Thứ Năm, 5 tháng 1, 2017

Vì sao ông Tập nhận định cuộc chiến chống tham nhũng đã giành được ‘thế áp đảo’?; Nguồn gốc của phong tục đốt pháo ngày Tết

Đã bao đời nay tại Việt Nam, người ta đốt pháo trong các dịp như mừng tân gia, mừng thăng quan tiến chức, mừng thọ, mừng sinh con trai… Đặc biệt trong Tết Nguyên đán, đốt pháo là một phong tục không thể thiếu. Vậy phong tục đó từ đâu mà ra và có ý nghĩa gì?

đốt pháo hoa, phong tục, ngày tết,
Đốt pháo là phong tục của Tết Việt xưa. (Ảnh: Internet)
Bài thơ Vịnh Tết của Nguyễn Công Trứ đã miêu tả đầy đủ cảnh Tết dù là Tết của người nghèo:
“Bánh chưng chất chặt chừng hai chiếc,
Rượu thuốc ngâm đầy độ nửa siêu.
Trừ tịch kêu vang ba tiếng pháo,
Nguyên tiêu cao ngất một gang nêu!”
Pháo có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, cách đây khoảng 2.000 năm về trước. Truyền thuyết phổ biến nhất kể rằng pháo được phát minh bởi một đầu bếp người Trung Quốc khi tình cờ trộn than, lưu huỳnh và kali nitrat với nhau, những thứ này đều thường có trong nhà bếp thời đó. Hỗn hợp này có thể cháy và khi được nén trong ống tre thì phát nổ.
Một số nguồn tin cũng cho rằng, pháo được một đạo sĩ người Trung Quốc cổ đại tên Lý Điền, ​​sống vào thời nhà Tống (960-1279) phát minh ra vào khoảng 1.000 năm trước. Trong triều đại nhà Tống, người dân địa phương đã lập miếu thờ ông. Hiện nay, người dân Trung Quốc vẫn thắp hương thờ Lý Điền để kỷ niệm sự kiện này vào mỗi ngày 18/4 hàng năm.
đốt pháo hoa, phong tục, ngày tết,
Pháo bông có nguồn gốc từ Trung Hoa cổ đại. (Ảnh: Internet)
Từ xưa đến nay, pháo được cho là có sức mạnh xua đuổi tà ma, chúng sẽ hoảng sợ trước những tiếng pháo nổ lớn. Pháo được sử dụng cho mục đích này tại hầu hết các sự kiện như đám cưới, đám tang, sinh nhật, mừng thọ,… đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán để xua đuổi ma quỷ cho một năm may mắn.
Ngoài ra đốt pháo cũng là một cách dự đoán tương lai. Nhà ai đốt pháo không nổ phải châm lại hai ba lần, hay pháo nổ rời rạc thì năm đó làm ăn không thuận lợi. Đám cưới mà đốt pháo không nổ cũng là một điềm xui.
Trong lễ mừng thọ, mừng thăng quan, mừng sinh con trai, mừng tân gia, người ta đốt pháo khi cử hành lễ gia tiên, và khi có những quan khách sang trọng đến. Trong ngày Tết, người ta đốt pháo lúc giao thừa và sau đó là suốt ba ngày Tết. Khi đến nhà ai chúc Tết, khi vào cổng, khách cũng có thể đốt một phong pháo để chúc mừng.
Người Ý cũng bị mê hoặc với pháo bông kể từ khi nhà thám hiểm Marco Polo mang pháo nổ từ Phương Đông trở về vào năm 1292. Vào thời kì Phục hưng ở châu Âu (1400 -1500), người Ý là những người Châu Âu đầu tiên phát triển, tạo ra thêm nhiều màu sắc cho pháo, cải tiến kĩ thuật bắn pháo, giúp pháo bông phát triển thành pháo hoa.
đốt pháo hoa, phong tục, ngày tết,
Bắn pháo hoa trên sông Themes, London năm 1974. (Ảnh: Internet)
Người Anh cũng bị cuốn hút với pháo hoa. Pháo hoa đã trở nên rất phổ biến ở Vương quốc Anh dưới thời trị vì của Nữ hoàng Elizabeth I. Thậm chí Nữ hoàng yêu thích pháo hoa đến độ đặt cho nó một tước hiệu mới là “Ngọn đuốc của nước Anh”(Fire Master of England).
Hoàng đế James Đệ Nhị cũng tự phong tước vị đó cho mình vì ông rất hài lòng với những tràng pháo hoa trong ngày kỷ niệm lễ đăng quang.
Tổng hợp

tập cận bình

Vì sao ông Tập nhận định cuộc chiến chống tham nhũng đã giành được ‘thế áp đảo’?

Tại một cuộc họp gần đây của giới lãnh đạo hàng đầu trong chính quyền Trung Quốc, ông Tập Cận Bình đã gửi đi tín hiệu mạnh mẽ nhất từ trước đến nay rằng ông đang tiến sát cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân, đối thủ chính trị của ông Tập.
“Cuộc chiến chống tham nhũng đã giành được thế áp đảo”, trích đoạn một tuyên bố được truyền tải qua Tân Hoa Xã về cuộc họp của Bộ chính trị vào hôm 28/12 do ông Tập chủ trì.
Đánh giá này của ông Tập là tuyên bố lạc quan nhất từ trước đến nay. Tại cuộc họp thường niên của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng vào tháng 1/2016, ông Tập mới chỉ nhận định “Cuộc chiến chống tham nhũng đang giành được thế áp đảo”, theo Tân Hoa Xã. Còn trong cuộc họp tương tự trước đó tròn một năm, ông nói rằng công tác chống tham nhũng “chưa đạt được thắng lợi áp đảo”.
Trên bề mặt, chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình dường như là một nỗ lực thuần túy nhằm diệt trừ những sai phạm của các quan chức trong chính quyền, và lật ngược văn hóa tham nhũng ở Trung Quốc. Tuy nhiên chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập luôn có một mục đích cơ bản là diệt trừ phe đối thủ – cựu Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Ông Giang đã cài cắm nhiều nhân vật trung thành vào các chức vụ cao cấp để tiếp tục duy trì vị thế thống trị sau khi chuyển giao chức vụ cho người kế nhiệm Hồ Cẩm Đào. Nhiều quan chức cấp thấp cũng ủng hộ ông Giang vì ông này cho phép họ trở nên giàu có và quyền lực bằng tình trạng tham nhũng và hủ bại.
Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào (trái), và người tiền nhiệm Giang Trạch Dân xem cuộc diễu hành nhân lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh, ngày 01/10/2009. (Xinhua / Yao Dawei)
Ông Tập đã cho thấy rằng chiến dịch chống tham nhũng của ông là nhằm giành lấy quyền lực từ tay ông Giang. Điều này chưa từng được thể hiện trong các tuyên bố chính thức, nhưng lại khá hiển nhiên khi người ta hiểu được ẩn ý của những tuyên bố đó.
Các đồng minh đầy quyền lực của ông Giang đã bị thanh trừng, chẳng hạn Bạc Hy Lai, Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch. Những người này thường xuyên bị ông Tập điểm tên và bêu xấu trong các bài diễn văn chính thức và các bài xã luận trên các báo Đảng. Họ bị miêu tả là những kẻ đầy tham vọng có âm mưu chính trị đã bị khai trừ khỏi Đảng và bỏ tù.
Cựu Bộ trưởng Công an Chu Vĩnh Khang (trái) và ủy viên Bộ Chính trị Bạc Hy Lai là hai trợ thủ đắc lực của ông Giang Trạch Dân trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công (Ảnh: People’s Daily Online)
Giới lãnh đạo các cơ quan chủ chốt của Đảng do phe Giang kiểm soát – như ngành an ninh, tuyên truyền, các văn phòng giám sát Hồng Kông – cũng bị các nhà điều tra chống tham nhũng trừng trị vì thiếu “nhận thức và nhạy bén chính trị”, ám chỉ việc không tuân thủ hoặc không thực thi đúng đắn các mệnh lệnh của ông Tập.
Ba đồng minh của ông Giang trong bảy thành viên của Ban thường vụ Bộ chính trị đã bị cảnh cáo trực tiếp hoặc gián tiếp.
Các cấp dưới của Phó Thủ tướng Trương Cao Lệ, những người đã giành được các vị trí đứng đầu ở Thiên Tân khi ông Trương là lãnh đạo của thành phố này, đã bị điều tra vì tham nhũng, một động thái mà có thể báo trước việc ông Trương cuối cùng cũng sẽ bị điều tra.
Trong lúc đó, một tờ báo thân Bắc Kinh ở Hồng Kông đã cáo buộc trưởng bộ máy lập pháp Trương Đức Giang và trưởng ban tuyên truyền Lưu Vân Sơn về việc mang “tai ương” đến cho Hồng Kông. Tờ báo này khẳng định ông Trương và ông Lưu đã thoát khỏi bị truy cứu trách nhiệm do khách hàng chính trị của họ là ông Giang Trạch Dân.
Bản thân ông Giang dường như cũng bị kiểm soát kể từ tháng 8/2015, khi Nhân dân Nhật báo cho đăng một bài xã luận cảnh báo các quan chức đặc quyền đã về hưu không được tham dự vào chính trị đương thời.
Ông Giang không được nhìn thấy trước công chúng sau cuộc diễu binh lớn vào năm 2015. Ông ta cũng không có mặt trong lễ tang của các quan chức Đảng nổi bật. Đây là một điềm xấu trong chính quyền Trung Quốc, khi mà địa vị và quyền lực thật sự của các quan chức hàng đầu được thể hiện qua các sự kiện trông có vẻ nhỏ nhặt.
Vào tháng 3/2016, ông Trịnh Ân Sủng, luật sư nhân quyền ở Thượng Hải đã kể với Đại Kỷ Nguyên rằng ông Giang và hai con trai đã chịu một số biện pháp quản thúc, trích lời “các nguồn tin cực kỳ đáng tin cậy”. Ông Trịnh cũng kể về hoàn cảnh đã được nới lỏng của mình. Ông là người đã đối đầu với các thành viên đầy quyền lực của phe cánh ông Giang tại Thượng Hải, và hiện đang bị quản thúc tại gia.
Vào tháng 6/2016, Đại Kỷ Nguyên biết được từ một thành viên thuộc nhóm an ninh đặc biệt dành cho các quan chức cấp cao về hưu rằng ông Giang đã bị cảnh sát bán quân sự Trung Quốc ép rời khỏi tư gia vào ngày 10/6, và bị đưa vào một quân khu.
Cựu Phó Chủ tịch Trung Quốc Tăng Khánh Hồng tham dự phiên khai mạc Đại hội Đảng lần thứ 18 được tổ chức tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 18/11/2012 (Ảnh: Feng Li / Getty Images)
Việc ông Giang và khả năng cả trợ thủ quan trọng của ông ta – cựu Phó Chủ tịch nước Tăng Khánh Hồng, đang gặp rắc rối lớn đã được ông Tập Cận Bình gợi ý công khai trong bài phát biểu về “thế áp đảo” của chiến dịch chống tham nhũng tại phiên họp ngày 28/12 của Bộ Chính trị. Tuyên bố này gợi ý một “bước ngoặt lớn trong tình thế”, theo ông Tân Tử Lăng, một quan chức quốc phòng Trung Quốc về hưu có mối liên hệ với các quan chức Trung Quốc hàng đầu có tiếng nói ôn hòa.
“Hiện giờ tất cả các thành viên trong phe cánh của ông Giang và những người vẫn còn hy vọng vào phe này có thể thấy được tình hình một cách rõ ràng và họ sẽ bị sốc lớn”, ông Tân nói tiếp. “Những con chuột sẽ sớm rời khỏi con tàu đắm”.
Ông Tân tin rằng với việc ông Tập nhắc lại nhiều lần về tính kỷ luật của giới lãnh đạo cấp cao, thì “những người có vấn đề và cần loại bỏ sẽ phải ra đi”.
Ông Tân cho biết: “Ông Trương Đức Giang đã tạo ra những vấn đề gay gắt ở Hồng Kông và ông Tăng Khánh Hồng vẫn chống lưng cho ông ta”. Ông Trương, một thành viên Ban Thường vụ Bộ chính trị, “rất có thể bị sẽ hạ đài, đó không phải là điều không thể”.
Larry Ong, Đại Kỷ Nguyên tiếng Anh
Thanh Nguyên tổng hợp
Xem thêm:

Không có nhận xét nào: