Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

ĐẾN PHÚ QUỐC MỚI HIỂU ĐƯỢC CÂU: “ĐÊM KHUYA EM ĐẮP GIÓ TÂY LẠNH LÙNG”…

Phạm Viết Đào

Dự định trước khi rời Phú Quốc, sáng nay 30/6/2020 mình định tranh thủ tắm thêm một cú…Thế nhưng khi ra bờ biển, trời lất phất mưa và se lạnh như mùa thu Hà Nội; Nếu Hà Nội những cơn gió heo may làm cho không khí Hà Nội trở nên dịu dàng thi vị thì những cơn gió tây thổi từ vịnh Thái Lan vào Phú Quốc, mang theo cái se lạnh của đại dương mênh mông; Một cái se lạnh cuộn trào, rười rượi sức sống.
Dạo bên bờ biển Phú Quốc mình bất chợt nhớ tới một câu ca dao cổ và đến đây mới nghiệm ra nó đích thực được sản sinh từ miền đất miền tây này:
Chàng về để áo lại đây
Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng…
Mình là dân xứ Nghệ, mỗi khi mùa hè đến nghĩ đến gió tây, gió Lào là bạt vía kinh hồn. Mặc dù sinh ra ở miền quê này nhưng giờ này mỗi dịp có việc về quê vào tiết gió Lào mình không trụ nổi quá ba ngày…lại phải tìm cách chuồn đi. Cái gió lào thổi từ miền tây khiến cho khúc ruột miền trung trong đó có xứ Nghệ quặn thắt, héo khô…Còn cơn gió tây của miền tây Nam Bộ, của Phú Quốc thì quả thật nó da diết, xao xuyến, nó làm hứng khởi, phấn chấn lòng người vì nó có hơi thở, sức sống của của cả một vùng vịnh. Người ta nói dân Thái đa tình không biết có phải do cái tố chất của Vịnh Thái Lan hun đúc lên…
Thật tiếc mình là anh nhà văn, không có nhiều áo để mà trang trải cho các nàng miền tây để khi về rồi đêm đêm các nàng khỏi trách móc…vì thiếu cái để đắp do cái lạnh lùng đáng yêu của cơn gió tây thổi từ vịnh Thái Lan; Đó là lại gió nó khiến cho con người chỉ muốn quấn bện vào nhau…
Các bạn muốn thưởng thức xin hãy một lần đến với Phú Quốc để mà chiêm nghiệm, nếm trải cái hương vị quyến rũ tưởng lạnh lùng đầy ma mị của cơn gió tây Nam Bộ…


P.V.Đ.

Hình ảnh mới đập Tam Hiệp Trung Quốc xả lũ

(Khoa học) - Mưa liên tục dẫn tới mực nước dâng cao ở thượng nguồn các con sông buộc nhiều đập thủy điện phải xả lũ, kể cả đập Tam Hiệp.

Bộ Quản lý Khẩn cấp của Trung Quốc cho biết, trận lụt năm nay đã ảnh hưởng đến 26 tỉnh, thành phố. Hiện tại, lưu vực sông Dương Tử đã bước vào mùa lũ chính, đây là "giai đoạn quan trọng" để kiểm soát lũ. Cơ quan này cho biết, trận lũ gây thiệt hại lên tới 25,7 tỷ nhân dân tệ (3,6 tỷ USD).  
Hinh anh moi dap Tam Hiep Trung Quoc xa lu
Một con đường cao tốc đã bị ngập trong nước lũ tại Trung Quốc. Ảnh: Weibo
Ước tính 12,16 triệu người bị ảnh hưởng bởi trận lũ lụt năm nay, ít nhất 82 người chết. Ngoài ra, có 729.000 người phải di dời, hơn 8.000 ngôi nhà bị sập và 97.000 căn khác bị hư hại ở các mức độ khác nhau. Một số khu vực, bao gồm siêu đô thị Trùng Khánh chứng kiến trận lụt tồi tệ nhất trong 2 thập kỷ qua.

MAY MÀ TÔI KHÔNG XIN GẶP NHÀ THƠ TỐ HỮU

Trần Đình Sử

Chủ nhật ngày 28 tháng 6 năm 2020 7:36 AM

Từ nhỏ tôi đã thích thơ Tố Hữu. Thơ ông dễ thuộc, dễ nhớ và khêu gợi lòng người. Các bài như Đi đi em, Lão đầy tớ, Vú em, Tiếng hát sông Hương, Dậy lên thanh niên cứ vương vấn trong đầu. Các tập thơ sau của ông nhiều bài khiến tôi yêu thích. Từ yêu thích, rồi thuộc, rồi nghiên cứu, rồi từ nghiên cứu mà quen biết nhà thơ. Tôi đã có nhiều lần trò chuyện với Tố Hữu, đã mời anh vào nói chuyện với sinh viên khoa Ngữ văn. Nhiều lần nghe nhà thơ tâm sự. Tiếp cận với anh mới thấy tư tưởng anh có những điểm thay đổi nhiều, suy nghĩ nhiều. Mà theo thời gian tôi cũng nhìn rõ hơn những giới hạn rất lớn của thơ anh. Nó trả lời cho câu hỏi vì sao trong Kháng chiến thơ anh được yêu mến phổ biến, mà sau chiến tranh thơ anh có vẻ đang chìm vào quên lãng. Phải chăng đã đến lúc nguyên lí thơ tuyên truyền chỉ nhất thời, còn thơ biểu hiện cá tính thì vĩnh cữu được ứng nghiệm?


Vào khoảng tháng 6 năm 1990, một hôm anh Hoàng Trinh, viện trưởng văn học gọi điện cho tôi bảo: Anh có bận lắm không, anh nghiên cứu thơ Tố Hữu thì anh nên đến chơi với nhà thơ. Nhà anh ấy trước đây luôn đông khách, bây giờ thì vắng lắm. Tôi bảo, vâng, em sẽ đến. Và tôi liên hệ với anh Tiêu, thư kí của nhà thơ. Hôm ấy lần đầu tiên tôi biết ngôi nhà 76 Phan Đình Phùng có lối sỏi và cây táo nổi tiếng. Tôi đến sớm, nhưng đã có khách. Giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đang làm việc với nhà thơ. Nguyên là giáo sư đang đến làm việc hàng tuần để biên soạn một cuốn “Từ điển thơ Tố Hữu”, kiểu như Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh. Một lát thì giáo sư Cẩn ra, ông chỉ vào nhà bảo: Mấy năm trước tôi xin sang bảo vệ luận án tiến sĩ ở Nga đã bị ông ấy giễu: Ôi chao, anh mà cũng thích bằng cấp thế cơ à! Rồi ông cười. Về sau không biết vì sao cuốn từ điển không thành.

Khi tôi vào, nhà thơ tiếp tôi hân hoan, niềm nở như là quen biết đã lâu. Trước tiên tôi biếu nhà thơ cuốn Thi pháp thơ Tố Hữu của tôi với lời đề tặng: Kính tặng nhà thơ Tố Hữu viết năm 1987. Ông cười vui, nói cảm ơn, tôi đã đọc rồi, rồi đặt sách lên bàn, nhưng không nói thêm về cuốn sách. Tôi nghĩ ông đã đọc lâu rồi. Bởi sách in đã lâu mà tôi chưa có dịp tặng ông, vì bận chuyện đi học ở Nga. Thấy tôi nói không phải giọng Huế ông phê bình ngay. Không được bỏ quên tiếng nói nơi chôn nhau cắt rốn nhá. Tôi nói vì sau năm 1945 gia đình ra Quảng Trị, từ đó không có dịp về Huế nữa. Tố Hữu nói hết chuyện này sang chuyện khác, không theo thứ tự nào.

CẦN TRẢ LẠI CHÂN LÝ KHOA HỌC CHO KẾT LUẬN VỀ NGUYÊN NHÂN NGẬP ÚNG CỤC BỘ TP. HỒ CHÍ MINH


Kính gửi:

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc
Ông Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Tp. HCM
Chủ tịch UBND Tp. HCM 
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang
Bộ trưởng Bộ Xây dựng
Bộ trưởng Bộ  Khoa học và Công nghệ
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Bộ trưởng Bộ Tài chính
Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc hội
Văn phòng Chủ tịch nước

(về QUY HOẠCH THỦY LỢI CHỐNG NGẬP ÚNG  KHU VỰC
Tp. HCM LÀ PHẢN KHOA HỌC VÀ RẤT CÓ HẠI CHO ĐẤT NƯỚC)

Tôi tên là Nguyễn Đức Thắng, cán bộ Nhà nước về hưu năm 2008, có quá trình công tác, khởi đầu tại Viện Kỹ thuật quân sự, tiếp đến là Viện Khoa học Việt Nam và cuối cùng là Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt:
  1. “Quy hoạch thủy lợi chống ngập úng khu vực thành phố Hồ Chí Minh” tại Quyết định số 1547/QĐ-TTg ngày 28/10/2008.
  2. Chủ trương xây dựng tuyến đê ngăn biển Vũng Tàu – Gò Công (tỉnh Tiền Giang).
  3. Chủ trương xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé thuộc tỉnh Kiên Giang.

6 hiện tượng dị thường xảy ra trước trận động đất ở Tứ Xuyên

  Thảm họa  54

Vào năm 2008, một trận động đất chấn động thế giới đã xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản. Điều đặc biệt là trước khi trận động đất này diễn ra đã có một loạt các dị tượng xuất hiện khắp nơi ở Trung Quốc.
Trận động đất ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc năm 2008. (Ảnh: NTDTV)
Vào lúc 2 giờ 28 phút chiều ngày 12/5/2008, một trận động đất khủng khiếp đã xảy ra ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc. Tính đến 12 giờ ngày 18/9/2008, trận động đất đã khiến tổng cộng 69.227 người chết, 374.643 người bị thương và 17.923 người mất tích.

Theo dữ liệu từ cục địa chấn Trung Quốc, cường độ sóng bề mặt của trận động đất này đạt mức 8,2 Richter, mô men địa chấn đạt tới 8,3 Richter, và diện tích thiệt hại vượt quá 100.000 km2. 

‘Nhật thực hình khuyên’ là điềm báo cho chuyện lớn sắp xảy ra ở Trung Quốc?

  Tri thức  1,205

Những người yêu thích thiên văn đã có dịp được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn kỳ thú “Nhật thực hình khuyên” diễn ra vào ngày 21/6/2020 vừa qua. Dải hẹp của nhật thực lần này có chiều rộng khoảng 21km, bắt đầu xuất phát từ châu Phi, đi qua Bán đảo Ả-rập, Pakistan, Ấn Độ, miền Nam Trung Quốc, miền Nam Đài Loan, và kết thúc tại Tây Thái Bình Dương. Dựa vào những ghi chép cổ của Trung Quốc thì nhật thực có thể là điềm báo cho một sự biến đổi lớn ở trong nước.
Dựa vào những ghi chép cổ của Trung Quốc, “Nhật thực hình khuyên” – hiện tượng thiên văn kỳ thú diễn ra vào ngày 21/6/2020 có thể là điềm báo cho một sự thay đổi lớn. (Ảnh: The Epoch Times)
Được biết, nhật thực thường diễn ra trên Trái Đất khoảng 2, 3 hoặc 4 lần trong 1 năm. Trong đó, trung bình cứ 2 năm sẽ có một lần nhật thực toàn phần hoặc nhật thực hình khuyên, vậy nên có thể nói đây là một hiện tượng thiên văn không quá hiếm gặp. 

Chuyên gia về đập Tam Hiệp: Ai đã làm ra tấm bia tưởng niệm ngu ngốc này?

  Trung Quốc  2,579

Mưa lớn kéo dài ở miền Nam Trung Quốc, lũ lụt hoành hành khắp nơi, nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp đang trở thành chủ đề bàn tán khắp nơi. Chuyên gia thủy lợi nổi tiếng Vương Duy Lạc đã tức giận lên tiếng, tiết lộ nội tình gây tranh cãi xung quanh việc xây dựng đập Tam Hiệp: “Ai là người cùng với Lý Bằng xây dựng tấm bia tưởng niệm ngu ngốc này?”. 
Mưa lớn kéo dài ở miền Nam, lũ lụt hoành hành trên 24 tỉnh thành của Trung Quốc. (Ảnh: The Epochtimes)
Theo thông tin tổng hợp từ các phương tiện truyền thông, 24 tỉnh của Trung Quốc gần đây đã bị lũ lụt nghiêm trọng. Vào chiều ngày 22/6, CCTV đã đưa ra cảnh báo khẩn cấp trên Weibo: Lưu vực sông Kỳ Giang – Trùng Khánh dự kiến ​​sẽ xuất hiện trận lụt lớn nhất kể từ năm 1940 tới nay trong vòng 8 giờ tới, trước mắt 40.000 người đã phải đi sơ tán

Mở khóa vàng thả giao long: ‘Con rồng’ ở đập Tam Hiệp đang thức giấc?

Tiểu Lý | ĐKN 8 giờ trước 3,737 lượt xem
Ảnh: Sound of Hope.
Những ngày gần đây, từ ngày Hạ Chí, lưu vực sông Dương Tử bắt đầu bước vào mùa mưa. Những cơn mưa dầm liên tục kéo dài đã gần nửa tháng nay tại miền nam Trung Quốc. Lũ lụt và sạt lở đất đã trở thành từ khóa xuất hiện nhiều nhất trong các trang tin tức khiến mọi người không khỏi lo lắng. Mưa to, nước ngập như vậy, liệu đập Tam Hiệp có bị vỡ? 
Người ta đều nói, sông Dương Tử là một con rồng khổng lồ, cũng chính là long mạch của Trung Hoa. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vì thi hành nhiệt thành chính sách “bàn tay sắt”, dùng xe tăng, súng máy trấn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn mà được khen ngợi và trở thành Chủ tịch nước dưới sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình. Sau khi nhậm chức do không lập được công lao và thành tích gì, họ Giang bắt đầu thực hiện “trị thủy”, cũng chính là xử lý sông Dương Tử để lập công, thể hiện năng lực của mình. Do dậy, dù bị hơn 60% số người phản đối, Giang vẫn lên kế hoạch thực hiện xây dựng con đập hại nước hại dân này.

Ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo “đặc biệt nhạy cảm” với đập Tam Hiệp?

Mưa bão liên tục ở Trung Quốc đã khiến hơn 20 tỉnh chìm trong lũ lụt lại làm dấy lên nghi ngờ về việc vỡ đập Tam Hiệp. Trong thời điểm nhiều nhạy cảm này, cựu Thủ tướng Đảng Cộng sản Trung Quốc Trung Quốc (ĐCSTQ) Ôn Gia Bảo, người hiếm khi hỏi han về dự án Tam Hiệp, đã có hoạt động đáng chú ý trong giao lưu với Đại học Lan Châu. Theo đó, ông Ôn Gia Bảo đã viết chữ kỷ niệm tặng và được lãnh đạo nhà trường đến tiếp nhận.
Ngày 27/6 trang tin tức trực tuyến của Đại học Lan Châu đưa tin, theo lời mời của trường, cựu Thủ tướng Ông Gia Bảo đã viết chữ lưu niệm tặng trường: “Đại đạo vô ngần, Tinh thành trí viễn”, hai lãnh đạo nhà trường gồm Hiệu trưởng và Bí thư Đảng ủy đã đến thăm và nhận chữ lưu niệm.
Cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (giữa) với lãnh đạo của Đại học Lan Châu (Nguồn: Trang web Đại học Lan Châu).

Chuyên gia: Vỡ đập Tam Hiệp sẽ gây sóng thần cực lớn, kinh tế Trung Quốc suy sụp

THỜI SỰ QUỐC TẾ Chủ Nhật, 28/06/2020 08:05:00 +07:00 21

(VTC News) - Chuyên gia cho rằng, nếu đập Tam Hiệp vỡ sẽ là thảm hoạ cực lớn, khiến Trung Quốc lâm vào tình trạng thiếu điện, kinh tế suy sụp, đói kém, bệnh dịch sẽ hoành hành.

Mưa lũ liên tục làm mực nước ở hồ thủy điện Tam Hiệp của Trung Quốc vượt mức báo động, khiến nhiều người lo ngại con đập lớn nhất thế giới bị vỡ ngay trong năm nay.
Trả lời VTC News, GS-TSKH Phạm Hoàng Giang, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguyên Phó Chủ tịch Hội đập lớn thế giới, nguyên Chủ tịch Hội đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam cho biết, sự cố vỡ đập đã từng xảy ra trên thế giới và nguy cơ từ đập Tam Hiệp là hoàn toàn có thể xảy ra.
Chuyên gia: Vỡ đập Tam Hiệp sẽ gây sóng thần cực lớn, kinh tế Trung Quốc suy sụp - 1
Đập Tam Hiệp xả nước trong mùa mưa lũ. (Ảnh: Shanghaiist)
- Mưa lũ đang hoành hành tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc, có thể gây ra nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp?
Theo tôi được biết, hiện sông Dương Tử (Trường Giang) có lũ lớn, gây ra thiệt hại đối với nhiều thành phố, đe dọa nguy cơ mất an toàn cho một số đập nhỏ ở thượng nguồn của các sông nhánh cũng như phụ lưu sông Dương Tử. Thành phố Trùng Khánh cũng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các trận mưa xối xả trong những ngày qua.

Trung Hiếu - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông

Các trạm E nổi và cố định, một phần trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc, ngoài mặt để giám sát thông tin môi trường nhưng thực chất là để kiểm soát Biển Đông.


Trung Hiếu - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông


Trung Quốc đã triển khai mạng lưới cảm biến và khả năng liên lạc giữa đảo Hải Nam và quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2020

Cố vấn Nhà Trắng: Trung Quốc cử ‘hàng trăm ngàn’ công dân ra nước ngoài để truyền bệnh COVID-19

Minh Hòa | ĐKN 22/06/2020 26,282 lượt xem
Tiến sĩ Peter Navarro, Giám đốc Văn phòng Chính sách Thương mại và Sản xuất của Nhà Trắng (ảnh: U.S. Mission Photo/Eric Bridiers/Flickr: https://www.flickr.com/photos/us-mission/48797574866).
Cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro hôm Chủ nhật (21/6) bình luận rằng chính quyền Trung Quốc đã “tạo ra” dịch bệnh COVID-19 và cử “hàng trăm ngàn” công dân Trung Quốc ra nước ngoài để lây lan virus ra toàn thế giới.
Tiến sỹ Navarro, người nổi tiếng với lập trường cứng rắn với Trung Quốc, đưa ra những cáo buộc này trong một cuộc phỏng vấn với đài CNN vào sáng Chủ nhật, giờ địa phương.

Mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, vượt quá giới hạn kiểm soát lũ 2 mét

Vũ Dương | ĐKN 21 giờ trước 69,121 lượt xem
Đập Tam Hiệp, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc (ảnh: wikimedia).
Trung Quốc gần đây mưa bão không ngừng, 24 tỉnh thành bị lũ lụt tàn phá nặng nề, những lời cảnh báo về nguy cơ vỡ đập Tam Hiệp lần nữa được lan truyền rộng rãi. Ngày 21/6, đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) cũng đã thừa nhận rằng, mực nước đập Tam Hiệp tiếp tục dâng cao, hiện đã vượt quá giới hạn phòng lũ.

Sự thật về Giang Trạch Dân (P.1): Lai lịch của kẻ vô đạo

  Giang Trạch Dân  1,187

Giang Trạch Dân, giới tính nam, năm nay (2012) đã ngoài 80, người thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc. Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nổ súng đàn áp phong trào sinh viên ở Bắc Kinh vào ngày 04/06/1989, Giang Trạch Dân được bổ nhiệm làm Tổng Bí thư Trung ương Trung Cộng và trở thành người hưởng lợi chính trị nhiều nhất sau vụ thảm sát. Sau đó, ông ta giữ thêm chức vụ Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Cộng. Từ năm 2005, ông ta buộc phải hạ đài, lui về hậu trường.
Giang Trạch Dân – người hưởng lợi chính trị nhiều nhất sau vụ nổ súng đàn áp phong trào sinh viên ở Thiên An Môn, Bắc Kinh ngày 04/06/1989. (Ảnh qua Pinterest)
Bất cứ ai từng giao tiếp với Giang Trạch Dân đều biết rất rõ một số đặc điểm tính cách cực kỳ thấp hèn của ông ta, chúng vừa mâu thuẫn lại vừa bổ sung cho nhau làm lộ rõ ra con người Giang Trạch Dân:
  1. Tham lam: Dục vọng luôn bành trướng, không gì có thể lấp đầy lòng tham của ông ta. “Im lặng phát tài lớn” là khẩu hiệu nổi tiếng của ông ta về phương diện tiền bạc và quyền lực
  2. Bất tài: Dốt đặc cán mai về việc điều hành đất nước, năng lực làm chính sự còn không bằng trưởng ban của một đơn vị nhỏ ở địa phương.
  3. Tật đố: Đầu óc cực kỳ nhỏ, mà tính tật đố cực kỳ to. Tính đố kị khiến ông ta không thể chịu đựng được bất cứ điều gì, lo lắng sốt ruột một cách thái quá để rồi thường làm ra những việc điên rồ. Tóm lại ông ta là kẻ tiểu nhân luôn muốn trị người khác, là kẻ a dua nịnh hót, gió chiều nào theo chiều đó, luôn dùng thủ đoạn để đạt được mục đích cho bằng được.
  4. Điên cuồng: Trong những lần ‘diễn xuất chính trị’, ông ta chẳng ngại ngần mà vui vẻ hát hò. Khi ông ta mất lý trí thì chẳng khác gì ma quỷ
  5. Nhát gan: Lá gan rất bé, luôn sợ bị thanh toán trả thù, bao nhiêu năm vẫn ôm cứng chức vụ không dám hạ đài, đến nay vẫn không dám buông bỏ quyền lực.

Trước khi “thiêu sống” người bệnh trong đại dịch Vũ Hán, quan chức Trung Quốc từng thiêu sống tù nhân

  Trung Quốc  5,042

Vào thời điểm dịch bệnh bùng phát mạnh tại Vũ Hán, nhà hỏa táng và bệnh viện đều quá tải, có người từng kể lại câu chuyện rằng nhân viên lò hỏa thiêu buộc phải thiêu người còn sống thoi thóp và nghe rõ cả tiếng hét của họ. Nhiều người nghi ngại về tính xác thực của nó. Nhưng nếu được nghe lời kể từ chính người thân của một nạn nhân bị thiêu sống, bạn sẽ hiểu rằng ở Trung Quốc, những chuyện vốn không tưởng đều có thể xảy ra.
Các nhân viên y tế được gọi tới để đưa xác một người đàn ông chết trên đường phố Vũ Hán. (Ảnh: AFP)
Đây là một câu chuyện có thật được kể lại bằng nước mắt của người trong cuộc, câu chuyện khiến người nghe cũng phải kinh hãi, nó hé lộ nhiều hơn những góc khuất mà rất nhiều người chúng ta chưa biết.

5 nghi vấn xung quanh nguồn gốc của đợt bùng phát dịch thứ 2 ở Bắc Kinh

  Trung Quốc  202

Có 40 mẫu môi trường được thu thập từ chợ Tân Phát Địa ở Bắc Kinh cho kết quả dương tính, nhưng phía chính quyền chỉ công bố một mẫu duy nhất từ thớt thái cá hồi. Người ta nghi ngờ rằng, chính quyền cố tình chỉ công bố một mẫu từ thớt thái cá hồi là có ý muốn đổ nguồn gốc của virus cho nước ngoài.
Một cuộc họp báo được tổ chức bởi Văn phòng Thông tin của Thành phố Bắc Kinh về công tác phòng chống dịch bệnh coronavirus tại thủ đô Bắc Kinh, ngày 10/2/2020. (Ảnh: Getty Images)
Trong “tình thế tuyệt vời” khi không có ca bệnh mới nào trong hơn 50 ngày qua, dịch bệnh tại Bắc Kinh bất ngờ quay trở lại.

Bắc Kinh vắng vẻ như “thành phố chết” sau khi dịch bệnh bùng phát trở lại

  Trung Quốc  401

Tình hình dịch bệnh ở Bắc Kinh hiện đang rất khốc liệt, số người nhiễm bệnh tăng lên hàng ngày, bắt đầu xuất hiện cảnh tượng khủng khiếp giống như khi phong tỏa Vũ Hán. Quảng trường Thiên An Môn, ga đường sắt Bắc Kinh, phố Vương Phủ Tỉnh vắng vẻ, giống như một thành phố chết.
Ga tàu điện ngầm Bắc Kinh vắng tanh, tình cảnh Bắc Kinh hiện đang rất giống với tình cảnh của Vũ Hán khi bị phong thành. (Ảnh: NTDVN)
Vài ngày trước, một số cư dân mạng đã đăng một video lên Twitter, hình ảnh cho thấy quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh vắng tanh, phố Vương Phủ Tỉnh nhộn nhịp ngày xưa giờ đây cũng trống vắng, không thấy bóng người nào; trong tàu điện ngầm lạnh lẽo và vắng vẻ, chỉ có nhân viên làm việc đứng một mình ở lối vào.