Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

BT Mai Tiến Dũng, phát ngôn Chính phủ:" Khởi tố hay không ( Cựu BT Vũ Huy Hoàng) , chúng ta cần làm trên cơ sở quy định của điều lệ Đảng, pháp luật"

Đề nghị cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng: Người phát ngôn Chính phủ thông tin mới nhất

(VTC News) - Người phát ngôn Chính phủ cho biết các hình thức xử lý đối với nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cần phải xem xét trên cơ sở quy định của điều lệ Đảng, pháp luật.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra kết luận về sai phạm tại Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, trong đó có trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Kết luận có chỉ ra rất nhiều vi phạm trong quy trình bổ nhiệm và các vấn đề liên quan.

Sorry, no compatible source and playback technology were found for this video. Try using another browser like Chrome or download the latest Adobe Flash Player.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận đó là những sai phạm hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ và cá nhân ông Vũ Huy Hoàng.



Bo truong Mai Tien Dung 1

 Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc


Bình luận về vấn đề này, người phát ngôn của Chính phủ, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết ngày 24/10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương có thông báo về các việc liên quan đến nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, liên quan đến việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
"Có thể nói, đây là vụ việc quan trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chỉ đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc điều tra xác minh làm rõ kết luận sai phạm trong điều động bổ nhiệm cán bộ liên quan đến Bộ Công Thương, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang", người phát ngôn Chính phủ đánh giá.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng việc thông báo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương về nguyên Bộ trưởng, nguyên Bí ban cán sự Đảng Bộ Công Thương là việc làm đáp ứng mong mỏi, yêu cầu của cán bộ Đảng viên phải làm rõ, công khai minh bạch trước dư luận và công chúng.
Ngày 25/10 mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ sai phạm tập thể, cá nhân liên quan đến việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
"Đặt vấn đề khởi tố hay không, chúng ta cần làm trên cơ sở quy định của điều lệ Đảng, pháp luật", ông Mai Tiến Dũng nói.
Video: Đề nghị kỷ luật cảnh cáo nguyên Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng
Người phát ngôn Chính phủ khẳng định, tổ chức, cá nhân nào vi phạm đến đâu thì kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ xử lý theo các quy định.
"Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt nhất, vấn đề chống tham nhũng, lợi ích nhóm, chống các diễn biến, tự diễn biến, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, các cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc quyết liệt công khai xử lý đúng người đúng tội theo quy định pháp. Kết quả đến đâu, các cơ quan sẽ thông báo để các bạn rõ", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng khẳng định.
Minh Đức


Xử lý vụ ông Vũ Huy Hoàng quyết liệt, tấn công lợi ích nhóm

29/10/2016 17:18 GMT+7
TTO - Tôi có thể khẳng định là các cơ quan nhà nước vào cuộc quyết liệt, với tinh thần tấn công vào lợi ích nhóm, vào tiêu cực để xử lý đúng pháp luật.

Xử lý vụ ông Vũ Huy Hoàng quyết liệt, tấn công lợi ích nhóm
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tại họp báo - Ảnh: VIỆT DŨNG
Đó là khẳng định của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng khi phóng viên đề cập vấn đề này tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 29-10.
Tại cuộc họp báo, nhiều vấn đề đang được dư luận quan tâm như trách nhiệm của thủy điện Hố Hô xả lũ gây ngập lụt nhiều tỉnh thành, nhiều doanh nghiệp nợ BHXH hơn 13 nghìn tỉ đồng, vụ bổ nhiệm quá nhiều "sếp" tại Sở Lao động thương binh và xã hội Hải Dương, kiến nghị tạm định chỉ hoạt động của Vinatas liên quan việc công bố chất lượng nước mắm...
Tuổi Trẻ Online lược thuật một số nội dung. 
* Kết luận của Ủy ban Kiểm tra trung ương đã chỉ ra nhiều sai phạm của cựu Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, đề xuất hình thức kỷ luật cảnh cáo ông Vũ Huy Hoàng. Dư luận có nhiều ý kiến cho rằng xử lý như vậy chưa tương xứng với vi phạm?
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng: Về nội dung này Bộ trưởng Trần Tuấn Anh đã có trả lời báo chí, khẳng định là Bộ Công thương sẽ thực hiện nghiêm túc các kết luận của trung ương. Trong quá trình thực hiện, đương nhiên là phải theo các quy định của pháp luật.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Câu hỏi của báo chí là xác đáng. Dư luận quan tâm đến vụ nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng có liên quan đến vụ việc của Trịnh Xuân Thanh. Đây là vụ việc Tổng Bí thư đã chỉ đạo phải làm rõ, sau đó các cơ quan đảng, nhà nước tích cực vào cuộc.
Kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đáp ứng yêu cầu, mong mỏi của cán bộ, đảng viên và nhân dân là phải làm rõ, công khai, minh bạch.
Phó thủ tướng Trương Hòa Bình cũng đã chỉ đạo các cơ quan nhà nước tiếp tục làm rõ trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc điều động, bổ nhiệm, tiếp nhận Trịnh Xuân Thanh.
Thế còn dư luận, báo chí nêu ra câu hỏi là có khởi tố không? Tôi khẳng định là việc xử lý vi phạm, sai phạm đến đâu cần căn cứ vào điều lệ đảng, pháp luật của nhà nước, dựa vào các kết quả xác minh, thu thập. 
Các cơ quan của nhà nước sẽ vào cuộc quyết liệt, xử lý đúng người, đúng vi phạm, sai phạm và kết quả thế nào sẽ thông báo đến các cơ quan báo chí.
Tôi có thể khẳng định là các cơ quan nhà nước vào cuộc quyết liệt, với tinh thần không khoan nhượng với lợi ích nhóm, tiêu cực.  



Bộ trưởng Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi về vụ ông Vũ Huy Hoàng - Thực hiện: Viễn Sự
* Thủy điện Hố Hô xả lũ gây ngập lụt nghiêm trọng vùng hạ lưu, xin cho biết là đến nay Bộ Công thương đã có kết luận về việc kiểm tra Thủy điện Hố Hô xả lũ chưa ?
Thứ trưởng Bộ Công thương Hoàng Quốc Vượng: Từ ngày 13-15 tháng 10 vừa qua các tỉnh bắc Miền Trung có đợt mưa rất lớn, có nơi lượng mưa đến 1.300mm trong hai ngày 13,14 tháng 10.
Mưa lớn gây ra ngập lụt rất lớn trên diện rộng, rất nặng nề. Trong số đó có tỉnh Hà Tĩnh và đặc biệt là huyện Hương Khê nằm ở hạ du nhà máy thủy điện Hố Hô.
Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ có chỉ đạo, Bộ Công thương và các bộ ngành khác đã vào tận nơi để kiểm tra. Chúng tôi đã vào thực địa làm việc với nhà máy, với địa phương, với các gia đình bị thiệt hại.
Theo kết quả kiểm tra, công ty thủy điện Hố Hô có những sai sót nhất định trong việc thực hiện Luật Tài nguyên nước, trong vận hành hồ chứa.
Thứ 2 tuần tới chúng tôi sẽ có báo cáo đầy đủ với Thủ tướng. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày về đánh giá tác động của Thủy điện Hố Hô đối với tình hình ngập lụt xảy ra ở khu vực như thế nào, trách nhiệm các bên liên quan cũng như giải pháp trong thời gian tới ra sao.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh lại quy trình vận hành hồ chứa để phù hợp với địa hình tại địa phương, đặc biệt là khu vực Hương Khê, Hà Tĩnh. Việc tính đến đặc thù địa hình ở đây được cho là sẽ góp phần giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên khu vực này vào mùa mưa lũ.
* Vừa qua báo chí đề cập đến chuyện Sở Lao động, thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương có 44/46 công chức là lãnh đạo, đây có phải là trường hợp bổ nhiệm tràn lan không? Bộ Nội vụ sẽ tiến hành thanh tra vụ việc này như thế nào ?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn: Vừa qua một số cơ quan báo chí đã có phản ánh tình trạng bổ nhiệm người nhà làm lãnh đạo ở một số địa phương, gây bức xúc dư luận.
Về vấn đề này Thủ tướng cũng đã yêu cầu Bộ Nội vụ thanh tra công vụ, làm rõ những vấn đề dư luận nêu. Trên cơ sở đó, nếu phát hiện vi phạm đến đâu thì sẽ xử lý đến đó.
Liên quan đến vụ việc cụ thể ở Sở Lao động, thương binh xã hội tỉnh Hải Dương, Bộ Nội vụ đã khẩn trương chỉ đạo, đã ban hành quyết định thanh tra đột xuất tại cơ quan này, chúng tôi sẽ tiến hành thanh tra ngay.
Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành thanh tra các vụ việc khác xảy ra ở một số bộ, ngành, địa phương khác mà báo chí, dư luận nêu.


Clip Bộ Nội vụ trả lời phóng viên về việc bổ nhiệm cán bộ ở tỉnh Hải Dương tại buổi họp báo chiều 29-10-2016 - Thực hiện: Viễn Sự
Thủ tướng yêu cầu chấm dứt tư tưởng “tháng giêng là tháng ăn chơi”
Tại cuộc họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết trong phiên họp thường kỳ tháng 10 diễn ra ngày 29-10, Chính phủ đã tập trung bàn những giải pháp mạnh nhất, phấn đấu đạt mức cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016.
Về kế hoạch năm 2017, Thủ tướng chỉ đạo chấm dứt tình trạng bị động, phải chuẩn bị tốt nhất cho năm sau cả về kế hoạch, giải pháp, cơ chế, thể chế, chứ không phải ăn tết xong mới triển khai. “Thủ tướng nhấn mạnh không chấp nhận tình trạng, tư tưởng tháng giêng là tháng ăn chơi” – ông Dũng cho biết.
LÊ KIÊN lược gh


Nội dung họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10

(Chinhphu.vn) - Chiều 29/10 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2016 để thông tin về tình hình kinh tế-xã hội và những vấn đề dư luận, báo chí quan tâm.
Các đồng chí lãnh đạo chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2016. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Cùng chủ trì buổi họp báo có Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn, đại diện lãnh đạo các Bộ: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Nội vụ, Tài chính, và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Mở đầu buổi họp báo, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết trong ngày hôm nay (29/10), Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 10, với chủ đề đổi mới là tập trung bàn giải pháp mạnh nhất để thúc đẩy tăng trưởng của 2 tháng cuối năm 2016, trong đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng GDP và chỉ tiêu xuất khẩu – hai chỉ tiêu chưa đạt mục tiêu của nghị quyết Quốc hội đề ra.
Có thể nói phiên họp Chính phủ lần này tập trung đẩy mạnh thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2016 và những vấn đề cơ bản nhất để tạo tiền đề cho năm 2017 với tinh thần thực hiện ngay nhiệm vụ của năm 2017 từ những ngày đầu, tháng đầu của năm 2017.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là phải chấm dứt tình trạng bị động, chuẩn bị tốt cho năm sau cả về kế hoạch, nguồn lực, cơ chế, thể chế, không phải đợi đến ăn Tết xong mới bắt tay vào việc. Như vậy là không để quý I tăng trưởng thấp mà quý I của năm 2017 là tăng trưởng luôn với tinh thần chủ động, tích cực nhất trong điều hành phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Các thành viên Chính phủ thống nhất đánh giá, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong tháng 10 chúng ta chịu ảnh hưởng tiêu cực, nặng nề của đợt bão  lũ tại các tỉnh  miền Trung, với sự chỉ đạo hết sức quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng, sự vào cuộc, quyết tâm của các cấp, các ngành, của người dân và doanh nghiệp, tình hình kinh tế -xã hội trong 10 tháng, đặc biệt là tháng 10, có nhiều chuyển biến tích cực.
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp là 7,2%, thấp hơn so với cùng kỳ 2016 nhưng đây cũng là chỉ tiêu đáng mừng. Nông nghiệp đang có chiều hướng tích cực, nhất là thủy sản tăng 2% so với cùng kỳ, chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng tăng khá tốt. Chỉ tiêu xuất khẩu trong 10 tháng tăng 7,2% (cùng kỳ của năm 2015 tăng 8,8%). Đặc biệt trong 10 tháng, có 91.700 DN thành lập mới, tăng 18,3%, với số vốn đăng ký là 710 nghìn tỷ, tăng 46,5% so với cùng kỳ của 2015. Đáng mừng nữa là có 22.000 DN hoạt động trở lại sau thời gian gặp khó khăn có thể liên quan đến điều kiện kinh doanh, quản trị doanh nghiệp, vốn,  khả năng cạnh tranh, thị trường dịch vụ. Số doanh nghiệp này sẽ tạo ra sản phẩm, của cải vật chất ngay cho xã hội.
Thủ tướng đã ký quyết định vốn đầu tư phát triển trong tháng 10 được 22.400 tỷ, trong đó sử dụng vốn dư của Quốc lộ 1A, vốn dư của trái phiếu Chính phủ cho  dự án Quốc lộ 14 cộng với một số vốn khác trong và ngoài nước. Như vậy, có thêm 22.400 tỷ cho tăng trưởng. Giải ngân vốn ngân sách của 10 tháng đến nay được 62,6% còn giải ngân vốn trái phiếu Chính phủ đạt 46,3%. Tăng trưởng tín dụng 10 tháng được 11,81%. Có thể nói đây là những con số hết sức tốt.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng phát biểu mở đầu buổi họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Đặc biệt, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh được Ngân hàng Thế giới đánh giá rất cao trong việc tăng các bậc của chúng ta. Tính thời điểm đến 1/7 để tính toán cho năm 2017, có thể nói Việt Nam sẽ tăng hạng tới 9 bậc so với 2016, trong đó một số chỉ tiêu rất tốt. Đó là dịch vụ tiếp cận điện năng tăng 5 bậc lên thứ 96 trong bảng xếp hạng, chỉ tiêu bảo vệ nhà đầu tư nhỏ tăng ấn tượng tới 31 bậc lên xếp hạng thứ 87 trên thế giới, chỉ tiêu nộp thuế  tăng 11 bậc lên xếp hạng 167, tiêu chí giao thương quốc tế tăng 15 bậc lên xếp hạng thứ 93. Với 190 nước thì chúng ta đang xếp hạng môi trường kinh doanh trong ASEAN ở bậc 5 sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei.
Về mặt đối ngoại, trong tháng 10, chúng ta đã tổ chức thành công hội nghị CMLV, hội nghị ACMECS và hội nghị WEF-Mekong. Có thể nói, lần đầu tiên chúng ta tổ chức hội nghị quốc tế có sự gặp mặt đông đủ của các cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam, có mặt rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước và nguyên thủ các nước. Hội nghị chúng ta tổ chức được các bạn đánh giá rất cao về lòng nhiệt tình, chu đáo và tổ chức hết sức thành công, hiệu quả.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, trong 10 tháng đầu năm, nền kinh tế nước ta còn khó khăn, thách thức. Đó là nỗ lực để phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 6,3-6,5% của năm 2016 như đã báo cáo tại thời điểm phiên họp báo thường kỳ tháng trước. Như vậy việc đẩy mạnh tăng trưởng là yêu cầu rất quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với nhiều giải pháp, kể cả vấn đề cân đối kinh tế vĩ mô, tăng trưởng chi, tiến độ thu ngân sách, lạm phát ở mức 4% theo nghị quyết của Quốc hội.
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các thành viên Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương phải làm việc với ý chí, quyết tâm cao nhất, tâm huyết, sáng tạo triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp đã đề ra, tháo gỡ khó khăn cho DN và người dân để tập trung thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu. Thủ tướng nhắc nhở chúng ta không thể chấp nhận đầu năm là tháng ăn chơi. Chúng ta phải triển khai ngay, chủ động ngay với tinh thần chủ động nhất về vốn, nguồn lực, kế hoạch, cơ chế, thể chế; không đợi ăn tết xong mới bước vào thực hiện.
Như vậy nhiệm vụ của phiên họp Chính phủ tháng 10 rất quan trọng. Một mặt là rà soát lại toàn bộ chỉ tiêu, mục tiêu của năm 2016 để hoàn thành toàn diện, vượt mức các chỉ tiêu, mục tiêu, trong đó có 2 chỉ tiêu còn tăng trưởng thấp là tăng trưởng GDP và xuất khẩu.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng lưu ý một số giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng cuối năm và tạo tiền đề cho đầu năm 2017. Nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng và xuất khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô. GDP quý IV phải đạt cố gắng cao nhất là từ 7,1-7,3% thì chúng ta mới đạt GDP cả năm là 6,3-6,5%. Tốc độ tăng trưởng rất quan trọng, ảnh hưởng đến nợ công, bội chi.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời câu hỏi của phóng viên. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Về giải pháp cụ thể, Thủ tướng chỉ đạo kiểm soát lạm phát, các bộ không tăng giá bán điện từ nay đến cuối năm, điều hành giá xăng dầu phù hợp, xem xét kỹ việc điều chỉnh giá dịch vụ y tế, triển khai tốt việc đấu thầu thuốc chữa bệnh. Xem xét giảm giá vé BOT ở các tuyến đường thu phí. Các bộ, ngành, địa phương theo dõi sát tình hình giá cả, nhất là các mặt hàng thiết yếu khi triển khai chương trình bình ổn giá dịp Tết.
Về tiền tệ, tín dụng, thực hiện tăng trưởng tín dụng, kế hoạch cả năm là đạt 17-18% nhưng 10 tháng chúng ta mới đạt 11,81%, như vậy tăng trưởng tín dụng của chúng ta chưa đạt mục tiêu. Như vậy cần đẩy nhanh tăng trưởng tín dụng để tăng trưởng tiêu dùng, tăng trưởng sản xuất. Thực hiện các biện pháp có hiệu quả giảm lãi suất, nhất là lãi suất vay. NHNN thực hiện ngay các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng cho doanh nghiệp. Cùng với đó, kiểm soát nợ xấu phát sinh, kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng, bảo đảm an toàn trong toàn hệ thống.
Về đầu tư, Thủ tướng nhắc nhở, phê bình một số bộ, địa phương chậm trễ trong giải ngân vốn, như đã báo cáo phần đầu, vốn ngân sách  nhà nước hiện nay chúng ta mới giải ngân được 62,6%, vốn trái phiếu Chính phủ chúng ta mới giải ngân được 46,3%. Từ nay đến cuối năm còn 2 tháng phải tập trung giải ngân số vốn ngân sách và số vốn trái phiếu Chính phủ cộng với 24.000 tỷ Thủ tướng vừa quyết định phân bổ cho các dự án, đặc biệt là 22 dự án vốn kết dư của Quốc lộ 1 và Quốc lộ 14. Cần kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm, không đổ lỗi cho quy trình thủ tục. Trong 10 tháng, Thủ tướng Chính phủ  yêu cầu Tổ công tác của Chính phủ do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ tiếp tục đôn đốc các địa phương, giao Bộ KH&ĐT là cơ quan chủ trì đôn đốc các địa phương để tháo gỡ khó khăn về thủ tục giải ngân vốn.
Vấn đề tài chính, ngân sách, Thủ tướng yêu cầu triệt để tiết kiệm chi ngân sách, cả chi đầu tư và chi thường xuyên, nhất là chi cho hội họp, tiếp khách, đi công tác, sử dụng xe công. Hiện nay, trích dự phòng 10% và tiết kiệm 10% khi giao dự toán chi đầu tư cho các công trình, dự án của 2017. Về thu, triển khai đồng bộ các biện pháp đôn đốc nợ thuế, chống thất thu ngân sách, đẩy mạnh cải cách hành chính trong vấn đề thu thuế, hoạt động của cơ quan hải quan.
Về xuất khẩu, trong 10 tháng đã tăng 7,2%, Thủ tướng yêu cầu phấn đấu, nỗ lực cả năm tối thiểu phải đạt 8%, với việc đẩy mạnh xúc tiến thương mại, rà soát, tháo gỡ rào cản cho xuất khẩu. Thủ tướng giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ, ngành, nhóm mặt hàng, đặc biệt là nhóm hàng nông sản. Rất mừng so với đầu kỳ chúng ta đang có tăng trưởng dương của nông nghiệp. Quý I chúng ta tăng trưởng âm 1,23%, quý II tăng trưởng âm 0,85%. Quý III chúng ta tăng trưởng dương 0,63% và quý IV chúng ta sẽ tăng trưởng tốt hơn vì hàng nông sản xuất khẩu chúng ta tăng trưởng tốt hơn rất nhiều, kể cả chăn nuôi, chế biến nông sản cũng tốt hơn rất nhiều.
Cùng với những nhiệm vụ trên, phiên họp Chính phủ đã thảo luận về kế hoạch đầu tư công trung hạn đến năm 2020 và kế hoạch đầu tư công năm 2017. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu báo cáo cần giải thích rõ thông tin liên quan đến việc phân bổ ngân sách cho các địa phương.
Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn điều hành buổi họp báo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Tại phiên họp, tôi với tư cách là Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo kết quả kiểm tra việc thực hiện kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương, các tổng công ty nhà nước. Trong tháng 10, Tổ công tác đã kiểm tra Bộ Y tế, TPHCM và 4 cơ quan liên quan đến việc giải ngân chậm trễ nguồn vốn kết dư từ dự án Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14.  Như vậy từ 1/1 đến 26/10/2016, tổng số nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho các bộ, ngành, địa phương là 7.349 nhiệm vụ, đã hoàn thành 4.069 nhiệm vụ, trong đó hoàn thành trong hạn 3.321 nhiệm vụ, hoàn thành quá hạn là 748 nhiệm vụ, chưa hoàn thành 3.280 nhiệm vụ (trong hạn là 3.135 nhiệm vụ, quá hạn 145 nhiệm vụ). Như vậy nhiệm vụ hoàn thành tăng 28,8%, nhiệm vụ chưa hoàn thành, quá hạn giảm chỉ còn 3,56%, tức là đã giảm 14,74% so với cùng kỳ năm 2015.
Hoạt động của Tổ công tác đã tạo hiệu ứng lan tỏa, tạo chuyển biến rõ nét trong các bộ, ngành, địa phương. Các nhiệm vụ được giao đã được các bộ, ngành, địa phương thành lập tổ công tác của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố để trực tiếp giúp Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố kiểm tra, rà soát theo dõi. Đây là sự lan tỏa rất lớn. Để giúp cho Thủ tướng thì ở các bộ, ngành, địa phương cũng trực tiếp giúp cho Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố.
Kết luận phiên họp, đánh giá cao hoạt động của Tổ công tác, Thủ tướng yêu cầu Tổ công tác thời gian tới thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, theo dõi, kiên quyết không để chậm trễ, không để thực hiện kém chất lượng các nhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm với những việc chậm trễ. Có thể quay lại kiểm tra các bộ, ngành, địa phương đã kiểm tra trước đó để xem mức độ hậu kiểm thế nào, đặc biệt liên quan đến thủ tục hành chính, các rào cản liên quan đến tháo gỡ phục vụ cho sản xuất kinh doanh, liên quan đến doanh nghiệp.
Sắp tới, Thủ tướng và các thành viên Chính phủ sẽ trả lời chất vấn và giải trình trước Quốc hội. Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ tập trung, chuẩn bị kỹ công tác này với trách nhiệm cao, với tinh thần cao nhất để Quốc hội và cử tri thấy được quyết tâm, ý chí, tinh thần trách nhiệm và các giải pháp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, và các thành viên Chính phủ. Đặc biệt là sẽ giao cho các Bộ trưởng, Phó Thủ tướng trả lời trực tiếp trước đại biểu Quốc hội và cử tri cả nước.
PV Lan Anh (báo Pháp luật xã hội): Việc Nhà máy thủy điện Hố Hô xả lũ khiến hàng nghìn hộ dân tại huyện Hương Khê, Hà Tĩnh bị ngập lụt nghiêm trọng, đoàn cán bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra và xác định là Nhà máy có những vi phạm nhất định. Tuy nhiên, phía Bộ Công Thương mà trực tiếp là Bộ trưởng Trần Tuấn Anh vừa qua đã xin lùi thời gian báo cáo về việc kiểm tra vi phạm của Nhà máy này. Cho đến nay, Bộ Công Thương đã có thông báo kết luận về việc xả lũ của nhà máy thủy điện này hay chưa?
Thứ hai, về việc Nhà nước thoái vốn tại Habeco, được biết tập đoàn Carlsberg đang nắm giữa 17% cổ phần tại đây và là cổ đông chiến lược của Habeco. Theo thỏa thuận đầu tư chiến lược ký năm 2009, Carlsberg sẽ được ưu tiên mua cổ phần khi Nhà nước thoái vốn và Habeco niêm yết. Đại diện của Carlsberg cho biết đang đàm phán với Bộ Công Thương mua thêm cổ phần để tăng vốn. Xin cho biết đến nay quá trình đàm phán đã hoàn tất chưa và Bộ Công Thương sẽ quyết định cho Carlsberg mua bao nhiêu cổ phần tại Habeco?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Ngày 13-15/10, khu vực các tỉnh bắc miền Trung có đợt mưa lớn, theo các số liệu các trạm thủy văn đo được, trong khu vực các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, trong 2 ngày 13 và 14/10, lượng mưa lớn nhất lên tới 1.300 mm, dao động từ trên 500-1.300 mm. Có thể nói đây là lượng mưa rất lớn ở khu vực miền Trung. Với đặc điểm của khu vực miền Trung là địa hình rất dốc, sông ngắn, chính vì vậy mưa lũ lớn trong thời gian ngắn 2 ngày như thế đã gây ra hiện tượng ngập lụt trên diện tích rất rộng, như chúng ta đã thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng, đặc biệt là tại Quảng Bình. Trong số các diện tích ngập lụt đó có Hà Tĩnh, đặc biệt huyện Hương Khê là huyện nằm ngay hạ du của Nhà máy thủy điện Hố Hô. Ngay sau khi lũ lụt xảy ra, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo, giao cho Bộ Công Thương chủ trì, cùng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào kiểm tra, cùng địa phương xác định rõ xem việc xả lũ của thủy điện Hố Hô có ảnh hưởng đến việc ngập lụt ở khu vực hạ du hay không, đặc biệt là tại khu vực huyện Hương Khê. Chúng tôi đã làm việc tại thực địa, vào kiểm tra nhà máy, làm việc với chính quyền địa phương, trao đổi, hỏi thăm các gia đình chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những trận mưa lũ đó, tổ chức hỗ trợ cho các địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi lũ lụt. 
Theo kết quả kiểm tra, Công ty thủy điện Hố Hô cũng có những sai sót nhất định trong việc chấp hành Luật Tài nguyên nước, quy định vận hành hồ chứa... Theo chỉ đạo của Thủ tướng, chúng tôi đang hoàn tất để thứ Hai này sẽ có báo cáo chính thức, đầy đủ trình Thủ tướng về quá trình diễn ra ngập lụt tại khu vực miền Trung, cũng như việc vận hành hồ chứa thủy điện Hố Hô trong những ngày lũ đó ảnh hưởng tới ngập lụt ở hạ du như thế nào, trách nhiệm của các bên liên quan, các giải pháp trong thời gian tới để khi có hiện tượng mưa lũ xảy ra thì giảm thiểu tối đa hậu quả. Trong các giải pháp thì có giải pháp rà soát lại, nếu cần thiết thì điều chỉnh lại quy trình vận hành hồ chứa cho phù hợp với các điều kiện tự nhiên ở khu vực đó. Đặc biệt khu vực Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh là nơi mà ngoài lưu vực của dòng sông Hố Hô ra thì còn nước về từ hai lưu vực sông khác nữa. Chính vì vậy, đây là đặc thù mà khi xem xét, rà soát lại quy trình vận hành hồ chứa phải tính tới để việc vận hành hồ chứa trong thời gian mưa lũ lớn ảnh hưởng ít nhất tới hạ du.
Thứ Hai này, chúng tôi sẽ có báo cáo sau khi thống nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và chính quyền địa phương, cụ thể là UBND tỉnh Hà Tĩnh và huyện Hương Khê.
Đối với câu hỏi thứ hai, như chúng ta biết, lần trước họp báo, chúng tôi đã cam kết sẽ cố gắng, quyết tâm thực hiện theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cổ phần hóa Sabeco và Habeco. Đối với cổ phần hóa của Habeco, trước đây chúng ta đã cho công ty Carlsberg làm cổ đông chiến lược. Theo quy định hiện nay, khi chúng ta thoái vốn thì có chủ trương ưu tiên cổ đông chiến lược đã tham gia vào quá trình cổ phần hóa trước đây. Việc đàm phán với Carlsberg cũng sẽ diễn ra vào thứ Hai tuần tới. Nên theo chương trình thì hiện chưa có kết quả. Chúng tôi sẽ thông báo về kết quả đàm phán với Carlsberg khi có đầy đủ thông tin.
Phóng viên báo Lao động-Xã hội: Theo báo cáo của Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam, đến hết tháng 9, số nợ bảo hiểm xã hội hơn 13 nghìn tỷ đồng, trong đó có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất kinh doanh có lãi nhưng vẫn cố tình không đóng BHXH gây ảnh hưởng nhiều cho người lao động. Sắp tới BHXH có biện pháp gì để DN phải đóng đúng, đủ số tiền bảo hiểm trên? Từ đầu năm đến nay BHXH đã khởi kiện bao nhiêu DN không đóng BHXH ra tòa?
Phó Tổng Giám đốc BHXHVN Phạm Lương Sơn:  Trước khi trả lời vấn đề khởi kiện, tôi xin cung cấp một số thông tin, 9 tháng đầu năm 2016, số nợ BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp là 13 nghìn tỷ, chiếm 5,8% dư nợ. Nếu so với cùng kỳ năm 2015 (dư nợ trên 6,3%) thì tỉ lệ giảm, toàn ngành Bảo hiểm và các cơ quan chức năng hỗ trợ quyết liệt trong việc thu BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo đảm quyền lợi người lao động tham gia bảo hiểm.
Về vấn đề khởi kiện, theo Luật BHXH được Quốc hội thông qua năm 2014, cơ quan BHXH tăng chức năng thanh tra thu BHXH nhưng giảm chức năng khởi kiện ra tòa án. Từ 1/7, BHXH Việt Nam và BHXH các tỉnh không thực hiện khởi kiện nữa. Ngày 20/9,  BHXH Việt Nam đã ký quy chế phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và triển khai nhiệm vụ này tới Liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố, chuyển giao việc khởi kiện cho các liên đoàn lao động các địa phương.
Nhưng chúng tôi không thực hiện bị động mà chủ động, BHXH các tỉnh, BHXH Việt Nam vẫn làm toàn bộ hồ sơ về nợ, số liệu, các thủ tục BHXH và chuyển sang Tổng Liên đoàn chỉ đạo liên đoàn lao động các tỉnh.
Đến thời điểm hiện nay, ngoài việc khởi kiện cũ đã thu hồi nhiều tiền cho người dân. Chúng tôi đặt mục tiêu, còn 3 tháng cuối năm, sẽ đưa dư nợ BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp còn 3,5%, bằng với dư nợ 2015, bảo đảm quyền lợi người tham gia bảo hiểm.
Chúng tôi đang phối hợp Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức thanh tra thu, hoàn thiện các văn bản quy định triển khai công tác thanh tra thu này. Chúng tôi đã triển khai thí điểm ở 3 địa phương, có tác động tốt. Các doanh nghiệp bị kiểm tra sau khi có kết luận thanh tra thu, thì hầu như đã nộp lại nợ đọng BHXH, BHYT thuộc trách nhiệm của mình.
Phóng viên TTXVN: Vừa qua báo chí có đề cập đến việc Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương có 44/46 vị trí công chức là lãnh đạo, chỉ có 2 chuyên viên. Vậy việc này có phải là bổ nhiệm tràn lan không? Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong việc bổ nhiệm cán bộ ở Hải Dương cũng như một số địa phương trong thời gian qua? Trong hai ngày liên tiếp thứ sáu và thứ bảy tuần trước, Thủ tướng đã chỉ đạo Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra công vụ. Việc này đã được thực hiện như thế nào? Khi có kết quả thanh tra thì Bộ có công bố công khai với báo chí hay không? Trước tình hình bổ nhiệm, đề bạt cán bộ hiện nay, Bộ Nội vụ có kế hoạch mở rộng thanh tra công vụ không?
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn:  Thứ nhất, trong thời gian vừa qua, báo chí đã phản ánh tình trạng một số địa phương có bổ nhiệm người nhà làm lãnh đạo hoặc tiếp nhận công chức tràn lan, bổ nhiệm vượt số lượng quy định, gây bức xúc trong dư luận. Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ đạo giao Bộ Nội vụ tiến hành các hoạt động thanh tra công vụ để xác minh các thông tin mà báo chí và dư luận đã phản ánh. Trên cơ sở đó đánh giá những việc thực hiện bổ nhiệm cán bộ công chức giữ các chức vụ lãnh đạo, quản lý xem có đúng các quy định của pháp luật không. Và trên cơ sở đó, căn cứ vào từng vụ việc một, mức độ, tính chất vi phạm đến đâu thì sẽ kiến nghị với các cơ quan xem xét xử lý đến đó.
Liên quan đến vụ việc mà báo chí nêu về Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương đối với 44/46 trường hợp được bổ nhiệm lãnh đạo, Bộ Nội vụ cũng đã khẩn trương chỉ đạo và ban hành Quyết định số 672 ngày 24/10/2016 về việc tiến hành thanh tra đột xuất việc thực hiện các quy định của pháp luật về tuyển dụng công chức, viên chức, bổ nhiệm công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp phòng, số lượng phó trưởng phòng và việc ký hợp đồng làm công tác chuyên môn tại Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương. Việc thanh tra đột xuất này sẽ tiến hành trong thời kỳ từ ngày 1/1/2014 đến 15/10/2016 và thời hạn thanh tra là 45 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Về trách nhiệm của Bộ Nội vụ, hiện trước mắt Bộ Nội vụ tiến hành thanh tra đối với các vụ việc mà báo chí đã nêu, không chỉ riêng với Sở LĐTB&XH tỉnh Hải Dương mà còn ở một số bộ, ngành và địa phương khác. Bên cạnh đó, để khắc phục những vấn đề mà báo chí và dư luận nêu liên quan đến công tác tổ chức cán bộ, công chức, Bộ Nội vụ đang tiến hành rà soát lại các nghị định của Chính phủ hướng dẫn Luật Cán bộ công chức và Luật Viên chức, trên cơ sở đó có những sửa đổi, bổ sung để bảo đảm quản lý chặt chẽ và nâng cao chất lượng bổ nhiệm, tránh được những vấn đề mà dư luận và báo chí đã phản ánh.
PV Ngọc Trâm (báo Kinh tế đô thị): Xin hỏi đại diện NHNN là mấy hôm nay VTV có đăng thông tin cho vay nóng qua thẻ tín dụng trong đó có nêu NHNN sẽ khó ngăn chặn tình trạng này và dễ gây ra nợ xấu. Vậy NHNN nhìn nhận thế nào về vấn đề này, có cho kiểm tra các hoạt động dịch vụ này tại các ngân hàng thương mại hay không?
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Về những thông tin gần đây báo chí phản ánh về cho vay nóng qua thẻ tín dụng, các hoạt động cấp tín dụng nói chung của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng cũng như hình thức cấp tín dụng cho vayqua thẻ tín dụng NHNN đều đã ban hành đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn việc cho vay này. Và những thông tư hướng dẫn bao gồm tất cả nội dung quan trọng từ điều kiện cho vay, vấn đề hồ sơ, quy trình thủ tục và cả quy định về trách nhiệm thanh tra đối với hoạt động này. Có thể nói rằng các tổ chức tín dụng có rất nhiều hoạt động và cũng có rất nhiều tổ chức tín dụng hoạt động nên trong quá trình theo dõi giám sát, các cơ quan chức năng, đặc biệt là cơ quan thanh tra giám sát, cũng xem xét từng vấn đề. Nếu nội dung nào cần thiết phải đặt kế hoạch thanh tra thì cơ quan thanh tra giám sát sẽ tiến hành. Với những thông tin này chắc chắn các đơn vị chức năng của cơ quan thanh tra giám sát cũng theo dõi tổng hợp để cân nhắc và đề xuất giải pháp, làm sao cho quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ ngân hàng theo mục tiêu đề ra.
PV Kiều Minh (báo Nông thôn ngày nay):  Ủy ban Kiểm tra Trung ương vừa ra kết luận về sai phạm tại Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, trong đó có trách nhiệm của nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng. Kết luận có chỉ ra rất nhiều vi phạm trong quy trình bổ nhiệm và các vấn đề liên quan. Ủy ban Kiểm tra Trung ương có kết luận đó là những sai phạm hết sức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước, của Bộ và cá nhân ông Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, khi đề xuất hình thức kỷ luật với Ban Bí thư thì Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề xuất hình thức cảnh cáo. Hình thức này gây ra dư luận rằng không tương xứng với vi phạm. Xin hỏi quan điểm của Người phát ngôn của Chính phủ về vấn đề này như thế nào? Xin hỏi đồng chí Thứ trưởng Bộ Công Thương, trong quyết định yêu cầu thu hồi các quyết định bổ nhiệm nhân sự sai, trong đó có việc bổ nhiệm ông Vũ Quang Hải là thành viên Hội đồng Quản trị của Sabeco, thì Bộ Công Thương đã và đang tiến hành quyết định thu hồi như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng: Về vụ việc này, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã có trả lời báo chí rồi. Bộ Công Thương sẽ thực hiện nghiêm túc các quyết định của Trung ương liên quan đến vụ việc của đồng chí nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Khi chúng tôi thực hiện các quyết định của Trung ương như thế, đương nhiên là phải theo quy định hiện hành của pháp luật.
PV Bích Diệp (báo Dân trí): Liên quan đến thu hồi các quyết định bổ nhiệm lãnh đạo Sabeco, đây là DN đã cổ phần hóa, có Hội đồng Quản trị được bầu, Đại hội cổ đông thông qua quyết định nhân sự cấp cao. Như vậy, trong việc thực hiện yêu cầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương thì có phải thông qua Đại hội cổ đông của Sabeco trước khi thu hồi các quyết định trước đây không?
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: Ngày 24/10, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương (UBKT) có thông báo về các việc liên quan đến nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng, liên quan đến việc bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
Có thể nói, đây là vụ việc quan trọng , Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã có chỉ đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc điều tra xác minh làm rõ kết luận sai phạm trong điều động bổ nhiệm cán bộ liên quan đến Bộ Công Thương, Trịnh Xuân Thanh, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang. Việc thông báo kết luận của UBKT về nguyên Bộ trưởng, nguyên Bí ban cán sự Đảng Bộ Công Thương là việc làm đáp ứng mong mỏi, yêu cầu của cán bộ Đảng viên phải làm rõ, công khai minh bạch trước dư luận và công chúng.
Ngày 25/10 mới đây, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình cũng đã tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng tiếp tục làm rõ sai phạm tập thể, cá nhân liên quan đến việc tiếp nhận, điều động, bổ nhiệm Trịnh Xuân Thanh.
Đặt vấn đề khởi tố hay không, chúng ta cần làm trên cơ sở quy định của điều lệ Đảng, pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nào vi phạm đến đâu thì kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước sẽ xử lý theo các quy định. Với tinh thần chỉ đạo quyết liệt nhất, vấn đề chống tham nhũng, lợi ích nhóm, chống các diễn biến, tự diễn biến, theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương 4, các cơ quan hành pháp, tư pháp vào cuộc quyết liệt công khai xử lý đúng người đúng tội theo quy định pháp. Kết quả đến đâu, các cơ quan sẽ thông báo để các bạn rõ.
PV Phạm Oanh (báo Đầu tư):  Xin được hỏi về vốn cho nền kinh tế, định hướng mới trong việc thúc đẩy thị trường vốn phát triển có điểm gì mới hơn so với Chiến lược phát triển thị trường vốn mà Chính phủ đã đề ra trong năm 2012 hay không?
Gần đây liên quan đến nợ xấu Ngân hàng, nhiều ý kiến của các chuyên gia đầu ngành đưa ra 2 vấn đề, một là chứng khoán hóa các khoản nợ hoặc là chuyển hóa thành cổ phần hoặc chuyển nợ xấu ngân hàng thành trái phiếu Chính phủ. Xin được hỏi quan điểm của NHNN thế nào về đề xuất chuyển nợ xấu thành TPCP? Với tư cách là một công dân, tôi thấy vấn đề này rất dễ gây hiểu nhầm trong dư luận và cũng dễ gây bức xúc cho người dân.
Thứ trưởng Bộ Tài Chính Vũ Thị Mai: Về diễn biến thị trường vốn cho đến nay, tính đến 19/10/2016, chỉ chố VNIndex đã đạt 688,9 điểm, tăng 1,6% so với cuối tháng trước, tăng 19% so với cuối năm 2015. Chỉ số HNXindex đóng cửa ở mức 85,5 điểm và tăng 0,6% so với cuối tháng trước và tăng 7% so với cuối năm 2015. Mức vốn hóa của thị trường đạt 1.687.000 tỷ, tăng 24% so với cuối năm 2015, tương đương 40% GDP. Phải nói đây là những kết quả hết sức tích cực trên thị trường chứng khoán.
Về giá trị giao dịch, quy mô giao dịch bình quân của phiên đã đạt 8.500 tỷ, tăng 4% so với tháng trước, trong đó giao dịch TPCP là 5.400 tỷ, tăng 14%. Giao dịch cổ phiếu chứng chỉ quỹ đạt 3.080 tỷ/phiên. Đây là tình hình của thị trường.
Để thúc đẩy thị trường vốn tiếp tục phát triển và phát triển mạnh thì các giải pháp là: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và nâng cao năng lực quản lý và giám sát thị trường; tăng cung hàng hóa cho thị trường và cải thiện chất lượng nguồn cung. Về cụ thể thì gồm các giải pháp: Nâng cao chuẩn mực về kế toán và báo cáo tài chính, công bố thông tin và quản trị thông tin theo thông lệ quốc tế, đa dạng phương thức chào bán chứng khoán, đổi mới phương thức định giá và gắn cổ phần hóa DNNN với niêm yết trên thị trường chứng khoán. Đây cũng là giải pháp ta đang tích cực triển khai và thực hiện đề án Tái cơ cấu nền kinh tế trong đó có đề án tái cơ cấu DNNN gắn bó mật thiết với giải pháp này để thúc đẩy cổ phần hóa DNNN và thông qua thị trường chứng khoán.
Đồng thời, đa dạng hóa các sản phẩm chứng khoán, phát triển thị trường chứng khoán phái sinh. Hiện, các văn bản về chứng khoán phái sinh đã được ban hành và Bộ Tài chính đã chỉ đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chuẩn bị tích cực về cơ sở hạ tầng, hệ thống CNTT để đưa thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động trong năm 2017. Tiếp tục hoàn thiện và phát triển thị trường trái phiếu, đa dạng hóa cơ sở nhà đầu tư, cải thiện chất lượng đầu tư nhằm hướng tới cầu đầu tư bền vững. Đồng thời là giải pháp nâng cao năng lực trong hệ thống các tổ chức trung gian. Giải pháp tái cấu trúc tổ chức thị trường, tức là tổ chức lại 2 Sở Giao dịch chứng khoán hiện nay, hoàn thiện mô hình tổ chức đồng thời căn cứ theo thông lệ quốc tế, triển khai hạ tầng CNTT đồng bộ, hiện đại tại Sở Giao dịch chứng khoán cũng như tại trung tâm lưu ký để phục vụ cũng như quản lý các nhà đầu tư, các công ty chứng khoán; hiện đại hóa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước để tăng cường chức năng quản lý Nhà nước. Đồng thời tăng cường chức năng quản lý giám sát và cưỡng chế thực thi. Đây là những giải pháp rất cơ bản để phát triển thị trường vốn của Việt Nam.
Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng: Liên quan đến xử lý nợ xấu, trong giai đoạn vừa qua NHNN đã thực hiện nhiều giải pháp để xử lý nợ xấu theo đúng chủ trương, định hướng, các đề án về tái cơ cấu các tổ chức tín dụng cũng như đề án về xử lý nợ xấu. Hiện NHNN đang thực hiện việc xây dựng và hoàn thiện đề án Tái cơ cấu tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020. Đề án này sẽ được xây dựng trên cơ sở tổ chức đánh giá những kết quả trong giai đoạn vừa qua. Tất cả những giải pháp để tháo gỡ những vướng mắc khó khăn và đề xuất những giải pháp mới để xử lý triệt đêt nợ xấu sẽ là những nội dung chúng tôi đang tích cực bàn trong nội bộ cũng như sẽ phối hợp với các bộ, ban, ngành để đưa ra giải pháp phù hợp. Còn những giải pháp phóng viên có đề cập chúng tôi sẽ cân nhắc kĩ lưỡng những mặt thuận lợi và không thuận lợi khi thực hiện bất kì giải pháp nào. Chắc chắn khi Đề án được ban hành sẽ có thông tin cho phóng viên.

Nhóm PV

Người Phát ngôn Chính phủ trả lời một số vấn đề báo chí và dư luận quan tâm

(Chinhphu.vn) – Cổng TTĐT Chính phủ trân trọng giới thiệu nội dung trả lời của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng đối với một số vấn đề báo chí và dư luận quan tâm.
1. Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam gửi tới Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, trong đó có đề nghị Chính phủ giải quyết nhiều việc, xin Người phát ngôn Chính phủ cho biết Chính phủ sẽ giải quyết như thế nào đối với các kiến nghị của cử tri mà Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã nêu?
Trả lời:
Tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIV, Ủy ban Trung ương MTTQVN gửi tới Quốc hội báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân, trong đó có đề nghị Chính phủ giải quyết một số việc. Thủ tướng Chính phủ đã giao các Bộ, ngành chuẩn bị trả lời các nội dung này để trình bày trong các phiên thảo luận về kinh tế xã hội và phiên trả lời chất vấn. Về 5 vấn đề lớn mà Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị, xin thông tin với báo chí như sau:
1. Về đẩy mạnh cải cách hành chính. Việc này Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính giai đoạn II (2016-2020), trong đó cải cách mạnh mẽ, đồng bộ, xóa bỏ mọi rào cản, bảo đảm quyền tự do kinh doanh của người dân, doanh nghiệp; cơ quan hành chính nhà nước, cán bộ, công chức phải hành động quyết liệt, nâng cao ý thức trách nhiệm và tinh thần phục vụ; xác định rõ trách nhiệm của người đứng đầu; lấy sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp làm thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động. Chính phủ đã ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, phấn đấu cải thiện cả về điểm số và vị trí xếp hạng về môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam.
2. Về nâng cao chất lượng, hiệu quả phòng, chống tham nhũng (PCTN), thực hiện nghiêm Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII). Ngay sau khi kết thúc Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII, Chính phủ đã có Báo cáo số 419/BC-CP trình Quốc hội trong đó quán triệt tinh thần, kết quả của Hội nghị Trung ương 4, đánh giá những kết quả đạt được, hạn chế, yếu kém trong công tác PCTN và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể thời gian tới. Chính phủ tiếp tục xác định và chỉ đạo các cấp, các ngành: PCTN là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và là một nhiệm vụ trọng tâm trong chỉ đạo điều hành. Bốn nhóm nhiệm vụ, giải pháp được Hội nghị Trung ương 4 Khóa XII đề ra (về giáo dục chính trị, tư tưởng, phê bình, tự phê bình; hoàn thiện cơ chế, chính sách; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng; phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội) đã được Chính phủ cụ thể hóa trong nội dung chỉ đạo, định hướng công tác PCTN. Hiện nay Chính phủ đang khẩn trương hoàn chỉnh và trình Quốc hội Luật PCTN.
3. Về đề nghị rà soát lại quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, hoạt động của các trung tâm nhiệt điện than trong cả nước, có sự tham gia giám sát và phản biện xã hội. Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 (Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016).
Trong bối cảnh các nguồn thủy điện ở nước ta đã được khai thác tối đa, nhiên liệu khí cho phát điện cũng chỉ ở mức độ nhất định nên nguồn nhiệt điện than được xem xét là giải pháp quan trọng về cung ứng điện của nước ta trong giai đoạn tới. Đồng thời, Chính phủ thực hiện các biện pháp đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo theo Chiến lược đã được phê duyệt. Trong tổ chức thực hiện Quy hoạch, Chính phủ cũng đã yêu cầu thực hiện nhiều giải pháp cụ thể và khuyến khích sử dụng các công nghệ mới ở các nhà máy nhiệt điện than để nâng cao hiệu suất và bảo vệ môi trường, giảm diện tích đất sử dụng cho bãi thải tro xỉ.
Chính phủ tiếp thu ý kiến của MTTQ Việt Nam để chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan thực hiện rà soát quy hoạch và kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, hoạt động của các trung tâm nhiệt điện than trong cả nước, trong đó có sự tham gia giám sát và phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam, Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam để báo cáo Quốc hội trong năm tới. Hôm nay tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2016,
Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Công Thương có giải pháp bảo đảm cung ứng đủ, không để thiếu điện trong những năm tới.
4. Về vấn đề giao thông và ngập úng tại Thành phố Hà Nội và TPHCM. Trong những năm qua, Chính phủ đã rất quan tâm, quyết liệt chỉ đạo, chính quyền các thành phố đã tập trung giải quyết, triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp và đã đạt được một số kết quả quan trọng, góp phần hạn chế ùn tắc giao thông, ngập nước, bước đầu giảm được cả về số điểm, tần suất và thời lượng xảy ra. Tuy nhiên, do thực tế công tác quản lý còn nhiều hạn chế, yếu kém, hạ tầng thiếu đồng bộ, ý thức tự giác chưa cao nên việc giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước tại Hà Nội, TPHCM vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu.
Chính phủ tiếp tục chỉ đạo các bộ, địa phương liên quan nghiên cứu, rà soát quy hoạch, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp: Tăng cường quản lý (quản lý lòng, hè đường, quản lý phương tiện, quản lý chống lấn chiếm các tuyến tiêu thoát nước), quy hoạch các khu đô thị, dân cư, hệ thống tiêu thoát nước phù hợp, hoàn thiện tổ chức bố trí giao thông; đồng thời tiếp tục đầu tư cải tạo, nâng cấp các công trình cơ sở hạ tầng giao thông, hệ thống tiêu thoát nước, kiểm soát triều (cải tạo, bổ sung các hồ điều hòa trong thành phố, nạo vét các tuyến kênh, đầu tư các cống kiểm soát, các trạm bơm tiêu).
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cập nhật, công bố kịch bản biến đổi khí hậu chi tiết làm cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương rà soát quy hoạch, triển khai các biện pháp ứng phó phù hợp. Đồng thời, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng rà soát lại các quy chuẩn, tiêu chuẩn về thoát nước có tính tới tác động của biến đổi khí hậu; rà soát quy hoạch hệ thống tiêu thoát nước, nhất là tại các đô thị, triển khai các giải pháp khắc phục tình trạng ngập úng khi mưa lớn.
Chính phủ chỉ đạo các bộ, địa phương tiếp tục rà soát, cập nhật các quy hoạch trên cơ sở kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo tình hình trong 5, 10, 20 năm tới để có các giải pháp căn cơ, phương án phù hợp, từng bước khắc phục tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước tại các thành phố lớn.
5. Về việc tạo điều kiện để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chương trình giám sát. Tại Hội nghị kiểm điểm việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác của Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Chính phủ đã giao các Bộ, ngành và địa phương phối hợp, thực hiện các yêu cầu trong quá trình triển khai hoạt động giám sát; nghiên cứu tiếp thu trong quá trình chỉ đạo thực hiện đối với các kiến nghị thông qua hoạt động giám sát của MTTQ Việt Nam. Đồng thời, Chính phủ và Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã ký Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020 và Nghị quyết liên tịch phối hợp thực hiện giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2. Vừa qua tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách cho biết Chính phủ đề xuất nâng chỉ tiêu giới hạn nợ Chính phủ/GDP từ mức 50% hiện nay lên mức trần 55%. Tuy nhiên, đa số ý kiến trong cơ quan thẩm tra cho rằng trong bối cảnh ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn, an ninh tài chính quốc gia chưa thực sự vững chắc, cần duy trì ngưỡng an toàn nợ công như giai đoạn 2011-2015 (nợ công so với GDP là 65%, nợ Chính phủ/ GDP là 50%). Đề nghị Người phát ngôn cho biết Chính phủ có giải pháp gì để bảo đảm mục tiêu trên?
Trả lời:
Theo quy định của Luật Quản lý nợ công, Quốc hội quyết định mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công và các chỉ tiêu về an toàn nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm năm. Tại Nghị quyết số 10/2011/QH13 về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015, Quốc hội khóa XIII đã phê chuẩn các chỉ tiêu về nợ đến năm 2015 là nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 50% GDP và nợ nước ngoài của quốc gia không quá 50% GDP.
Ngoài các chỉ tiêu nợ giai đoạn 2011-2015 đã được Quốc hội phê chuẩn tại Nghị quyết nói trên, các chỉ tiêu nợ đến năm 2020 đã được đặt ra tại Chiến lược nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2030 (được phê duyệt tại Quyết định số 958/QĐ-TTg ngày 27/7/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Chiến lược này được xây dựng theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2011-2020, Chiến lược Tài chính đến năm 2020 phù hợp với quy định của Luật Quản lý nợ công và có tham khảo khuyến cáo của các tổ chức tài chính quốc tế. Tại Chiến lược này, Chính phủ đã xác định mục tiêu đến năm 2020 là nợ công không quá 65% GDP, nợ Chính phủ không quá 55% GDP.
Tại Báo cáo số 464/BC-CP ngày 19/10/2016 về mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công giai đoạn 2016-2020, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội nợ Chính phủ năm 2015 đã ở mức 50,3% GDP và dự kiến ở mức trên 53% GDP trong các năm 2016-2019. Đây là một thực tế do huy động của Chính phủ phải bảo đảm bù đắp bội chi và cho đầu tư phát triển theo các báo cáo kế hoạch tài chính 5 năm và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Để bảo đảm đáp ứng nhu cầu vốn cho bội chi và cho đầu tư phát triển nhằm đạt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2016-2020, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chỉ tiêu nợ Chính phủ giai đoạn 2016-2020 không quá 55% GDP. Việc xác định chỉ tiêu nợ Chính phủ không quá 55% GDP cũng hợp lý giữa các cấu phần nợ công theo hướng giảm nghĩa vụ nợ dự phòng từ bảo lãnh Chính phủ đồng thời kiểm soát mức dư nợ chính quyền địa phương.
Cũng tại Báo cáo đang trình Quốc hội, Chính phủ đã xây dựng các giải pháp nhằm mục tiêu kiểm soát các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép, trong đó có các nhóm giải pháp như sau:
- Kiểm soát tốc độ gia tăng nợ công thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỉ lệ trượt giá; kiểm soát chặt chẽ bội chi ngân sách nhà nước; đầu tư của Nhà nước chỉ tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế, có sức lan tỏa lớn.
- Xây dựng, điều hành thực hiện các kế hoạch tài chính ngân sách, kế hoạch vay, trả nợ công giai đoạn 5 năm và hàng năm cần bảo đảm dự phòng cho các rủi ro có thể phát sinh như giá dầu, tỷ giá, các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn, các rủi ro bất khả kháng để bảo đảm các chỉ tiêu nợ trong giới hạn cho phép.
- Cắt giảm mạnh bảo lãnh Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ bội chi và nợ chính quyền địa phương; ưu tiên bố trí nguồn tăng thu, tiết kiệm chi cho chi trả nợ để giảm nợ công, nợ Chính phủ.
- Nâng cao hiệu quả đầu tư công, khuyến khích đầu tư theo các hình thức đối tác công tư; thu hẹp đối tượng sử dụng nợ công, chỉ tập trung vào các công trình, dự án trọng điểm, bảo đảm khả năng trả nợ; gắn trách nhiệm giải trình của các Bộ, ngành, địa phương với việc phân bổ và hiệu quả sử dụng vốn vay.
- Tiếp tục tái cơ cấu nợ công; thúc đẩy phát triển thị trường vốn trong nước, ưu tiên phát triển nhà đầu tư dài hạn và đa dạng hóa công cụ nợ, mở rộng cơ sở nhà đầu tư.
- Tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ, thể chế, chính sách quản lý nợ công, phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; hoàn thiện các công cụ quản lý nợ chủ động.
3. Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS) công bố kết quả kiểm nghiệm mẫu nước mắm lấy trên thị trường cho đánh giá 67% số mẫu nhiễm arsen vượt ngưỡng gây hoang mang dư luận. Nhiều chuyên gia thực phẩm, doanh nghiệp, ý kiến đại biểu Quốc hội không đồng tình và cho rằng kết quả này là thiếu khách quan, không rõ ràng, vội vàng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo làm rõ về việc nước mắm công nghiệp sản xuất từ nhiều loại hóa chất, báo cáo Thủ tướng. Xin cho biết hiện đã có kết luận chính thức về các vấn đề nêu trên chưa? Chất lượng nước mắm trên thị trường hiện nay có bảo đảm an toàn hay không?
Trả lời:
Về một số thông tin báo chí phản ánh liên quan đến chất lượng nước mắm, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Y tế chủ trì phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương làm rõ nội dung báo phản ánh, thông tin kịp thời cho người dân, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 22/10/2016.
Ngày 22/10, Bộ Y tế đã có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ (số 172/BC-BYT) và cũng đã có thông tin đến nhân dân qua các phương tiện thông tin đại chúng về kết quả kiểm tra nước mắm. Theo báo cáo, Bộ Y tế đã thành lập đoàn công tác liên ngành bao gồm đại diện các Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương và các cơ quan liên quan. Qua kiểm tra 247 mẫu nước mắm được thu thập ngẫu nhiên của 82 cơ sở sản xuất khác nhau tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam và trên thị trường, trong đó bao gồm cả nước mắm sản xuất theo phương pháp công nghiệp, phương pháp truyền thống và kiểm nghiệm tại 4 Viện kiểm nghiệm an toàn thực phẩm đầu ngành của Bộ Y tế là: Viện Dinh dưỡng, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, Viện Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh và Viện Pasteur Nha Trang, Bộ Y tế đã có kết luận chính thức:
- 100% mẫu nước mắm được kiểm nghiệm đều không phát hiện arsen vô cơ (thạch tín), vì vậy không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Qua kiểm nghiệm cũng không thấy nước mắm bị nhiễm các kim loại nặng khác như chì, cardimium, thủy ngân. Không phát hiện mẫu nước mắm nào được sản xuất từ nước và hóa chất.
- Các cơ sở sản xuất nước mắm được kiểm tra dù sản xuất theo phương pháp nào cũng đều sử dụng các nguyên liệu là cá và muối hoặc nước mắm cốt (nước mắm cốt cũng được sản xuất từ cá và muối) và phụ gia thực phẩm. Việc sử dụng phụ gia thực phẩm trong sản xuất nước mắm là được phép nếu phụ gia đó nằm trong danh mục cho phép, đúng đối tượng sử dụng và không được vượt ngưỡng theo quy định và phải bảo đảm độ tinh khiết.
- Về thông tin nước mắm là nước pha hóa chất hoặc nước mắm có nhiễm thạch tín (thạch tín chỉ được gọi cho arsen vô cơ) ảnh hưởng đến sức khỏe là không chính xác, gây tâm lý hoang mang cho người dân và ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh nước mắm, kể cả sản xuất theo phương pháp công nghiệp hoặc truyền thống.
Như vậy, qua kiểm tra của Bộ Y tế chưa phát hiện nước mắm không bảo đảm an toàn thực phẩm.
Sau khi Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng công bố thông tin về chất lượng nước mắm gây tâm lý hoang mang trong dư luận, Thủ tướng Chính phủ cũng đã kịp thời chỉ đạo giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế thông tin chính thức, công khai, rõ ràng, đầy đủ tới nhân dân về loại và hàm lượng arsen an toàn trong sản phẩm nước mắm cũng như các thông tin cần thiết khác liên quan; Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét cụ thể việc chấp hành các quy định pháp luật trong quá trình đưa thông tin trên báo chí của Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (VINASTAS), xử lý nghiêm các sai phạm (nếu có); Bộ Thông tin và Truyền thông kiểm tra và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về hoạt động báo chí đối với trường hợp nêu trên (Công văn 9030/VPCP-KGVX ngày 22/10/2016). Hiện nay, các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ đang tích cực triển khai để báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước 10/11/2016.
4. Trận mưa lũ lịch sử vừa qua ở miền Trung đã gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản. Nhiều ý kiến cho rằng việc Nhà máy thuỷ điện Hố Hô xả lũ không báo trước là nguyên nhân khiến người dân nhiều xã ở Hương Khê (Hà Tĩnh) bị động, thiệt hại lớn. Từ vụ việc này cũng cho thấy các bất cập trong quản lý và vận hành hệ thống thuỷ điện ở nước ta. Đề nghị Người phát ngôn cho biết quan điểm chỉ đạo của Chính phủ về vấn đề này?
Trả lời:
Nước ta có tiềm năng thủy điện khá lớn, có thể khai thác được khoảng 25.000 MW công suất và điện năng khoảng 100 tỷ kWh/năm. Đây là nguồn tài nguyên quốc gia quý giá, là nguồn năng lượng sạch, có khả năng tái tạo, cần được khai thác hợp lý góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Chính phủ đã nghiêm túc chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 62/2013/QH13 ngày 27/11/2013 của Quốc hội về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện, theo đó đến nay đã loại bỏ được 471 dự án thủy điện không hiệu quả, có tác động lớn đến môi trường (trong đó có 8 dự án lớn và 463 dự án nhỏ); các dự án thủy điện được triển khai đầu tư xây dựng, quản lý vận hành cơ bản bảo đảm an toàn và hiệu quả.
Về vấn đề xả lũ của thủy điện Hố Hô vừa qua đã có phản ánh của chính quyền và nhân dân địa phương. Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Công Thương chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan và các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra việc vận hành xả lũ các hồ chứa thủy điện trong đợt mưa lũ vừa qua (trong đó có việc xả lũ của thủy điện Hố Hô) để chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và xử lý trách nhiệm (nếu có). Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Công Thương đã có đoàn kiểm tra làm việc trực tiếp tại nhà máy cùng với các cơ quan chức năng tại địa phương để có kết luận cụ thể, đồng thời có biện pháp chấn chỉnh, xử lý nếu có thiếu sót, sai phạm.
Quan điểm của Chính phủ là tiếp tục chỉ đạo thực hiện rà soát toàn diện về quản lý và vận hành các hồ chứa thủy điện trên phạm vi cả nước trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay; điều chỉnh, bổ sung những nội dung chưa phù hợp; đồng thời thực hiện các biện pháp tăng cường giám sát vận hành các hồ chứa nước (xả lũ, cấp nước trong mùa kiệt), thực hiện theo đúng quy trình, khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên nước, bảo đảm an toàn cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân vùng hạ du.
5. Hiện nay tình hình dịch sốt xuất huyết và Zika diễn biến phức tạp, nhất là khi TPHCM đã công bố dịch do virus Zika; một số tỉnh ở khu vực Tây Nguyên cũng có nguy cơ mắc rất cao. Xin Chính phủ cho biết việc triển khai các biện pháp phòng chống dịch Zika trên cả nước?
Trả lời:
Trong năm 2016, dịch bệnh do vi rút Zika tiếp tục diễn biến phức tạp và lây lan nhanh trên phạm vi toàn cầu. Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đến ngày 13/10/2016 đã có 73 quốc gia và vùng lãnh thổ thông báo có sự lưu hành hoặc lây truyền virus Zika. Dịch bệnh lưu hành rộng tại các nước khu vực Nam Mỹ và Carribea; 22 quốc gia và vùng lãnh thổ báo cáo chứng đầu nhỏ có liên quan đến nhiễm virus Zika. Tại khu vực Đông Nam Á, cũng đã ghi nhận 8/12 quốc gia có sự lưu hành virus Zika. Riêng ở Singapore, từ cuối tháng 8/2016 đến nay đã ghi nhận đợt bùng phát dịch do virus Zika với trên 400 trường hợp mắc; ở Thái Lan ghi nhận trên 200 trường hợp; những nước còn lại, các trường hợp mắc chủ yếu mang tính đơn lẻ không bùng phát thành dịch lớn.
Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 09 trường hợp dương tính với virus Zika tại 05 tỉnh, thành phố (TP. Hồ Chí Minh 05, Bình Dương 01, Khánh Hòa 01, Phú Yên 01, Long An 01) trong tổng số 2.769 mẫu xét nghiệm virus Zika.
Bên cạnh đó, sốt xuất huyết Dengue (SXH) hiện nay đang là vấn đề y tế công cộng nan giải trên toàn cầu và được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đánh giá là một trong những bệnh do vector truyền quan trọng nhất. Hiện tại bệnh đang lưu hành trên 128 quốc gia thuộc các khu vực có khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới như vùng Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương, châu Mỹ, châu Phi với khoảng 3,8 tỷ người sống trong vùng nguy cơ. Tại Việt Nam, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận trên 85.000 trường hợp mắc tại 54 tỉnh, thành phố, tăng 58,1% so với cùng kỳ 2015; tỉ lệ mắc ở nước ta là 81/100.000 dân trong khi đó tỉ lệ này ở một số nước trong khu vực là: Malaysia 255/100.000 dân, Singapore 228/100.000 dân, Philippines 100/100.000 dân.
Cả Zika và sốt xuất huyết đều do cùng một loài muỗi truyền bệnh. Nguyên nhân do gia tăng di biến động dân cư, giao lưu đi lại giữa các vùng miền, tốc độ đô thị hóa cao, chu kỳ dịch, vệ sinh môi trường, biến đổi khí hậu tạo điều kiện cho vector truyền bệnh phát triển.
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh do virus Zika trên thế giới và nguy cơ bùng phát dịch bệnh sốt xuất huyết ở nước ta, trong năm 2016, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế đã ban hành nhiều văn bản, tổ chức nhiều đoàn công tác do Lãnh đạo Chính phủ và Bộ Y tế đến các địa phương có dịch, chỉ đạo quyết liệt việc phòng, chống dịch bệnh. Trong đó tập trung làm tốt công tác thông tin  truyền thông, chủ động theo dõi sức khoẻ và áp dụng các biện pháp phòng tránh đối với người đang sinh sống hoặc đi, đến từ vùng có dịch bệnh do virus Zika, nhất là đối với phụ nữ có thai để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời; thường xuyên áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy, tích cực thực hiện Chỉ thị của Bộ Y tế và tổ chức chiến dịch phát động “Người dân tự diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do virus Zika và sốt xuất huyết”.
6. Vừa qua báo chí phản ánh tình trạng ở một số địa phương có việc bổ nhiệm người nhà làm lãnh đạo, hay đề bạt công chức tràn lan, bổ nhiệm vượt số lượng quy định, gây bức xúc trong dư luận, Thủ tướng Chính phủ cũng đã có chỉ đạo yêu cầu kiểm tra. Xin Người Phát ngôn Chính phủ cho biết rõ hơn về quan điểm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về vấn đề này, trường hợp xác định rõ các vi phạm thì sẽ xử lý như thế nào?
Trả lời:
Về vấn đề này, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Nội vụ thực hiện thanh tra công vụ trước mắt ở những địa phương mà dư luận báo chí phản ánh và báo cáo Thủ tướng trước ngày 10/11/2016. Trường hợp sau thanh tra có phát hiện sai phạm thì căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm sẽ xử lý theo đúng quy định của pháp luật cán bộ, công chức.
Ngay tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ nhiệm kỳ mới, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh mục tiêu, nhiệm vụ đổi mới công tác cán bộ, chấn chỉnh tất cả các khâu, từ tuyển dụng cho đến bổ nhiệm, theo tinh thần là "chúng ta tìm người tài, chứ không tìm người nhà".
Hiện nay Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang chỉ đạo tiếp tục hoàn thiện thể chế về tuyển dụng, sử dụng, quản lý công chức, bảo đảm công khai, minh bạch, hạn chế tiêu cực, đồng thời tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm các vi phạm.
7. Báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội có đề nghị: "Chính phủ cần ban hành nghị quyết để xử lý triệt để các vấn đề liên quan đến Formosa, ổn định đời sống, bảo đảm kinh tế-xã hội của 4 tỉnh miền Trung". Chính phủ sẽ tiếp thu đề nghị này như thế nào?
Trả lời:
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Các Bộ, ngành, cơ quan chức năng đã vào cuộc quyết liệt, khẩn trương và đã xác định được nguyên nhân, thủ phạm gây ra sự cố môi trường. Công ty Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm và đã bồi thường thiệt hại, cam kết không tái phạm.
Thường trực Chính phủ đã phân công cụ thể các bộ, ngành thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng Đề án xác định, bồi thường thiệt hại và hỗ trợ khắc phục hậu quả, chuyển đổi nghề nghiệp cho ngư dân tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân tiếp tục bám biển, góp phần giữ vững chủ quyền biển đảo như: hỗ trợ tín dụng cho ngư dân đóng hoặc mua tàu đánh bắt xa bờ, tàu hậu cần (cá nhân, hợp tác xã, doanh nghiệp), duy trì đội tàu cá để đánh bắt hoặc chuyển sang phục vụ trồng, trồng tái tạo lại san hô, cỏ biển và hệ thủy sinh, trồng rừng ngập mặn, đầu tư hạ tầng cảng cá…; bảo đảm sử dụng tàu đánh bắt xa bờ hiệu quả lâu dài. Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất chính sách khuyến khích khởi nghiệp, các giải pháp hỗ trợ cho ngư dân, hợp tác xã, doanh nghiệp có nhu cầu mua sắm tàu, phương tiện, ngư cụ… trong khai thác hải sản, nhất là đánh bắt xa bờ…
- Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất về phương thức, cách thức quản lý, sử dụng hiệu quả kinh phí bồi thường do Công ty Formosa Hà Tĩnh chi trả bảo đảm công khai, minh bạch, chính xác, đúng đối tượng, không để bị lợi dụng, gây thất thoát; có chính sách hỗ trợ tín dụng cho ngư dân và các đối tượng bị thiệt hại phục hồi, chuyển đổi nghề nghiệp, nhất là chuyển sang đánh bắt xa bờ; nghiên cứu, xây dựng chính sách bảo hiểm cho ngư dân bị ảnh hưởng trực tiếp tại các tỉnh liên quan; chỉ đạo các công ty bảo hiểm chủ động tiếp cận khách hàng tại 04 tỉnh bị ảnh hưởng, nắm bắt tình hình, chi trả kịp thời, đầy đủ tiền bảo hiểm theo quy định.
Về hỗ trợ tiêu thụ thủy sản, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm:
- Bộ Công Thương tiếp tục chỉ đạo có các giải pháp để tiêu thụ thủy sản khai thác của 04 tỉnh; giải pháp bảo vệ, duy trì thương hiệu, uy tín của thủy sản Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế sau những tác động tiêu cực của sự cố môi trường.
- Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng Đề án kiểm nghiệm và xác nhận an toàn thực phẩm đối với thủy hải sản đã được thu mua, tạm trữ trong thời gian qua và thủy hải sản đánh bắt xa bờ trong thời gian tới tại 04 tỉnh bị ảnh hưởng; khảo sát, đánh giá tác động sức khỏe của người dân địa phương bị ảnh hưởng và đề xuất các biện pháp kiểm soát, xử lý.
Chính phủ đã ứng trước 3.000 tỷ đồng từ tiền bồi thường của Formosa để chi trả cho người dân sớm ổn định cuộc sống. Đến nay số tiền này đã được phân bổ về cho từng tỉnh, trong đó tỉnh Thừa Thiên-Huế đã chi trả tới người dân.
Các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã thường xuyên, liên tục giám sát, đánh giá chất lượng môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tuyên bố nước biển đã an toàn cho du lịch, tắm biển, nuôi trồng hải sản. Bộ Y tế đã phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy mẫu xét nghiệm hải sản và đã công bố hải sản tầng nổi an toàn. Hiện nay, Bộ Y tế vẫn đang tiếp tục giám sát hải sản, đặc biệt các loại hải sản tầng đáy và sẽ công bố sớm cho người dân biết khi an toàn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo ngư dân không sử dụng các nghề khai thác cá tầng đáy tại vùng biển 20 hải lý trở vào bờ và đã quyết định điều lực lượng kiểm ngư (04 tàu) hỗ trợ các tỉnh giám sát đến 31/12/2016. Làm tốt việc giám sát này sẽ bảo đảm khôi phục nguồn lợi thủy sản và an toàn thực phẩm. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã và đang tiến hành rà soát, xem xét trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật đối với các đơn vị, cá nhân liên quan.
Như vậy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã vào cuộc quyết liệt, chủ động, chỉ đạo thống nhất, tập trung trong vụ việc sự cố môi trường biển tại 04 tỉnh miền Trung. Cho đến nay, phần lớn vấn đề cơ bản của vụ việc (nguyên nhân, thủ phạm, xử lý thủ phạm, chi trả bồi thường...) đã và đang được tích cực giải quyết./.

Không có nhận xét nào: