Cổ Nhân chúng ta thường giảng tam tài: Thiên – Địa – Nhân, hay Thiên – Nhân hợp nhất. Không chỉ để che chắn nhân thể, hay thể hiện tính thẩm mỹ, mà trang phục của chúng ta còn có ý tứ rất thâm sâu ứng với đất trời.
Đôi lúc chúng ta để ý một chút sẽ thấy, tại các khu vực thành phố có những lúc khí tượng thủy văn dự báo có mưa nhưng lại không mưa, chỉ là có thể có cảm giác rất ngột ngạt mà thôi, nhưng mà vùng núi xung quanh thì đã mưa rồi, điều này là tại sao vậy?
Bởi vì nếu dự báo thời tiết ngày nay khi chỉ căn cứ vào nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió của không khí… để dự đoán thời tiết, thì đây chỉ là tầng bề mặt Thiên khí, chưa xét đến Địa khí, chỉ có Thiên – Địa, Âm – Dương lưỡng khí giao hòa, mưa mới rơi xuống. Do đó có khả năng là không chuẩn xác.
Cấu tạo của cơ thể người là thích ứng với trường năng lượng của Địa cầu này, trường năng lượng của Nhân thể và Thiên Địa vận hành là đồng bộ, Thiên khí và Địa khí đối với cơ thể con người đều có thể có ảnh hưởng.
Bàn chân của người có một chức năng rất quan trọng, tức là tiếp thụ Địa khí, dưới lòng bàn chân có một huyệt vị, tên là huyệt Dũng Tuyền; đúng như tên của nó, huyệt vị này chính là tiếp thụ Địa khí (khí của đất) tuôn trào vào cơ thể (dũng: tuôn, phun trào). Một cách tương đối, đỉnh đầu vẫn còn một huyệt Bách Hội, dương khí của trời hội tụ tại đó.
Có đôi khi chúng ta có thể cảm thấy, nếu ngủ tại thành phố lớn, ngủ một giấc dậy cảm thấy rất mệt mỏi, trạng thái của con người rất mê man, còn như ở vùng núi hoặc nông thôn, cho dù thời gian ngủ ngắn, nhưng giấc ngủ rất ngon, tỉnh dậy cảm thấy nhẹ nhàng khoan khoái.
Đây là bởi vì thành thị ngày nay khắp nơi đều là xi măng, bị cô lập với Địa khí. Ban ngày dương khí vận hành là chính, buổi tối lúc ngủ âm khí vận hành là chủ yếu, nếu mà xi măng phủ kín bề mặt đất, làm cho Địa khí toàn bộ bị cô lập, cơ thể người hấp thụ không được đầy đủ âm khí từ đất, tức là dễ tạo thành chất lượng giấc ngủ không được lý tưởng. (Tất nhiên còn phải kể đến các yếu tố như ô nhiễm môi trường…).
Truyền thống văn hóa của Nhật Bản hầu như đều bắt nguồn từ Trung Quốc xưa, trên thực tế bây giờ họ lại bảo tồn tốt hơn Trung Quốc. Chủ gia đình Nhật Bản trường phái cũ cho con cái đi giày, không bao giờ làm đế cao su. Giày vải kiểu cũ, khi đóng đế giày, ở giữa cũng có một vị trí để lộ ra, mọi người thường tưởng là để cho giày nhẹ mà làm vậy, thực tế lại không phải, nơi đó là vị trí huyệt Dũng Tuyền, là để con người tiếp Địa khí.
Địa là thổ, tỳ vị (dạ dày) cũng thuộc thổ. Sống trên lầu cao quá lâu, rời quá xa mặt đất, trong cơ thể sẽ thiếu thổ khí (thổ khí bất túc), chức năng tỳ vị sẽ không được tốt.
Cách tốt nhất là bình thường để sẵn một đôi giày vải cũ, cần kiểu phiên bản truyền thống, không được là đế cao su, hoặc các loại dép có thông lỗ dưới đế, hoặc dùng chân đất, có thời gian thì đi vào, xuống đất đi bộ vài vòng, như vậy có lợi cho cơ thể tiếp thụ Địa khí, tự bản thân cũng có thể cảm thấy thư thái phần nào.
Cuộc sống hiện tại quá phức tạp, áp lực quá lớn, dục vọng nhiều, đi ra phố mà nhìn thì thấy rất nhiều người nhăn mày cau mặt, mặt mày thư giãn là quá ít gặp. Giữa hai lông mày là nơi hội tụ trường năng lượng của cơ thể, cũng là nơi tiếp thụ năng lượng đến từ khí trời. Vậy làm sao mới có thể thư giãn mặt mày được đây? Có thể bắt đầu từ việc mặc một bộ quần áo rộng rãi, mặc y phục bó chật rất khó có cảm giác thân tâm thư thái.
Taị sao Trung Quốc bây giờ có nhiều nhà nghiên cứu đề xướng mặc Hán phục, mặc lên Hán phục là cảm thấy bản thân được rộng mở rồi, sẽ cảm thấy sự đoan trang chính ý, có được trường khí thênh thang rộng lớn. Y phục có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của con người, mà tâm trạng có thể ảnh hưởng đến năng lượng con người tiếp thụ từ bên ngoài.
Hiểu được Trung Y mới biết, tại sao trước đây Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc thường chú trọng độ dày của trang phục phía sau thắt lưng. Giữa lưng là vị trí hai thận, huyệt Mệnh Môn tại đó, là nơi cố thủ (gìn giữ) nguyên khí cơ thể, các võ sư chính là để phòng trừ khi luyện võ khí nguyên dương thoát ra, mới buộc đai thắt lưng dày dặn.
Trong một khoảng không gian, không khí dưới nóng thì trên lạnh, trên lạnh thì sẽ hướng xuống dưới, dưới nóng thì sẽ hướng lên trên, như vậy mới có thể sản sinh tuần hoàn; Nếu mà trên nóng dưới lạnh, thì vĩnh viễn không thể sản sinh lưu động, không thể tuần hoàn.
Cơ thể chúng ta cũng vậy, bây giờ rất nhiều người không chú ý khí nguyên dương của vùng thắt lưng, phía dưới cơ thể hàn rồi, phía trên tương đối nhiệt, trên nhiệt dưới hàn, dẫn tới trên dưới không tuần hoàn, xuất hiện tình trạng âm dương ly tuyệt, từ đó mà sinh bệnh.
Triệu chứng tương đối rõ ràng là: Vùng thắt lưng sờ thấy tương đối lạnh, lại sờ trán, thì lại thấy nóng, có thể cảm thấy rất bồn chồn, lo lắng, trầm cảm, ban ngày tinh lực không đầy đủ, mệt mỏi, buổi tối còn không ngủ được. Nếu mà gặp thầy thuốc tầm thường, nhìn thấy bốc hỏa thì kê thuốc mát, thì nguy rồi, càng hàn càng tổn thương nguyên khí của hạ tiêu.
Rất nhiều nữ giới, khi trời mùa hè vì để khoe thân hình đẹp, mà mặc tương đối ít, thậm chí là mặc hở rốn hở lưng, trực tiếp làm vị trí mệnh môn ở lưng sau toàn bộ lộ ra ngoài, khi ngồi văn phòng lại còn mở điều hòa, hàn tà xâm nhập, hậu quả gây ra cho sức khỏe càng nghiêm trọng.
Nữ giới mỗi tháng đều có chu kỳ, hệ thống sinh sản tiêu hao năng lượng khá nhiều, cũng rất dễ tổn thương, nếu bội chi (chi nhiều hơn thu – sử dụng quá nhiều) dương khí, có thể tạo thành tổn thương rất lớn, rất nhiều bệnh phụ khoa, thậm chí vô sinh cũng là từ đó mà tạo thành.
Vậy nên bình thường khi ngồi, lấy một tấm thảm hoặc khăn choàng, đắp lên thắt lưng, hoặc lấy một tấm đệm, đệm vào vị trí sau thắt lưng cũng được, đều có thể có tác dụng phòng hộ, có thể gìn giữ được khí nguyên dương của bản thân, đồng thời cũng phòng ngừa ngoại tà xâm nhập mà tránh được bệnh tật.
Đằng sau mỗi một nền văn hóa truyền thống, đều có nội hàm, ý tứ sâu xa; không chỉ thể hiện vẻ đẹp tinh tế, mà còn giữ gìn giá trị đạo đức cao quý, giúp con người hòa hợp với trời đất duy trì sự sống, bảo vệ sự tồn vong của nhân loại trong suốt chặng đường lịch sử lâu dài.
Theo Đại Kỷ Nguyên VN
Lời vàng nhắn nhủ: Bạn có can đảm sống như cây mao trúc?
Cuộc đời là một hành trình vô cùng gian nan và khó nhọc, bất kể là ai, cũng ít nhiều phải nếm trải những cay đắng trên bước đường đời. Điều làm nên sự khác biệt, chính là tâm thái của mỗi người khi đối diện với những gian khó ấy…
Dưới đây là bức thư của Giáo sư trường Đại học Seoul gửi đến một người học trò đang vô cùng mệt mỏi và chán nản vì thất bại liên tiếp trên con đường tìm việc. Mời quý vị cùng đọc và suy ngẫm.
Cách đây không lâu, tôi có đi Thành Đô. Ở đó, tôi được nghe kể về một loại cây có tên là “mao trúc”. Người ta nói hạt mao trúc rơi xuống đất, chỉ mọc lên một cây măng nhỏ rồi hoàn toàn không có chuyển biến gì trong suốt 5 năm trời. Thế rồi từ khoảng cuối năm thứ 5, cây lớn vọt lên với tốc độ đáng kinh ngạc, một ngày cao thêm tới vài chục xăng ti mét, cho tới khi đạt tới chiều cao gần 25 mét.
Thật kì diệu phải không? Như vậy, không phải là mao trúc không hề lớn lên trong suốt năm năm trời. Mà thực ra, trong lòng đất, cây đã đâm rễ, cần mẫn bền bỉ chuẩn bị cho cú nhảy vọt sắp tới. Và rồi khi đến lúc, cây lớn vọt lên, nhanh hơn, cao hơn bất cứ loại cây nào.
Tôi nghĩ, cuộc đời chúng ta cũng rất giống với cây mao trúc này. Và bạn hãy thử liên tưởng đến việc đun nước xem. Khi nước đã đạt tới 100 độ C, dù có gia nhiệt đến đâu đi nữa, nhiệt độ cũng không tăng thêm. Nếu như dừng ở đó thì nước lập tức nguội đi. Nhưng nếu không bỏ cuộc mà tiếp tục đun, nước sẽ biến thành hơi và bay lên trời.
Để có sự thay đổi về chất, phải kiên trì chịu đựng quãng thời gian khổ ải không có lấy một chút thành quả nào như vậy…
Vì thế, thành công dường như rất khó. Nếu như nỗ lực mười phần mà thành quả cũng đạt được đầy đủ mười phần không thiếu một ly, kết quả lập tức bày ra trước mắt thì làm gì có ai không nỗ lực? Vậy nhưng, hiện thực thì lại khác. Có một điểm mà ở đó, dù cố gắng đến đâu cũng hoàn toàn không có sự thay đổi nào, giống như nước ở 100 độ C vậy.
Nhiều người tới được điểm này, cũng đã cố gắng ở mức độ nào đó nhưng rồi cuối cùng lại bỏ cuộc. Nhưng một số ít những người lặng lẽ cố gắng cầm cự qua giai đoạn này, đổ thêm nhiều giọt mồ hôi nóng bỏng nữa, cuối cùng, họ sẽ được nếm trải vị ngọt của thành công.
Mỗi chúng ta đều đợi chờ “cơ hội” đến với mình. Nếu đó là một cơ hội vàng có thể xoay chuyển cuộc đời người thì càng quý. Nhiều người than rằng sao cơ hội đó chẳng bao giờ đến với mình. Nhưng từ “cơ hội” đồng nghĩa với từ “chuẩn bị”.
Khi chưa chuẩn bị sẵn sàng thì cơ hội có đến cũng sẽ thường bay qua vô ích, rồi cũng có khi cơ hội đến mà không biết, cứ thế để cơ hội đó trôi đi. Chỉ khi nào đã hoàn thành quá trình chuẩn bị bền bỉ, thì dù chỉ là một cơ hội nhỏ, ta cũng có thể nắm bắt và sử dụng tối đa lợi thế của nó.
Trong năm, có một ngày mặt trời lên cao nhất và chiếu sáng lâu nhất. Đó là ngày Hạ chí, 21 tháng 6 dương lịch. Vậy nhưng chúng ta vốn cũng đã biết, đó không phải là ngày nóng nhất trong năm. Sau đó, mặt trời còn tiếp tục nung nóng trái đất, cho tới thượng tuần tháng Tám mới đạt tới ngày nóng nhất trong năm. Vào ngày Hạ chí tháng Sáu, dù đã lên tới điểm cao nhất nhưng vẫn không phải là nóng nhất, mặt trời cũng không có lý do gì để buồn bã hay bỏ cuộc cả.
Vậy nên thời điểm mà cơ hội chưa tới, thực ra lại chính là thời cơ tốt nhất…
Trong suy nghĩ của tôi, tôi lo không biết liệu có phải bạn đang lang thang tìm kiếm chiếc thang cuốn của cuộc đời hay không. Tôi đang nói tới những thứ như bằng cấp chuyên môn hay một công việc ổn định có thể bảo đảm cả đời… Đó chính là chiếc thang cuốn mà chỉ cần đặt bước chân đầu tiên sao cho khéo thì sẽ đưa ta thẳng tiến đến với thành công.
Vậy nhưng, thực tế, trong cuộc đời chúng ta, không có chiếc thang cuốn nào cả. Bạn hãy tìm đến nơi làm việc mà bạn ao ước đó xem. Trong đó cũng là cả một cuộc đấu tranh sinh tồn, cạnh tranh khốc liệt với biết bao nỗi lo toan. Công việc không phải là chiếc thang cuốn đưa chúng ta thẳng tiến đến đích, mà giống như cầu thang bộ, trong quá trình từng bước từng bước leo lên, chúng ta phải tìm kiếm sự đền đáp cho nỗ lực của mình.
Vậy nên trước hết, bạn hãy thử lên xe buýt. Lên xe rồi, có thể bạn tạm thời sẽ phải đứng. Có thể tất cả mọi người đều đang ngồi, chỉ có mình bạn phải đứng. Đây là lúc bực mình nhất phải không? Vậy nhưng không hề có chuyện người đứng ghen tị với người ngồi. Cũng không có chuyện người ngồi chê người đứng. Chúng ta cứ đi xe buýt thôi. Cho đến khi tới được đích của mình.
Không phải vì bây giờ bạn chưa tìm được việc làm, chưa thành công thì cuộc đời bạn coi như dừng lại. Bạn đang đi trên chuyến xe buýt mang tên cuộc đời. Chỉ vì bạn phải đứng nên cảm thấy mệt mỏi hơn so với người đang ngồi. Mong bạn đừng vì phải đứng mà cảm thấy mình kém cỏi, cũng đừng oán trách những người đang ngồi.
Còn nếu như bạn thực sự muốn được ngồi, thì chỉ cần xuống xe, đợi xe sau có ghế trống, hoặc nếu cần thiết thì đợi đến trạm cuối, bắt xe quay ngược trở lại là được. Nghĩa là bạn hãy quay lại từ đầu, chuẩn bị một bước xuất phát mới. Không muộn như ta tưởng.
Tôi xin kể câu chuyện có thật của một người tôi quen. Sau khi tốt nghiệp đại học, anh ấy đi phỏng vấn xin việc 19 lần thì đều trượt cả. Phải đến mức nào thì anh ấy mới đếm cả số lần bị đánh trượt của mình như thế chứ? Tưởng chỉ vài lần đầu chưa có kinh nghiệm, nhưng hơn chục lần, tới gần hai chục lần như thế, thì đây không còn là nỗi buồn vì chưa tìm được việc làm nữa mà là nỗi đau khổ, nhục nhã vì sự tồn tại của mình bị xã hội chối từ.
Người quen của tôi bây giờ trở thành giám đốc. Anh ấy bảo mỗi khi phỏng vấn nhân viên ứng tuyển, anh ấy nhất định phải nói thêm 1 câu như thế này: “Chúng tôi không tìm người xuất chúng hay ưu tú. Chúng tôi chỉ đơn giản là tìm người có tố chất phù hợp với công việc này. Bạn có thể là người thích hợp với công việc này nhưng lại là người vô dụng trong công việc khác”.
Đúng là như vậy. Không phải bạn bị xã hội chối bỏ, không phải bạn bất tài. Chỉ là vẫn chưa có sự gặp gỡ giữa khả năng nổi trội của bạn và nơi công nhận khả năng đó. Xin hãy nhớ điều này: khởi đầu từ xuất phát điểm thấp nhất không có gì phải xấu hổ, nhưng ngay cả ý định bắt tay vào cuộc cũng không có nổi mới là đáng xấu hổ. Công việc đầu tiên không nói lên con người thực sự của bạn, chính công việc cuối cùng mới nói lên điều đó.
Quãng thời gian dài đằng đẵng mà bạn đang trải qua đây, biết đâu lại chính là quá trình năm năm của cây mao trúc. Vô số những bản hồ sơ xin việc đã rải đi vô ích kia, biết đâu lại chính là ngọn lửa biến chất lỏng 100 độ C thành thể khí. Sắp đến rồi giây phút đền đáp giá trị của sự chờ đợi bấy lâu. Sắp đến rồi thời điểm vươn vùn vụt thành cây tre cao nhất thế giới. Sắp đến rồi thời khắc biến thành hơi nước tự do bay lên cao nhìn ngắm thế gian. Mong bạn sẽ chiến đấu kiên cường.
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét