Tôi không hề phủ nhận thành công của Trung Quốc trong quá trình hiện đại hóa và đã nhiều lần khẳng định Trung Quốc là một quốc gia công nghiệp, đang cùng Mỹ đóng vai trò quyết định trong nền kinh tế và công nghệ thế giới. Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của Trung Quốc. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của Trung Quốc, còn châu Âu chỉ có khoảng 30 [1].
“KHI NHÀ VĂN BUỘC PHẢI CẦM BÚT THAY THẾ CHO NHÀ VIẾT SỬ THÌ ĐẤT NƯỚC ĐÓ ĐÃ BẮT ĐẦU ĐIÊU LINH”! (Sử gia Yamamoto Tatsuo Nhật Bản)
Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019
Nguyễn Thọ - Trung Quốc: Chân đất sét, đầu đất hiếm
Khi tôi nói cái lồng Chinanet giam hãm 1,4 tỷ người trong vòng u tối, là bản án tử hình cho mọi sự sáng tạo của con người, có bạn phê tôi là chủ quan, không nhận thức được sức mạnh Trung Hoa.
ĐỐI SÁCH CỦA VIỆT NAM ĐỀ PHÒNG “XÍCH BÍCH ĐẠI CHIẾN” NỔ RA TRÊN BIỂN ĐÔNG?[1]
Phạm Viết Đào.
Thái độ sừng sộ của các tướng lĩnh Bắc Kinh với Việt
Nam trong những ngày gần đây, sát tới cái tháng của cái năm được 2 nước thỏa
thuận là sẽ kỷ niệm 60 năm quan hệ hữu nghị Việt-Trung, do bởi Việt Nam mời
chiến hạm Mỹ ghé chơi cảng Đà Nẵng.
Sự sừng sộ này đã làm cho ý nghĩa của cái lễ này trở
nên khôi hài. Qua thái độ hung hãn của một số tướng lĩnh Bắc Kinh cho thấy: hễ
ai mà đụng chạm tới tham vọng bá quyền nước lớn, cái uy kẻ cả, uy “đại ca” của Trung Quốc thì ngay lập tức:
bộ mặt thật hung đồ của ông bạn vàng Bắc Kinh lộ diện ra ngay…
Cái mặt nạ hữu nghĩ bằng giấy bồi được tô vẽ thêm 16
chữ vàng sẽ rách toác, tơi tả bởi những tiếng gầm thét quen thuộc trên các
phương tiện truyền thông của Trung Quốc. Điều này khác chi tiếng gầm thét của
giống loài vẫn quen tự coi mình là chúa sơn lâm.
Với hành động này của Bắc Kinh, nó đã thúc đẩy thế
cờ chính trị thế giới nhanh chóng phân lộ ra hình thế chân vạc. Ba đỉnh chân
vạc đang gánh đỡ ván cờ chính trị thế giới đó là: Nga - Trung Quốc - Tây Âu,
Nhật và Mỹ…Và với tình thế chân vạc như vậy, Việt Nam muốn sống còn thì chỉ còn
cách ngả dần về phía Mỹ…
60 năm theo lịch can chi của Trung Quốc là 1 hội;
người phương đông vẫn hay nói vận, hội. Vận là 12 năm và hội là 60 năm. Đời
người sau 1 vòng quay 60 năm là một hội. Sau cái hội này thì con người có thể
tiếp tục phát triển chuyển qua một hội mới, hoặc đến đây nguồn năng lượng, khí
số của cá nhân của anh cạn, yểu mệnh nên nhiều người đã chết ở cái tuổi 59 -
61…
THƠ CỤ HỒ CŨNG BỊ " BIÊN TẬP", " KIỂM DUYỆT" ?
Sáng 23/5, thảo luận dự án luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, có hai đại biểu Quốc hội đã viện dẫn hình ảnh và ý thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh để làm cơ sở cho lập luận của mình. Đó là đại biểu Bùi Văn Xuyền – đoàn Đại biểu Quốc hội Thái Bình và đại biểu Dương Trung Quốc, đoàn Đại biểu Quốc hội Đồng Nai.
Ngay sau các phiên thảo luận này, nhiều báo đã trích dẫn lại ý kiến các đại biểu Quốc hội này và đưa các ý đó vào tít bài báo: "Đại biểu Dương Trung Quốc trích dẫn thơ Bác Hồ để 'bảo vệ' rượu, bia" (Báo Thanh Niên), "Không nên đổ lỗi cho các DN sản xuất rượu bia, coi họ như tội đồ" (VOV), "Ngành sản xuất rượu, bia đang bị xem là… tội đồ?" (báo Phụ nữ Việt Nam)
Đại biểu Bùi Văn Xuyền cho rằng, ông có cảm giác như các đại biểu phát biểu coi ngành sản xuất rượu, bia như một tội đồ và như thế ông thấy không công bằng vì ngành sản xuất rượu, bia hàng năm tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm nghìn lao động, hàng chục nghìn tỷ đồng cho ngân sách, đóng góp cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ông Xuyền đã trích dẫn:…" Bác Hồ năm 1960 khi thăm nhà máy bia Trúc Bạch, Bác đã khuyến khích ngành sản xuất…".
Trên thực tế, những năm 60 của thế kỷ trước, Việt Nam không có nhà máy bia Trúc Bạch. Trúc Bạch chỉ là nhãn hiệu bia đầu tiên của Nhà máy Bia – Nước ngọt mà người dân vẫn quen gọi là Nhà máy Bia Hà Nội, trên đường Hoàng Hoa Thám (nay thuộc công ty cổ phần Bia, Rượu và Nước giải khát Hà Nội - Habeco). Trang web của công ty Habeco, phần giới thiệu về lịch sử không thấy nhắc chuyến thăm nào của Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà máy này.
Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông
RFI
Phi đội không quân trên tàu sân bay USS Carl Vinson hoạt động tuần tra trong vùng Biển Đông hôm 14/02/2018.AYEE MACARAIG / AFP
Trên trang mạng asiatimes, ngày 22/05/2019, với bài viết có tựa « Xung đột sẽ xẩy ra ở Biển Đông », Richard Javad Heydarian, nhà phân tích chính trị, ngoại giao khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã khẳng định như trên.
Richard Javad Heydarian, đồng thời là giảng viên khoa học chính trị tại đại học De La Salle và đại học Ateneo de Manila, Philippines. Ông cho rằng vào lúc cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung gia tăng cường độ, một mặt trận thứ hai với nguy cơ xung đột cao giữa hai cường quốc đang dần dần hình thành tại Biển Đông và có thể buộc những quốc gia trong khu vực phải tỏ rõ quan điểm địa chính trị của mình.
Mỹ muốn nhấn chìm Trung Quốc bằng "Đạo luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông"?
RFI
Một hòn đảo không có người ở thuộc quần đảo Trường Sa, Biển Đông. Không ảnh chụp ngày 21/04/2017.REUTERS/Erik De Castro/File Photo
Hoa Kỳ đang dồn Trung Quốc trên mọi mặt. Liên tục gây sức ép trong các cuộc đàm phán thương mại còn chưa ngã ngũ, mạnh tay trừng phạt trong lĩnh vực công nghệ mũi nhọn, Washington, ngày 23/05/2019, muốn gây sức ép tối đa khi thách thức những đòi hỏi chủ quyền lãnh hải của Bắc Kinh với dự luật trừng phạt Biển Đông và biển Hoa Đông 2019.
Ngày 23/05/2019, hai thượng nghị sĩ Marco Rubio và Ben Cardin, đại diện cho 13 thượng nghị sĩ khác, cả Cộng Hòa lẫn Dân Chủ, đã trình một dự luật « nhằm áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa liên quan đến các hoạt động ở Biển Đông và biển Hoa Đông và các mục đích khác ».
Việt Nam sẽ phải trả nợ trên 20.000 tỷ đồng mỗi tháng trong giai đoạn 2019 - 2021
ĐTCK
Các đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều số liệu tính toán khác nhau về số tiền trả nợ trong giai đoạn 2019 - 2021, nhưng đều là những con số lớn, lên tới hơn 20.000 tỷ đồng mỗi tháng.
Đánh giá “Kinh tế, ngân sách 2018 là một bức tranh đẹp, toàn diện”, Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội dẫn báo cáo của Chính phủ và chỉ ra những tồn tại như: Mô hình tăng trưởng chưa thực sự đổi mới, còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào thay vì đổi mới công nghệ. Khu vực nông nghiệp, tăng trưởng còn tiềm ẩn yếu tố thiếu bền vững.
Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019
THÔNG BÁO TẶNG VÀ CHIA SẺ: “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ-VIỆT-TRUNG”
Phạm
Viết Đào.
Sáng nay, 30/5/2019, theo đề nghị của CCB Nguyễn Công
Trung ( TP HCM- Fb Trung Linh Nguyễn), tôi đã trao tận tay nhà thơ Vũ Quần
Phương tập bút ký-tiểu luận điều tra “ VỊ XUYÊN & THẾ SỰ VIỆT-TRUNG”…
Nhà thơ Vũ Quần Phương đã trân trọng cảm ơn…
Nhân dịp này, theo gợi ý của chủ sách, nhà văn Phạm Viết
Đào, CCB Nguyễn Công Trung ( Fb Trung Linh Nguyễn), , có nhã ý tặng “ VỊ XUYÊN
& THẾ SỰ VIỆT-TRUNG” cho một số CCB của chiến trường Vị Xuyên…
Đề nghị các CCB: Nguyễn Lan ( CCB C 20-E 881-F314-Xín Mần
Hà Giang); CCB Nguyễn Khuê ( CCB F 313-Tuyên Quang), CCB Nguyễn Tuấn Anh ( E
247, F 314, Việt Trì, Phú Thọ), Nguyễn Văn Lượng ( Phú Xuyên, Hà Nội, liên lạc
với Phạm Viết Đào để nhận sách qua đường bưu điện)…
FB Trung Linh Nguyen
Nhân dịp này, FB-BLOGGER Phạm Viết Đào rất hân hạnh tiếp
nhận sự chia sẻ, sự hảo tâm của quý vị xa gần có nhã ý tặng “VỊ XUYÊN & THẾ
SỰ VIỆT-TRUNG” cho các CCB từng chiến đấu tại Chiến trường Vị Xuyên-Hà Tuyên…
Địa chỉ liên hệ: Nhà văn Phạm Viết Đào-Email:
Hoanghtham9@gmail.com
Năm 2018, nợ công Việt Nam bằng 58,4% GDP
Trong phiên họp tổ của Quốc hội diễn ra sáng ngày 22/5, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết nợ công vào cuối năm 2018 là 58,4%, rời xa mức trần 65% cuối năm 2015 nhưng Chính phủ chưa vay nợ thêm để đầu tư phát triển vì áp lực trả nợ vẫn còn rất lớn.
Báo cáo đánh giá tình hình nợ công năm 2018 của Bộ Tài chính cho biết tình hình nợ công đã được quản lý, kiểm soát chặt chẽ hơn, các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020.
Chính phủ xin 4.069 tỷ đồng trả nợ cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Số tiền trên được lấy từ nguồn 10.000 tỷ đồng điều chỉnh giảm nguồn vốn các dự án quan trọng quốc gia.
Ngày 29/5, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày trước Quốc hội Tờ trình phân bổ dự phòng chung vốn ngân sách trung ương trong nước còn lại và 10.000 tỷ đồng từ nguồn điều chỉnh giảm nguồn vốn dự kiến bố trí cho các dự án quan trọng quốc gia của Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Nơi an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp là huyệt Đại Cát - Thiên tướng trấn thiên thu
25 Vương Phúc Hải
ANTĐ 16h45 chiều 7-10, sau cuộc họp giữa Trung ương, tỉnh Quảng Bình và đại diện gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, trưởng ban tổ chức lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp và gia đình đã chính thức quyết định địa điểm an táng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại khu vực biển Vũng Chùa - đảo Yến, thuộc xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là địa điểm lúc còn sống Đại tướng đã đồng ý với gia đình để Đại tướng yên nghỉ vĩnh hằng. Gần như ngay lập tức, các đơn vị công binh và nhiều lực lượng khác đã tập trung về Vũng Chùa- Đảo Yến mở đường vào khu vực.
Skip 15 s
Vị thế nơi yên nghỉ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Vị trí Đại tướng yên nghỉ là phía trong đất liền, nhìn ra Đảo Yến
Ông Pompeo gọi Huawei là mối đe dọa chính đối với an ninh Mỹ
Ông Pompeo gọi Huawei là mối đe dọa chính đối với an ninh Mỹ
Moskva (Sputnik) - Huawei và Đảng Cộng sản Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh kinh tế và an ninh quốc gia của Hoa Kỳ, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo tuyên bố trong cuộc phỏng vấn với Fox News.
Theo ông Pompeo, công ty Huawei của Trung Quốc có mối liên hệ sâu sắc với chính phủ Trung Quốc. Ông cũng lưu ý rằng các doanh nghiệp Mỹ không tương tác với chính quyền của đất nước theo cách như vậy.
“Nếu như Đảng Cộng sản muốn có thông tin từ công nghệ mà Huawei sở hữu, thì gần như chắc chắn Huawei sẽ cung cấp cho họ” - Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo nói.
© REUTERS / CHRIS WATTIE
Ông nói thêm rằng chính Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhìn thấy mối đe dọa này.
Ngày 15 tháng 5, Trump đã áp đặt tình trạng khẩn cấp để bảo vệ cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông của Hoa Kỳ khỏi các mối đe dọa từ nước ngoài. Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố vào thời điểm đó sẽ đưa Huawei và các công ty liên quan vào danh sách đen của mình.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị gọi đây là động thái khủng bố kinh tế điển hình của Washington và biểu hiện của áp lực vô lý.
Người Pháp viết gì về bí mật cái chết của 'Hùm thiêng Yên Thế' Đề Thám
Zing
500 hồ sơ về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế lưu giữ tại Pháp hé lộ nhiều điều quanh cái chết của Đề Thám.
Các công trình nghiên cứu sử và sách viết về Hoàng Hoa Thám, cũng như cuộc khởi nghĩa Yên Thế do ông lãnh đạo từ trước đến nay có rất nhiều. Song vẫn còn những điều khác biệt, nhất là về lai lịch, xuất thân và cái chết của Hoàng Hoa Thám.
Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp ở Aix-en-Provence (Pháp) hiện lưu giữ khoảng 500 hồ sơ về Hoàng Hoa Thám và cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Từ nguồn tài liệu này và qua một số tài liệu tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội), những vấn đề nêu trên được làm sáng tỏ hơn.
Lai lịch, xuất thân của Hoàng Hoa Thám
Hồ sơ 36.222, phông Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia Hải ngoại Pháp cho biết: “Theo một số người nói thì ông nội Hoàng Hoa Thám làm Án sát tỉnh Quảng Yên. Cha Hoàng Hoa Thám làm nghề nông ở làng Trũng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang, sau này bị bắt vì có hành động nổi dậy chống Pháp, rồi bị giam và chết trong nhà tù để lại một người con trai đặt tên là Giai Thiêm (hoặc Giang Thiêm) (tức Hoàng Hoa Thám sau này)".
Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019
ĐÀI RFI (PHÁP) ĐƯA TIN: TBT-CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG BỊ ĐẦU ĐỘC CÙNG LOẠI ĐỘC DƯỢC HẠ ĐỘC ÔNG TRẦN ĐẠI QUANG TRONG CHUYẾN CÔNG TÁC KIÊN GIANG, QUÊ CỦA ÔNG NGUYỄN TẤN DŨNG, NƠI CON TRAI ÔNG DŨNG LÀM BT?
Việt Nam rộ tin đồn: Ông Trọng chậm bình phục vì ''trúng độc'' (Phần 1)
Ông Nguyễn Phú Trọng họp với các lãnh đạo cấp cao đảng Cộng Sản Việt Nam, Hà Nội, ngày 14/05/2019.Chụp màn hình: @Soha.vn
Trong dư luận trong nước có nhiều lo ngại về khả năng sức khỏe kém sẽ không cho phép ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục điều hành đất nước, dù chủ tịch nước Việt Nam đã xuất hiện một số lần, trực tiếp điều hành Hội nghị trung ương 10 của đảng Cộng Sản giữa tháng 5/2019, sau thời gian nhiều tuần dưỡng bệnh. Cuộc chiến chống tham nhũng, hay « đốt lò », có nguy cơ đổ bể.
Ngày mai 29/05/2019, theo kế hoạch, lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ phải đọc tờ trình trước Quốc Hội, về việc Việt Nam gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Nhiều người đặt câu hỏi liệu ông Trọng có « tái xuất » ? Và nếu có thì sẽ như thế nào.
Sau đây là một số nhận định của nhà báo Võ Văn Tạo (Nha Trang) về vấn đề sức khỏe của lãnh đạo Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.
- Mời đón đọc : Phỏng vấn nhà báo Võ Văn Tạo về « Hội nghị trung ương 10 »
Thưa nhà báo Võ Văn Tạo, theo những nguồn tin ông có, tình trạng sức khỏe của ông Nguyễn Phú Trọng hiện nay thực chất ra sao ?
Sức khỏe của ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có phần hồi phục, rất là khá so với cách đây hơn một tháng. Nhưng mà chưa thật khỏe. Khả năng làm việc bình thường tôi nghĩ là có thể được. Căn cứ vào cuộc họp Tứ trụ (ngày 15/05) đúng một tháng sau tính từ 14/04, ông bị tai biến nhẹ. Sau đó là cuộc khai mạc, rồi bế mạc của Hội nghị trung ương 10 (từ ngày 14 đến 16/05/2019). Ông ấy đều xuất hiện và đều phát biểu. Tôi thấy rằng cái cách ông ấy phát biểu, cái phong thái và giọng nói của ông ấy thì tương đối được. Dĩ nhiên không khỏe như trước.
TẬP CẬN BÌNH ĐỐI ĐẦU VỚI NHỮNG “ĐẠI KỴ” KHIẾN NAPOLEON BONAPARTE VÀ NIKITA KHRUSHCHEV SUY SỤP…
Phạm Viết Đào.
“Napoleon Bonaparte sinh 15 tháng 8 năm 1769 – 5 tháng 5 năm 1821) là một nhà quân sự và nhà chính trị tiêu biểu của Pháp trong và sau cuộc cách mạng Phápcũng như các cuộc chiến tranh liên quan ở châu Âu.
Napoléon được sinh ra ở Ajaccio thuộc Corse, trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc Genova (Ý). Ông được đào tạo thành một sĩ quan pháo binh ở Pháp. Bonaparte trở nên nổi tiếng dưới thời Đệ Nhất Cộng hòa Pháp khi chỉ huy thành công nhiều chiến dịch chống lại Liên minh thứ nhất và thứ hai chống Pháp. Ông cũng tiến hành cuộc chinh phạtbán đảo Ý.
Năm 1799, ông đã tổ chức một cuộc đảo chính và tự đưa mình trở thành vị Tổng tài thứ nhất; năm năm sau đó (1804)Thượng viện Pháp tuyên xưng ông là Hoàng đế Pháp vào năm …”
( WikiPedia)
Cuộc cách mạng tư sản Pháp nổ ra năm 1789 đã xô đấy xã hội Pháp vào một giai đoạn hỗn mang, bùng nổ. Napoleon nổi lên như một người hùng, nhà quân sự kiệt xuất của nền Đệ nhất Cộng hòa. Napoleon đã dẹp tan các thế lực ( các sứ quân-các nhóm lợi ích của nước Pháp) để thu được quyền lực về mình nhờ thiên tài quân sự, tài dụng pháo binh…
Thế nhưng, khi Napoleon nắm được quyền hành, ông đã không tiếp tục mục tiêu đã được mặc định: xây dựng một nhà nước cộng hòa tại Pháp. Napoleon lại quay sang làm vua, phản bội lại cái lý tưởng, mục tiêu mà nhờ đó mà Napoleon trở thành người hùng.
Do hành động tráo trở này của Napoleon, nhà soạn nhạc thiên tài Đức Ludwig van Beethoven đã tức giận xé bản giao hưởng ông định viết tặng, suy tôn người anh hùng Napoleon; Beethoven đã chỉ để lại tên cho bản giao hưởng số 3 mang tên Anh hùng…
Tham vọng trở thành ông vua của một đế chế, thay cho thủ lĩnh của một nền cộng hòa, mục tiêu ban đầu của cuộc cách mạng 1789 đề ra, tham vọng này đã đẩy Napoleon vào tử địa. Napoleon đã bị liên quân Nga, Anh lần lượt đánh bại và Napoleon đã bị đày ải cho đến chết…
Nikita Khrushchev (sinh 17 tháng 4 năm 1894 – mất 11 tháng 9 năm 1971) là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô.
“Ông là người kế nhiệm Stalin, sau cái chết của Stalin vào năm 1953. Từ năm 1953 đến 1964, ông là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô, đồng thời giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ tướng) từ năm1958 đến 1964. Khrushchyov chịu trách nhiệm cho việc Phi Stalin hóa Liên Xô, ủng hộ chương trình không gian của Liên Xô, chính sách ngoại giao thân thiện hơn với phương Tây và nhiều cải tổ tương đối tự do trong chính sách đối nội.
Năm 1964, (nhân chuyến đi nghỉ nước ngoài), ông bị bỏ phiếu bất tín nhiệm bởi những người đồng chí của mình trong đảng và được thay thế bởi Leonid Brezhnev trong chức vụ tổng bí thư và Aleksey Kosygin lên làm thủ tướng…”
( WikiPedia)
Napoleon chỉ có “giặc ngoài”, còn Khrushchev tiềm ẩn bởi thù trong; Riêng Tập hiện nay, cùng lúc phải đương đầu cả với giặc ngoài lẫn thù trong: đó là các nhóm lợi ích không cũng cánh và dân chúng Trung Hoa chán chế độ CS Trung Hoa thối nát. Người dân hy vọng Tập Cận Bình tấn công vào đám hổ ruồi của chế độ, nhân đó truy diệt tận gốc rễ đẻ ra “hổ ruồi”.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)
-
VỚI LÒNG TIN ĐÓ ÔNG CHO HẠ BÁO ĐỘNG XUỐNG CẤP 2 VÀ THU HỒI BỚT VŨ KHÍ CỦA DÂN QUÂN? Đại tá Quách Hải Lượng tham gia quân đội năm 13 tu...
-
Phạm Chí Dũng - Bắc Kinh muốn gì qua vụ HD-8? Vụ Trung Quốc điều tàu HD-8, được hộ tống bởi hai tàu hải cảnh, bất thần xâm nhập khu vực ...
-
( Tin tức thời sự ) - Lịch sử đã chứng minh rằng, không thể có sự ổn thỏa, hòa bình bền vững nếu chúng ta cứ lựa chọn đứng hẳn về một bên. ...
-
Chỉ là nhân vụ bắt cóc đầu thú, có thuyết âm mưu cho rằng có bàn tay Hoa Nam nhúng vào nhằm chia uyên rẽ thuý. Chợt nhớ chuyện xưa mà khôn...
-
Đăng bởi: Tiểu Nhi on Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018 | 1.12.18