Thứ Năm, ngày 08/06/2017, 19:03
Về hàng loạt tàu thép 67 đang xuống cấp ở Bình Định, trao đổi với PV Dân Việt, Thứ trưởng Bộ NN&PT NT Vũ Văn Tám cho rằng quan trọng là chất lượng thép chứ không phải xuất xứ từ Trung Quốc là thép không tốt...
Ông Vũ Văn Tám- Thứ trưởng Bộ NNPTNT, kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản trao đổi với các thành viên Tổ thẩm định ngay trên con tàu hỏng. Ảnh: Dũ Tuấn
Ngày 8.6, PV Báo Dân Việt đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám sau khi ông cùng đoàn công tác của Bộ NNPTNT vào Bình Định kiểm tra tình trạng hàng loạt tàu vỏ thép mới bàn giao đã hư hỏng trầm trọng.
5 máy tàu hỏng, 4 máy không phải chính hãng
Thưa Thứ trưởng, vừa qua Báo Dân Việt đã phản ánh tình trạng hàng loạt tàu 67 ở Bình Định bị hư hỏng. Qua chuyến kiểm tra thực tế sáng nay, ông đánh giá sự việc này như thế nào ?
-Sáng nay, Đoàn công tác của Bộ NNPTNT đã vào để phối hợp với tỉnh Bình Định nắm bắt tình hình. Đối với việc 18 con tàu của ngư dân Bình Định bị hư hỏng tập trung vào 2 công ty TNHH Đại Nguyên Dương và công ty TNHH MTV Nam Triệu thì tỉnh đã thành lập Tổ thẩm định để kiểm tra. Dự kiến, tuần tới sẽ xong và có báo cáo chi tiết từng con tàu. Từ đó, xác định được nguyên nhân vụ việc và trách nhiệm thuộc về ai để đưa ra biện pháp xử lý quyết liệt hơn”.
Đến thời điểm hiện tại, Bộ NNPTNT đã “truy” được trách nhiệm thuộc về ai chưa, thưa Thứ trưởng?
-Đến bây giờ vẫn chưa. Để đánh giá khách quan thì tỉnh Bình Định đã thành lập Tổ thẩm định và sau khi kiểm tra xong, họ sẽ có báo cáo. Sáng nay, qua quan sát của chúng tôi thì rõ ràng các con tàu vỏ thép của Bình Định bị các lỗi chính như: vỏ bị gỉ sét, tróc sơn, nhiều tàu bị hoen rỉ rất trầm trọng. Bên cạnh đó, máy tàu có vấn đề, sáng nay tôi gặp đại lý của hãng máy Mitsubishi thì người ta cũng nói trong 5 máy tàu của tàu hỏng thì có 4 cái máy không phải chính hãng của họ. Đó cũng là những cái phát hiện ban đầu của hãng Mitsubishi”.
Tàu vỏ thép 67 BĐ-99029 TS bị hư hỏng liên tục, phải lên đà sửa chữa. Ảnh: NVCC
Rất bất ngờ, cần đặt câu hỏi vì sao (?)Tàu vỏ thép 67 trị giá gần 20 tỷ đồng của ngư dân vừa mới hạ thủy đã hư hỏng, Thứ trưởng thấy bất ngờ không, thưa ông ?.
Ban đầu tôi cảm thấy rất bất ngờ nhưng sau khi có báo chí nêu thì việc này chúng ta phải bình tĩnh xem xét lại. Các lỗi, khiếm khuyết này cần đặt trong nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tất cả các cơ sở đóng tàu đều lần đầu tiên đóng tàu cá liên quan đến nghề, thiết kế…. nên không tránh khỏi bỡ ngỡ. Nhưng rõ ràng về chất lượng thì phải xem xét thật kỹ vì 18 con tàu hư hỏng chỉ tập trung lại 2 cơ sở đóng tàu là công ty TNHH Đại Nguyên Dương và công ty TNHH MTV Nam Triệu và chủ yếu tại Bình Định. Cần đặt dấu hỏi vì sao lại có sự trùng hợp như vậy?. Chưa kể việc đóng tàu tại 2 cơ sở đóng tàu này, chủ tàu đều vay vốn từ ngân hàng BIDV.
Các thành viên Tổ thẩm định khá căng thẳng khi trao đổi về nguyên nhân gây hư hỏng hàng loạt con tàu 67.
Trong hợp đồng với ngư dân, đóng thép bằng Hàn/ Nhật nhưng công ty TNHH Đại Nguyên Dương lại tự ý đóng bằng thép Trung Quốc, quan điểm của Thứ trưởng về việc này thế nào?Cái này phải đợi Tổ thẩm định độc lập tỉnh Bình Định có báo cáo và đánh giá cụ thể từng trường hợp một. Quan trọng là chất lượng thép, chứ không phải xuất xứ từ Trung Quốc là thép không tốt. Phải xem lại thép có đạt chuẩn theo quy định hay không để đóng tàu cá đi biển.
Thời gian qua, Thứ trưởng có tiếp nhận được thông tin ngư dân Bình Định tố công ty TNHH Đại Nguyên Dương “dọa giết” vì họ phát hiện sai phạm không, thưa ông?
Hiện nay, tôi chỉ mới đọc trên báo chứ chưa nghe trực tiếp từ ngư dân.
Xin cảm ơn ông!
Dũ Tuấn
Bình Định: Ai đã tác động ép ngư dân rút đơn trong vụ tàu 67?
Dũ Tuấn Thứ Sáu, ngày 09/06/2017 16:44 PM (GMT+7)
(Dân Việt) Một số ngư dân trong 18 tàu đã làm đơn kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra, nhưng không biết do tác động thế nào mà họ rút đơn.
ĐBQH: Vỏ thép tàu 67 ở Bình Định bị hỏng liệu có yếu tố phá hoại?
Đề nghị Bộ Công an vào cuộc vụ tàu 67, đình chỉ 2 công ty đóng tàu
Tàu 67 bị hư hỏng: Đề nghị xử "đúng người, đúng tội"
Tàu 67 hư hỏng: Không phải xuất xứ từ Trung Quốc là thép không tốt
Tàu 67 hư hỏng: Ngư dân lo ngồi tù vì nợ, DN chưa chịu sửa chữa
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám đã cho biết như trên tại Hội nghị Chuyên đề đóng mới, nâng cấp tàu cá theo Nghị định 67/CP về một số chính sách phát triển thủy sản diễn ra sáng nay (9.6) tại TP. Quy Nhơn (Bình Định).
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: "Trách nhiệm lớn nhất và bao trùm trong vụ việc này thuộc về cơ sở đóng tàu".
Thứ trưởng Tám cũng cho hay: “Những con tàu có vỏ bị gỉ sét do chất lượng thép không đúng theo hợp đồng thì cơ sở đóng tàu phải thay thép mới theo đúng hợp đồng. Với mẫu tàu không đảm bảo mới nguyên chiếc thì phải thay máy mới và 2 doanh nghiệp phải có trách nhiệm cùng địa phương khắc phục. Sau khi khắc phục xong, Bộ NNPTNT sẽ xem xét sau”.
Theo thứ trưởng Tám, trách nhiệm lớn nhất và bao trùm trong vụ việc này thuộc về cơ sở đóng tàu.
“Một số ngư dân trong 18 tàu đã làm đơn kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra, nhưng không biết do tác động thế nào mà họ rút đơn. Vấn đề này, tôi đề nghị UBND tỉnh Bình Định nhất quyết phải thẩm định từng con tàu một và có kết luận chứ không phải vì ngư dân rút đơn mà chúng ta không làm. Tỉnh Bình Định nhanh chóng có báo cáo việc kiểm tra tàu 67 hư hỏng để Bộ NNPTNT có hướng xử lý”- ông Tám phát biểu dứt khoát.
Trong khi đó, phát biểu trong phần kết luận cuộc họp, ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: “Tôi vừa gọi điện chỉ đạo Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an vào cuộc điều tra. Vì nếu để tình hình này diễn ra, thì Nghị định 67 sẽ không có hiệu quả”.
Đối với 13 tàu đóng tàu Công ty TNHH MTV Nam Triệu có tình trạng thân vỏ tàu bị gỉ sét, hàm bám nhiều, trong đó có 4 tàu hư hỏng nặng về máy chính, máy phát điện, hầm bảo quản…
Ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Vụ việc vừa qua là sự cố đáng tiếc, đây là sự thiếu trách nhiệm của cơ sở đóng tàu”.
Ngư dân Trương Hoài Khánh- Chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99279 TS, 940 CV, trị giá 18,7 tỷ đồng đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu nhưng thường xuyên bị hư hỏng. Gia đình ông còn lâm vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” khi sổ đỏ bị một ngân hàng giữ “làm tin”.
“Trước khi vay đóng tàu 67, sổ đỏ của gia đình tôi đang được thế chấp tại ngân hàng cùng món nợ 300 triệu đồng. Tôi phải chạy vạy vay mượn trả hết khoảng nợ trên rồi nhân viên ngân hàng lên nhà bảo thế chấp sổ đỏ để tạo niềm tin vay vốn đóng tàu 67. Đến với Hội nghị lần này, ngư dân chúng tôi mong muốn ngân hàng trả lại sổ đỏ. Đặc biệt, hàng loạt tàu cá vừa ra khơi đã hư hỏng cơ quan chức năng cần truy trách nhiệm cơ sở đóng tàu vì sao lại đóng những con tàu nhanh hỏng đến vậy. Đồng thờ,i yêu cầu cơ sở đóng tàu nhanh chóng khắc phục để ngư dân ra khơi”- ngư dân Khánh cho hay.
Một con tàu 67 trị giá gần 20 tỷ đồng bị hư hỏng phải nằm bờ ở Bình Định.
Kết luận về cuộc họp này, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: “Đối với 18 con tàu bị hư hỏng của tỉnh Bình Định, với trách nhiệm của mình thì Bộ NNPTNT hoàn toàn nhất trí với đề xuất UBND tỉnh. Bộ NNPTNT quyết định tạm đình chỉ việc nhận thêm hợp đồng đóng mới đối với 2 doanh nghiệp đóng tàu là Công ty TNHH Đại Nguyên Dương và Công ty TNHH MTV Nam Triệu để 2 cơ sở này có trách nhiệm cùng địa phương khắc phục sự cố lỗi của 18 con tàu”.Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám cho biết: "Trách nhiệm lớn nhất và bao trùm trong vụ việc này thuộc về cơ sở đóng tàu".
Thứ trưởng Tám cũng cho hay: “Những con tàu có vỏ bị gỉ sét do chất lượng thép không đúng theo hợp đồng thì cơ sở đóng tàu phải thay thép mới theo đúng hợp đồng. Với mẫu tàu không đảm bảo mới nguyên chiếc thì phải thay máy mới và 2 doanh nghiệp phải có trách nhiệm cùng địa phương khắc phục. Sau khi khắc phục xong, Bộ NNPTNT sẽ xem xét sau”.
Theo thứ trưởng Tám, trách nhiệm lớn nhất và bao trùm trong vụ việc này thuộc về cơ sở đóng tàu.
“Một số ngư dân trong 18 tàu đã làm đơn kiến nghị UBND tỉnh kiểm tra, nhưng không biết do tác động thế nào mà họ rút đơn. Vấn đề này, tôi đề nghị UBND tỉnh Bình Định nhất quyết phải thẩm định từng con tàu một và có kết luận chứ không phải vì ngư dân rút đơn mà chúng ta không làm. Tỉnh Bình Định nhanh chóng có báo cáo việc kiểm tra tàu 67 hư hỏng để Bộ NNPTNT có hướng xử lý”- ông Tám phát biểu dứt khoát.
Trong khi đó, phát biểu trong phần kết luận cuộc họp, ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho hay: “Tôi vừa gọi điện chỉ đạo Công an tỉnh báo cáo Bộ Công an vào cuộc điều tra. Vì nếu để tình hình này diễn ra, thì Nghị định 67 sẽ không có hiệu quả”.
Đoàn công tác của Bộ NNPTNT, cùng tỉnh Bình Định đang thảo luận tìm nguyên nhân gây hư hỏng đối với tàu 67.
Theo UBND tỉnh Bình Định, địa phương này đã phát hiện 18 tàu vỏ thép bị hư hỏng. Trong đó, 5 tàu đóng tại Công ty TNHH Đại Nguyên Dương trong tình trạng sơn vỏ tàu bị bong tróc khiến vỏ tàu, mặt boong, cabin, hầm bảo quản kém chất lượng, bị thay đổi thiết kế…Đối với 13 tàu đóng tàu Công ty TNHH MTV Nam Triệu có tình trạng thân vỏ tàu bị gỉ sét, hàm bám nhiều, trong đó có 4 tàu hư hỏng nặng về máy chính, máy phát điện, hầm bảo quản…
Ông Trần Châu- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định cho biết: “Vụ việc vừa qua là sự cố đáng tiếc, đây là sự thiếu trách nhiệm của cơ sở đóng tàu”.
Ngư dân Trương Hoài Khánh- Chủ tàu cá vỏ thép BĐ 99279 TS, 940 CV, trị giá 18,7 tỷ đồng đóng tại công ty TNHH MTV Nam Triệu nhưng thường xuyên bị hư hỏng. Gia đình ông còn lâm vào cảnh “tiến thoái, lưỡng nan” khi sổ đỏ bị một ngân hàng giữ “làm tin”.
“Trước khi vay đóng tàu 67, sổ đỏ của gia đình tôi đang được thế chấp tại ngân hàng cùng món nợ 300 triệu đồng. Tôi phải chạy vạy vay mượn trả hết khoảng nợ trên rồi nhân viên ngân hàng lên nhà bảo thế chấp sổ đỏ để tạo niềm tin vay vốn đóng tàu 67. Đến với Hội nghị lần này, ngư dân chúng tôi mong muốn ngân hàng trả lại sổ đỏ. Đặc biệt, hàng loạt tàu cá vừa ra khơi đã hư hỏng cơ quan chức năng cần truy trách nhiệm cơ sở đóng tàu vì sao lại đóng những con tàu nhanh hỏng đến vậy. Đồng thờ,i yêu cầu cơ sở đóng tàu nhanh chóng khắc phục để ngư dân ra khơi”- ngư dân Khánh cho hay.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét