Phạm Viết Đào.
Theo báo CAND:”Ngày 9-6, tại Hà Nội, cuốn sách mang tên "Quần chúng nhân dân –
Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự" của
Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chính
thức ra mắt.
Nằm
trong chuỗi kế hoạch hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày truyền thống lực lượng xây
dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc (XDPTTDBVANTQ), Cục V28 đã phối
hợp với Nhà xuất bản CAND tổ chức lễ ra mắt hai cuốn sách mới có nội dung liên
quan mật thiết tới công tác XDPTTDBVANTQ mang tên "Quần chúng nhân dân –
nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự" do
Thượng tướng, GS.TS Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an là tác
giả và cuốn "Cẩm nang công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh
Tổ quốc" do Cục V28 biên soạn.
Cuốn
sách "Quần chúng nhân dân - Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh
bảo vệ an ninh, trật tự" dày 472 trang gồm hệ thống phong phú 47 bài viết,
phát biểu của đồng chí Bộ trưởng Tô Lâm, được tuyển chọn từ hàng trăm bài viết,
bài nói, ý kiến chỉ đạo trong những năm gần đây…”
Chưa có điều kiện đọc cuốn sách mới của Tướng
Tô Lâm, nhưng qua giới thiệu của báo
CAND thấy chắc chắn cuốn sách của Tướng Tô Lâm sẽ tập trung phân tích, nhấn
mạnh, đề cao vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh
trật tự, một nhiệm vụ được nhà nước giao trọng trách cho ngành công an…
Ngành công an thường đưa 6 chỉ thị của ông Hồ
Chí Minh đối với ngành như lời dạy, một thứ cẩm nang để huấn luyện cán bộ chính
trị trong đó ý kiến thứ 4: “Đối với nhân
dân phải kính trọng lễ phép”…Tôi tin những phát biểu đúc kết của tướng Tô
Lâm theo chủ đề mà cuốn sách kiến tạo cũng bám theo “ sợi chỉ đỏ” trên…
Nếu so sánh với những gì ông Hồ Chí Minh chỉ
giáo cho ngành Công an, với những gì mà Tướng Tô Lâm dồn tâm trí đúc kết lại
thành sách trong tác phẩm mới của ông, với những gì đang hàng ngày hàng giờ
diễn ra trong cả nước về những gì đội ngũ công an gây ra cho nhân dân, cho
chính phủ được báo chí cập nhật…khiến cho rất nhiều người không khỏi băn khoăn
lo lắng…Liệu cái ý kiến vàng ngọc của ông Hồ Chí Minh, những đúc kết như một
thứ khuôn vàng thước ngọc đó trong đó có ý kiến của Tướng Tô Lâm đã được ngành
CA thực hiện đạt được hiệu quả tới mức nào ? Liệu trên bảo dưới có làm theo
không ?
Ngành nào cũng có sản phẩm hỏng, có kẻ thoái
hóa biến chất… nhưng để tình trạng xã hội rơi vào tình trạng bất an, bất ổn như
hiện nay ngành công an không thể không phải xem lại mình, xem lại hiệu quả thấm
nhuần các lời dạy của ông Hồ Chí Minh với ngành và cả những đúc kết tâm đắc của
ông được in thành sách ?
Nhân cuốn sách của tướng Tô Lâm ra đời, tôi
muốn nhắc lại một vài va chạm đáng tiếc của tôi đối với đội quân công an. Đó là
việc tôi bị công an Hà Nội khởi tố sau đó đưa ra tòa truy tố với tội danh được
ghi tại Điều 258 của Bộ Luật Hình sự…
Một trong những hành vi của tôi bị ngành CA
đưa vào sổ đen; CAHN đưa vào cáo trạng và đưa ra tòa truy tố đó như là hành vi
phạm pháp luật nghiêm trọng: Đó là việc, tôi đã đăng lên blog bài phản biện Nghị
quyết TW 4 khóa XI. Bài viết có tiêu đề: Nghị
quyết TW 4 khóa XI đã duy ý chí và duy tâm chủ quan trong các giải pháp chỉnh
đốn Đảng…
Sỡ dĩ tôi viết và đưa lên blog vì: Khi đọc kỹ
cả văn bản Nghị quyết TW 4 khóa XI, tôi không hề thấy một câu, chữ nào của văn
bản NQ này đề cập tới vai trò của nhân dân trong cuộc vận động lớn này…
Sau khi tôi đưa lên blog, theo chỉ đạo của
ngành an ninh, cán bộ an ninh đã sang làm việc với Đảng Bộ Thanh tra Bộ Văn
hóa-Thể thao và Du lịch; Sau cuộc làm việc với cơ quan an ninh, tôi bị Đảng bộ
yêu cầu viết kiểm điểm, yêu cầu hạ bài trên blog.
Với tư cách là 1 đảng viên vào thời điểm đó (
2012), tôi đã chấp hành hạ bài nhưng xin được bảo lưu ý kiến vì Điều lệ Đảng
cho phép đảng viên được bảo lưu…
Bài viết tôi đã rút khỏi mạng, tôi vẫn bị Đảng
bộ Thanh tra Bộ Văn hóa khiển trách và diễn biến của hành vi này đã được Kết
luận điều tra tại trang 02, Cáo trạng của Viện Kiểm sát và Bản án sơ phúc thẩm
coi là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm Điều 258 của Bộ Luật Hình sự: đả
kích, hạ uy tín của Đảng…
Trang 02 Kết luận Điều tra của CA Hà Nội
Bài viết VẪN DUY Ý VÀ DUY TÂM CHỦ QUAN TRONG CÁC GIẢI PHÁP
TRONG CÁC GIẢI PHÁP CHỈNH ĐỐN ĐẢNG...trankytrung.com/read.php?472 không còn trên
trang của tôi, nhưng nhiều trang khác vẫn đang giữ hộ, trong đó có trang của
nhà văn Trần Kỹ Trung.
Xin trích ra đây
một vài đoạn của bài góp ý:
“Trong
các nội dung trên ( nghị quyết TW 4 khóa XI) không có dòng nào, câu nào đề cập
tới vai trò của nhân dân trong việc góp phần chỉnh đốn Đảng; Muốn chỉnh đốn
được Đảng phải dựa vào dân, tin dân, phải nghe dân; Có nghe dân, Đảng gần dân,
hiểu được dân vì “ chở thuyền và
lật thuyền cũng là dân” thì Đảng mới củng cố, mới đẩy lùi được suy
thoái để mà tồn tại và phát triển ?
Câu
châm ngôn thời chống Mỹ: Khó vạn lần dân liệu cũng xong…trở thành câu nằm lòng
của cả một dân tộc trong một giai đoạn cam go nhưng trong Hội nghị trung ương
chỉnh đốn Đảng lại phớt lờ nguồn sức mạnh vĩ đại này ?
Đảng
có được ngày hôm nay là do trước đây từng dựa vào nhân dân, xương máu của nhân
dân bao thế hệ thế mà giờ đây Hội nghị này, trong 4 nội dung và lại phớt lờ vai
trò của nhân dân thì làm sao Đảng vững mạnh được, chỉnh đốn được. Khi một Ban
chấp hành Trung ương coi thường dân như vậy, phớt lờ dân như vậy và mọi sai
trái, suy thoái lại đổ cho thế lực thù địch thì nghe có thấu tình đạt lý không
?
Khi ra đời, Đảng hoàn toàn dựa vào nhân dân: nhân dân nuôi dưỡng, chở che; Để giành chính quyền về tay mình, Đảng cũng phải sử dụng sức mạnh bạo lực của toàn dân: Cuộc cách mạng tháng 8 giành được chính quyền là do sức mạnh bạo lực của toàn dân vì năm 1945, cả nước chỉ có 5000 đảng viên ?! Rồi 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nếu không có xương máu của nhân dân, tiền của của nhân dân liệu một mình tổ chức Đảng cùng với các vị đảng viên có gánh vác nổi không ?
Khi ra đời, Đảng hoàn toàn dựa vào nhân dân: nhân dân nuôi dưỡng, chở che; Để giành chính quyền về tay mình, Đảng cũng phải sử dụng sức mạnh bạo lực của toàn dân: Cuộc cách mạng tháng 8 giành được chính quyền là do sức mạnh bạo lực của toàn dân vì năm 1945, cả nước chỉ có 5000 đảng viên ?! Rồi 2 cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, nếu không có xương máu của nhân dân, tiền của của nhân dân liệu một mình tổ chức Đảng cùng với các vị đảng viên có gánh vác nổi không ?
Những
việc làm làm tai ngược, tai hại mất uy tín của Đảng như Tham ô, cửa quyền, áp
bức dân chúng quá đáng như vụ Vinashin, như PMU 18, như Tiên Lãng đều do cán bộ
Đảng gây ra chứ không do một thế lực thù địch nào gây ra cả…Người dân mất lòng
tin vào Đảng do bởi các hành vi suy đồi cụ thể đó chứ họ đâu có thời gian để
đọc những luận thuyết trên trời dưới biển, họ đâu bị các thế lực thù địch tuyên
truyền, xuyên tạc đường lối chủ trương hay, việc làm ích nước lợi dân của các
tổ chức Đảng, của các ông đảng viên...
Về
phương diện tuyên truyền: Rất mong các cơ quan tuyên giáo của Đảng chỉ ra các
thế lực thù địch nào, đã có các hành vi cụ thể gì tác động vào cái gì cụ thể để
chống lại Đảng, làm cho nhân dân mất lòng tin vào Đảng ?
Xin
hỏi Đảng một bộ phận đảng viên suy thoái nghiêm trọng như ý kiến của TBT Nguyễn
Phú Trọng là do thế lực thù địch chống phá điên cuồng cài vào, mua chuộc, dụ dỗ
làm cho họ suy thoái, hay do nhân dân bị thế lực thù địch kích động nên đã làm
ảnh hưởng tới một bộ phận đảng viên khiến cho các đồng chí ấy làm các việc làm
giống như phường trộm cướp ?”
Đấy là một trong những hành vi của tôi bị khép
tội vi phạm Điều 258, bị kết án 15 tháng tù giam; Trong các hành vi bị đưa vào
bản án, hành vi do tôi gây ra tức do tôi viết chỉ có loạt bài góp ý Nghị quyết
TW 4 khóa XI và loạt bài góp ý sửa đổi Dự thảo Hiến pháp 2013…Còn lại tôi đều
lấy từ các trang mạng khác và tôi cho rằng quy trách nhiệm hình sự cho tôi việc
tôi dẫn đường link về là oan…
Ông trùm chở các thông tin này là Tập đoàn
FPT, có họ chúng tôi mới truy cập được…Không có tôi người đọc vẫn tiếp cận được
loại thông tin đó; Vậy tại sao lại buộc tội cho tôi…Lý ra phải buộc tội TGĐ
FPT.
Trong khi Ủy ban thường vụ Quốc hội kêu gọi
người dân phản biện, góp ý các điều của Dự thảo Hiến pháp 2013, hàng ngàn người
đã ký đề nghị bỏ Điều 4 Hiến Pháp. Tôi cũng tham gia theo tinh thần công dân, tôi
không chủ trương bỏ Điều 4 mà chủ trương thiết kế lại Điều 4 để dủ khả năng ngăn
chặn căn bã từ bên bộ máy Đảng lan sang bộ máy nhà nước. Do tôi mới đặt ra vấn đề,
chưa trình ra cái Điều 4 theo nhận thức của cá nhân tôi mà đã bị phạt tù ?
Cơ quan điều tra có hỏi tôi phương án Điều 4 của
tôi; Tôi trả lời là tôi không thể trình cái Điều 4 của Hiến pháp 2013 do tôi thiết
kế cho cơ quan Điều tra. Muốn tôi trình thì phải có 2 điều kiện: một nếu được sử
dụng phải trả tác quyền cho tôi; Hai: Nếu không được chấp nhận phương án của bị
coi là cực đoan thì không được sử dụng nó như một yếu tố tăng nặng hình phạt…Để
giám định “ phương án” Điều 4 của tôi phải có một hội đồng chuyên gia pháp lý. Tôi
mới dừng lại như vậy mà đã bị khép tội đả kích, nói xấu dự thảo Hiến pháp 2013…
Còn Nghị quyết TW 4 khóa XII đã có một chương
về các giải pháp để nhân dân tham gia chỉnh đốn Đảng, NQTW 4 khóa XI không có.
Cả TBT Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sau Đại hội XII tại nhiều
diễn đãn đều công khai phát biểu phải dựa vào nhân dân để chỉnh đốn Đảng…
Và bây giờ, đến lượt BT Bộ Công an Tướng Tô
Lâm viết cả một cuốn sách dày 472 trang khẳng định: "Quần chúng nhân dân - Nhân tố quyết định thắng lợi cuộc đấu tranh
bảo vệ an ninh, trật tự"…
Cho đến bây giờ, sau khi ra tù nhiều người hỏi
tôi tôi đã nhận cái hành vi phản động, chống đảng những gì thì tôi không trả
lời được; Còn kết tội là việc của cơ quan điều tra, của Tòa, họ buộc tôi phải tù
bao nhiêu thời gian thì tôi đành phải chịu…
Trong kết luận điều tra, cáo trạng và bản án
có ghi là tôi đã nhận tội và hối lỗi. Thực chất khi làm việc với cơ quan điều
tra tôi có giải thích cho họ hiểu cái đặc trưng của nghề viết lách.
Rất nhiều khi người viết, kể cả những nhà văn
thành danh Nguyễn Khải, danh nhân thế giới như Nguyễn Du trong nhiều trường hợp
họ viết là A. nhưng người đọc cùng thời và đời sau lại hiểu là B…Điều này đã
xảy ra những tranh cãi bất tận về nhiều câu chữ trong Truyện Kiều.
Nhà văn Nguyễn Khải đã từng kể khi ông viết
cho con mình về bài tập làm văn về tác phẩm Mùa lạc của ông, khi con ông nộp bài
do ông viết cho cô giáo bị cô giáo phê không hiểu ý tác giả và cho điểm kém…
Tôi có khai với cơ quan điều tra và trước tòa:
những hành vi viết blog của tôi hoàn toàn không có phải là chống phá, đả kích
sự lãnh đạo của Đảng; Tôi không gây hại gì cho Đảng cả…
Có điều nếu việc góp ý phản biện xây dựng của
tôi khi viết ra lại bị cơ quan công an cho là vi phạm pháp luật thì tôi xin
nhận lỗi là do trình độ chữ nghĩa của tôi kém. Vì kém nên viết A lại bị hiểu là
B; Viết để góp ý cho Đảng tốt lên lại bị hiểu là đả kích, nói xấu, chống Đảng,
làm mất mặt, gây tổn thất cho Đảng…
Phải chăng bây giờ ngẫm lại, có lẽ tôi viết ra
những điều này, đặt ra vấn đề này từ năm 2012 giống như cầm đèn chạy trước ôtô
chăng ? Nếu chờ cho ông Trọng ông Phúc, ông Tô Lâm in sách rồi hãy viết đưa lên
blog thì chắc không bị tù ?!
Hay do tại tôi ngây thơ tin vào cái điều mà
như dân Nam Bộ vẫn nói: “Nói dzậy mà không phải dzậy” ?! Nếu đúng thế thì tôi
bị tù là đáng kiếp lắm!
P.V.Đ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét