy hoạch thì ký  xong rồi cũng chưa thực hiện ngay mà tổ chức công bố quy hoạch.
Ngày 15/2 /2017 vừa qua mới tổ chức công bố tại Đà Nẵng. Ngay sau khi quy hoạch được công bố đã có ý kiến của Hiệp hội về việc này.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tôi đã trực tiếp yêu cầu bằng văn bản Bộ VHTT & DL và Thành phố Đà Nẵng phải xem xét tiếp thu các ý kiến đóng góp một cách rất cầu thị, khoa học và công khai”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu.
Vẫn theo Phó Thủ tướng, bản thân ông “đã trực tiếp đi nhìn tận mắt những gì đã xây dựng, những gì  đang xây dựng và những gì cần vào cuộc ở Sơn Trà. Tôi đã đọc mấy trăm trang tài liệu, tôi đã mời kiến trúc sư chính trực tiếp làm đồ án này lên để hỏi và sau đó tôi đã quyết định để việc tiếp thu ý kiến thật sự khách quan tôi cho tạm dừng quy hoạch này sau khi các bên thống nhất. Có nghĩa là cho đến thời điểm này, Quy hoạch này chưa hề triển khai. Đây là việc rất quan trọng”.
Giảm quy mô đầu tư xuống mức nào Chính phủ cũng sẽ đồng ý
Phó Thủ tướng cũng cho biết thêm, trước năm 2013, như Bộ trưởng Bộ VHTT & DL đã nói, UBND TP Đà Nẵng theo thẩm quyền của mình đã phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, phê duyệt dự án đầu tư cho 25 dự án trong đó 18 dự án du lịch trong đó có 11 dự án có xây dựng cơ sở lưu trú với 1.400 phòng khách sạn cộng với 1920 căn biệt thự. Nếu mỗi căn biệt thự là 2 phòng thì sẽ có 5.240 phòng, nếu mỗi căn  biệt thư 3 phòng sẽ có 7160 phòng…
Như vậy dự án du lịch ven biển Tiên Sa hay bất  kỳ dự án nào khác trên bán đảo Sơn Trà đều được cấp phép. Nếu có vấn đề vi phạm thì đều phải được quản lý và xử lý bởi bởi UBND TP Đà Nẵng. Điều này rất rõ ràng.
“Quy hoạch bán đảo Sơn Trà được thực hiện bởi một cơ quan tư vấn gồm các nhà chuyên môn đưa rất nhiều giải pháp để đảm bảo phát triển đi đôi với  bảo tồn và bảo đảm Quốc phòng an ninh.
Tôi  đã gặp trực tiếp nhà chuyên môn, con số 1600 không phải ý chí hành chính, không phải dựa vào từ 5.000 cắt xuống 1600 mà  kiến trúc sư trưởng, những người chủ trì quy hoạch đã nói với tôi rằng đây là tính toán trên công thức mô hình chuyên ngành du lịch. Người  ta tính ra ngưỡng để phát triển cân đối.
Nói 1600 là nói con số tròn còn người ta tính theo mô hình là ra số lẻ, từ 1600 đến 3200 phòng và hội đồng của Bộ cuối cùng ấn định lấy ngưỡng thấp có nghĩa là ưu tiên hơn cho bảo tồn tức là 1600 phòng này là quy hoạch này đến năm 2030”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh.
Ngay sau khi quy hoạch được công bố đã có ý kiến, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã  yêu cầu Đà Nẵng làm việc với Hiệp hội và có ý kiến chính thức.
Ngày 29/5, Đà Nẵng đã có ý kiến chính thức. Trong báo cáo của Đà Nẵng nêu rõ Đà Nẵng không đồng ý với kiến nghị giữ nguyên hiện trạng bán đảo Sơn Trà, không  xây dựng thêm cơ sở lưu trú của hiệp hội Du lịch Đà Nẵng kiến nghị.
“Mặc dù nói vậy tôi vẫn có văn bản giao lại Đà Nẵng yêu cầu Đà Nẵng tiếp tục  rà soát lại dự án, làm việc với Hiệp hội về hướng và quy mô phát triển du lịch trên bán đảo Sơn Trà trên nguyên tắc  phải đảm bảo phát triển bền vững.
Có 2 vấn đề cần thống nhất
 Về nguyên tắc: Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ luôn luôn quán triệt phát triển phải bền vững. Đương nhiên trong quá trình phát triển, chúng ta phải khai  thác tài nguyên thiên nhiên, khai thác các lợi thế về tự nhiên, xã hội để phục vụ phát triển nhưng phải bảo đảm bền vững.
Khi các yếu tố bền vững  còn chưa bảo đảm thì tốt hất để lui lại, để đến khi có đủ điều kiện chúng ta sẽ làm. Bảo tồn không cực đoan là đóng khung lại.
Thực tế trên thế giới có nhiều khu du lịch, kể cả khu bảo tồn thiên nhiên có động vật hoang dã, người ta vẫn phát triển du lịch mà thu hút rất tốt. Chính việc bảo tồn tốt là tài nguyên du lịch.
Nguyên tắc 2: Sơn Trà, thực ra trong du lịch cả nước đóng góp rất nhỏ, một vài phần nghìn. Vì thế không  ảnh hưởng lớn đến du lịch cả nước. Và vì phát triển du lịch Sơn Trà trước hết phục vụ kinh tế - xã hội Đà Nẵng cho nên cần có sự thống nhất của cấp uỷ, chính quyền và phải được sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng.
Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, hoạt động trên lĩnh vực du lịch và trên địa bàn Đà Nẵng  cho nên chúng tôi  yêu cầu UBND TP Đà Nẵng phải  làm việc với Hiệp hội để đi đến sự đồng thuận nhằm có quy hoạch tốt để phát triển Sơn Trà”- Phó Thủ tướng nêu.
Kết thúc phần trình bày của mình, Phó Thủ tướng nói: “Tinh thần của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là nếu Đà Nẵng sau khi rà soát lại tất cả dự án, làm việc với nhà đầu tư, với Hiệp hội thống nhất kiến nghị giảm quy mô đầu tư trên bán đảo Sơn Trà xuống mức nào Chính phủ cũng sẽ đồng ý, miễn là dưới mức ngưỡng 1600. Và nếu Đà Nẵng thống nhất  với Hiệp hội  giữ nguyên trạng, Chính phủ cũng hoan nghênh. Và cao hơn nữa, nếu Đà Nẵng và Hiệp hội thấy rằng Sơn Trà chưa cần phát triển du lịch, xin rút khỏi các khu du lịch Quốc gia, Chính phủ cũng đồng ý”- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh. 

(http://infonet.vn/pho-thu-tuong-vu-duc-dam-noi-het-dau-duoi-ve-chuyen-son-tra-post229732.info)


Chính phủ không để Đà Nẵng quyết Sơn Trà thế nào cũng được

- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Chính phủ không để cho Đà Nẵng muốn quyết quy hoạch bán đảo Sơn Trà như thế nào cũng được. Thủ tướng sẽ là người quyết định cuối cùng việc này. 
Sáng nay, QH tiếp tục phần chất vấn các nhóm vấn đề liên quan đến ngành VH-TT-DL.
Chủ tịch QH mời Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tranh luận lại ý kiến của ĐBQH Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) chiều qua liên quan đến quy hoạch Sơn Trà.
bán đảo Sơn Trà, quy hoạch Sơn Trà, Trương Trọng Nghĩa, Sơn Trà, Đà Nẵng, Phó thủ tướng, Vũ Đức Đam
ĐB Trương Trọng Nghĩa. Ảnh: Minh Quang
ĐB Trương Trọng Nghĩa nhận định bán đảo Sơn Trà không phải của riêng Đà Nẵng. Yêu mến Sơn Trà không chỉ riêng người dân Đà Nẵng mà là người dân cả nước, cũng giống như với Hạ Long, Sơn Đoòng…
“Bao nhiêu xương máu đã đổ để bảo vệ những di sản này, chúng ta còn phải để lại cho con cháu mai sau. Do đó, không thể giao cho UBND Đà Nẵng muốn quyết thế nào cũng được. Khi có vấn đề và cử tri lên tiếng thì các cấp trên phải vào cuộc. Riêng tôi đề nghị, chúng ta phải hỏi ý kiến rộng hơn, Chính phủ phải vào cuộc”, ĐB Nghĩa nói.
Ông cũng cho rằng 300 phòng là nhiều. Đã có con số đăng báo là số phòng ở Đà Nẵng đang thừa nhiều. Từ Đà Nẵng lên Sơn Trà chỉ mất 15 phút ô tô.
bán đảo Sơn Trà, quy hoạch Sơn Trà, Trương Trọng Nghĩa, Sơn Trà, Đà Nẵng, Phó thủ tướng, Vũ Đức Đam
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định, Thủ tướng sẽ là người quyết định cuối cùng vấn đề Sơn Trà. Ảnh: VPQH
Thủ tướng quyết định cuối cùng
Trong 3 phút tranh luận, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: “Chính phủ không để cho Đà Nẵng muốn quyết Sơn Trà như thế nào cũng được. Không phải như vậy. Bởi nếu Chính phủ để Đà Nẵng tự quyết thì hôm nay đã không có câu chuyện làm quy hoạch, không có câu chuyện bàn về 300 hay 1.600, 5.000 hay 7.000 mà những cái đó làm bình thường”.
Phó Thủ tướng nói rõ đây là tiếp thu ý kiến. Chính phủ muốn Đà Nẵng phối hợp với Bộ, muốn Đà Nẵng chủ động hơn trong việc tiếp thu ý kiến về Sơn Trà.
“Sau ý kiến của Đà Nẵng và tất cả các bên, cuối cùng Thủ tướng sẽ quyết định. Vì luật định là quy hoạch, phê duyệt hay bổ sung cũng là Thủ tướng”, Phó Thủ tướng nói rõ.
Trường hợp không phát triển du lịch ở Sơn Trà mà bảo tồn phải có quyết định của Thủ tướng.
Phó Thủ tướng cho biết, việc nói Đà Nẵng cần chủ động hơn có 2 lý do. Thứ nhất, vấn đề Sơn Trà cần có sự thống nhất trong Đảng bộ chính quyền và đặc biệt sự đồng thuận của nhân dân Đà Nẵng.
“Tất cả chúng ta đều yêu mến Sơn Trà, đều hy sinh vì nó, đều muốn bảo vệ Sơn Trà, nhân dân Đà Nẵng chắc chắn cũng như vậy. Nhân dân Đà Nẵng cũng có đầy đủ trí tuệ để đóng góp với chính quyền, Chính phủ để bảo vệ Sơn Trà tốt hơn”, Phó Thủ tướng nói.
Thứ hai, trước đây khi chưa có quy hoạch du lịch, Đà Nẵng đã chủ động theo thẩm quyền cấp phép các dự án. Với nhà đầu tư là Nhà nước cấp phép. Khi có quyết định khác, ảnh hưởng đến nhà đầu tư thì Đà Nẵng phải chủ động vì Đà Nẵng là cấp phải làm việc với các nhà đầu tư.
Khi Đà Nẵng phối hợp với Bộ để thống nhất quy mô đầu tư là 1.600 thì Đà Nẵng cũng đã có chuẩn bị và đã làm việc với các nhà đầu tư.
Chưa chắc chắn thì lui lại
Theo Phó Thủ tướng, bây giờ giữ quy mô ở mức 300 phòng hay bao nhiêu thì Đà Nẵng cần làm việc với các nhà đầu tư. Bởi theo pháp luật các quyết định sau này khi ảnh hưởng đến lợi ích của doanh nghiệp thì đều phải có giải pháp với doanh nghiệp.
Phó Thủ tướng tin tưởng, khi Đà Nẵng chủ động hơn vào cuộc thì sẽ tìm một giải pháp tạo được dự đồng thuận trong nhân dân Đà Nẵng và nhân dân cả nước.
“Cuối cùng Chính phủ, Thủ tướng sẽ quyết định vấn đề này trên tinh thần là chúng ta phát triển phải bền vững. Những yếu tố nào về bền vững mà chúng ta chưa chắc chắn bây giờ thì lui lại để đến khi có đủ điều kiện chúng ta sẽ làm”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.
Để làm phát triển bền vững cần có kinh nghiệm, tri thức...
Cùng tranh luận về Sơn Trà, ĐB Nguyễn Sỹ Cương chiều qua thắc mắc: Tại sao UBND TP Đà Nẵng lại phải đi thỏa thuận với Hiệp hội du lịch Đà Nẵng, Hiệp hội du lịch là 1 hiệp hội nghề nghiệp, không hội nào được tham gia quản lý nhà nước. Tôi không hiểu tại sao lại thỏa thuận, UBND TP Đà Nẵng có trách nhiệm thực hiện theo đúng quy định và chịu trách nhiệm về việc làm.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nói, Bộ trưởng dưới sự chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam sẽ trả lời ĐB Cương bằng văn bản.
Phó Thủ tướng: Người đi xe ôm, hàng nước cũng hỏi về Sơn Trà

Phó Thủ tướng: Người đi xe ôm, hàng nước cũng hỏi về Sơn Trà


Quy hoạch Sơn Trà không chỉ được các ĐBQH quan tâm mà người lái taxi, xe ôm, hàng nước cũng hỏi về việc này.
Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trăn trở về quy hoạch Sơn Trà

Bộ trưởng Nguyễn Ngọc Thiện trăn trở về quy hoạch Sơn Trà


Nhắc đến những lùm xùm liên quan đến quy hoạch du lịch Sơn Trà, Bộ trưởng VHTT-DL chia sẻ: “Tôi luôn trăn trở và thấm thía”.
Yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Vinh về Sơn Trà

Yêu cầu xử lý phát ngôn của ông Vinh về Sơn Trà


Bộ VH-TT&DL đề nghị Hiệp hội du lịch thành phố Đà Nẵng xem xét sự việc trên đồng thời có biện pháp xử lý, yêu cầu ông Vinh có văn bản giải trình.
Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng

Chưa triển khai quy hoạch Sơn Trà trong 3 tháng


Phó Thủ tướng yêu cầu chưa triển khai quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Sơn Trà trong 3 tháng để xem xét các kiến nghị.
Chiều nay, Chính phủ nghe Đà Nẵng báo cáo quy hoạch Sơn Trà

Chiều nay, Chính phủ nghe Đà Nẵng báo cáo quy hoạch Sơn Trà


Lãnh đạo TP Đà Nẵng sẽ có báo cáo chính thức với Chính phủ về quy hoạch bán đảo Sơn Trà vào chiều nay, tại Hà Nội.
Thúy Hạnh

Không có nhận xét nào: