Phạm Viết Đào.
( Rút từ trong tập bản thảo: VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG)
Bài liên quan:
>Kiểm chứng 2: TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH HAY ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA “XÓA ÁN TÍCH” CHO TRUNG QUỐC-XÂM LƯỢC VỊ XUYÊN-HÀ GIANG? ( Phần 2 )
>KIỂM CHỨNG THÔNG TIN BÀI ”ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH VỚI VẤN ĐỀ TRUNG QUỐC VÀ BIỂN ĐÔNG” CỦA ĐẠI TÁ KHUẤT BIÊN HÒA? ( Phần 1)
>>TÌNH BÁO HOA NAM TIẾT LỘ: ĐÃ ÁM SÁT TƯ LỆNH QUÂN KHU2 NHƯ THẾ NÀO?
Về
việc lui quân tại chiến trường Vị Xuyên vào đầu năm 1987, tác giả Đại tá Khuất
Biên Hòa viết:
”
Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế kỷ 20 có ba “cuộc lui quân vĩ
đại”. Thứ nhất là quân đội Liên Xô rút khỏi Apghanistan; tuy không có sự xua
đuổi nhưng không được người dân “đưa tiễn thắm tình”. Thứ hai là cuộc rút quân
về nước trước thời hạn của Quân tình nguyện và đoàn chuyên gia Việt Nam. Cả đất
nước Chùa tháp rực rỡ cổng chào, cờ hoa cùng các tầng lớp nhân dân Campuchia
lưu luyến đưa tiễn. Trước Hoàng cung, Quốc trưởng Nô-rô-đôm Xi-ha-núc và Vua
Sãi Tếp Vông trịnh trọng quàng vòng Nguyệt quế lên cổ Đại tướng, Tổng chỉ huy
Quân tình nguyện và Đoàn chuyên gia Việt Nam Lê Đức Anh rồi thống thiết nói lời
cảm ơn Đảng, Nhân dân và Quân tình nguyên Việt Nam đã chịu gian khổ, hy sinh,
không tiếc máu xương, sức lực, trí tuệ và của cải để cứu Dân tộc Campuchia
thoát khỏi họa diệt chủng và hồi sinh Đất nước Chùa tháp từ tiêu điều xơ xác
trở nên xanh tươi bền vững. Thứ ba là cuộc lui quân, chấm dứt việc đấu súng,
đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục đường biên giới hữu nghị, lập
lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt Nam - Trung Quốc. Có thể nói,
trong ba cuộc lui quân vĩ đại này, thì hai cuộc sau đều là “cuộc lui quân
Đẹp!”, lui quân vô cùng ngoạn mục, mà người được giao trọng trách lớn lao, vừa
thiết kế vừa tổ chức thực hiện nó, chính là Đại tướng Lê Đức Anh!”…
Đem cuộc lui quân của quân đội
Liên Xô ra khỏi chiến trường Apghanistan để gộp với 2 cuộc lui quân của Việt
Nam tại chiến trường Cămpuchia 1989 và Vị Xuyên 1987 là một sự so sánh khiên
cưỡng. Đem 3 cuộc rút lui trên để đánh giá đó là “ ba “cuộc lui quân vĩ đại” của ” Lịch sử nhân loại ở những thập niên cuối thế
kỷ 20…” là một kiểu ngoa ngôn, thiếu
cơ sở…
Lịch sử chống xâm
lược Trung Quốc đã có những cuộc lui quân được đánh giá cao, được hậu thế ca
ngợi: đó là các cuộc lui quân bỏ trống thành Thăng Long của vua tôi nhà Trần
trước vó ngựa của quân Nguyên-Mông; Cuộc lui quân của Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở,
bỏ Thăng Long rút về cố thủ Tam Điệp, cuộc lui quân này đã được Quang Trung
Nguyễn Huệ khen ngợi…
Còn về 3 cuộc lui
quân trên có đúng là vẻ vang của lịch sử nhân loại thế kỷ XX không? Về cuộc rút
lui của quân đội Liên Xô ra khỏi Apghanistan, người viết xin không lạm bàn.
Riêng đối với Tướng
Lê Đức Anh, giai đoạn 1987-1989, thực chất có 3 cuộc lui quân đích thực mà
Tướng Lê Đức Anh can dự và trực tiếp quyết định. Ngoài 2 cuộc lui quân: rút ra
khỏi chiến trường Cămpuchia và Vị Xuyên, có một cuộc lui quân ở Gạc Ma tháng 3/1988
mà dư luận bấy lâu nay đang bàn tán nhiều…
Tướng Lê Đức Anh là
người chịu trách nhiệm về cuộc rút lui, tạo điều kiện để Trung Quốc đẩy lùi
quân ta khỏi hòn đảo này; Hiện tại, Trung Quốc đã bồi đắp thành một căn cứ quân
sự trên Biển Đông, có đường băng sân bay…đang gây nên một sự cố hàng hải quốc
tế…Đáng tiếc, không rõ vì lý do gì đại tá Khuất Biên Hòa lại không đưa sự kiện
lui quân khỏi Gạc Ma và bảng tổng sắp của ông, khi tổng kết về cuộc đời binh
nghiệp của Tướng Lê Đức Anh liên quan tới Trung Quốc,liên quan tới những cuộc lui
quân?
Về 3 cuộc lui quân
này, nếu so sánh với cuộc lui quân của vua tôi nhà Trần khỏi Thăng Long; cuộc
lui quân của Tướng Tây Sơn Ngô Văn Sở thì cũng chưa có thể so sánh được…Đằng
này Đại tá Khuất Biên Hòa là thổi lên thành cuộc “rút lui vĩ đại” tầm nhân loại của thế ký XX ?
Về cuộc lui quân
khỏi Cămpuchia, Tướng Lê Đức Anh chỉ là người thừa hành. Mặc dù ông được coi là
Tư lệnh đặc trách chiến trường nay. Việc đưa quân vào Cămpuchia năm 1978 và rút
ra năm 1989 do Bộ Chính trị quyết định…
Hiện nay vẫn còn
nhiều ý kiến ngay trong nội bộ Việt Nam, nhiều người còn chưa đồng thuận với
việc chúng ta đưa quân tham chiến 10 năm tại chiến trường này. Việt Nam đã bỏ
ra một lượng xương máu không nhỏ để giúp nhân dân Cămpuchia diệt trừ chế độ
diệt chủng; Nhưng kết cục thì “ngựa bất kham
lại trở về nơi bồng báo”. Loại được Pol Pot thì đến lượt Hunsen vẫn nằm trong
quỹ đạo Trung Quốc.
Nhiều ý kiến cho
rằng: Số phận của nhân dân Cămpuchia do nhân dân nước bạn định đoạt. Đáng lẽ, sau
khi chúng ta đánh tan Khmer Đỏ, lúc đó đã có ý kiến đề xuất Việt Nam nên bàn
giao chiến trường này cho Liên hiệp quốc, rút quân đội về bảo vệ và xây dựng
đất nước.
Nếu chúng ta rút ra
ngay từ năm 1978 thì Trung Quốc không còn cớ gây ra hai cuộc chiến tranh 1979,
đánh phá toàn tuyến biên giới; và năm 1984-1989 đánh phá ác liệt Vị Xuyên Hà
Giang…Ngoài ra không tạo cớ cho Mỹ bao vây, cấm vận vào tạo điều kiện cho Trung
Quốc gạt Việt nam ra để bắt tay với Mỹ…
Thực ra, kẻ đứng
đằng sau xúi dục Khmer Đỏ gây ra cuộc chiến chống Việt Nam, lừa cho Việt nam
xua quân vào để có cớ cho Trung Quốc lập công với Mỹ, bình thường hóa quan hệ
với Mỹ để bán hàng cho Mỹ và tranh thủ vốn liếng, công nghệ và thị trường Mỹ.
Ngay cả Thượng tướng Lưu Á Châu, con rể Lý Tiên Niệm, một tướng văn cũng đã nói
toạc ra điều này: Trung Quốc gây chiến tranh với Việt Nam, lấy cớ Việt Nam đưa
quân vào Cămpuchia để bình thường hóa quan hệ với Mỹ…
Âm mưu của Trung
Quốc rõ ràng như vậy, thế mà trong bài trước, chúng tôi đã dẫn chứng việc Tướng
Lê Đức Anh nhận định: Mỹ là kẻ dùng Pol Pot đánh Việt Nam để trả thù. Còn trong
phần đầu chúng tôi đã dẫn ra ý kiến vô cùng lệch lạc của Tướng Lê Đức Anh,
người đảm nhận chức vụ Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và phát biểu ý kiến này sau khi
rời cương vị Chủ tịch nước? Tướng Lê Đức Anh cho rằng: Trung Quốc đánh Vị Xuyên
không vì mục đích xâm lược Việt Nam…
Tôi đồ rằng: Do
việc Việt Nam chủ trương lui quân tại chiến trường Vị Xuyên 1987 đã bật đèn
xanh, tín hiệu cho Trung Quốc lấn tới trong tháng 3/1988 tiến hành đánh chiếm
đảo Gạc Ma, một hòn đảo án ngữ trên đường hàng hải quốc tế, nằm giữa quần đảo
Sinh Tồn lớn nhất của Việt Nam với đất liện…
Rõ ràng, sau cuộc lui
quân tại chiến trường Vị Xuyên, có đúng “hai
nước chấm dứt việc đấu súng, đấu trí của hai Quân đội, hai Nhà nước, khôi phục
đường biên giới hữu nghị, lập lại quan hệ bình thường giữa hai Quốc gia Việt
Nam - Trung Quốc ???”
Hậu thể mai đây chắc
chắn rồi sẽ còn phải bàn lại cái việc 3 lần lui quân trước Trung Quốc mà tướng
lê Đức Anh cạn dự, trong đó có 2 cuộc cá nhân ông phải chịu trách nhiệm!
P.V.Đ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét