Nhiều tỉnh muốn Bí thư, Chủ tịch có cảnh vệ: "Cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn"
Hoàng Đan |
Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Hoàng Đan |
"Tôi nghĩ, đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh còn đi ra mà lúc nào cũng thấy người bảo vệ mình thì có nghĩa không an toàn", Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhấn mạnh.
"Sau sự vụ xảy ra ở một tỉnh năm ngoái, nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh cũng phải nằm trong diện được trang bị cảnh vệ", Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội cho biết khi giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật Cảnh vệ chiều 6/6.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội vào sáng 8/6, đại biểu, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, ông không đồng tình với việc nhiều Bí thư, Chủ tịch tỉnh đề nghị có cảnh vệ.
Bởi, theo ông Cầu, cảnh vệ là biện pháp rất đặc biệt để bảo vệ các yếu nhân và trong dự thảo Luật cảnh vệ cũng quy định có 18 đối tượng, chức danh được cảnh vệ chứ không có nhiều đến thế.
"Tôi nghĩ, đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh còn đi ra mà lúc nào cũng thấy người bảo vệ mình thì có nghĩa không an toàn", ông Cầu nói.
Trước câu hỏi, ví dụ như câu chuyện Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống điểm nóng Đồng Tâm (Mỹ Đức) thì có nên đặt ra câu chuyện cảnh vệ không?, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, đó không phải cảnh vệ mà là bảo vệ.
"Cảnh vệ là bảo vệ yếu nhân, có 18 chức danh thôi còn bảo vệ là bảo vệ tất cả những gì có tình huống đột xuất. Một đồng chí không phải là Bí thư, Chủ tịch mà chỉ là một nhà báo đi xuống khu vực nguy hiểm thì cũng cần phòng ngừa, bảo vệ để anh em tồn tại, tác nghiệp", ông Cầu nêu.
Về ý kiến cho rằng, sau vụ việc xảy ra ở Yên Bái mới có đề xuất Bí thư, Chủ tịch tỉnh cần có cảnh vệ để đảm bảo an toàn, ông Cầu không đồng ý với việc này và nhấn mạnh:
"Tôi cho rằng, cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn cho nên đối tượng cảnh vệ chúng ta như dự thảo Luật vừa rồi là đúng với thực tại còn bây giờ không thể bảo vệ được nhiều như thế vì không có sức lại tốn kém.
Tôi cũng muốn nói thêm, tất cả sự việc vừa qua chỉ là hi hữu thôi, chúng ta lấy một sự việc mà đưa ra tổng thể của quốc gia thì không nên. Quốc hội bàn những vấn đề rất lớn còn ở đâu, nước ta hay nước ngoài cũng có những vấn đề này khác".
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhìn nhận, có lẽ đến một giai đoạn nào đó nên giảm bởi vì xã hội ta càng ngày càng an toàn.
"Thứ hai, đến giai đoạn người ta thấy cảnh vệ chưa chắc hợp lý. Tôi đã rất nhiều lần đi bảo vệ các đối tượng A1 (nguyên thủ quốc gia - PV), có những bác, đồng chí không muốn xuất hiện ồn ào, trống giong, cờ mở mà chỉ cần làm việc hiệu quả, chất lượng.
Còn tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm là dân mình rất tốt, không ai làm gì đâu", ông nêu.
Còn đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, làm lãnh đạo, đặc biệt những lãnh đạo ở địa phương phải là người gần dân nhất, như thế mới được dân yêu quý.
Với kinh nghiệm làm lãnh đạo địa phương của mình (ông Vân nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương - PV), ông khẳng định, với nhân dân thì dù lãnh đạo tốt hay xấu, dân cũng không bao giờ manh động làm hại đến lãnh đạo.
"Vấn đề quan trọng nhất, nếu lãnh đạo được lòng dân thì dân sẽ che chở cho anh. Tôi từng là cán bộ luân chuyển tôi biết, khi mình hết lòng vì dân và chia sẻ với dân thì dân sẽ bảo vệ mình thôi. Dân là người cảnh vệ tốt nhất", ông Vân nhấn mạnh.
theo Trí Thức Trẻ
"Sau sự vụ xảy ra ở một tỉnh năm ngoái, nhiều tỉnh đề nghị Bí thư, Chủ tịch tỉnh cũng phải nằm trong diện được trang bị cảnh vệ", Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Quốc hội cho biết khi giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án luật Cảnh vệ chiều 6/6.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội vào sáng 8/6, đại biểu, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho biết, ông không đồng tình với việc nhiều Bí thư, Chủ tịch tỉnh đề nghị có cảnh vệ.
Bởi, theo ông Cầu, cảnh vệ là biện pháp rất đặc biệt để bảo vệ các yếu nhân và trong dự thảo Luật cảnh vệ cũng quy định có 18 đối tượng, chức danh được cảnh vệ chứ không có nhiều đến thế.
"Tôi nghĩ, đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh còn đi ra mà lúc nào cũng thấy người bảo vệ mình thì có nghĩa không an toàn", ông Cầu nói.
Trước câu hỏi, ví dụ như câu chuyện Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung xuống điểm nóng Đồng Tâm (Mỹ Đức) thì có nên đặt ra câu chuyện cảnh vệ không?, Đại tá Nguyễn Hữu Cầu cho rằng, đó không phải cảnh vệ mà là bảo vệ.
"Cảnh vệ là bảo vệ yếu nhân, có 18 chức danh thôi còn bảo vệ là bảo vệ tất cả những gì có tình huống đột xuất. Một đồng chí không phải là Bí thư, Chủ tịch mà chỉ là một nhà báo đi xuống khu vực nguy hiểm thì cũng cần phòng ngừa, bảo vệ để anh em tồn tại, tác nghiệp", ông Cầu nêu.
Về ý kiến cho rằng, sau vụ việc xảy ra ở Yên Bái mới có đề xuất Bí thư, Chủ tịch tỉnh cần có cảnh vệ để đảm bảo an toàn, ông Cầu không đồng ý với việc này và nhấn mạnh:
"Tôi cho rằng, cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn cho nên đối tượng cảnh vệ chúng ta như dự thảo Luật vừa rồi là đúng với thực tại còn bây giờ không thể bảo vệ được nhiều như thế vì không có sức lại tốn kém.
Tôi cũng muốn nói thêm, tất cả sự việc vừa qua chỉ là hi hữu thôi, chúng ta lấy một sự việc mà đưa ra tổng thể của quốc gia thì không nên. Quốc hội bàn những vấn đề rất lớn còn ở đâu, nước ta hay nước ngoài cũng có những vấn đề này khác".
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhìn nhận, có lẽ đến một giai đoạn nào đó nên giảm bởi vì xã hội ta càng ngày càng an toàn.
"Thứ hai, đến giai đoạn người ta thấy cảnh vệ chưa chắc hợp lý. Tôi đã rất nhiều lần đi bảo vệ các đối tượng A1 (nguyên thủ quốc gia - PV), có những bác, đồng chí không muốn xuất hiện ồn ào, trống giong, cờ mở mà chỉ cần làm việc hiệu quả, chất lượng.
Còn tôi cũng muốn nhấn mạnh thêm là dân mình rất tốt, không ai làm gì đâu", ông nêu.
Còn đại biểu Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội cho rằng, làm lãnh đạo, đặc biệt những lãnh đạo ở địa phương phải là người gần dân nhất, như thế mới được dân yêu quý.
Với kinh nghiệm làm lãnh đạo địa phương của mình (ông Vân nguyên là Phó Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương - PV), ông khẳng định, với nhân dân thì dù lãnh đạo tốt hay xấu, dân cũng không bao giờ manh động làm hại đến lãnh đạo.
"Vấn đề quan trọng nhất, nếu lãnh đạo được lòng dân thì dân sẽ che chở cho anh. Tôi từng là cán bộ luân chuyển tôi biết, khi mình hết lòng vì dân và chia sẻ với dân thì dân sẽ bảo vệ mình thôi. Dân là người cảnh vệ tốt nhất", ông Vân nhấn mạnh.
theo Trí Thức Trẻ
Bàn chông dã man chưa từng thấy khiến giới tài xế lạnh sống lưng
Rải đinh trên quốc lộ vốn không còn xa lạ với nhiều lái xe ở Việt Nam, nhưng bàn chông tự chế nguy hiểm và dã man như thế này tại Tuyên Quang thực sự chưa từng thấy.
Sáng nay, một tài xế có nick Nguyễn Hùng – thành viên Hội lái xe – đã khiến cộng đồng người sử dụng ô tô tại Việt Nam phải dậy sóng khi anh đăng tải những hình ảnh chiếc xe của mình bị rách lốp do cán phải một bàn chông tự chế tại xã Nhữ Khê, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.
Bàn chông tự chế có chiều dài khoảng 40cm, rộng khoảng 20cm, với 5 cây chông thép cao gần một gang tay nhọn hoắt được hàn chắc chắn và gia cố rất công phu. Người lái xe cho biết anh đã không thể phát hiện ra dàn chông này do được ngụy trang dưới lớp rơm phơi trên đường. Hậu quả là hai chiếc lốp xe tải của nạn nhân bị rách.
Trước đó, ngày 16/3, lái xe Nguyễn Văn Mạnh đến từ Hội xe tải Tây Bắc cũng trở thành nạn nhân của một vụ tương tự. Xe của anh bị thủng cả dàn lốp 6 bánh với số lượng lên đến hàng chục chiếc đinh vít khi chẹt phải các miếng xốp nằm trên Quốc lộ 37 hướng từ Bắc Yên đến TP. Sơn La. Các cơ quan chức năng đã vào cuộc điều tra và các thủ phạm khai do mâu thuẫn trong làm ăn nên hãm hại nhau.
Đề nghị các cơ quan chức năng tại Tuyên Quang khẩn trương vào cuộc, điều tra kẻ đã dã tâm thực hiện hành vi trên. Đây chắc chắn là hành vi phá hoại tài sản có chủ ý, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người tham gia giao thông.
AutoExpress.vn - Theo Topcarvn
ĐBQH: "Dân nào làm hại bí thư, chủ tịch mà cần cảnh vệ?"
08/06/2017 - 10:28 (GMT+7)
Không người dân nào lại manh động làm hại đến lãnh đạo như bí thư, chủ tịch tỉnh nên không cần cảnh vệ.
ĐB Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội. |
Đó là vấn đề được ĐBQH đặt ra trước ý kiến của một số địa phương đề nghị đưa cả bí thư, chủ tịch tỉnh vào đối tượng cảnh vệ, là người được áp dụng các biện pháp bảo vệ đặc biệt.
Trước đó, trong phiên thảo luận về Dự án Luật cảnh vệ, khi một số ĐBQH đề nghị quy định thêm đối tượng cảnh vệ, Thượng tướng Võ Trọng Việt, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng-An ninh, đại diện cơ quan thẩm tra cho rằng những đối tượng được quy định trong luật đã là hợp lý, nếu thêm đối tượng này thì cũng cần thêm đối tượng khác, trong khi việc mở rộng đối tượng cảnh vệ sẽ làm phát sinh nhiều vấn đề.
Thượng tướng Võ Trọng Việt cho hay, thậm chí sau sự việc xảy ra ở một tỉnh, nhiều địa phương đề nghị quy định bổ sung bí thư, chủ tịch tỉnh vào đối tượng cảnh vệ.
Tuy nhiên, trao đổi với Báo Giao thông, ĐB Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tài chính- Ngân sách của Quốc hội cho rằng, làm lãnh đạo, đặc biệt những lãnh đạo ở địa phương phải là người gần dân nhất, như thế mới được dân yêu quý.
Với kinh nghiệm làm lãnh đạo địa phương của mình (ông Vân từng là Phó bí thư Tỉnh ủy Hải Dương-PV), ông Vân khẳng định, với nhân dân thì dù lãnh đạo tốt hay xấu, dân cũng không bao giờ manh động làm hại đến lãnh đạo.
Vị ĐBQH này cũng đặt ra một vài tình huống có thể đe doạ, ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của lãnh đạo địa phương. Thứ nhất, các đối tượng tìm cách tiếp cận lãnh đạo địa phương để gây ra những hành vi mất an toàn phần lớn là do thù hằn cá nhân hoặc do bất mãn. Trong trường hợp ấy, lãnh đạo địa phương phải xem những quyết sách trong lãnh đạo, điều hành của mình đã hợp lòng dân chưa, có gây mâu thuẫn không, có tạo ra lợi ích nhóm hay không.
Thứ hai, cũng có thể có tình huống khi một vị lãnh đạo quyết tâm thay đổi nền tảng lãnh đạo, quản lý, điều hành nhưng lại thay đổi theo nghĩa tiêu cực, việc thay đổi ấy không hợp lòng dân, gây thù chuốc oán... Khi ấy, người lãnh đạo thường lo sợ bị tấn công.
Cũng có khả năng người lãnh đạo mạnh dạn thay đổi những tiêu cực đang tồn tại, làm việc với tư duy đổi mới, không để cho lợi ích nhóm tồn tại..., khi ấy, phe tiêu cực cũng có thể tấn công, đe doạ họ.
Khả năng thứ ba ít xảy ra là các lực lượng phản động tìm cách tiếp cận để phá hoại, nhưng với lãnh đạo địa phương, ông Vân vẫn cho rằng không cần thiết có cảnh vệ, vì thế lực thù địch nếu tấn công sẽ tiếp cận nhằm vào các đối tượng lãnh đạo cấp cao như dự thảo Luật Cảnh vệ quy định.
“Vấn đề quan trọng nhất, nếu lãnh đạo được lòng dân thì dân sẽ che chở cho anh. Tôi từng là cán bộ luân chuyển tôi biết, khi mình hết lòng vì dân và chia sẻ với dân thì dân sẽ bảo vệ mình thôi. Dân là người cảnh vệ tốt nhất”, ông Vân nhấn mạnh.
ĐB Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội. |
Đồng tình quan điểm trên, ĐB Lưu Bình Nhưỡng, Ủy viên Thường trực Uỷ ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, bí thư, chủ tịch tỉnh có thể là đối tượng bảo vệ, nhưng bảo vệ và cảnh vệ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu xếp bí thư, chủ tịch tỉnh là đối tượng cảnh vệ thì tức là được xếp ngang hàng với những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước, như vậy không hợp lý.
“Có một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị từng kể câu chuyện mà tôi cứ nhớ mãi, đồng chí ấy nói với các anh em cảnh vệ “các cậu không bảo vệ được tớ đâu, nhân dân mới là người bảo vệ tớ”, ông Nhưỡng chia sẻ.
"Với quy định hiện tại, chúng ta quy định Chủ tịch tỉnh tiếp dân một năm hai lần nhưng lại có người không tiếp dân lần nào, đó là một thực tế đáng buồn và cũng được đưa vào báo cáo của Ủy ban Dân nguyện trình ra trước Quốc hội", ông Nhưỡng cho biết thêm.
Hoài Thu
Nhiều tỉnh đề nghị bí thư, chủ tịch có cảnh vệ, ĐBQH: 'Không ai cần bảo vệ mới là văn minh'
PHẠM THỊNH 08/06/2017 12:03 GMT+7
Sự kiện: Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XIV
(VTC News) - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An cho rằng đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh còn đi ra mà lúc nào cũng thấy người bảo vệ mình thì có nghĩa không an toàn.
Video: Đại biểu Quốc hội nói "Cảnh vệ càng nhiều thì chứng tỏ xã hội bất ổn"
Vừa qua, các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án luật Cảnh vệ, trong đó có nhiều ý kiến tranh luận quanh quy định đối tượng được cảnh vệ (bảo vệ đặc biệt). Ngoài các đối tượng cảnh vệ được quy định như trong dự thảo, nhiều địa phương còn đề nghị đưa chủ tịch và bí thư các tỉnh cũng trở thành đối tượng cảnh vệ.
Trao đổi với phóng viên bên hành lang Quốc hội, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) - Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An chia sẻ không đồng tình với đề xuất này.
- Quan điểm của ông thế nào khi vừa qua, một số bí thư, chủ tịch UBND tỉnh đề nghị có cảnh vệ?
Tôi nghĩ cái đó không đúng, bởi cảnh vệ là biện pháp rất đặc biệt để bảo vệ các yếu nhân. Trong Luật cảnh vệ có 18 đối tượng được cảnh vệ. Tôi nghĩ, đến giai đoạn nào đó, không cần ai bảo vệ mới là văn minh còn đi ra mà lúc nào cũng thấy người bảo vệ mình thì có nghĩa không an toàn.
- Vừa qua, câu chuyện Chủ tịch UBND TP Hà Nội xuống đối thoại với người dân Đồng Tâm thì cần hiểu như thế nào?
Tôi nghĩ đó không phải là cảnh vệ mà là bảo vệ. Cảnh vệ là bảo vệ yếu nhân, có 18 chức danh thôi còn bảo vệ là bảo vệ tất cả những gì có tình huống đột xuất. Một đồng chí không chỉ là chủ tịch, bí thư tỉnh mà một nhà báo đi xuống khu vực nguy hiểm thì cần phải bảo vệ.
Ví dụ như một phóng viên xuống địa bàn nguy hiểm, nếu mình không phòng ngừa, bảo vệ cho anh em thì sao tồn tại để tác nghiệp.
- Từ vụ việc đáng tiếc vừa qua xảy ra ở Yên Bái, nhiều ý kiến cho rằng cần đề xuất cho chủ tịch, bí thư các tỉnh cũng có cảnh vệ, thưa ông?
Tất cả sự việc vừa qua chỉ là hy hữu thôi. Chúng ta lấy một sự việc mà đưa ra tổng thể của quốc gia thì không nên. Quốc hội bàn những vấn đề rất lớn còn ở đâu cũng có những vấn đề này khác.
- Nhiều đối tượng được cảnh vệ thì sẽ gây ra những hệ luỵ gì, thưa ông?
Tôi cho rằng, cảnh vệ càng nhiều thì xã hội càng bất ổn cho nên đối tượng cảnh vệ như trong dự thảo Luật Cảnh vệ cũng đúng với thực tại. Bây giờ còn không thể bảo vệ được nhiều đâu, có sức đâu mà bảo vệ nhiều thế, tốn kém lắm. Tôi nghĩ còn phải giảm thêm.
- Theo ông, phải giảm đối tượng cảnh vệ như thế nào?
Theo tôi, có lẽ đến một giai đoạn nào đó nên giảm đối tượng cảnh vệ bởi vì xã hội mình càng ngày càng an toàn thì nên giảm.
Thứ hai, đến giai đoạn người ta thấy cảnh vệ chưa chắc hợp lý. Tôi đã rất nhiều lần đi bảo vệ các đối tượng A1 (nguyên thủ), có những bác, đồng chí không muốn xuất hiện ồn ào mà muốn về địa phương nhưng không phải trống giong, cờ mở gì hết, chỉ cần làm việc hiệu quả, chất lượng. Còn dân mình rất tốt, không ai làm gì đâu.
Xin cảm ơn ông!
Đại biểu Lê Thanh VânVấn đề quan trọng nhất, nếu lãnh đạo được lòng dân thì dân sẽ che chở cho anh. Tôi từng là cán bộ luân chuyển tôi biết, khi mình hết lòng vì dân và chia sẻ với dân thì dân sẽ bảo vệ mình thôi. Dân là người cảnh vệ tốt nhất
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét