Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Tư hữu đất đai thời Lý- Trần

This entry was posted on Tháng Mười 25, 2016, in Lịch sử Việt Nam and tagged , , , . Bookmark the permalink. Để lại bình luận

VÀI NHẬN XÉT VỀ RUỘNG ĐẤT TƯ HỮU Ở VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN
1._mo_hinh_nha_thoi_tran_o_bao_tang_thai_binh.jpg
Mô hình nhà thời Trần
Phạm Thị Tâm, Hà Văn Tấn
Cơ sở của chế độ phong kiến là chế độ sở hữu ruộng phong kiến. Vì thế, khi nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nhiều nhà sử học đã chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất. Nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn còn nhiều điểm chưa được rõ ràng. Việc thảo luận vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến trong lịch sử Việt Nam chưa được đề ra trong các nhà nghiên cứu lịch sử.
Hiện nay đã có một số tác phẩm hay chuyên luận có giá trị đề cập đến chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam nhưng như chúng ta thấy, sự tập trung chú ý của các tác giả ấy phần lớn hướng vào các giai đoạn lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIV. Tài liệu về chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp phong kiến Việt Nam các giai đoạn này tuy ít nhưng cũng còn tương đối nhiều hơn tài liệu giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.
Trong một số tác phẩm có bàn về chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam giai đoạn thế kỷ XI đến XIV hiện nay, chúng ta thấy các tác giả đã cố gắng nêu lên những đặc điểm của chế độ ruộng đất giai đoạn này nhưng do tài liệu quá ít ỏi, các kết luận đó chưa có sức thuyết phục mạnh mẽ. Tuy vậy, một số kết luận trong các tác phẩm đó đã gần như trở thành những ý kiến có tính chất truyền thống.
Tất nhiên trong tình trạng tài liệu thiếu thốn hiện nay chúng ta khó lòng đi sâu nghiên cứu vấn đề chế độ ruộng đất phong kiến trước thế kỷ XV, khó lòng bước thêm một bước trong việc giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này chúng tôi chỉ muốn góp thêm một số tài liệu, nêu ra một số nghi vấn và một số nhận xét nhỏ về một mặt của vấn đề chế độ ruộng đất Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, còn việc giải quyết hoàn toàn vấn đề này thì theo chúng tôi, chúng ta chỉ có thể làm được khi có tài liệu đầy đủ hơn.
Khi bàn đến chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến Việt Nam, chúng ta gặp phải vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước hay quốc hữu và vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân hay tư hữu.
Cho đến này thì hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đều thừa nhận sự tồn tại của ruộng đất tư hữu trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Như vậy ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, thật ra có ruộng đất tư hữu, có quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất hay không? Muốn trả lời câu hỏi này trước hết phải xác định ra tiêu chuẩn của quyền tư hữu ruộng đất. Chúng tôi cho rằng tiêu chuẩn quan trọng để xác định quyền tư hữu ruộng đất là việc mua bán, cầm đợ và chuyển nhượng ruộng đất. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm kinh điển và thực tế lịch sử Việt Nam
Ăng-ghen viết: “Quyền sở hữu tự do và hoàn toàn về ruộng đất không những chỉ có nghĩa là có thể chiếm hữu ruộng đất một cách không điều kiện hay không bị hạn chế gì, mà cũng còn có ý nghĩa là có thể đem nhượng nó đi… Điều đó có nghĩa là thế nào, thì sự phát minh ra tiền tệ, tức là cái phát minh ra cùng một lúc với quyền tư hữu ruộng đất, đã làm cho người ấy hiểu rõ. Từ nay, ruộng đất có thể trở thành một thứ hàng hóa mà người ta đem bán hay đem cầm đợ được. Quyền sở hữu ruộng đất vừa mới được xác lập thì việc cầm cố cũng được đặt ra ngay lập tức… Anh đã từng muốn có quyền sở hữu ruộng đất toàn vẹn, tự do và có thể đem nhượng đi được: được lắm, hiện nay anh có quyền ấy rồi… “Tu l’as voulu, Georges Dandin”[2].
Những đoạn trích dẫn trên đây nói về giai đoạn tan rã của xã hội thị tộc (câu của Ăng-ghen) và giai đoạn tư bản chủ nghĩa (câu của Lê-nin), nhưng chúng ta có thể thấy rằng mua bán ruộng đất là một tiêu chuẩn của quyền tư hữu ruộng đất. Theo chúng tôi, tiêu chuẩn đó có thể áp dụng cho thời phong kiến. Tất nhiên, ở đây chúng ta quan niệm tư hữu ruộng đất không phải là tự do tuyệt đối như trong thời kỳ cận đại. Mác đã chỉ rõ rằng “quyền sở hữu ruộng đất có các hình thái lịch sử khác nhau”[4].
Nếu với việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố ruộng đất là tiêu chuẩn xác định quyền tư hữu ruộng đất là tiêu chuẩn xác định quyền tư hữu ruộng đất và ruộng đất tư hữu đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ chế độ phong kiến nói chung và trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV nói riêng.
Chúng ta đều biết rằng các tài liệu lịch sử đã ghi chép việc mua bán, cầm cố, ruộng đất từ thời Lý Trần. Thời Lý, việc mua bán ruộng đất đã được phản ánh qua pháp luật. Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ 3 (1135), Lý Thần Tông ra lệnh rằng “những người đã bán ruộng ao không được gấp bội tiền để chuộc lại, kẻ nào làm trái thì bị tội”[6]. “Chiếu rằng bán đoạn hoang điền thục điền đã có văn khế thì không được chuộc lại nữa, ai làm trái bị đánh 80 trượng”[8].
Tất cả những luật lệnh về mua bán ruộng đất trên đây chứng tỏ rằng nhà nước thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất tư nhân. Như vậy, trong xã hội đã tồn tại-có thể từ lâu-các tầng lớp nông dân tự canh và địa chủ tư hữu. Trong bài bia chùa Báo Ân ở xã Tháp Miếu, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc lập năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1209) thời Lý Cao Tông có đoạn chép số ruộng của chùa như sau: “Phan Thượng 30 mẫu, Phan Hạ 30 mẫu, Tửu Bi 20 mẫu và Đồng Hàn 30 mẫu… Đồng Trụ 8 mẫu, Đường Sơn 5 mẫu, Đồng Nhe 3 mẫu, các nơi đó cộng 126 mẫu… Số ruộng đó là do Nguyễn công bỏ hơn một nghìn quan tiền mua được hơn một trăm mẫu để cúng vào việc chùa…”.
Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng chỉ đến cuối thời Trần mới có những địa chủ lớn như Nguyễn Trường Lễ, người đã cúng 75 mẫu ruộng năm 1317 cho chùa Quỳnh Lâm như Hoa Lưu cư sĩ họ Vũ, người đã cúng 20 mẫu ruộng ở trang Hoa Lưu năm 1318 cho chùa Quỳnh Lâm[10]). Ruộng đất của dân (“dân điền địa”) nói ở đây rõ ràng là thuộc quyền sở hữu tư nhân, vì nếu là ruộng đất công thuộc sở hữu nhà nước thì nhà nước không phải bồi thường tiền.
Năm Nguyên Phong thứ 4 (1254), nhà Trần lại “bán quan điền, mỗi một diện giá năm quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện) cho phép nhân dân mua làm ruộng tư”[12]. Năm Trùng Hưng thứ 8 (1292) nhà nước đã quy định thêm về thể lệ làm văn tự: “Phàm văn tự bán đoạn hay bán đợ đều viết làm 2 bản, mỗi người giữ một bản”[14]. Đến năm Hưng Long thứ 6 (1298) Trần Anh Tông lại ra lệnh rằng bán ruộng đất và người làm nô tỳ từ các năm Canh Dần (1290) và Tân Mão (1291) (tức là các năm đói kém) đến bấy giờ thì được chuộc nếu trước các năm đó thì không được chuộc[16]. Năm Đại Khánh thứ 10 (1323) Minh Tông lại ra lệnh “phàm tranh ruộng đang có lúa thì chia ra làm hai phần, trả về cho người cày một phần, giữ lại một phần”[18] sào viên cựu (vườn cũ?) 1 sào đồng Thần Lỗi, một sào môn tiền (trước cửa?) tại làng Đôn[20].
Các bia thời Trần ở Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình đã dẫn trên đây, trong danh sách ruộng đất, hoàn toàn không cho chúng ta biết một tý gì về ruộng công thuộc sở hữu nhà nước. Chỉ có bia chùa Sùng Hưng ở Mỹ Lộc, Nam Định là có chép đến ruộng công[22]. Trái lại, những chỗ nói đến ruộng quốc khố lại chép là công điền (    ). Chẳng hạn như ruộng quốc khố ở Tảo xã (nay là Nhật Tảo, ngoại thành Hà Nội) cũng được chép là công điền[24]. Cần chú ý là ở đây chúng tôi nêu ý kiến phân biệt giữa quan điền và công điền thời Lý Trần chứ không có nghĩa là chúng tôi cho rằng công điền chỉ là ruộng quốc khố. Có thể “công điền” là một từ có ý nghĩa rộng để chỉ các loại ruộng thuộc sở hữu của nhà nước. Như chúng ta đã biết, An Nam chí nguyên cũng gọi ruộng thác đao tức ruộng cấp cho các công thần là công điền[26]. Hoặc ở một chỗ khác: “…Xưa mẹ của [công chúa] Huy Chân là Thái Bình Trần thị, cung tần của thượng hoàng (Trần Anh Tông, TG), tính tham lam. Mỗi khi bà ta xâm đoạt ruộng dân (dân điền), dân có người tố cáo thì vua (Minh Tông, TG) không giao cho hữu ty mà triệu Uy Giản hầu (chồng công chúa Huy Chân-TG) vào, đưa tờ trạng cho xem và dụ rằng: “Trẫm không giao cho quan lại xét sử vì sợ nhục cung tần của tiên đế. Ngươi hãy theo tờ trạng mà trả ruộng cho dân”. Uy Giản phụng chiếu trả lại ruộng. Về sau Thái Bình chết, Uy Giản đem tất cả những ruộng chiếm đoạt trước đây trả lại cho bản chủ[28].
Do đó, theo chúng tôi, “dân điền”, “dân điền địa”, chép trong các bia hay trong các sử tịch thời Lý Trần đều là chỉ ruộng đất sở hữu tư nhân, khác với quan điền, công điền thuộc sở hữu nhà nước.
Sách An Nam chí nguyên, sau khi đã chép số thóc thu của công điền thời Lý Trần (gồm ruộng quốc khố và ruộng thác đao, có chép rằng “Ruộng đất của dân thì mỗi mẫu thu ba thăng thóc” (Nguyên văn: kỳ dân điền địa, tắc mỗi mẫu, trưng cốc tam thăng………..)[30]. Chúng tôi cho rằng đấy là số tô ruộng công làng xã. Sở dĩ chúng tôi cho rằng số một trăm thăng thóc ấy là tô ruộng công vì nó không phù hợp với đoạn chép ở An Nam chí nguyên dẫn trên “mỗi mẫu ba thăng” và cũng không phù hợp với ngay chính sách Toàn thư đoạn chép về thời Hồ sau đây: “Năm Thiệu Thành thứ 2 (1402)… Hán Thương định các thuế lệ mới. Triều trước điền tô mỗi mẫu trưng thóc 3 thăng, nay trưng 5 thăng”[32]. Chúng tôi không rõ tác giả Cương mụccó căn cứ vào tài liệu nào khác không nhưng theo chúng tôi, nhận định của họ hoàn toàn chính xác.
Có thể có người nghi ngờ việc đánh thuế ruộng tư hữu thời Lý Trần, dựa vào chỗ là thời Lê sơ vẫn không đánh thuế ruộng tư mà mãi đến năm 1722 mới bắt đầu đánh thuế ruộng tư. Có thể có người dựa vào câu sau đây trong sách An Nam chí lược của Lê Tắc để phủ nhận thuế ruộng tư thời Lý Trần: “Công điền thì hàng năm thu thuế. Dân thì hàng năm có lệ nạp tiền thân dịch cùng nạp đồ tết tháng giêng tháng bảy là cá với gạo. Người làm ruộng người đi buôn không phải chịu lương thuế (vì đất hẹp nhiều người, đời trước đặt ra phép này để nhẹ thuế cho dân”[34]. Danh từ điền trang cũng đã được chép ở một vài chỗ trong sử cũ, nhưng ở những chỗ đó nó lại không có nghĩa là ruộng đất phong cấp. Ở đây, chúng tôi không đề cập đến nên hay không dùng danh từ đại điền trang để chỉ ruộng đất phong cấp thời Lý Trần. Chúng tôi chỉ muốn bàn đến nội dung của cái gọi là đại điền trang đó. Một số người nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã cho rằng tất cả điền trang thái ấp thời Lý Trần là thuộc quyền sở hữu nhà nước. Trước hết, chúng tôi thừa nhận rằng một phần ruộng đất thời Lý Trần sau khi đã phong cấp vẫn là ruộng đất quốc hữu. Chúng ta có thể chứng minh điều đó bằng những hiện tượng đã được ghi trong các sử tịch. Toàn thư chép rằng Trần Minh Tông lấy 20 mẫu ruộng trước đã cấp cho thứ phi Thiên Xuân để ban cho Đặng Tảo[36]. Như vậy, chúng ta thấy rằng những ruộng đất phong cấp đó là ruộng đất quốc hữu, nhà vua có thể lấy ruộng đã cấp cho người này đem cấp cho người khác. Những người được cấp ruộng chỉ có quyền chiếm hữu thôi chứ không có quyền sở hữu. Toàn thư cho biết rằng người được cấp ruộng như Thiên Xuân hay Đặng Tảo được giữ một cái “thiếp” của vua[38]. Đó chính là phương pháp phong cấp không vĩnh viễn ở thời Lý Trần mà một số nhà nghiên cứu lịch sử đã nêu ra.
Nhưng phải chăng toàn bộ ruộng đất của nhà nước thời Lý Trần sau khi đã phong cấp cho quý tộc công thần và nhà chùa đều vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước? Chúng tôi cho rằng trong số ruộng đất phong cấp đó có một bộ phận trở thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân. Để chứng minh, chúng tôi nêu một số trường hợp sau đây.
Trước hết, chúng tôi đề cập đến ruộng thác đao tức là ruộng thưởng công cho công thần. Từ trước đến nay chúng ta đều cho rằng ruộng thác đao là ruộng thuộc quyền sở hữu của nhà nước. SáchAn Nam chí nguyên cũng chép ruộng thác đao là một loại công điền bên cạnh ruộng quốc khố[40]Nam ông mộng lục[42]Đại Việt sử ký toàn thư[44]. Ở đây, chúng ta thấy rằng vua Lý đã lấy ruộng đất công phong cấp cho Lê Phụng Hiểu, có thể đó là ruộng công của làng xã. An Nam chí lượcToàn thư đều chép đất đó vốn là quan địa ở hương Đa My. TheoViệt điện u linh thì rõ ràng đất phong đó đã trở thành ruộng đất tư của Lê Phụng Hiểu. Các bản Việt điện u linh hiện có tuy chép khác nhau chút ít nhưng đều thống nhất ở điều đó. Một số bản khác (A.47, A.1919) còn chép rõ là số ruộng tư đó được truyền cho con cháu làm ruộng hương hỏa vĩnh viễn và được miễn tô thuế[46]. Chúng ta thấy ngay rằng tên đất chép ở đây là tên của thời Lê. Sự lầm lẫn đó là do gia phả chép ở đời sau. Chúng ta có thể cho rằng tên ruộng “thế nghiệp điền” là tên một loại ruộng ban cấp về thời Lê. Từ thời Lê sơ, trong số lộc điền ban cấp cho quan liêu, có một bộ phận gọi là thế nghiệp điền. Số ruộng đó trở thành ruộng tư hữu, có thể truyền lại cho con cháu mà nhà nước không thu lại sau khi chết như là ruộng tư điền[48]. Như vậy ruộng đất vua Trần cấp cho Phạm Ngộ đã trở thành ruộng tư hữu, sau khi Phạm Ngộ chết ruộng đất đó không bị thu lại, con cháu vẫn được giữ cho đến triều đại khác.
Ở trên, chúng tôi đã trình bày về những ruộng đất tư hữu của các địa chủ hay nông dân tự canh cúng vào chùa, tất nhiên ruộng đất đó vẫn là ruộng đất tư. Bây giờ chúng tôi trình bày đến số ruộng đất công cấp cho nhà chùa. Quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước đối với số ruộng này có thể vẫn duy trì như trong trường hợp Trần Anh Tông cấp ruộng hương An Định cho sư Pháp Loa đã dẫn ở trên. Nhưng cũng có khi quyền quốc hữu ruộng đất chuyển thành quyền tư hữu của nhà chùa như trường hợp cấp ruộng cho chùa Sùng Thiện Diên Linh (tức chùa Đọi ở Hà Nam) dưới thời Lý. Chúng tôi dẫn ra đây một đoạn trích dịch ở bia chùa Sùng Thiện Diên Linh:
“Hoàng Việt Lý triều đệ tứ đế, Hoàng tỉ Phù Thánh Linh Nhân thái hậu cúng ruộng một khu liền nhau 72 mẫu ở xứ Màn Để thuộc hai xã Cẩm Trục và Thu Lãng huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, đông cận Đường Tiên, tây cận Đường Bạn, nam cận ruộng dân (dân điền), bắc cận Phan Côn để làm ruộng hương đèn vĩnh viễn muôn đời. Trong hai xã, lục đình, thập phương… nếu sau này có người nào lấy ruộng tam bảo để dùng vào việc riêng thì nguyện hoàng thiên mười tám vị long thần chu diệt. Ruộng này cúng vào tam bảo, đã có khải xin được miễn tô thuế.
Ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121)”[50].
“Trước đây, các nhà tôn thất thường sai nô tỳ riêng (tư nô tỳ) đắp đê ngăn nước mặn ở vùng bờ biển, sau hai ba năm khai khẩn thành thục, [nô tỳ] kết hôn với nhau rồi ở đó lập nên nhiều ruộng đất tư trang”[52]. Những ruộng đất cúng vào chùa, theo chúng tôi, vốn là thuộc quyền sở hữu tư nhân của quý tộc vì có như thế quý tộc mới có quyền chuyển nhượng, đem cúng vào chùa. Và như vậy, chúng ta thấy rõ ruộng đất tư hữu của quý tộc rất lớn. Bài minh trên chuông Thông Thánh quán ở Bạch Hạc (Vĩnh Phúc) khắc vào khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) cho chúng ta biết rằng Văn Huệ vương Trần Quang Triều ở Gia Lâm đệ. Thời Trần, các vương hầu quý tộc có phủ đệ riêng, thường là thái ấp của mình[54]. Đến năm Thiên Khánh thứ 2 (1371), phép tiệt cước bị bãi bỏ. Như vậy là không những điền trang mà ngay cả bãi bồi ở điền trang cũng thuộc quyền tư hữu của quý tộc. Ở đây chúng ta lại thấy sự nhượng bộ của nhà nước đối với quyền tư hữu ruộng đất.
Sau khi đã tìm hiểu về sự mua bán, chuyển nhượng ruộng đất, về việc đánh thuế ruộng tư, về sự tồn tại của tầng lớp nông dân tiểu tư hữu và của địa chủ, về việc chuyển hóa từ ruộng công thành ruộng tư trong các ruộng ban cấp cho quan liêu, quý tộc, nhà chùa và về sự mở rộng ruộng tư của các quý tộc, chúng tôi cho rằng ruộng đất tư hữu trong khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XIV đã rất phát triển chứ không phải chỉ là một bộ phận nhỏ bé mới phát triển vào giai đoạn cuối Trần như một số người đã nghĩ. Có người cho rằng chế độ tư hữu ruộng đất đã có một quá trình phát triển lâu dài nhưng trước thời Lê Sơ vẫn bị kinh tế điền trang thái ấp chèn ép. Chúng tô không đồng ý như vậy, vì đã chứng minh ở trên, cái gọi là đại điền trang không phải chỉ là ruộng quốc hữu mà còn có một bộ phận khá lớn là ruộng đất tư hữu. Ngay trong sử tịch, những chỗ nào chép đến điền trang, tư trang thì chính lại là nói đến ruộng tư hữu như chúng tôi đã dẫn ở trên. Vì thế, nếu chúng ta muốn dùng danh từ chế độ đại điền trang thì chúng ta cũng chỉ có thể coi nó là chế độ chiếm hữu ruộng đất trên diện tích lớn mà thôi, còn hoàn toàn không thể coi nó là thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân, càng không thể cho rằng trong chế độ đại điền trang chỉ có một loại quan hệ duy nhất giữa người bóc lột và người sản xuất.
Ngay trong bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần, chúng ta đã gặp các loại quan hệ sản xuất khác nhau. Trước hết, trong số ruộng đất này có một phần là của nông dân tiểu tư hữu, tự canh. Họ đóng vai trò người sở hữu và đồng thời là người sản xuất. Vì thế họ chỉ đóng thuế cho nhà nước, không thu tô hoặc đóng tô trừ trường hợp ruộng sở hữu của họ quá ít, phải cày ruộng công hay lĩnh canh của địa chủ. Mặt khác do sự phát triển của ruộng đất tư hữu, chúng tôi cho rằng quan hệ địa chủ tá điền đã rất phổ biến. Không phải đợi đến cuối Trần mà ngay từ thời Lý đã có những địa chủ lớn. Chúng tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng địa chủ trong giai đoạn này mới chiếm một số ít, chưa có ảnh hưởng kinh tế quan trọng gì. Ngoài ra, một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân do nông nô nô tỳ canh tác. Như chúng ta đã biết ở trên, các điền trang của quý tộc là do nô tỳ khẩn hoang và canh tác. Họ lập thành gia đình ở điền trang và có lẽ canh tác theo thân phận nông nô. Khi cúng ruộng đất tư hữu vào chùa, bọn quý tộc thường cúng luôn cả nô tỳ để canh tác như trường hợp Trần Quang Triều đã dẫn ở trên.
Gần đây, chúng tôi mới tìm được bài minh chuông chùa Thánh Quang ở hương Từ Liêm thời Trần (xã Yên Nội, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội). Chuông do công chúa Túc Trinh cúng vào chùa. Bài minh khắc năm 1299 đời Trần Anh Tông nói về việc cúng ruộng đất vào chùa cùng nô tỳ giữ mộ để coi việc hương hỏa cho Thượng phẩm minh tự Trần Khắc Hãn. Trong bài minh có đoạn:
“…Ruộng đất chia cho hương hỏa nô (nô tỳ coi việc hương hỏa) cày cấy lấy mà ăn (canh thực) và dâng làm của tam bảo đã có phân định. Nếu trong nô chúng có kẻ nào coi việc thờ phụng hương hỏa không chuyên cần và xâm đoạt ruộng đất tam bảo thì nô chúng cùng làm đơn tố cáo để triều đình luận tội. Nếu có người anh em nào đó cậy thế chiếm đoạt ruộng tam bảo và quấy rối, sai khiến hương hỏa nô thì nô chúng cũng làm đơn tố cáo với triều đình để luận tội”.
Số ruộng cúng vào chùa là ruộng hương hỏa của Trần Khắc Hãn, đó là ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Số ruộng đó là do nô tỳ coi việc hương hỏa canh tác. Đây là một tài liệu đáng tin cậy cho chúng ta biết về việc dùng lao động nô tỳ vào nông nghiệp thời Trần, đặc biệt là bộ phận ruộng đất tư hữu.
Chúng ta đã nói tới các quan hệ sản xuất trong bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần. Như vậy ở đây chúng ta gặp vấn đề mà trước đây đã có người đề cập đến là sự phát triển ruộng đất tư hữu trong giai đoạn cuối Trần có phải là sự tiến bộ không? Chúng tôi cho rằng không nên đặt vấn đề như vậy. Vấn đề phải xét là ruộng đất tư hữu ấy phát triển dưới quan hệ sản xuất nào, do nông dân lĩnh canh canh tác hay nông nô nô tỳ canh tác. Chúng ta đều biết rằng quan hệ nông nô nô tỳ ở cuối thời Trần đã trở thành một quan hệ lạc hậu, nó sẽ được xóa dần ở thời Lê. So với quan hệ bóc lột nông nô nô tỳ, quan hệ bóc lột tá điền rõ ràng là tiến bộ hơn. Nhưng chúng tôi cho rằng chúng ta không nên tuyệt đối hòa mặt này trong bước chuyển biến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XIV sang thế kỷ XV. Do sự phát triển của ruộng đất tư hữu và kinh tế địa chủ, chúng tôi cho rằng không thể nào bỏ qua mâu thuẫn giữa nông dân với các địa chủ có hàng trăm mẫu đất thời cuối Trần được. Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng cuối Trần là nạn kiêm tinh ruộng đất của quý tộc và địa chủ tư hữu.
Chúng ta hoàn toàn không thể trình bày một cách đơn giản rằng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV là thời đại của chế độ đại điền trang, của quan hệ lãnh chúa nông nô và từ thế kỷ XV là thời đại của quan hệ địa chủ tá điền. Việc đơn giản hóa có tính chất sơ đồ này sẽ dẫn tới việc giải quyết một loạt vấn đề khác về thượng tầng kiến trúc, bề ngoài trông có vẻ gọn và hợp lý nhưng thực chất thì sẽ nảy ra nhiều nghi vấn khó giải quyết như vấn đề nhà nước quý tộc và địa chủ, vấn đề các đẳng cấp xã hội, vấn đề các hình thái ý thức như Nho giáo, Phật giáo. Trong điều kiện tài liệu hiện nay, chúng ta chưa có thể trả lời cho câu hỏi quan hệ bóc lột nào là quan hệ chủ đạo trong giai đoạn Lý Trần. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng quan hệ địa chủ tá điền đã phát triển song song với quan hệ lãnh chúa nông nô trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV chứ không phải là kế tiếp nhau. Theo chúng tôi, nhà nước thời Lý Trần là nhà nước đại biểu cho quý tộc và cho cả địa chủ. Chúng ta không nên đối lập hai tầng lớp này với nhau và quá nhấn mạnh mối mâu thuẫn giữa chúng.
Một điều cần chú ý là chúng ta không nên mô tả quan hệ địa chủ tá điền trong xã hội phong kiến Việt Nam phảng phất như quan hệ địa chủ tá điền trong xã hội tư bản. Thật ra, khó mà phân biệt rõ rệt thân phận người nông nô và người tá điền lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Mặt khác nếu chúng ta đã thừa nhận rằng thái ấp lãnh địa Việt Nam thờ Lý Trần khác với thái ấp lãnh địa Tây Âu trung thế kỷ thì chúng ta lại càng không thể coi quan hệ lãnh chúa nông nô ở Việt Nam giống như ở Tây Âu. Và do đó sự phân biệt về địa vị thân phận giữa người nông nô và người tá điền lại càng khó.
Một điều cần chú ý nữa là chúng ta không nên lẫn lộn giữa chế độ sở hữu (quốc hữu hay tư hữu) với quan hệ sản xuất. Bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần bao gồm ruộng của nông dân tự canh, ruộng của địa chủ tư hữu và cả một phần điền trang thái ấp của quý tộc quan lại hay nhà chùa. Bộ phận ruộng đất quốc hữu thì gồm ruộng quốc khố, ruộng công của làng xã và một phần điền trang thái ấp của quý tộc, quan lại, nhà chùa. Ở bộ phận nào chúng ta cũng có thể gặp quan hệ nông nô nô tỳ hay địa chủ tá điền. Chính sự chằng chéo đó khiến chúng ta phải thận trọng trong việc nghiên cứu phân tích xã hội Việt Nam thời Lý Trần.
Đối với vấn đề tỷ lệ giữa ruộng quốc hữu và ruộng tư hữu thời Lý Trần thì hiện nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để xác minh. Chúng tôi chỉ muốn nêu ra đây một ý kiến dè dặt là có lẽ rằng ruộng đất tư hữu cuối thời Trần nhiều hơn ruộng đất tư hữu thời Lê sơ. Chúng ta biết rằng sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, nhà Lê đã mở rộng ruộng đất quốc hữu như tịch thu ruộng đất của bọn ngụy quan, Việt gian theo giặc, ruộng đất của dân bỏ hoang, của quân lính bỏ trốn[56] tuần giữa, ngày lành, chuông làm xong, khắc bài văn để ghi lại.
Phạm Thị Tâm, Hà Văn Tấn dịch
(Nghiên cứu Lịch sử, số 52, 1963)
Chú thích:
[2] Lê-nin, Cương lĩnh ruộng đất của đảng xã hội dân chủ trong Cách mạng Nga lần thứ nhất 1905-1907, Mát-xcơ-va, Trung văn, tr.117
[4] Ăng-ghen, Công xã Mark, trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, bản dịch Pháp văn, Nxb Xã hội, Paris 1954, t.273-274
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tờ 2b
[8] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tờ 3a
[10] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.9b
[12] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.6a
[14] Toàn thư, Q.5, tr.36a
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.6, tr.22b
[18] Nguyên văn viết là chúng tôi cho là Nôm. Trong khi đó các số khác viết bằng chữ Hán. Cần nghiên cứu thêm
[20] Chuông này được tìm trong bãi cát năm 1958, hiện để ở Viện bảo tàng Lịch sử. Chuông không có khắc niên hiệu nhưng căn cứ vào trang trí và bài minh, chúng ta có thể chắc chắn rằng đó là chuông thời Lý Trần. Bài minh cho biết đó là chuông chùa Vân Bản ở Đồ Sơn. Chuông do Tả bộc xạ Tạ Công Cử cúng. Trong bài minh có đoạn: “Thị vệ nhân dũng thủ là Nguyễn Nghệ và vợ là Chu Thị Trãi, hai người cúng một số thửa đất vườn Ông Hà, đông cận ruộng hương trản, tây cận Nguyễn Thăng. Hộ xá Chu Lâm cùng em gái là Chu Thị Trãi, hai người cúng một thửa ruộng hương trản đông cận Nguyễn Khải Lỗi, tây cận đất hương trản” (Chú ý chức Thị vệ nhân dũng thủ ở bài minh và Thị vệ đô dũng thủ ở đoạn bia chùa Hưng Phúc (1357) dẫn ở trên). Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Quan chức chícủa Phan Huy Chú thì tả hữu bộc xạ là chức quan thời Trần nhưng chúng ta biết rằng chức bộc xạ đã có từ thời trước như Lê Lương thời Đinh.
[22] Để tiện tham khảo, chúng tôi chép ra đây một vài đoạn có nói đến quan điền, quan địa trong các sử cũ:
– Năm Quang Thái thứ 10 (139):…Vậy hạ lệnh cho phủ châu thuộc các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc và Hải Đông đều đặt cho viên quan giáo thụ giữ về việc học, cấp cho ruộng công (quan điền) tùy theo cấp bậc…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.17a)
– “Khải hoàn định công, Phụng Hiển nói: “không muốn thưởng tước, xin đứng trên núi Băng Sơn, ném con dao lớn ra xa, xin đất công (quan địa) trong [vòng] dao rơi xuống làm đất dựng nghiệp…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q., tr.8a)
– “Hiển tâu rằng: Tước [tôi] không muốn, [chỉ] xin đứng trên núi Băng Sơn ném thanh đao lớn ra xa, xin đất công (quan địa), trong [vòng] đao rơi xuống làm đất dựng nghiệp”, An Nam chí lược, bản in của Nhật Bản, Q.15, tr.5b
[24] Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, Bản in của Viễn đông bác cổ, 1931, tr.82
[26] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.9b
[28] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.18b
[30] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.8a
[32] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Q.11, tr.44b
[34] Chúng tôi chép ra đây một số đoạn có nhắc đến những danh từ đó trong các sử cũ:
– Năm Kiến Gia thứ 8 (1217), Chiêm Thành, Chân Lạp vào cướp Nghệ An, Lý Bất Nhiễm đánh bại được, thăng hầu trật, ban thực ấp 7.500 hộ, thực phong 1.500 hộ (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tr.18b)
– Năm Hội phong thứ  (1096), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, tặng nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự Việt Quốc công, thực ấp vạn hộ (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.3, tr.9a)
– Bia chùa Linh Xứng (Hà Trung, Thanh Hóa) chép rằng Lý Thường Kiệt được cấp thực ấp một vạn hộ, thực phong bốn nghìn hộ.
– Đại Việt sử ký toàn thưViệt điện u linh sau khi chép chuyện Phụng Hiểu ném dao đều chép: “Cho nên [ruộng] thưởng công ở Ái Châu có tên là [ruộng] thác đao.
– Nam ông mộng lục, “Dũng lực thần dị”: “…người sau, vì thế, phàm ruộng thưởng công [đều] gọi là thác đao điền”.
– Năm Kiến Gia 14 (1224) vua ốm, không có người để nối ngôi đại thống, các công chúa đều được chia các lộ làm thang mộc ấp” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tr.19b)
– Năm Kiến Trung 2 (1226)… giáng Huệ hậu làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho Lạng châu làm thang mộc ấp. Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.2a.
– Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237) lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Bang cho Liễu làm thang mộc ấp. Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5 tr.8b
[36] Tam tổ thực lục, đệ nhị tổ, tr.7a
[38] Tam tổ thực lục, đệ nhị tổ, tr.5a
[40] Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, Sđd, tr.82
[42] Việt điện u linh, “Đô thống khuông quốc tá thánh vương”
[44] Việt điện u linh tập toàn biên. Bản chép tay số A.751 tr.42a
[46] Phạm Sư Mạnh gia phả. Bản chép tay số A.22420 của Thư viện Khoa học, tr.3a.
[48] Phạm Sư Mạnh gia phả, đã dẫn, tr.6a
[50] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.18a
[52] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.17b
[54] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.7, tr.22a
[56] Vua thứ tư nhà Trần là Anh Tông (1293-1314). Nhưng đời Anh Tông khôn có năm Ất Hợi, chỉ có năm Kỷ Hợi (1299) và Tân Hợi (1311). Chúng tôi đoán chữ Ất Hợi (           ) là chép nhầm từ chỗ Kỷ Hợi (   ). Chắc là chuông đúc năm 1299.

Gửi phản hồi

Tư hữu đất đai thời Lý- Trần

VÀI NHẬN XÉT VỀ RUỘNG ĐẤT TƯ HỮU Ở VIỆT NAM THỜI LÝ TRẦN
1._mo_hinh_nha_thoi_tran_o_bao_tang_thai_binh.jpg
Mô hình nhà thời Trần
Phạm Thị Tâm, Hà Văn Tấn
Cơ sở của chế độ phong kiến là chế độ sở hữu ruộng phong kiến. Vì thế, khi nghiên cứu lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, nhiều nhà sử học đã chú ý đến chế độ sở hữu ruộng đất. Nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn còn nhiều điểm chưa được rõ ràng. Việc thảo luận vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến trong lịch sử Việt Nam chưa được đề ra trong các nhà nghiên cứu lịch sử.
Hiện nay đã có một số tác phẩm hay chuyên luận có giá trị đề cập đến chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam nhưng như chúng ta thấy, sự tập trung chú ý của các tác giả ấy phần lớn hướng vào các giai đoạn lịch sử từ nửa sau thế kỷ XIV. Tài liệu về chế độ sở hữu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp phong kiến Việt Nam các giai đoạn này tuy ít nhưng cũng còn tương đối nhiều hơn tài liệu giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.
Trong một số tác phẩm có bàn về chế độ ruộng đất phong kiến Việt Nam giai đoạn thế kỷ XI đến XIV hiện nay, chúng ta thấy các tác giả đã cố gắng nêu lên những đặc điểm của chế độ ruộng đất giai đoạn này nhưng do tài liệu quá ít ỏi, các kết luận đó chưa có sức thuyết phục mạnh mẽ. Tuy vậy, một số kết luận trong các tác phẩm đó đã gần như trở thành những ý kiến có tính chất truyền thống.
Tất nhiên trong tình trạng tài liệu thiếu thốn hiện nay chúng ta khó lòng đi sâu nghiên cứu vấn đề chế độ ruộng đất phong kiến trước thế kỷ XV, khó lòng bước thêm một bước trong việc giải quyết vấn đề này. Trong bài viết này chúng tôi chỉ muốn góp thêm một số tài liệu, nêu ra một số nghi vấn và một số nhận xét nhỏ về một mặt của vấn đề chế độ ruộng đất Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV, còn việc giải quyết hoàn toàn vấn đề này thì theo chúng tôi, chúng ta chỉ có thể làm được khi có tài liệu đầy đủ hơn.
Khi bàn đến chế độ sở hữu ruộng đất phong kiến Việt Nam, chúng ta gặp phải vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất nhà nước hay quốc hữu và vấn đề chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân hay tư hữu.
Cho đến này thì hầu hết các nhà nghiên cứu lịch sử Việt Nam đều thừa nhận sự tồn tại của ruộng đất tư hữu trong lịch sử phong kiến Việt Nam
Như vậy ở Việt Nam, trong thời kỳ phong kiến, thật ra có ruộng đất tư hữu, có quyền sở hữu tư nhân về ruộng đất hay không? Muốn trả lời câu hỏi này trước hết phải xác định ra tiêu chuẩn của quyền tư hữu ruộng đất. Chúng tôi cho rằng tiêu chuẩn quan trọng để xác định quyền tư hữu ruộng đất là việc mua bán, cầm đợ và chuyển nhượng ruộng đất. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua các tác phẩm kinh điển và thực tế lịch sử Việt Nam
Ăng-ghen viết: “Quyền sở hữu tự do và hoàn toàn về ruộng đất không những chỉ có nghĩa là có thể chiếm hữu ruộng đất một cách không điều kiện hay không bị hạn chế gì, mà cũng còn có ý nghĩa là có thể đem nhượng nó đi… Điều đó có nghĩa là thế nào, thì sự phát minh ra tiền tệ, tức là cái phát minh ra cùng một lúc với quyền tư hữu ruộng đất, đã làm cho người ấy hiểu rõ. Từ nay, ruộng đất có thể trở thành một thứ hàng hóa mà người ta đem bán hay đem cầm đợ được. Quyền sở hữu ruộng đất vừa mới được xác lập thì việc cầm cố cũng được đặt ra ngay lập tức… Anh đã từng muốn có quyền sở hữu ruộng đất toàn vẹn, tự do và có thể đem nhượng đi được: được lắm, hiện nay anh có quyền ấy rồi… “Tu l’as voulu, Georges Dandin”[2].
Những đoạn trích dẫn trên đây nói về giai đoạn tan rã của xã hội thị tộc (câu của Ăng-ghen) và giai đoạn tư bản chủ nghĩa (câu của Lê-nin), nhưng chúng ta có thể thấy rằng mua bán ruộng đất là một tiêu chuẩn của quyền tư hữu ruộng đất. Theo chúng tôi, tiêu chuẩn đó có thể áp dụng cho thời phong kiến. Tất nhiên, ở đây chúng ta quan niệm tư hữu ruộng đất không phải là tự do tuyệt đối như trong thời kỳ cận đại. Mác đã chỉ rõ rằng “quyền sở hữu ruộng đất có các hình thái lịch sử khác nhau”[4].
Nếu với việc mua bán, chuyển nhượng, cầm cố ruộng đất là tiêu chuẩn xác định quyền tư hữu ruộng đất là tiêu chuẩn xác định quyền tư hữu ruộng đất và ruộng đất tư hữu đã tồn tại ở Việt Nam trong thời kỳ chế độ phong kiến nói chung và trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV nói riêng.
Chúng ta đều biết rằng các tài liệu lịch sử đã ghi chép việc mua bán, cầm cố, ruộng đất từ thời Lý Trần. Thời Lý, việc mua bán ruộng đất đã được phản ánh qua pháp luật. Năm Thiên Chương Bảo Tự thứ 3 (1135), Lý Thần Tông ra lệnh rằng “những người đã bán ruộng ao không được gấp bội tiền để chuộc lại, kẻ nào làm trái thì bị tội”[6]. “Chiếu rằng bán đoạn hoang điền thục điền đã có văn khế thì không được chuộc lại nữa, ai làm trái bị đánh 80 trượng”[8].
Tất cả những luật lệnh về mua bán ruộng đất trên đây chứng tỏ rằng nhà nước thừa nhận quyền sở hữu ruộng đất tư nhân. Như vậy, trong xã hội đã tồn tại-có thể từ lâu-các tầng lớp nông dân tự canh và địa chủ tư hữu. Trong bài bia chùa Báo Ân ở xã Tháp Miếu, huyện Yên Lãng, Vĩnh Phúc lập năm Trị Bình Long Ứng thứ 5 (1209) thời Lý Cao Tông có đoạn chép số ruộng của chùa như sau: “Phan Thượng 30 mẫu, Phan Hạ 30 mẫu, Tửu Bi 20 mẫu và Đồng Hàn 30 mẫu… Đồng Trụ 8 mẫu, Đường Sơn 5 mẫu, Đồng Nhe 3 mẫu, các nơi đó cộng 126 mẫu… Số ruộng đó là do Nguyễn công bỏ hơn một nghìn quan tiền mua được hơn một trăm mẫu để cúng vào việc chùa…”.
Trước đây, chúng ta thường nghĩ rằng chỉ đến cuối thời Trần mới có những địa chủ lớn như Nguyễn Trường Lễ, người đã cúng 75 mẫu ruộng năm 1317 cho chùa Quỳnh Lâm như Hoa Lưu cư sĩ họ Vũ, người đã cúng 20 mẫu ruộng ở trang Hoa Lưu năm 1318 cho chùa Quỳnh Lâm[10]). Ruộng đất của dân (“dân điền địa”) nói ở đây rõ ràng là thuộc quyền sở hữu tư nhân, vì nếu là ruộng đất công thuộc sở hữu nhà nước thì nhà nước không phải bồi thường tiền.
Năm Nguyên Phong thứ 4 (1254), nhà Trần lại “bán quan điền, mỗi một diện giá năm quan tiền (bấy giờ gọi mẫu là diện) cho phép nhân dân mua làm ruộng tư”[12]. Năm Trùng Hưng thứ 8 (1292) nhà nước đã quy định thêm về thể lệ làm văn tự: “Phàm văn tự bán đoạn hay bán đợ đều viết làm 2 bản, mỗi người giữ một bản”[14]. Đến năm Hưng Long thứ 6 (1298) Trần Anh Tông lại ra lệnh rằng bán ruộng đất và người làm nô tỳ từ các năm Canh Dần (1290) và Tân Mão (1291) (tức là các năm đói kém) đến bấy giờ thì được chuộc nếu trước các năm đó thì không được chuộc[16]. Năm Đại Khánh thứ 10 (1323) Minh Tông lại ra lệnh “phàm tranh ruộng đang có lúa thì chia ra làm hai phần, trả về cho người cày một phần, giữ lại một phần”[18] sào viên cựu (vườn cũ?) 1 sào đồng Thần Lỗi, một sào môn tiền (trước cửa?) tại làng Đôn[20].
Các bia thời Trần ở Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình đã dẫn trên đây, trong danh sách ruộng đất, hoàn toàn không cho chúng ta biết một tý gì về ruộng công thuộc sở hữu nhà nước. Chỉ có bia chùa Sùng Hưng ở Mỹ Lộc, Nam Định là có chép đến ruộng công[22]. Trái lại, những chỗ nói đến ruộng quốc khố lại chép là công điền (    ). Chẳng hạn như ruộng quốc khố ở Tảo xã (nay là Nhật Tảo, ngoại thành Hà Nội) cũng được chép là công điền[24]. Cần chú ý là ở đây chúng tôi nêu ý kiến phân biệt giữa quan điền và công điền thời Lý Trần chứ không có nghĩa là chúng tôi cho rằng công điền chỉ là ruộng quốc khố. Có thể “công điền” là một từ có ý nghĩa rộng để chỉ các loại ruộng thuộc sở hữu của nhà nước. Như chúng ta đã biết, An Nam chí nguyên cũng gọi ruộng thác đao tức ruộng cấp cho các công thần là công điền[26]. Hoặc ở một chỗ khác: “…Xưa mẹ của [công chúa] Huy Chân là Thái Bình Trần thị, cung tần của thượng hoàng (Trần Anh Tông, TG), tính tham lam. Mỗi khi bà ta xâm đoạt ruộng dân (dân điền), dân có người tố cáo thì vua (Minh Tông, TG) không giao cho hữu ty mà triệu Uy Giản hầu (chồng công chúa Huy Chân-TG) vào, đưa tờ trạng cho xem và dụ rằng: “Trẫm không giao cho quan lại xét sử vì sợ nhục cung tần của tiên đế. Ngươi hãy theo tờ trạng mà trả ruộng cho dân”. Uy Giản phụng chiếu trả lại ruộng. Về sau Thái Bình chết, Uy Giản đem tất cả những ruộng chiếm đoạt trước đây trả lại cho bản chủ[28].
Do đó, theo chúng tôi, “dân điền”, “dân điền địa”, chép trong các bia hay trong các sử tịch thời Lý Trần đều là chỉ ruộng đất sở hữu tư nhân, khác với quan điền, công điền thuộc sở hữu nhà nước.
Sách An Nam chí nguyên, sau khi đã chép số thóc thu của công điền thời Lý Trần (gồm ruộng quốc khố và ruộng thác đao, có chép rằng “Ruộng đất của dân thì mỗi mẫu thu ba thăng thóc” (Nguyên văn: kỳ dân điền địa, tắc mỗi mẫu, trưng cốc tam thăng………..)[30]. Chúng tôi cho rằng đấy là số tô ruộng công làng xã. Sở dĩ chúng tôi cho rằng số một trăm thăng thóc ấy là tô ruộng công vì nó không phù hợp với đoạn chép ở An Nam chí nguyên dẫn trên “mỗi mẫu ba thăng” và cũng không phù hợp với ngay chính sách Toàn thư đoạn chép về thời Hồ sau đây: “Năm Thiệu Thành thứ 2 (1402)… Hán Thương định các thuế lệ mới. Triều trước điền tô mỗi mẫu trưng thóc 3 thăng, nay trưng 5 thăng”[32]. Chúng tôi không rõ tác giả Cương mụccó căn cứ vào tài liệu nào khác không nhưng theo chúng tôi, nhận định của họ hoàn toàn chính xác.
Có thể có người nghi ngờ việc đánh thuế ruộng tư hữu thời Lý Trần, dựa vào chỗ là thời Lê sơ vẫn không đánh thuế ruộng tư mà mãi đến năm 1722 mới bắt đầu đánh thuế ruộng tư. Có thể có người dựa vào câu sau đây trong sách An Nam chí lược của Lê Tắc để phủ nhận thuế ruộng tư thời Lý Trần: “Công điền thì hàng năm thu thuế. Dân thì hàng năm có lệ nạp tiền thân dịch cùng nạp đồ tết tháng giêng tháng bảy là cá với gạo. Người làm ruộng người đi buôn không phải chịu lương thuế (vì đất hẹp nhiều người, đời trước đặt ra phép này để nhẹ thuế cho dân”[34]. Danh từ điền trang cũng đã được chép ở một vài chỗ trong sử cũ, nhưng ở những chỗ đó nó lại không có nghĩa là ruộng đất phong cấp. Ở đây, chúng tôi không đề cập đến nên hay không dùng danh từ đại điền trang để chỉ ruộng đất phong cấp thời Lý Trần. Chúng tôi chỉ muốn bàn đến nội dung của cái gọi là đại điền trang đó. Một số người nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã cho rằng tất cả điền trang thái ấp thời Lý Trần là thuộc quyền sở hữu nhà nước. Trước hết, chúng tôi thừa nhận rằng một phần ruộng đất thời Lý Trần sau khi đã phong cấp vẫn là ruộng đất quốc hữu. Chúng ta có thể chứng minh điều đó bằng những hiện tượng đã được ghi trong các sử tịch. Toàn thư chép rằng Trần Minh Tông lấy 20 mẫu ruộng trước đã cấp cho thứ phi Thiên Xuân để ban cho Đặng Tảo[36]. Như vậy, chúng ta thấy rằng những ruộng đất phong cấp đó là ruộng đất quốc hữu, nhà vua có thể lấy ruộng đã cấp cho người này đem cấp cho người khác. Những người được cấp ruộng chỉ có quyền chiếm hữu thôi chứ không có quyền sở hữu. Toàn thư cho biết rằng người được cấp ruộng như Thiên Xuân hay Đặng Tảo được giữ một cái “thiếp” của vua[38]. Đó chính là phương pháp phong cấp không vĩnh viễn ở thời Lý Trần mà một số nhà nghiên cứu lịch sử đã nêu ra.
Nhưng phải chăng toàn bộ ruộng đất của nhà nước thời Lý Trần sau khi đã phong cấp cho quý tộc công thần và nhà chùa đều vẫn thuộc quyền sở hữu của nhà nước? Chúng tôi cho rằng trong số ruộng đất phong cấp đó có một bộ phận trở thành ruộng đất thuộc quyền sở hữu tư nhân. Để chứng minh, chúng tôi nêu một số trường hợp sau đây.
Trước hết, chúng tôi đề cập đến ruộng thác đao tức là ruộng thưởng công cho công thần. Từ trước đến nay chúng ta đều cho rằng ruộng thác đao là ruộng thuộc quyền sở hữu của nhà nước. SáchAn Nam chí nguyên cũng chép ruộng thác đao là một loại công điền bên cạnh ruộng quốc khố[40]Nam ông mộng lục[42]Đại Việt sử ký toàn thư[44]. Ở đây, chúng ta thấy rằng vua Lý đã lấy ruộng đất công phong cấp cho Lê Phụng Hiểu, có thể đó là ruộng công của làng xã. An Nam chí lượcToàn thư đều chép đất đó vốn là quan địa ở hương Đa My. TheoViệt điện u linh thì rõ ràng đất phong đó đã trở thành ruộng đất tư của Lê Phụng Hiểu. Các bản Việt điện u linh hiện có tuy chép khác nhau chút ít nhưng đều thống nhất ở điều đó. Một số bản khác (A.47, A.1919) còn chép rõ là số ruộng tư đó được truyền cho con cháu làm ruộng hương hỏa vĩnh viễn và được miễn tô thuế[46]. Chúng ta thấy ngay rằng tên đất chép ở đây là tên của thời Lê. Sự lầm lẫn đó là do gia phả chép ở đời sau. Chúng ta có thể cho rằng tên ruộng “thế nghiệp điền” là tên một loại ruộng ban cấp về thời Lê. Từ thời Lê sơ, trong số lộc điền ban cấp cho quan liêu, có một bộ phận gọi là thế nghiệp điền. Số ruộng đó trở thành ruộng tư hữu, có thể truyền lại cho con cháu mà nhà nước không thu lại sau khi chết như là ruộng tư điền[48]. Như vậy ruộng đất vua Trần cấp cho Phạm Ngộ đã trở thành ruộng tư hữu, sau khi Phạm Ngộ chết ruộng đất đó không bị thu lại, con cháu vẫn được giữ cho đến triều đại khác.
Ở trên, chúng tôi đã trình bày về những ruộng đất tư hữu của các địa chủ hay nông dân tự canh cúng vào chùa, tất nhiên ruộng đất đó vẫn là ruộng đất tư. Bây giờ chúng tôi trình bày đến số ruộng đất công cấp cho nhà chùa. Quyền sở hữu ruộng đất của nhà nước đối với số ruộng này có thể vẫn duy trì như trong trường hợp Trần Anh Tông cấp ruộng hương An Định cho sư Pháp Loa đã dẫn ở trên. Nhưng cũng có khi quyền quốc hữu ruộng đất chuyển thành quyền tư hữu của nhà chùa như trường hợp cấp ruộng cho chùa Sùng Thiện Diên Linh (tức chùa Đọi ở Hà Nam) dưới thời Lý. Chúng tôi dẫn ra đây một đoạn trích dịch ở bia chùa Sùng Thiện Diên Linh:
“Hoàng Việt Lý triều đệ tứ đế, Hoàng tỉ Phù Thánh Linh Nhân thái hậu cúng ruộng một khu liền nhau 72 mẫu ở xứ Màn Để thuộc hai xã Cẩm Trục và Thu Lãng huyện Cẩm Giàng, phủ Thượng Hồng, đông cận Đường Tiên, tây cận Đường Bạn, nam cận ruộng dân (dân điền), bắc cận Phan Côn để làm ruộng hương đèn vĩnh viễn muôn đời. Trong hai xã, lục đình, thập phương… nếu sau này có người nào lấy ruộng tam bảo để dùng vào việc riêng thì nguyện hoàng thiên mười tám vị long thần chu diệt. Ruộng này cúng vào tam bảo, đã có khải xin được miễn tô thuế.
Ngày 6 tháng 7 năm Tân Sửu Thiên Phù Duệ Vũ thứ 2 (1121)”[50].
“Trước đây, các nhà tôn thất thường sai nô tỳ riêng (tư nô tỳ) đắp đê ngăn nước mặn ở vùng bờ biển, sau hai ba năm khai khẩn thành thục, [nô tỳ] kết hôn với nhau rồi ở đó lập nên nhiều ruộng đất tư trang”[52]. Những ruộng đất cúng vào chùa, theo chúng tôi, vốn là thuộc quyền sở hữu tư nhân của quý tộc vì có như thế quý tộc mới có quyền chuyển nhượng, đem cúng vào chùa. Và như vậy, chúng ta thấy rõ ruộng đất tư hữu của quý tộc rất lớn. Bài minh trên chuông Thông Thánh quán ở Bạch Hạc (Vĩnh Phúc) khắc vào khoảng niên hiệu Đại Khánh (1314-1324) cho chúng ta biết rằng Văn Huệ vương Trần Quang Triều ở Gia Lâm đệ. Thời Trần, các vương hầu quý tộc có phủ đệ riêng, thường là thái ấp của mình[54]. Đến năm Thiên Khánh thứ 2 (1371), phép tiệt cước bị bãi bỏ. Như vậy là không những điền trang mà ngay cả bãi bồi ở điền trang cũng thuộc quyền tư hữu của quý tộc. Ở đây chúng ta lại thấy sự nhượng bộ của nhà nước đối với quyền tư hữu ruộng đất.
Sau khi đã tìm hiểu về sự mua bán, chuyển nhượng ruộng đất, về việc đánh thuế ruộng tư, về sự tồn tại của tầng lớp nông dân tiểu tư hữu và của địa chủ, về việc chuyển hóa từ ruộng công thành ruộng tư trong các ruộng ban cấp cho quan liêu, quý tộc, nhà chùa và về sự mở rộng ruộng tư của các quý tộc, chúng tôi cho rằng ruộng đất tư hữu trong khoảng thế kỷ XI đến thế kỷ XIV đã rất phát triển chứ không phải chỉ là một bộ phận nhỏ bé mới phát triển vào giai đoạn cuối Trần như một số người đã nghĩ. Có người cho rằng chế độ tư hữu ruộng đất đã có một quá trình phát triển lâu dài nhưng trước thời Lê Sơ vẫn bị kinh tế điền trang thái ấp chèn ép. Chúng tô không đồng ý như vậy, vì đã chứng minh ở trên, cái gọi là đại điền trang không phải chỉ là ruộng quốc hữu mà còn có một bộ phận khá lớn là ruộng đất tư hữu. Ngay trong sử tịch, những chỗ nào chép đến điền trang, tư trang thì chính lại là nói đến ruộng tư hữu như chúng tôi đã dẫn ở trên. Vì thế, nếu chúng ta muốn dùng danh từ chế độ đại điền trang thì chúng ta cũng chỉ có thể coi nó là chế độ chiếm hữu ruộng đất trên diện tích lớn mà thôi, còn hoàn toàn không thể coi nó là thuộc sở hữu nhà nước hay sở hữu tư nhân, càng không thể cho rằng trong chế độ đại điền trang chỉ có một loại quan hệ duy nhất giữa người bóc lột và người sản xuất.
Ngay trong bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần, chúng ta đã gặp các loại quan hệ sản xuất khác nhau. Trước hết, trong số ruộng đất này có một phần là của nông dân tiểu tư hữu, tự canh. Họ đóng vai trò người sở hữu và đồng thời là người sản xuất. Vì thế họ chỉ đóng thuế cho nhà nước, không thu tô hoặc đóng tô trừ trường hợp ruộng sở hữu của họ quá ít, phải cày ruộng công hay lĩnh canh của địa chủ. Mặt khác do sự phát triển của ruộng đất tư hữu, chúng tôi cho rằng quan hệ địa chủ tá điền đã rất phổ biến. Không phải đợi đến cuối Trần mà ngay từ thời Lý đã có những địa chủ lớn. Chúng tôi không đồng ý với ý kiến cho rằng địa chủ trong giai đoạn này mới chiếm một số ít, chưa có ảnh hưởng kinh tế quan trọng gì. Ngoài ra, một bộ phận ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân do nông nô nô tỳ canh tác. Như chúng ta đã biết ở trên, các điền trang của quý tộc là do nô tỳ khẩn hoang và canh tác. Họ lập thành gia đình ở điền trang và có lẽ canh tác theo thân phận nông nô. Khi cúng ruộng đất tư hữu vào chùa, bọn quý tộc thường cúng luôn cả nô tỳ để canh tác như trường hợp Trần Quang Triều đã dẫn ở trên.
Gần đây, chúng tôi mới tìm được bài minh chuông chùa Thánh Quang ở hương Từ Liêm thời Trần (xã Yên Nội, huyện Từ Liêm ngoại thành Hà Nội). Chuông do công chúa Túc Trinh cúng vào chùa. Bài minh khắc năm 1299 đời Trần Anh Tông nói về việc cúng ruộng đất vào chùa cùng nô tỳ giữ mộ để coi việc hương hỏa cho Thượng phẩm minh tự Trần Khắc Hãn. Trong bài minh có đoạn:
“…Ruộng đất chia cho hương hỏa nô (nô tỳ coi việc hương hỏa) cày cấy lấy mà ăn (canh thực) và dâng làm của tam bảo đã có phân định. Nếu trong nô chúng có kẻ nào coi việc thờ phụng hương hỏa không chuyên cần và xâm đoạt ruộng đất tam bảo thì nô chúng cùng làm đơn tố cáo để triều đình luận tội. Nếu có người anh em nào đó cậy thế chiếm đoạt ruộng tam bảo và quấy rối, sai khiến hương hỏa nô thì nô chúng cũng làm đơn tố cáo với triều đình để luận tội”.
Số ruộng cúng vào chùa là ruộng hương hỏa của Trần Khắc Hãn, đó là ruộng đất thuộc sở hữu tư nhân. Số ruộng đó là do nô tỳ coi việc hương hỏa canh tác. Đây là một tài liệu đáng tin cậy cho chúng ta biết về việc dùng lao động nô tỳ vào nông nghiệp thời Trần, đặc biệt là bộ phận ruộng đất tư hữu.
Chúng ta đã nói tới các quan hệ sản xuất trong bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần. Như vậy ở đây chúng ta gặp vấn đề mà trước đây đã có người đề cập đến là sự phát triển ruộng đất tư hữu trong giai đoạn cuối Trần có phải là sự tiến bộ không? Chúng tôi cho rằng không nên đặt vấn đề như vậy. Vấn đề phải xét là ruộng đất tư hữu ấy phát triển dưới quan hệ sản xuất nào, do nông dân lĩnh canh canh tác hay nông nô nô tỳ canh tác. Chúng ta đều biết rằng quan hệ nông nô nô tỳ ở cuối thời Trần đã trở thành một quan hệ lạc hậu, nó sẽ được xóa dần ở thời Lê. So với quan hệ bóc lột nông nô nô tỳ, quan hệ bóc lột tá điền rõ ràng là tiến bộ hơn. Nhưng chúng tôi cho rằng chúng ta không nên tuyệt đối hòa mặt này trong bước chuyển biến trong lịch sử Việt Nam từ thế kỷ XIV sang thế kỷ XV. Do sự phát triển của ruộng đất tư hữu và kinh tế địa chủ, chúng tôi cho rằng không thể nào bỏ qua mâu thuẫn giữa nông dân với các địa chủ có hàng trăm mẫu đất thời cuối Trần được. Chúng tôi cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn tới sự khủng hoảng cuối Trần là nạn kiêm tinh ruộng đất của quý tộc và địa chủ tư hữu.
Chúng ta hoàn toàn không thể trình bày một cách đơn giản rằng từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV là thời đại của chế độ đại điền trang, của quan hệ lãnh chúa nông nô và từ thế kỷ XV là thời đại của quan hệ địa chủ tá điền. Việc đơn giản hóa có tính chất sơ đồ này sẽ dẫn tới việc giải quyết một loạt vấn đề khác về thượng tầng kiến trúc, bề ngoài trông có vẻ gọn và hợp lý nhưng thực chất thì sẽ nảy ra nhiều nghi vấn khó giải quyết như vấn đề nhà nước quý tộc và địa chủ, vấn đề các đẳng cấp xã hội, vấn đề các hình thái ý thức như Nho giáo, Phật giáo. Trong điều kiện tài liệu hiện nay, chúng ta chưa có thể trả lời cho câu hỏi quan hệ bóc lột nào là quan hệ chủ đạo trong giai đoạn Lý Trần. Chúng tôi chỉ muốn nhấn mạnh rằng quan hệ địa chủ tá điền đã phát triển song song với quan hệ lãnh chúa nông nô trong giai đoạn từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV chứ không phải là kế tiếp nhau. Theo chúng tôi, nhà nước thời Lý Trần là nhà nước đại biểu cho quý tộc và cho cả địa chủ. Chúng ta không nên đối lập hai tầng lớp này với nhau và quá nhấn mạnh mối mâu thuẫn giữa chúng.
Một điều cần chú ý là chúng ta không nên mô tả quan hệ địa chủ tá điền trong xã hội phong kiến Việt Nam phảng phất như quan hệ địa chủ tá điền trong xã hội tư bản. Thật ra, khó mà phân biệt rõ rệt thân phận người nông nô và người tá điền lĩnh canh ruộng đất của địa chủ. Mặt khác nếu chúng ta đã thừa nhận rằng thái ấp lãnh địa Việt Nam thờ Lý Trần khác với thái ấp lãnh địa Tây Âu trung thế kỷ thì chúng ta lại càng không thể coi quan hệ lãnh chúa nông nô ở Việt Nam giống như ở Tây Âu. Và do đó sự phân biệt về địa vị thân phận giữa người nông nô và người tá điền lại càng khó.
Một điều cần chú ý nữa là chúng ta không nên lẫn lộn giữa chế độ sở hữu (quốc hữu hay tư hữu) với quan hệ sản xuất. Bộ phận ruộng đất tư hữu thời Lý Trần bao gồm ruộng của nông dân tự canh, ruộng của địa chủ tư hữu và cả một phần điền trang thái ấp của quý tộc quan lại hay nhà chùa. Bộ phận ruộng đất quốc hữu thì gồm ruộng quốc khố, ruộng công của làng xã và một phần điền trang thái ấp của quý tộc, quan lại, nhà chùa. Ở bộ phận nào chúng ta cũng có thể gặp quan hệ nông nô nô tỳ hay địa chủ tá điền. Chính sự chằng chéo đó khiến chúng ta phải thận trọng trong việc nghiên cứu phân tích xã hội Việt Nam thời Lý Trần.
Đối với vấn đề tỷ lệ giữa ruộng quốc hữu và ruộng tư hữu thời Lý Trần thì hiện nay chúng ta chưa có đủ tài liệu để xác minh. Chúng tôi chỉ muốn nêu ra đây một ý kiến dè dặt là có lẽ rằng ruộng đất tư hữu cuối thời Trần nhiều hơn ruộng đất tư hữu thời Lê sơ. Chúng ta biết rằng sau khi chiến thắng quân Minh xâm lược, nhà Lê đã mở rộng ruộng đất quốc hữu như tịch thu ruộng đất của bọn ngụy quan, Việt gian theo giặc, ruộng đất của dân bỏ hoang, của quân lính bỏ trốn[56] tuần giữa, ngày lành, chuông làm xong, khắc bài văn để ghi lại.
Phạm Thị Tâm, Hà Văn Tấn dịch
(Nghiên cứu Lịch sử, số 52, 1963)
Chú thích:
[2] Lê-nin, Cương lĩnh ruộng đất của đảng xã hội dân chủ trong Cách mạng Nga lần thứ nhất 1905-1907, Mát-xcơ-va, Trung văn, tr.117
[4] Ăng-ghen, Công xã Mark, trong Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, bản dịch Pháp văn, Nxb Xã hội, Paris 1954, t.273-274
[6] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tờ 2b
[8] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tờ 3a
[10] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.9b
[12] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.6a
[14] Toàn thư, Q.5, tr.36a
[16] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.6, tr.22b
[18] Nguyên văn viết là chúng tôi cho là Nôm. Trong khi đó các số khác viết bằng chữ Hán. Cần nghiên cứu thêm
[20] Chuông này được tìm trong bãi cát năm 1958, hiện để ở Viện bảo tàng Lịch sử. Chuông không có khắc niên hiệu nhưng căn cứ vào trang trí và bài minh, chúng ta có thể chắc chắn rằng đó là chuông thời Lý Trần. Bài minh cho biết đó là chuông chùa Vân Bản ở Đồ Sơn. Chuông do Tả bộc xạ Tạ Công Cử cúng. Trong bài minh có đoạn: “Thị vệ nhân dũng thủ là Nguyễn Nghệ và vợ là Chu Thị Trãi, hai người cúng một số thửa đất vườn Ông Hà, đông cận ruộng hương trản, tây cận Nguyễn Thăng. Hộ xá Chu Lâm cùng em gái là Chu Thị Trãi, hai người cúng một thửa ruộng hương trản đông cận Nguyễn Khải Lỗi, tây cận đất hương trản” (Chú ý chức Thị vệ nhân dũng thủ ở bài minh và Thị vệ đô dũng thủ ở đoạn bia chùa Hưng Phúc (1357) dẫn ở trên). Theo Lịch triều hiến chương loại chí, Quan chức chícủa Phan Huy Chú thì tả hữu bộc xạ là chức quan thời Trần nhưng chúng ta biết rằng chức bộc xạ đã có từ thời trước như Lê Lương thời Đinh.
[22] Để tiện tham khảo, chúng tôi chép ra đây một vài đoạn có nói đến quan điền, quan địa trong các sử cũ:
– Năm Quang Thái thứ 10 (139):…Vậy hạ lệnh cho phủ châu thuộc các lộ Sơn Nam, Kinh Bắc và Hải Đông đều đặt cho viên quan giáo thụ giữ về việc học, cấp cho ruộng công (quan điền) tùy theo cấp bậc…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.17a)
– “Khải hoàn định công, Phụng Hiển nói: “không muốn thưởng tước, xin đứng trên núi Băng Sơn, ném con dao lớn ra xa, xin đất công (quan địa) trong [vòng] dao rơi xuống làm đất dựng nghiệp…” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q., tr.8a)
– “Hiển tâu rằng: Tước [tôi] không muốn, [chỉ] xin đứng trên núi Băng Sơn ném thanh đao lớn ra xa, xin đất công (quan địa), trong [vòng] đao rơi xuống làm đất dựng nghiệp”, An Nam chí lược, bản in của Nhật Bản, Q.15, tr.5b
[24] Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, Bản in của Viễn đông bác cổ, 1931, tr.82
[26] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.9b
[28] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.18b
[30] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.8a
[32] Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Q.11, tr.44b
[34] Chúng tôi chép ra đây một số đoạn có nhắc đến những danh từ đó trong các sử cũ:
– Năm Kiến Gia thứ 8 (1217), Chiêm Thành, Chân Lạp vào cướp Nghệ An, Lý Bất Nhiễm đánh bại được, thăng hầu trật, ban thực ấp 7.500 hộ, thực phong 1.500 hộ (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tr.18b)
– Năm Hội phong thứ  (1096), Thái úy Lý Thường Kiệt mất, tặng nhập nội điện đô tri kiểm hiệu thái úy bình chương quân quốc trọng sự Việt Quốc công, thực ấp vạn hộ (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.3, tr.9a)
– Bia chùa Linh Xứng (Hà Trung, Thanh Hóa) chép rằng Lý Thường Kiệt được cấp thực ấp một vạn hộ, thực phong bốn nghìn hộ.
– Đại Việt sử ký toàn thưViệt điện u linh sau khi chép chuyện Phụng Hiểu ném dao đều chép: “Cho nên [ruộng] thưởng công ở Ái Châu có tên là [ruộng] thác đao.
– Nam ông mộng lục, “Dũng lực thần dị”: “…người sau, vì thế, phàm ruộng thưởng công [đều] gọi là thác đao điền”.
– Năm Kiến Gia 14 (1224) vua ốm, không có người để nối ngôi đại thống, các công chúa đều được chia các lộ làm thang mộc ấp” (Đại Việt sử ký toàn thư, Q.4, tr.19b)
– Năm Kiến Trung 2 (1226)… giáng Huệ hậu làm Thiên Cực công chúa, gả cho Trần Thủ Độ, cho Lạng châu làm thang mộc ấp. Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.2a.
– Năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237) lấy đất An Phụ, An Dưỡng, An Sinh, An Bang cho Liễu làm thang mộc ấp. Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5 tr.8b
[36] Tam tổ thực lục, đệ nhị tổ, tr.7a
[38] Tam tổ thực lục, đệ nhị tổ, tr.5a
[40] Cao Hùng Trưng, An Nam chí nguyên, Sđd, tr.82
[42] Việt điện u linh, “Đô thống khuông quốc tá thánh vương”
[44] Việt điện u linh tập toàn biên. Bản chép tay số A.751 tr.42a
[46] Phạm Sư Mạnh gia phả. Bản chép tay số A.22420 của Thư viện Khoa học, tr.3a.
[48] Phạm Sư Mạnh gia phả, đã dẫn, tr.6a
[50] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.5, tr.18a
[52] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.8, tr.17b
[54] Đại Việt sử ký toàn thư, Q.7, tr.22a
[56] Vua thứ tư nhà Trần là Anh Tông (1293-1314). Nhưng đời Anh Tông khôn có năm Ất Hợi, chỉ có năm Kỷ Hợi (1299) và Tân Hợi (1311). Chúng tôi đoán chữ Ất Hợi (           ) là chép nhầm từ chỗ Kỷ Hợi (   ). Chắc là chuông đúc năm 1299.

Gửi phản hồi

Không có nhận xét nào: