Trung Quốc đã trúng thầu xây dựng các hòn đảo nhân tạo cho Philippines trên Biển Đông. Điều này dường như mang lại lợi ích trước mắt cho Manila, nhưng ẩn chứa những rủi ro khó lường.
Giới truyền thông Trung Quốc hôm qua đưa tin công ty CCCC Dredging Co thuộc Tập đoàn Xây dựng Viễn thông Trung Quốc đã đạt được một thỏa thuận cải tạo biển với công ty Siêu Hải cảng và Phát triển của Philippines (MHPD – Mega Harbour Port and Development).
Theo thỏa thuận này, CCCC sẽ xây dựng bốn hòn đảo nhân tạo với tổng diện tích 208 ha ở ngoài khơi thành phố Davao, quê hương của Tổng thống Duterte.
Cũng chính doanh nghiệp Trung Quốc này đã xây dựng các hòn đảo nhân tạo của Bắc Kinh ở Biển Đông gây căng thẳng cho khu vực, và khiến Manila lên án mạnh mẽ cùng sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ, theo hãng tin Sputnik.
Công trình dự kiến sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2019 và sẽ được dùng cho các cơ quan nhà nước, các nhà máy công nghiệp, các khu dân cư và bến cảng.
Thỏa thuận giữa CCCC và MHPD là kết quả đầu tiên sau chuyến thăm chính thức của Tổng thống Duterte sang Bắc Kinh vào tuần trước.
Rủi ro khó lường
Dự án xây dựng đảo nhân tạo của Philippines hứa hẹn sẽ tạo công ăn việc làm và kích thích nền kinh tế địa phương. Tuy nhiên, Tổng thống Philippines dường như chưa lường hết những rủi ro mà đối tác mới của ông có thể đem lại.
Trong khi đó, người tiêu dùng và chính phủ nhiều nước trên thế giới ngày càng hoài nghi các sản phẩm do Trung Quốc sản xuất.
Anh Quốc đang lo ngại khả năng họ bị Bắc Kinh theo dõi thông qua loại camera Hikvision, một sản phẩm được bán phổ biến trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Nghị trường Australia thì thấp thỏm lo Bắc Kinh theo dõi lính Úc thông qua loại quân phục được gia công ở Trung Quốc.
Nhiều chuyên gia khuyến cáo không nên dùng các sản phẩm máy tính, điện thoại của Trung Quốc vì chúng có khả năng bị theo dõi thông qua phần mềm gián điệp.
Những lo ngại này không phải vô căn cứ khi Trung Quốc ngày càng tai tiếng với hệ thống tin tặc và gián điệp chuyên tấn công vào các chính phủ, doanh nghiệp trên toàn thế giới để ăn cắp thông tin tình báo và các bí quyết công nghệ.
Trong khi đó, độ tín nhiệm của chính quyền Bắc Kinh gần đây sụt giảm nghiêm trọng khi tội ác mổ cướp nội tạng các tù nhân lương tâm được đưa ra ánh sáng.
Các nhà điều tra quốc tế ước tính có khoảng 1,5 triệu người đã bị chính quyền Trung Quốc mổ cướp nội tạng trong những năm qua, đại đa số là các học viên Pháp Luân Công, một môn khí công phổ biến tại nhiều nước trên thế giới
Giờ đây, Tổng thống Philippines Duterte không ngần ngại cho phép doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng đảo nhân tạo cho mình. Thật khó đoán được Bắc Kinh sẽ làm gì với sản phẩm ‘Made by China’ khổng lồ như vậy. Điều này đặt ra rủi ro lớn cho Philippines, đồng thời báo hiệu tình thế ‘lao đao’ cho khu vực Biển Đông vốn đã nhạy cảm.
Âm mưu chia rẽ?
Trung Quốc đang thực hiện một động thái ngoại giao tinh tế, theo ông Alexei Fenenko, một chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học quốc gia Moscow.
“Tôi nghĩ rằng đây là một nỗ lực để chia rẽ mặt trận thống nhất của Philippines và Việt Nam. Trung Quốc đang đặt cược vào điều này. Bắc Kinh đã thực hiện một động thái chiến thuật khôn ngoan để phá vỡ lập trường thống nhất của Manila và Hà Nội đối với các đảo tranh chấp ở Biển Đông. Mặt khác, Philippines thì đang cằn nhằn về Hoa Kỳ, và Manila cũng muốn chơi quân bài này”, ông Fenenko nói Sputnik Trung Quốc.
Năm sau, Philippines sẽ là chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Với những tuyên bố và hành động nhanh chóng, quyết liệt và độc lập của Tổng thống Philippines Duterte, ASEAN khả năng sẽ có một năm ‘đứng ngồi không yên’ vì vấn đề Biển Đông.
Ít nhất, ASEAN sẽ càng khó tìm được một lập trường chungvề các vấn đề như khai hoang đảo và quân sự hóa Biển Đông, theo ông Ashley Townsend, một nhà nghiên cứu tại Đại học Sydney của Úc.
Ông nói: “Các ý kiến của ông Duterte và không chỉ lời nói của ông, mà cả động thái rất không chắc chắn của ông với Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ khiến các nước ASEAN khác khó đánh giá được Philippines sẽ đi đến đâu dưới thời Duterte, trong khi các nước này vốn đã quen với một phương hướng ổn định hơn nhiều về chính sách đối ngoại trong khu vực”.
Mai Lan
Xem thêm:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét