Thứ Bảy, 30 tháng 4, 2016

THƠ TRẦN MẠNH HẢO: HÀ KHÔNG CÒN TĨNH; NGHỆ...DƯỜNG BẤT AN

Tran Manh Hao đã thêm 2 ảnh mới.
3 giờ · 
11 h 30’ ngày 30-4 buồn gửi về Hà Tĩnh – quê hương đại thi hào dân tộc Nguyễn Du :

HÀ KHÔNG CÒN TĨNH

Thơ Trần Mạnh Hảo

HÀ không còn TĨNH nữa rồi

Sông Lam cụ Nguyễn Du ngồi kêu thương
Cảm thương Nước Việt đoạn trường
Sông Lam đứt ruột, ngư trường tiêu tan

Kỳ Anh rừng ngập mặn tàn

Formosa phóng độc tràn biển khơi
Giặc gần bán đất kiếm lời
Giặc xa cướp đảo cướp trời quê hương

À ơi Nước Việt tang thương

HÀ không còn TĨNH, NGHỆ dường bất AN
Xót thương dân tộc cơ hàn
Diệt vong nghĩ nước điêu tàn mà thương…

Sài Gòn 11 h 30’ ngày 30-4-2016

T.M.H.

Formosa một năm thu về cho ngân sách tỉnh Hà Tĩnh bao nhiêu tiền thuế và phí

Thuế và phí theo đó 9 tháng đầu năm 2013 số thuế, phí bảo vệ môi trường Formosa nộp cho Hà Tĩnh là 1.299 tỷ đồng, 9 tháng đầu năm 2014 nộp cho Hà Tĩnh là 492 tỷ đồng. Vậy trung bình một tháng Formosa 99,5 tỷ, một năm khoảng 1200 tỷ VNĐ (khoảng 54 triệu đô la đô la một năm), ( với tỷ giá tạm tính 22.400 Đ/ 1 USD).


Dự án có tổng diện tích hơn 3.300 ha, bao gồm cả diện tích mặt đất và mặt biển (cảng Sơn Dương), tổng số tiền cho thuê đất, mặt nước trong thời gian 70 năm là khoảng hơn 96 tỉ đồng. Một năm khoảng 1,37 tỷ đồng, (khoảng 60 nghìn đô la) .
Báo cáo cũng cho hay tổng thu ngân sách nội địa tỉnh Hà Tĩnh tính đến ngày 5/10/2014 trên địa bàn toàn tỉnh đạt 2.935 tỷ đồng, bằng 48,4% ngân sách cả năm . Vậy số tiền Ngân Sách tỉnh Hà Tĩnh Khoảng 6065 tỷ. Vậy Formosa nộp cho Hà Tĩnh bằng khoảng 1/5 tổng toàn bộ ngân sách tỉnh Hà Tĩnh.

Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Dân 'tố' xóm trưởng 'ăn bớt' gạo cứu đói rồi quay sang gạ tình

Người Đưa Tin  1 liên quan

“Lợi dụng chồng tôi đi vắng xa nhà, anh T. (xóm trưởng - PV) nói nếu tôi đi một đêm với anh ấy thì sẽ được nhận gạo”, chị Nguyễn Thị T. viết trong lá đơn kêu cứu gửi đến báo chí...
Báo Người đưa tin nhận được lá đơn kêu cứu vô cùng khẩn thiết của gia đình chị Nguyễn Thị T. (SN 1989), trú tại xã Thanh Mai, huyện Thanh Chương (Nghệ An) về việc số gạo cứu đói dịp Tết do Nhà nước cấp 2 năm nay được nhận không đầy đủ.
Theo trình bày của chị T., năm 2011, chị lấy anh Trần Sỹ N. (SN 1984) và có với nhau 2 người con (1 trai, 1 gái). Đến năm 2013, chị được bố mẹ cho một mảnh đất kề nhà để ra ở riêng. Tuy nhiên, do không có đất sản xuất nên gia đình gặp nhiều khó khăn. Năm 2014, gia đình chị được xét duyệt vào danh sách hộ nghèo trong xã và hưởng các hỗ trợ từ nhà nước.
Vào năm 2015, theo chủ trương của Nhà nước hỗ trợ gạo cứu đói cho dân, mỗi nhân khẩu 15kg gạo. Theo đó, gia đình chị T. có 4 người, tổng số gạo sẽ được nhận là 60kg gạo.
Dan 'to' xom truong 'an bot' gao cuu doi roi quay sang ga tinh - Anh 1
Đơn kêu cứu của gia đình vì trưởng xóm lấy mất gạo cứu đói của dân.
Tuy nhiên, khi chị T. lên UBND xã Thanh Mai ký nhận số gạo thì anh Bùi Văn T. lại chỉ cho nhận về 15kg gạo, còn 45kg gạo thì xóm trưởng này giữ lại. “Lúc đó tôi cũng không hiểu lắm. Đây là năm đầu tiên gia đình được nhận gạo cứu đói của nhà nước nên không hiểu được những quy định về số gạo được nhận. Ông T. là trưởng xóm nên nói gì thì tôi nghe theo”.
Chị T. cho biết thêm: “Khi ông T. bảo tôi chỉ được lấy 15kg gạo về thôi, thì tôi có hỏi 10 gia đình trong xóm cùng được nhận gạo, họ bảo cũng chỉ được nhận như vậy. Nên tôi không có thắc mắc gì mà ký vào giấy đã nhận đủ. Nhưng sau này tôi mới biết toàn bộ số gạo đó ông T. giữ làm của riêng, tôi có nhiều lần đến đòi lại nhưng ông ấy không đồng ý trả”.
Đến tháng 10/2015, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ cho hộ nghèo, mỗi gia đình một con lợn về làm giống. Thế nhưng khi chị T. nhận lợn từ UBND xã về thì vị trưởng xóm này lại bảo nếu muốn nuôi thì phải đóng tiền là 600.000 đồng.
Do điều kiện gia đình khó khăn, chị T. không thể nào có đủ số tiền đó để nộp cho xóm trưởng nên đành trả lợn cho xóm. Theo lời kể của chị T., sau đó, ông T. đã bán lại con lợn giống đó cho chị N.T.M. (chị ruột của chị T., ngay cạnh nhà).
“Tôi đã hỏi chị tôi, chị ấy bảo mua con lợn này hơn 500.000 đồng từ ông T. Tôi đã đến trực tiếp hỏi xóm trưởng sao làm thế, thì ông T. trả lời do tôi không nhận nên giao cho người khác nuôi. Tôi không đồng ý như vậy, vì tôi nghĩ do tôi khó khăn không đủ tiền nộp, khi trả lại thì xóm sẽ giao cho một hộ nghèo khác nuôi làm giống. Đối với gia đình khó khăn như chúng tôi, con lợn đó rất có giá trị”, chị T. nói.
Dan 'to' xom truong 'an bot' gao cuu doi roi quay sang ga tinh - Anh 2
Chị T. cho biết nhà nước hỗ trợ cho gia đình con lợn giống, nhưng xóm trưởng yêu cầu phải nộp tiền mới được nhận.

ĐẤT NƯỚC MÌNH THƯƠNG LẮM PHẢI KHÔNG EM

Có bạn gửi cho bài thơ "ĐẤT NƯỚC MÌNH NGỘ QUÁ PHẢI KHÔNG ANH" của cô giáo Lam ở trường THPT chuyên Hà Tĩnh, rảnh rỗi sinh nông nổi, họa lại vài dòng chơi. 
Truong Nguyen

Đất nước mình thương lắm phải không em
Sau Formosa còn bô xít Tây Nguyên nữa
Rồi người ta sẽ tìm cách bào chữa
Cho bọn ngoại bang tàn phá quê hương mình.

Đất nước mình đẹp lắm phải không em
Bờ biển xanh xưa, nay chỉ toàn cá chết
Ai cũng biết chỉ chính quyền không biết
Formosa xả chất cực độc giết dân mình.

Hậu quả của cuồng tín và cuồng chiến

Blogger Phạm Viết Đào

  • 26 tháng 4 2015

Image captionCả Hoa Kỳ và hai miền Việt Nam đã tổn thất và trả giá đắt vì cuộc chiến vì những tín điều tranh cãi và các giá trị ảo, theo tác giả.

Cuộc chiến Việt - Mỹ kết thúc cách đây 40 năm là một cuộc chiến tranh hao người tốn của lớn nhất nổ ra sau Đại chiến Thế giới II đối với cả 2 dân tộc Việt Nam và Hoa Kỳ.
Hơn 58.000 quân nhân Mỹ đã chết và mất tích tại chiến trường Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc 58.000 gia đình người dân Mỹ đã gánh chịu nỗi đau mất mát trong nửa thế kỷ qua cùng với hàng trăm tỷ USD tiền thuế của dân Mỹ bị ném vào cuộc chiến và giải quyết các vấn đề hậu chiến.
Còn về phía Việt Nam thì con số thương vong, thiệt hại lớn gấp nhiều lần nếu gộp của cả hai phía.

Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Giấy phép cho Formosa được thải nước độc

Giấy phép của Bộ TNMT cho phép công ty Formosa thải nước độc hại

                         Giấy phép của Bộ TNMT cho phép công ty Formosa thải nước độc hại


VIỆT NAM - Ngày 27 Tháng Tư, 2016, truyền thông đồng loại đưa tin việc công ty gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Hĩnh (FHS) xả thải nước độc ra biển không vi phạm pháp luật vì đã được giấy phép của Bộ Tài nguyên & Môi trường (TNMT) nhà nước CSVN cho phép.

Theo Giấy phép của Bộ TNMT ký ngày 11 Tháng Mười Hai,2015 thì công ty Formosa được phép xả thải sau khi xử lý từ hệ thống xử lý nước thải với công suất 45.000m3/ngày đêm, trong 10 năm. Vị trí thải là từ khu phố Thắng Lợi (phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh). Tọa độ vị trí xả nước thải (theo hệ tọa độ VN2000) được giới hạn bởi 4 điểm cụ thể. Nguồn tiếp nhận nước thải là biển ven bờ vịnh Sơn Dương thuộc phường Kỳ Phương.

Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG

 - Nguyễn Ngọc Chu
5 TAI HỌA TỪ FORMOSA VŨNG ÁNG - Nguyễn Ngọc Chu
Mong muốn có nhiều nhà đầu tư để đưa kinh tế địa phương phát triển của lãnh đạo các tỉnh thành là chính đáng và cần được trân trọng.
Nhưng hạn chế thời gian nhiệm kỳ, cộng với áp lực thay đổi chỉ tiêu kinh tế, cũng như khát khao để lại “dấu ấn” trong thời hạn 5 năm kể từ khi lên cầm quyền, khiến lãnh đạo nhiều tỉnh thành không nghĩ đến chiến lược phát triển lâu dài, mà chỉ chăm chú vào những nhân tố ngắn hạn “ăn liền’.
Bởi vậy, vùng đất nào ngon để phát triển bất động sản, nguồn khoáng sản nào bán được, nơi nào có thể cho nguồn thu nhanh, là họ tận dụng “rải thảm đỏ” để mời các nhà đầu tư.
Nguồn thu ngân sách nhanh như nhà máy bia, thì cố gắng xin phát triển bằng được. Bởi vậy nhà máy bia mọc lên như nấm, đưa Việt Nam trở thành nước có lượng tiêu thụ bia theo đầu người cao bậc nhất, bất chấp những hệ lụy nguy hiểm lâu dài về trí tuệ, sức khỏe, và mạng sống, do hậu quả rượu bia để lại.
Thậm chí cả những nguồn thu ăn ngay nhờ du lịch “tâm linh” cũng được khuyến khích xây dựng tức thì, bất chấp hiểm họa mê tin dị đoan kìm hãm sự phát triển trí tuệ của nhiều thế hệ.
Dự án Formosa Vũng Áng, mà lãnh đạo Hà Tĩnh kỳ vọng như một thần dược chữa trị căn bệnh đói nghèo cho địa phương, là một thí dụ điển hình về mặt hiểm họa. Để rồi tổng hòa lại trên trục thời gian 70 năm của dự án, Formosa Vũng Áng không chỉ mất nhiều hơn được, mà là một tai họa. Tai họa không chỉ dành riêng cho Hà Tĩnh mà cho cả Dân tộc.
Thực ra tai họa từ Formosa Vũng Áng không phải chờ đến 70 năm mới có thể tổng kết để rút ra điều được mất. Tại họa nhìn thấy ngay trước mặt, sờ được ngay sau gáy. Có 5 tai họa chính sau đây.
I.TAI HỌA MÔI TRƯỜNG
Tai họa môi trường của khu luyện kim Formosa Vũng Áng xuất phát từ bốn nguồn chính:
1. Nước thải
2. Ô nhiễm không khí
3. Tiếng ồn
4. Biến đổi nhiệt độ

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn chi thêm 1 tỷ USD vào Formosa-Hà Tĩnh, chăc để bịt vụ cá chết...

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn chi thêm 1 tỷ USD vào Formosa Hà Tĩnh

 
ANTT.VN – Trong báo cáo của China Steel liên quan đến cuộc họp HĐQT mới đây, HĐQT của China Steel đã thống nhất việc bỏ ra 939 triệu USD để mua thêm cổ phần trong Dự án Formosa Hà Tĩnh, tăng tỷ lệ sở hữu từ 5% hiện tại lên 25%.TIN LIÊN QUAN
Thời gian gần đây, trên báo Đài Loan (Trung Quốc) đăng tải các thông tin về thương vụ Tổng công ty China Steel tại Đài Loan đang có kế hoạch nâng tỷ lệ sở hữu trong Dự án Liên hợp thép Formosa Hà Tĩnh từ mức 5% hiện tại lên 25%.
Trong báo cáo của China Steel liên quan đến cuộc họp HĐQT mới đây vào ngày 13/02/2015, thì HĐQT của China Steel đã thống nhất việc bỏ ra 939 triệu USD để mua thêm cổ phần trong Dự án Formosa Hà Tĩnh. Thương vụ này sẽ được thực hiện thông qua công ty con là China Steel Asia Pacific Holdings Pte. Ltd.

Tin sốc: Nhóm Giang Trạch Dân hối lộ cho tổ chức Liên hợp quốc

Vụ bê bối nhận hối lộ của Liên Hiệp Quốc có liên quan đến phe cánh của Giang Trạch Dân


Mạng lưới hoạt động của Ng Lap Seng có liên quan đến Stanley Ho (Hà Hồng Sân), Edmund Ho…Chiến dịch chống tham nhũng đang áp sát Hồng Kông (Ảnh tổng hợp bởi Epoch Times).
Một loạt các cuộc đột phá lớn đã đạt được trong vụ án tỷ phú bất động sản Macau Ng Lap Seng hối lộ cựu Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc John W. Ashe. Vụ án này, cùng với nhiều vụ án tham nhũng khác ở Macau đều có liên kết với những cận thần của Giang Trạch Dân trong hàng ngũ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Xây dựng 3 sân bay tại Tây Bắc để phục vụ ai?

MAI ANH

LỜI BÀN: ĐỂ PHỤC VỤ CÁC ÔNG CHỦ PHỤ TRÁCH DỰ ÁN CHỨ PHỤC VỤ AI ?!


(GDVN) - Luật sư Trần Quốc Thuận đặt câu hỏi, 3 địa phương Lào Cai, Lai Châu và Sơn La đều là tỉnh miền núi kinh tế khó khăn, xây dựng sân bay để phục vụ ai?
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam có báo cáo gửi Bộ Giao thông vận tải về kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các cảng hàng không khu vực Tây Bắc là Cảng Hàng không Nà Sản (tỉnh Sơn La), sân bay Lai Châu và Cảng hàng không Lào Cai trong năm 2017.
Trong 3 sân bay trên, Cảng hàng không Lào Cai  được dự kiến sẽ thực hiện bằng nguồn vốn xã hội hóa theo hình thức đầu tư trực tiếp hoặc hợp tác công - tư (hợp đồng BOT). Còn hai dự án sân bay Nà Sản, Lai Châu đều dùng nguồn vốn ngân sách nhà nước.
Nhiều ý kiến cho rằng chưa nên xây dựng sân bay Lai Châu vào thời điểm hiện tại. (Ảnh minh họa: KT)
Ngay khi kế hoạch phát triển đầu tư xây dựng sân bay khu vực Tây Bắc được Cục Hàng không Việt Nam đưa ra, liên tục thời gian qua UBND tỉnh Lai Châu đề nghị Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các đơn vị chức năng đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án trọng điểm ở đây như Đường nối cao tốc Hà Nội – Lào Cai với thành phố Lai Châu, đặc biệt sân bay Lai Châu.

Blog Phạm Viết Đào mở chuyên mục mới: Ghi điểm cho quan chức vào thứ 2 đầu tuần...( tuần 18-25/4/2016)

Thưa quá vị và các bạn

Từ tuần này, blog Phạm Viết Đào sẽ mở chuyên mục: Ghi điểm cho quan chức…
Để tránh gặp rắc rối như Trương Duy Nhất đã “lạm dụng “ mạng xã hội mở mục bình chọn, để hạ uy tín quan chức; Mục ghi điểm này sẽ không ghi điểm liệt, điểm âm, điểm kém… mà chỉ ghi điểm được dư luận đánh giá là tốt cho các quan chức từ cao tới thấp và những việc đáng lưu ý nhưng chưa thể ghi điểm...
Mục này nhằm lên tiếng động viên, ủng hộ các quan chức nhà nước đã chủ động, dám nghĩ, dám có những việc làm có lợi thiết thực cho dân căn cứ vào những thông tin báo chí đã đưa…

Tuần này blog Phạm Viết Đào xin ghi điểm cho các quan chức sau:

1/ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Trong tuần qua có mấy việc chủ blog thấy Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xứng đáng được ghi điểm:

-Thủ tướng chỉ đạo xem xét dừng khởi tố vụ chủ quán cà phê Xin chào;

- Thủ tướng chỉ đạo xử lý nghiêm vụ cá chết hàng loạt…( ghi điểm cho chủ trương do Thủ tướng đã ban hành; còn chờ kết quả của các việc làm cụ thể của các cơ quan chức năng của Chính phủ…; Đây là một phi vụ kiểm chứng sức mạnh, cái uy, và cái tín của các chính sách do đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp ban hành…)

- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Phải bảo vệ và ủng hộ kinh doanh;

- Thủ tướng yêu cầu kiểm tra phản ánh về vụ bắt người tại Đồng Nai;

- Phó Thủ tướng chỉ đạo xác định nguyên nhân đổ cột điện đường dây 500kV

Thứ Hai, 25 tháng 4, 2016

Mỹ: một cậu đạp xích lô thành nhà khoa học nguyên tử; Việt Nam: một tiều phu thành Tổng Bí thư Đảng-Ai ưu việt hơn ?

Từ người gánh củi trở thành Tổng Bí thư

"Đốn củi 3 năm thiêu 1 giờ"-Thành ngữ nghề đốn củi...

Một lần, trong cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông Nông Đức Mạnh xuống xã Trà Bui, huyện Trà Mi (Quảng Nam - Đà Nẵng). Nhân dân đến gặp rất đông và hỏi xin... một cái ti vi. Trưa hôm ấy, ông không ngủ, đi đi lại lại trong phòng, trăn trở: "Mình là Chủ tịch Quốc hội, không thể quyết định cái cụ thể, nhưng không lẽ ước muốn đơn giản của bà con như thế mà không thực hiện được sao?".
a
Một tấm gương mẫu mực.
"Nhân tố Nông Đức Mạnh" đã được ông Vũ Ngọc Linh, nguyên Uỷ viên TƯ Đảng, phát hiện năm 1976. Điều này đã khiến ông Linh, dù nhiều năm không xuống Hà Nội, vẫn không hề bất ngờ về việc ông Mạnh được bầu làm Tổng Bí thư.
Thỉnh thoảng, ông Nông Đức Mạnh lại trở về quê hương Bắc Cạn, nơi từng có một bà chủ quán, nay đã mất, nhưng ông không thể nào quên. Ở Bắc Cạn, ai ai cũng có thể tự kiếm củi lấy, nhưng bà chủ quán đó đã mua củi giúp ông, nhờ đó ông có thể học hành.

Hồ sơ môi trường cộm cán của Formosa

Thợ lặn của dự án Formosa chết chưa rõ nguyên nhân


(VTC News) - Một thợ lặn từng phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương của dự án Formosa đã chết chưa rõ nguyên nhân vào ngày hôm qua.
Theo một nguồn tin riêng của VTC, hôm qua 24/4, một thợ lặn trước đó có làm việc phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương của dự án Formosa đã tử vong. 
Theo xác nhận của bệnh viện, nạn nhân là anh Lê Văn Ngầy, ở tỉnh Khánh Hòa - vốn là thợ lặn của công ty Nibel (trụ sở đóng ở tỉnh Quảng Bình), một nhà thầu của Formosa.
Một thợ lặn tử vong chưa rõ nguyên nhân
Một thợ lặn tử vong chưa rõ nguyên nhân 
Công an thị xã Ba Đồn (Quảng Bình) xác nhận nạn nhân đã được khám nghiệm tử thi và bàn giao cho gia đình, đưa về quê mai táng.

Bên cạnh đó, hai thợ lặn khác của công ty Nibel chia sẻ với phóng viên VTC: "Em làm nghề lặn trên 10 năm rồi, từ khi cá chết, cảm thấy trong người mệt, ê ẩm, đau xương, đau đầu, tức ngực, khó thở... sau khi em bị phổi, khó thở, công ty chuyển đi nơi khác".
Hai thợ lặn cho biết sức khỏe suy yếu từ sau khi cá chết hàng loạt
Thợ lặn cho biết sức khỏe suy yếu từ sau khi cá chết hàng loạt (ảnh chụp từ video)

Chiến dịch "ném đá" Phạm Viết Đào-Hà Minh Thành: "Sự ngụy tạo tinh vi" của Phạm Viết Đào về cuộc chiến Vị Xuyên-Hà Giang...( bài 9 )

Ghi chép của Phạm Viết Đào.



Cựu binh: C14, E 122, F 313-Đại đội pháo trực tiếp bào vệ 1509…


Lính F 313 ăn, ở, bảo vệ 1509 như thế nào qua lời kể CCB Vũ Xuân Trường...


Trong cuộc gặp gỡ được tổ chức hàng năm vào tháng 2/2012, chủ blog đã gặp CCB Vũ Xuân Trường quê ở Sơn Dương-Tuyên Quang; Theo đề nghị của chủ Blog, CCB Vũ Xuân Trường đã kể lại những năm tháng anh và đồng đội đã chiến đấu bảo vệ 1509 trong điều kiện vô cùng gian khổ thiếu thốn, khó khăn...
Vũ Xuân Trường nhập ngũ tháng 4/1981, được bố trí lên Mặt trận Hà Giang; tháng 5/1982 anh được bố trí vào đại đội pháp binh ( C 14 ), bố trí tại đỉnh 800 có nhiệm vụ bắn yểm trợ bảo vệ cho Cao điểm 1509...
Cùng với Đường Minh Tuấn, Vũ Xuân Trường được giao nhiệm vụ kế toán pháo binh, tức hàng ngày lên 1509 để quan sát tình hình địch để báo cho đơn vị...
Theo Vũ Xuân Trường cho biết, bộ đội của mình bảo vệ 1509 thì thường ngày phải ăn lương khô, thịt muối mặn, không có rau; Nước sinh hoạt thì hàng ngày phải mang can xuống một cái khe cách đó 1000 m để cõng lên; hàng tháng thay nhau xuống đó tắm một lần; Nước chỉ để dùng cho sinh hoạt tối thiểu...
Mặc thfi 3 người một chiếc áo bông, người nào đi ra trực, người không ra trực thì nằm tròng hầm trùm chăn...Cả mùa đông gần như áo quần không dặt, người này mặc xong chuyền cho người khác nên dẫn tới ghẻ lở là chuyện thường...
Vũ khí thì được trang bị ĐK, Đại liên và AK, đơn vị pháo binh được bố trí 4 khẩu cối 120...
Theo Vũ Xuân Trường, nguyên nhân mất 1509 là do lực lượng của ta quá mỏng, không đủ sức chống lại cả 1 trung đoàn quân Trung Quốc tấn công...
Trước khi tổ chức tấn công vào ngày 28/4/1984, phía Trung Quốc đã bắn phá quấy rối gần 1 tháng; buổi sáng 18/4/1984, phía Trung Quốc cho dân binh lên trước cõng súng đạn lên sau đó bộ binh chủ lực mới lên. Quân ta đánh nhau với dân binh đã mệt rồi nên đến khi chủ lực Trung Quốc lên ồ ạt anh em mình phải rút lui vì hy sinh nhiều...
Theo Vũ Xuân Trường thì, lực lượng phòng thủ 1509 của F 313 có 1 tiểu đoàn khoảng 300 quân, chỉ còn quãng 100 người sống sót rút về...

Thành phố Hà Giang cũng có một khách Tàu lạ ?

Phạm Viết Đào.

Một vài lần lên thăm thành phố Hà Giang những tháng gần đây, tôi bắt gặp một khách tàu lạ, người trông dị mọ, không nói được tiếng Việt, không rõ vị khách này hàng ngày sinh sống bằng gì ?
Hàng ngày vẫn thấy y qua lại ở khu vực chợ Cóc, trước cửa Trưởng Cao đẳng Sư phạm Hà Giang...
Gặp hỏi chuyện y không nói được tiếng Việt nhưng lại đưa Iphone cho tôi xem và tôi nghe y nói loáng thoáng tiếng Tàu, y là dân Côn Minh ?
Hỏi dân Hà Giang thì nhiều người nói y bị điên ?
Xin chuyển những hình ảnh về vị khách Tàu lạ này cho các cơ quan chức năng Hà Giang xem xét ?
Nhân chuyện khách Tàu lạ tại Hà Giang, kể chuyện mỗi lần lên Hà Giang, P.V.Đ thường nghỉ tại nhà nghỉ S. mới đây tới nhà nghỉ này, không còn thấy vị chủ khách sạn cũ đâu ?
Hỏi ra, nghe nói ông chủ nhà nghỉ S. dính với một đường giây tội phạm Tàu, chuyên đi đột phá các các cây ATM để lấy trộm tiền...
Ở Hà Giang còn có một khách sạn nằm trên trục đường đi cửa khẩu Thanh Thủy của Trung Quốc; bên ngoài đề biển hiệu Trung Quốc...
Theo một vài ông bạn Hà Giang thì đây là khách sạn giành cho người Trung Quốc, người Việt ít vào vì giá rất đắt, lên tới 700.000-800.000 đ/ đêm?
Mặt bằng tại thành phố Hà Giang, phòng/ đêm 400.000 đ-500.000 đã làm khách hài lòng rồi...