(Biển Đảo) - Tổng bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sắp chính thức công du Hoa Kỳ. Việc này có giúp Việt Nan ngăn cản được bước tiến của Trung Quốc tại Biển Đông hay không? Nga là bạn thân nhất của Việt Nam, nhưng từ thời còn Liên Xô tới giờ chưa từng động binh giúp Việt Nam khi Trung Quốc tấn công quân sự, liên tục bị Hải giám và Hải cảnh Trung Quốc vi phạm trên Biển Đông.
Bây giờ, câu hỏi là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có thể tìm được hỗ trợ từ Hoa Kỳ trên Biển Đông hay không? Bài này sẽ cố gắng tìm câu trả lời khả dĩ.
Trước việc tàu Hải Dương 8 Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam, ngày 19/7, Bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng yêu cầu tàu Trung Quốc rời khỏi lãnh hải Việt Nam.
Trong tuyên bố ngày 22/8, Mỹ “quan ngại sâu sắc về việc Trung Quốc tiếp tục can thiệp vào những hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí lâu nay của Việt Nam trong khu vực Việt Nam tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế.”
Đây là lần thứ 2 Mỹ lên tiếng về hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông kể từ khi Bắc Kinh đưa tàu thăm dò địa chấn Hải Dương 8 vào khu vực mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền và gây ra vụ đối đầu giữa các tàu hải cảnh của hai bên trong gần 2 tháng qua.
Sau đó, cố vấn an ninh Quốc gia Hoa Kỳ J. Bolton lên tiếng. Ngày 26/8 Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ liên tiếp lên tiếng phản đối Bắc Kinh uy h iếp hoạt động dầu khí của Việt Nam trên Biển Đông. Các vụ cãi nhau liên tiếp xảy ra từ ngày 3/7/2019 đến nay, tàu “Hải Dương Địa Chất 8″ của Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) nhưng sau đó lại trở lại gây nhiều lời to tiếng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
Tranh chấp giữa tàu Việt Nam và tàu Trung Quốc trong khu vực đặc quyền kinh tế Việt Nam còn dính dáng đến hãng Rosneft của Nga, nhưng cho đến nay Nga vẫn im lặng.
Việc Trung Quốc gây hấn và muốn độc ch iếm khai thác Biển Đông đã bắt đầu và kéo dài từ 1974 khi Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam Cộng Hòa, 1988 ch iếm đảo Gạc Ma của Việt Nam, rồi gây hấn tại vùng biển Việt Nam có chủ quyền hiện nay. Điều này cho thấy chính sách thân thiện với Trung Quốc của Việt Nam đã không thành công.
Lịch sử Việt Nam, từ Hai Bà Trưng đến Ngô Quyền, đến Trần Hưng Đạo, rồi đến Tự Đức cầu cứu nhà Thanh khi Pháp muốn thôn tính Việt Nam, cho thấy chưa bao giờ Trung Quốc để yên Việt Nam. Họ chỉ để yên Việt Nam khi chính họ bị h ọa hay suy yếu, khi bị giặc Mông hay Mãn đe dọa hay khi bị các nước Tây Phương xâm ch iếm. Dân Việt Nam đã có cả ngàn năm hiểu về “gene đế quốc của Trung Quốc”!
Trong nhiều năm qua, Việt Nam mở ra ngoài, kết bạn với nhiều nước cho nên vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa, nhất là tranh chấp Biển Đông. Việt Nam đã thành công phần nào. Nhiều nước đã lên tiếng bênh vực, như Hoa kỳ, Úc, Âu châu, Nhật, Ấn, v.v…
Nay Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sắp đi thăm Hoa Kỳ, Việt Nam có thể làm gì để giảm bớt sức ép của Trung Quốc vì các chính sách “trấn an” đối với Trung Quốc không làm giảm lòng tham vọng độc chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông.
Trong cuộc hội đàm tại Hà Nội hôm 27/2/2019, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã mời Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng thăm chính thức Hoa Kỳ trong năm nay để tiếp tục trao đổi về những biện pháp tăng cường quan hệ Đối tác Toàn diện giữa hai nước.
Chính sách Trung Quốc đối với Việt nam
Sau khi Hoa Kỳ liên kết với Trung Quốc chống Liên Xô, chính sách Việt Nam “thân thiện với Liên Xô không mấy thành công”. Việt Nam đã tham gia vào COMECON. Trước khi Đặng Tiểu Bình khơi mào cuộc ch iến tranh x âm lược năm 1979, Đặng Tiểu Bình đã đàm phán với Tổng thống Mỹ Jimmy Carter. Nhờ Mỹ, Trung Quốc biết Liên Xô không động binh. Khi Trung Quốc đánh Gạc Ma thì Liên Xô còn ở Cam Ranh cũng không động binh. Hiện nay Rofsnef bị hăm d ọa mà Nga cũng chưa lên tiếng.
Trong một thời gian rất lâu, Trung Quốc dùng “chính sách tầm ăn dâu” chiếm Biển Đông. Họ không khi nào gây quá khó khăn để các nước bên ngoài Biển Đông phải can thiệp.
Trung Quốc đã dùng một chính sách “mềm – soft power”, dùng tiền, mua chuộc quan chức, dùng người trung gian mua đất, chiếm các dự án kinh tế thay mặt họ. Tại Biển Đông, hết việc cấm đánh cá, đâm tàu cá Việt Nam, tới việc tập trận bắn đạn thật, xây dựng đảo nhân tạo trái phép đến việc cho các tàu quân sự giả tàu cá dọa nạt, phá rối Việt Nam, Philippines, hay các quốc gia trong vùng Biển Đông;
Đối với các nước ASEAN, Trung Quốc cố chia rẽ, mua chuộc nhiều nước như Campuchia, Lào, không lấy được đồng thuận, hay đối với Malaysia và Indonesia thì qua đầu tư (mà họ tham nhũng các chính trị gia địa phương)… Trung Quốc còn dùng các thế “vùng độc quyền”, lũng đoạn. Họ đã mua đứt Durtete mặc dù Manilla thắng kiện về Biển Đông;
Trung Quốc dùng mọi yêu sách để ép Việt Nam. Các mối liên lạc kinh tế như việc mua gạo Việt Nam, mua trái cây Việt Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long bị khô vì Trung Quốc đóng các đập thượng nguồn Sông Cửu Long, các đầu tư nhà đất tại Việt Nam qua trung gian người Việt, qua vợ con người Việt hay qua du lịch, Trung Quốc đều dùng để ép các nước nhỏ hơn. Chính sách “tằm ăn dâu” của Trung Quốc càng ngày càng dồn Việt Nam vào chân tường. Chính sách của Trung Quốc dùng mọi thủ đoạn để chiếm tài nguyên dầu khí vùng Biển Đông từ một nơi không có tranh cãi đến chỗ tranh cãi qua mọi thủ đoạn;
Trả lời PV James Kraska, Chủ tịch Trung tâm Stockton về Luật hàng hải Quốc tế thuộc Trường Hải Quân Hoa Kỳ, cho rằng Trung Quốc có hành động “bất hợp pháp” trên Biển Đông và vi phạm “nghiêm trọng” Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982)”;
Nói tóm, qua tiền, hứa đầu tư, d ọa n ạt quân sự, Trung Quốc đã và đang hoành hành Đông Nam Á.
Thế giới nghĩ sao?
Trung Quốc đang dùng các tàu khảo sát và các tàu hộ tống để gây chú ý cho thấy là họ có chủ quyền trong vùng “lưỡi bò” đối với Việt Nam, Philippines và Malaysia. Về Biển Đông, Tòa Trọng Tài Quốc Tế PCA không công nhận chủ quyền dựa trên lịch sử do đó không công nhận đường “lưỡi bò.” Việc Trung Quốc dùng đường lưỡi bò để phá rối việc khai thác dầu khí Việt Nam, gởi tàu vào vùng đặc quyền kính tế Việt Nam là bất hợp pháp. Trung Quốc không công nhận phán quyết tòa trọng tài nhưng các nước khác đều công nhận. Hoa Kỳ còn hứa sẽ bảo vệ giàn khoan Exxon – Mobil gần Hoàng sa.
Trung Quốc và Hoa Kỳ đã liên tục đấu khẩu về điều mà Washington nói về việc Bắc Kinh quân sự hóa Biển Đông. Mới đây, Trung Quốc từ chối cho tàu Mỹ ghé vào Hong Kong và cảng Thanh Đảo. Việc khu trục hạm Mỹ vào 12 hải lý đảo nhân tạo tại Vành Khăn (Mischief Reef) và Chữ Thập (Fiery Cross Reef), theo phát ngôn viên Hạm đội 7 của hải quân Hoa kỳ nói, là nhằm “thách thức các yêu sách quá quắt trên biển và bảo toàn quyền tiếp cận vào tuyến đường biển theo quy định của luật quốc tế”.
Theo Giáo sư Thayer thì Mỹ sẽ không đơn phương bảo vệ Việt Nam chống lại Trung Quốc vì Việt Nam không phải là đồng minh cũng chưa phải đối tác chiến lược của Washington.
Ngoài ra còn vấn đề làm thế nào để có được sự ủng hộ của các quốc gia châu Âu (EU), Úc, Nhật và các thành viên ASEAN. Trong khu Thái Bình Dương, Nhật, Úc là những nước rất chú ý đến Biển Đông. Thủ tướng Úc vừa ghé Hà Nội đã lên tiếng về tình hình Biển Đông. Nhật cũng viện trợ tàu cảnh sát biển cho Việt Nam và Philippines và hợp tác kinh tế và quân sự. Nhật còn cố cứu TPP mà Tổng thống Trump đã bỏ. Các nước NATO qua ông Tổng thư ký Stoltenberg cũng đã nhắc về cuộc trỗi dậy của Trung Quốc. EU cũng đã ký với Việt Nam là đối tác chiến lược. Ấn Độ cũng hợp tác quân sự với Việt Nam.
Nhân việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Hoa kỳ, Việt Nam có thể làm gì để thay đổi đánh giá của GS Thayer về việc Hoa kỳ và thế giới giúp Việt Nam?
Hiện nay tình hình có lợi cho Việt Nam.
Lúc nào Trung Quốc cũng dùng chiêu bài “Đại sự,” đế kiềm chế, hiếp ức Việt Nam. Tất cả chúng ta đều muốn một nước Việt Nam độc lập, không phụ thuộc Trung Quốc, không muốn rơi vào một thời kỳ Bắc thuộc như cựu Đại sứ Nguyễn Cơ Thạch đã từng than.
Nhìn vào việc làm của Trung Quốc cho thấy họ vứt “Đại cục” đi từ lâu, không có gì mà Việt Nam phải giữ, vì nay Trung Quốc càng ngày càng ngang ngược, tham lam, quyết đoán, càng muốn thu tính dầu khí của Việt Nam.
Vậy tại sao chúng ta còn phải giữ “Đại cục” đối với Trung Quốc khi họ đang xâm chiếm khu vực bãi Tư chính, chỉ cách Phan Thiết chưa tới 200 km. Trung Quốc là một nước lớn, vừa tham vừa hiểm, hơn nữa không tuân theo luật quốc tế mà lúc nào cũng dùng “thịt đè người” (khi mình tư cho phép).
Trung Quốc luôn luôn muốn xâm ch iếm Việt Nam (Trung Hoa Dân Quốc sau đệ nhị thế chiến đã gởi tướng Lư Hán vào 1946, chỉ rút sau khi Pháp khôn khéo thương thuyết với Tưởng Giới Thạch).
Trung Quốc muốn tiếp tục đưa Việt Nam vào ảnh hưởng của họ. Ví dụ tại Hội Nghị Genève năm 1954, Trung Quốc đã bán đứng chúng ta sau lưng cho Pháp, chúng ta đã bị Trung Quốc, Nga và Pháp áp đặt vĩ tuyến 17 chia cắt Việt Nam.
Việt Nam đã bị chia cắt ê chề trên bàn cờ quốc tế khi Trung Quốc và Hoa Kỳ đi nước cờ chống Liên Xô và bắt tay với nhau. Trung Quốc còn chơi lá bài muốn một thời Bắc thuộc thêm lần thứ 3. Cuộc đi đêm Mỹ -Trung nay đã trở thành cuộc cạnh tranh Mỹ – Trung, chưa kể thương chiến Mỹ -Trung trong khi Nga không lên tiếng hay chỉ ngồi bán vũ khí cho Việt Nam?
Muốn “thoát Trung”, Việt Nam cần phải có một chính sách lâu dài dần dần dãn ra khỏi Trung Quốc. Việt Nam đang ở thế lợi vào 2019 vì nay mọi nước trên thế giới đều thấy Trung Quốc ngang ngược, muốn độc chiếm Biển Đông và muốn là số 1 thế giới.
Chuyến đi Hoa Kỳ vào tháng 10 tới của TBT Nguyễn Phú Trọng, Việt Nam trong một hoàn cảnh có nhiều thuận lợi. Lịch sử Việt Nam cho thấy nhiều người bản lĩnh, đứng lên chống lại các triều đình phong kiến Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đều được người dân lưu truyền ngàn đời. Và ai cũng biết là nhiều triều đại Trung Quốc không phải là lúc nào cũng của người Hán mà còn của người Mãn Thanh, người Mông cổ…
Muốn giải quyết tình trạng Biển Đông, cần có hậu thuẫn của toàn dân và nếu có sức mạnh toàn dân sẽ được thế giới ủng hộ thì TBT Nguyễn Phú Trọng sẽ giúp Việt Nam lấy lại thăng bằng trong quan hệ với Trung Quốc, không phải quan hệ anh – em mà là quan hệ giữa hai quốc gia.
Nguyễn Anh
1 nhận xét:
Ông Trọng sẽ không đi ! Dám cuộc với tui không ?
Đăng nhận xét