Người đi buồn áng mây xa, cố nhân lẻ bóng chiều tà hoàng hôn
Dịch thơ:
Kim Lăng đêm vắng cơn gió lạnhLặng bước lầu tây ngắm Việt NgôMây soi bóng nước rung thành vắngSương trắng hạt châu ướt trăng thu
Lý Bạch làm rất nhiều thơ tiễn bạn. Một trong những bài nổi tiếng nhất, được nhiều người biết đến là: “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng” (Ở lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng). Trong đó có những câu như: “Cô phàm viễn ảnh bích không tận. Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu” (Cánh buồm lẻ loi màu xanh xa dần mất hút. Chỉ thấy dòng Trường Giang nước chảy bên trời). Lý Bạch còn viết một bài tiễn bạn khác tên là: “Tống hữu nhân” cũng rất đặc sắc:
Thanh sơn hoành bắc quáchBạch thủy nhiễu đông thànhThử địa nhất vi biệtCô bồng vạn lý chinhPhù vân du tử ýLạc nhật cố nhân tìnhHuy thủ tự tư khứTiêu tiêu ban mã minh
Dịch thơ:
Núi xanh ngang lũy bắcSông trắng quanh thành đôngNơi đây ta tiễn biệtBuồm đơn vạn dặm trôngLãng tử phù vân ýHoàng hôn tình cố nhânVẫy tay chào li biệtVang rền tiếng ngựa phi
Lãng tử ra đi, cánh buồm đơn độc vạn dặm trường như đám phù vân phiêu dạt vô định. Cố nhân tiễn biệt như lưu luyến ánh hoàng hôn, tình cảnh giao hòa, đọc thơ như thấy tâm ở trong cảnh vậy.
Lý Bạch đến thăm Cô Tô, nơi năm xưa Ngô Vương Phù Sai và mỹ nhân Tây Thi ngày đêm vui thú uống rượu hát ca, bỗng chạnh lòng nhớ xưa, viết một bài vịnh sử thi “Ô thê khúc”. “Ô thê khúc” là nhạc phủ, tên cũ là “Thanh thương khúc từ – Tây khúc ca”. “Đường Tống thi thuần” bình luận bài thơ này của Lý Bạch như sau: “Cái ý vui quá hóa buồn được tả khéo léo, chẳng mấy chốc đã hiện ra cảnh Cô Tô thê lương. Tất cả đã nói hết ra, có thể nói là gửi ý tứ sâu xa vào vẻ vui thú. Riêng câu cuối, tuyệt diệu vô cùng”. Hạ Tri Chương ca ngợi, khen rằng “có thể làm quỷ thần khóc”.
Cô Tô đài thượng ô thê thìNgô Vương cung lý túy Tây ThiNgô ca Sở vũ hoan vị tấtThanh sơn dục hàm bán biên nhậtNgân tiễn kim hồ lậu thủy đaKhởi khán thu nguyệt trụy giang baĐông phương tiệm cao nại lạc hà
Dịch thơ:
Cô Tô quạ đến đậu trên đàiVua Ngô ngây ngất Tây Thi sayMúa ca Ngô Sở vui chửa dứtNúi xanh đã khuất nửa mặt trờiBình vàng tên bạc nước chơi vơiNhìn vầng trăng rụng sóng xa vờiHừng đông trời rạng dở cuộc chơi
Giống như Lý Bạch, Hạ Tri Chương cũng là người tu Đạo. “Nguyên hóa ký” viết: Hạ Tri Chương có nhà ở phường Nghi Bình, Tây Kinh. Đối diện có một cánh cổng nhỏ, thường thấy một cụ già cưỡi lừa ra vào cổng đó. Qua 5, 6 năm, thấy nhan sắc, y phục cụ già vẫn như cũ, mà cũng không thấy gia quyến. Hỏi người trong ngõ, đều nói là ông Vương bán tiền ở chợ Tây, không làm nghề gì khác nữa.
Thấy ông cụ phi phàm, nên thường ngày rảnh rỗi sang thăm. Cụ già tiếp đón rất cung kính, chỉ có một đồng tử sai bảo. Hạ Tri Chương hỏi nghề cụ. Cụ già trả lời tùy ý. Do có qua lại, nên dần dần kính lễ hơn, trò chuyện cũng dần thân mật, bèn nói chuyện về thuật hoàng bạch (thuật luyện đan – ND).
Hạ Tri Chương rất tin tưởng và coi trọng, mong muốn được chỉ bảo. Sau này cùng với phu nhân cầm viên ngọc minh châu, nói là cất giữ đã nhiều năm, xin dâng tặng cụ già, cầu xin cụ thuyết giảng đạo pháp. Cụ già đưa viên minh châu cho đồng tử, bảo đi chợ mua bánh về. Đồng tử đem viên minh châu đổi được hơn 30 cái bánh, rồi mời Hạ Tri Chương.
Hạ Tri Chương thầm nghĩ, viên minh châu quý giá mà không biết sử dụng, trong lòng rất không vui. Cụ già nói: “Đạo có thể đắc được bằng tâm, sao có thể dùng sức mà tranh được. Keo kiệt tiếc rẻ chưa dứt, thuật không thể thành được. Nên đến thâm sơn cùng cốc, cần mẫn cầu tìm đến với đạo, nơi phố xá chẳng phải nơi truyền thụ”. Hạ Tri Chương ngộ ra, cảm tạ cáo lui. Mấy ngày sau, không thấy nơi cụ già ở đâu nữa. Hạ Tri Chương vì vậy xin từ quan, theo đạo về quê.
Sau khi được thần tiên lão Vương điểm ngộ, năm Thiên Bảo thứ 3 (năm 744), Hạ Tri Chương dâng sớ xin được làm tu sĩ, về quê, lấy nhà làm đạo quán. Huyền Tông đồng ý và bổ nhiệm con trai ông Điển thiết lang Tăng Tử Vi làm Triều tán đại phu, Tư mã quận Cối Kê, rồi lệnh nuôi dưỡng, đồng thời lệnh cho Thái tử trở xuống đến khắp bá quan văn võ trong triều đều tề tựu tiễn biệt, nghi lễ long trọng.
Trong nghi lễ tiễn biệt, Lý Bạch viết bài thơ “Tống Hạ tân khách quy Việt”, trong thơ ông ví Hạ Tri Chương với Vương Hy Chi:
Kính Hồ lưu thủy dạng thanh baCuồng khách quy chu dật hứng đaSơn Âm đạo sỹ như tương kiếnƯng tả “Hoàng đình” hoán bạch nga
Dịch thơ:
Kính Hồ nước chảy gợn sóng xanhCuồng khách dật hứng biệt ly hànhSơn Âm đạo sỹ ông về gặp“Hoàng đình” đổi ngỗng chữ vang danh
Đại thư pháp gia đời Tấn Vương Hy Chi ghi chép Lan Đình thịnh hội là ở Sơn Âm, quê hương của Hạ Tri Chương. Mà Hạ Tri Chương bản thân cũng là thư pháp gia nổi tiếng. Theo “Thái bình ngự lãm” quyển 238 có chép, Vương Hy Chi rất yêu thích ngỗng trắng. Sơn Âm có vị đạo sỹ biết vậy, bèn thỉnh ông viết kinh điển Đạo giáo “Hoàng đình kinh”, đồng thời đem đàn ngỗng trắng mà đạo sĩ nuôi để báo đáp. Do đó Thi tiên nói, lần này Hạ Tri Chương hồi hương, e là sẽ có đạo sĩ tìm đến xin chữ. Năm xưa Vương Hy Chi viết “Hoàng đình kinh” đổi ngỗng trắng, cũng chính tại núi Sơn Âm. Do đó, hai câu cuối mượn chuyện Vương Hy Chi xưa để ca ngợi thư pháp Hạ Tri Chương cao siêu tuyệt diệu.
Sau khi Lý Bạch viết bài thơ này, Đường Huyền Tông cũng ngự bút viết bài thơ “Tống Hạ Tri Chương quy Tứ Minh” để tiễn biệt ông:
Bỏ vinh hoa nhập ĐạoMượn cáo lão từ quanLòng luyến tiếc hiền năngTài sánh tâm cao thượngTrong khắp cõi yếu nhânXa trần thế thanh tâmCửa thành đông đưa tiễnQuần thần rầu rĩ trông
Đồng thời, Huyền Tông tự viết lời tựa rằng: “Năm Thiên Bảo thứ 3, Thái tử tân khách (chức quan – ND) Hạ Tri Chương, thấy rõ tri túc, dâng sớ quy lão, từ bỏ vinh hoa, quyết chí nhập Đạo. Trẫm xét ông ta đã cao tuổi, lấy việc treo mũ từ quan cốt để ngao du cùng tùng hạc. Ngày 5 tháng Giêng sẽ trở về Cối Kê, bèn đưa tiễn ở cửa đông thành và lệnh lục khanh, các quan thứ doãn, đại phu, dựng cổng giăng trướng để tiễn đưa vậy. Đâu chỉ đức cao thượng, còn khích lệ giúp người, chẳng khác Nhị Sơ (Sơ Quảng, Sơ Thụ), rạng ngời sử sách. Bởi vậy làm thơ đưa tiễn”.
Sau này, khi Đường Túc Tông kế vị, nghĩ về thầy của mình (Hạ Tri Chương từng là thầy của Thái tử), nên vào năm Càn Nguyên thứ nhất (năm 757) đã xuống chiếu rằng: “Đạo sĩ Hạ Tri Chương ở Thiên Thu Quán, châu Việt xưa, khí chất bình hòa, thanh đạm, tấm lòng hòa nhã, thần thái thanh cao, chí hướng nhã dật, học rộng tài cao, như mũi tên quý của Cối Kê, như ngọc quý của Côn Cương. Do đó vang danh khắp cõi, thuyết giảng ở Long Lâu, thường tĩnh lặng dưỡng nhàn, nói hài hòa mà can gián nhẹ nhàng. Lấy cớ tuổi cao mà từ bỏ quan lộc, thật là thành thực, muốn theo gương hai ông (Nhị Sơ), thỏa cái chí của Tứ Minh. Thỏa chí ban đầu, cởi bỏ triều phục, cưỡi trâu xanh trở về, mặc áo thường dân mà đi thẳng. Cung điện chẳng như xưa, người và đàn đều không còn, chỉ còn lòng nhớ xưa sâu thẳm, nên gia phong nhục lễ, để biểu thị vinh quang. Tặng Lễ bộ thượng thư”.
Hạ Tri Chương gặp được thần tiên Vương Lão, từ đó thay đổi vận mệnh, cuối cùng bỏ quan tu đạo. Sau khi Hạ Tri Chương hồi hương đã viết chùm thơ 2 bài “Hồi hương ngẫu thư” (Thơ viết ngẫu nhiên lúc về quê) vang danh thiên hạ:
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 1)
Thiếu tiểu ly gia lão đại hồiHương âm vô cải mấn mao thôiNhi đồng tương kiến bất tương thứcTiếu vấn khách tòng hà xứ lai
Dịch thơ:
Từ nhỏ ra đi già hồi hươngGiọng quê không đổi tóc pha sươngTrẻ con trông thấy mà không biếtCười hỏi cụ già khách qua đường?
Hồi hương ngẫu thư (kỳ 2)
Ly biệt gia hương tuế nguyệt đaCận lai nhân sự bán tiêu maDuy hữu môn tiền Kính Hồ thủyXuân phong bất cải cựu thời ba
Dịch thơ:
Ly biệt quê hương đã bao nămNgười xưa việc cũ bán tiêu vongKính Hồ trước ngõ còn như cũGió xuân chẳng đổi sóng ngày xưa
Người đời sau đa số đều cho rằng đây là hai bài thơ thương cảm nhưng kỳ thực ngụ ý thực sự của nó là để ngộ ra ý nghĩa nhân sinh, tích cực hướng lên. Bởi vì lúc đó Hạ Tri Chương đã được thần tiên điểm ngộ. Tuy cảm khái rằng cái duyên tìm đến với đạo của mình muộn quá nhưng rốt cuộc Hạ Tri Chương cũng đã tìm được nơi quy về của sinh mệnh. “Tiếu vấn khách tòng hà xứ lai”, một chữ “tiếu” (cười) đã biểu lộ ra niềm vui của Hạ Tri Chương sau khi đắc đạo.
Năm Thiên Bảo thứ 6 (năm 747), Lý Bạch về thăm ông già Hạ Tri Chương, nhưng ông đã rời thế gian. Thi tiên để lại 2 bài thơ, thấy rõ tình nhớ thương của bạn thơ cũng là bạn đạo.
Đối tửu ức Hạ giám nhị thủ bính tự (Hai bài thơ uống rượu nhớ Hạ giám và lời tựa)
Thái tử Tân khách Hạ Công, đã gặp tôi ở Tử Cực Cung ở Trường An, gọi tôi là “Trích tiên nhân” (Ông tiên bị giáng đày), rồi cởi Kim quy đổi rượu uống vui say. Ông mất rồi, tôi ngồi trước chén rượu, rầu rĩ dâng đầy trong tim, rồi làm thơ này.
Kỳ 1 (phần 1)
Tứ Minh hữu cuồng kháchPhong lưu Hạ Quý ChânTrường An nhất tương kiếnHô ngã Trích tiên nhânTích hiếu bôi trung vậtPhiên vi tùng hạ trầnKim quy hoán tửu xứKhước ức lệ chiêm cân
Dịch thơ:
Tứ Minh có cuồng kháchHạ Quý Chân phong lưuTrường An ta tương kiếnGọi tôi Trích tiên nhânXưa yêu chén rượu ngọtGốc thông chuyển bụi hồngNơi Kim quy đổi rượuNhớ ông lệ ướt khăn
Kỳ 2 (phần 2)
Cuồng khách quy Tứ MinhSơn Âm đạo sĩ nghênhSắc tứ Kính Hồ thủyVị quân đài chiểu vinhNhân vong dư cố trạchKhông hữu hà hoa sinhNiệm thử như mộngThê nhiên thương ngã tình
Dịch thơ:
Cuồng khách về Tứ MinhSơn Âm đạo sĩ nghênhVua ban nước Kính HồAo đài được cùng vinhNhà xưa người đã mấtSen nở tràn tự sinhNỗi nhớ mờ như mộngThê lương thương xót tình
Thơ ca Lý Bạch, “mở miệng thành chương, có thể nói, không có ý rèn giũa tinh tế mà không câu chữ nào không tinh tế tuyệt diệu” (Hồ Ứng Lân – đời Minh). Đúng như Đỗ Phủ viết: “Lý Bạch thơ vô địch, bay bổng ý phi phàm”. Lý Bạch chính là một mình trên thi đàn, không ai so sánh nổi, tươi mới xuất chúng, ý tứ mẫn tiệp.
Bì Nhật Hưu thời Vãn Đường nói về phong cách nghệ thuật thơ ca của Lý Bạch như sau: “Ngôn từ vượt ra khỏi trời đất, ý tứ vượt quá quỷ thần. Đọc thơ ca ông thì thần hồn ngao du bát cực, dò xem thơ ca ông thì tâm hồn ôm cả thiên hạ”. Lại có Trần Sư Đạo đời Bắc Tống bình luận về phong cách thơ ca của Lý Bạch rằng:“Như tấu nhạc giữa hồ Động Đình mênh mông, không thấy đầu cũng chẳng thấy cuối, không theo đường xưa lối cũ, chẳng kẻ bút nghiên nào có thể mô phỏng được”.
Bạch Cư Dị viết trong bài thơ “Lý Bạch mộ” rằng:
Bên sông Thái Thạch mộ ông đâyBao quanh vô hạn cỏ liền mâyMồ hoang chín suối thương xương cốtKinh thiên động địa áng thơ bayThi nhân mấy kẻ không bạc mệnhChìm nổi như ông chẳng có người
Đỗ Phủ trong “Ký Lý Thập Nhị Bạch nhị thập vận” viết rằng:
Năm xưa có cuồng kháchGọi ông Trích tiên nhânVung bút kinh mưa gióThơ xong khiếp quỷ thầnThanh danh vang khắp cõiMột sớm bỗng trầm luânVăn phong riêng khác lạLưu truyền mãi tuyệt luân
Chỉ mấy câu thơ trên đã cho thấy danh vọng của Lý Bạch trong lòng các độc giả, nhà phê bình, bạn thơ và bạn văn lớn đến thế nào. Trong rừng thơ Đường muôn màu muôn vẻ, Lý Bạch chính là một đỉnh cao “duy ngã độc tôn”, vươn tận chín tầng trời. Ở thể loại nào, Lý Bạch cũng để lại những tuyệt tác. Nhiều câu thơ của ông được hậu thế nằm lòng, rồi trở thành châm ngôn, cách ngôn, ví như: “Trừu đao đoạn thuỷ thuỷ cánh lưu. Cử bôi tiêu sầu sầu cánh sầu” (Rút dao chặt nước nước càng chảy, nâng chén tiêu sầu sầu thêm vương) hay như: “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng. Thiên kim tán tận hoàn phục lai” (Trời sinh ta có tài ắt là hữu dụng, ngàn vàng tiêu sạch rồi lại có)…
Theo Đại Kỷ Nguyên Tiếng Trung
Nam Phương biên dịch
Nam Phương biên dịch
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét