Posted By ETvn Staff 18 On In Trung Quốc,Ý Kiến | No Comments
Cùng với đề tài “Trung tâm Tập Cận Bình” trở thành điểm nóng trong giới chính trị Trung Quốc [1], vấn đề hướng đi trong tương lai của ông Tập Cận Bình cũng là được ngoại giới đặc biệt quan tâm.
Vào ngày 31/1 vừa qua, học giả Ngô Tộ Lai đã có bài viết chia sẻ trên BBC bàn về đề tài “Trung tâm Tập Cận Bình.” Tác giả cho rằng, địa vị “trung tâm” của ông Tập đã hình thành, có thể thấy rõ qua việc ông Tập đã có quyền quyết đoán thực sự.
Nhưng sau khi trở thành “trung tâm,” tác giả cho rằng ông Tập phải đối diện 3 lựa chọn khó khăn.
Lựa chọn thứ nhất là trả lại quyền cho nhân dân, nghĩa là theo mô hình Tây phương, từng bước quá độ đưa Trung Quốc theo con đường chính trị dân chủ.
Con đường thứ hai là theo mô tình Singapore, hạn chế tự do báo chí và đa đảng, thực hiện chuyên chính để chính quyền luôn nằm trong kiểm soát của Đảng Cộng sản Trung Quốc, bảo đảm để những chính sách của họ luôn được chấp hành.
Hướng thứ ba là áp dụng kiểu “Cách mạng Văn hóa” dưới thời Mao Trạch Đông, có thể gọi là theo mô hình Bắc Triều Tiên, đóng cửa quan hệ với thế giới để đảm bảo tuyệt đối quyền lực thống trị của Đảng, thực hiện chính sách cai trị kiểu phát xít.
Có phân tích cho rằng, ông Tập Cận Bình sẽ không bao giờ đi theo mô hình Bắc Triều Tiên. Vì mô hình này không có lợi gì cho ông ta, cho Trung Quốc cũng như cho thế giới.
Thực tế, mô hình Bắc Triều Tiên không đảm bảo an toàn cho quyền lực, vì cần phải dựa vào sức mạnh hình tượng cá nhân kết hợp với bạo quyền; vì kẻ độc tài luôn sống trong cảm giác bất an nên tinh thần căng thẳng và hành động độc ác. Vì mức độ căng thẳng và tàn bạo cần luôn được tăng cường nên cuộc sống của kẻ độc tài rất thảm hại. Ông Tập Cận Bình có lẽ hiểu điều này.
Về việc đi theo con đường dân chủ phương Tây thì có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng thống nhất là phải vứt bỏ mô hình Trung Quốc hiện nay để đi theo hướng văn minh, đây là con đường duy nhất của Trung Quốc.
Vào ngày 1/2 vừa qua, có bài viết ký tên Mục Nghiêu phân tích cho rằng, vai trò “trung tâm” của ông Tập Cận Bình không phải có được do các phe phái chịu thỏa hiệp nhượng bộ, mà vì trong thời khắc đối diện vô số nguy cơ ông ta phải phản ứng, tìm cách huy động sức mạnh để “thoát khỏi vòng vây,” nhờ đó mà sức mạnh của ông Tập ngày càng được tăng cường.
Tác giả cho rằng, do ông Tập Cận Bình thường xuyên phải áp dụng mô hình tập trung “tổ trị quốc” sau khi tiếp quản quyền lực từ tay ông Hồ Cẩm Đào, vì thế từng bị lên án muốn trở thành kẻ độc tài, nhưng việc chống tham nhũng và chỉnh đốn Đảng đã lật lại vấn đề, cho thấy đây là cách làm tất yếu. Ông Tập không như thế thì không thể đứng vững được trước vô số âm mưu quấy phá và phản công của tập đoàn lợi ích. Vì thế việc hình thành “trung tâm” có nguyên nhân và lý do của nó, nhưng cần cảnh giác vì nó cũng rất dễ trượt vào vòng xoáy trở thành độc tài.
Theo Secretchina [2]
Tinh Vệ biên dịch
Tinh Vệ biên dịch
Xem thêm: