Theo quy định, số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ không quá ba người. Tuy nhiên, hiện tại TTCP đang tồn tại số lượng cấp phó vượt quá quy định.
Theo tìm hiểu của PV, trong nhiều năm nay, số lượng cấp phó ở Thanh tra Chính phủ đang có số lượng nhiều hơn so với quy định của nghị định 178, “số lượng cấp phó của người đứng đầu các tổ chức thuộc bộ không quá ba người”.
Cụ thể, tại Cục III đang có số lượng cán bộ cấp phó là sáu người, gấp đôi so với quy định; Cục Chống tham nhũng có bốn cán bộ cấp phó; Cục I và Cục II có bốn cán bộ cấp phó; Ban tiếp công dân cũng có bốn cán bộ giữ chức vụ phó trưởng ban...
Mặt khác, trong chỉ đạo của Ban Bí thư về kết quả kiểm điểm nghị quyết trung ương 4 với Ban cán sự Đảng TTCP có nêu rõ trong công tác cán bộ cần thực hiện điều chuyển cán bộ từ nơi thừa sang nơi thiếu.
Tuy nhiên, ông Huỳnh Phong Tranh - nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ trước lúc về hưu đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới.
Trả lời vấn đề này, tại buổi họp báo thường kỳ quý III do Thanh tra Chính phủ (TTCP) tổ chức ngày 27/10, ông Ngô Văn Khánh - Phó tổng TTCP cho biết: "Hiện tại chúng tôi đã có báo cáo đầy đủ gửi đoàn thanh tra; việc kiểm tra còn kết quả thanh tra như thế nào chưa được
công bố".
Ông Ngô Văn Khánh, Phó tổng Thanh tra Chính phủ, trả lời tại cuộc họp báo ngày 27/10
|
Cũng trong buổi họp báo ngày 27/10, ông Hoàng Hưng - Phó vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ TTCP, người được ông Khánh giao cho trả lời báo chí cho biết: "Đối với việc phân công cán bộ và bổ nhiệm cán bộ được thực hiện bình thường, còn số lượng 35 cán bộ được ông Tranh bổ nhiệm trước khi về hưu cũng nằm trong số biên chế được cơ quan nhà nước giao. việc các cục trong TTCP đang thừa cán bộ cấp phó đã tồn tại từ nhiệm kỳ trước".
Cũng theo ông Hưng: “Thời điểm này chúng tôi đang khắc phục, đến nay còn bốn cục đang thừa cấp phó, trong quá trình sắp xếp bố trí cán bộ sẽ được điều chuyển và sắp tới cũng có một số lãnh đạo cục nghỉ hưu”.
Cuối buổi họp báo ông Khánh còn cho biết thêm, về vấn đề tổ chức cán bộ nếu PV nào quan tâm thì có thể đặt lịch làm việc với từng bộ phận.
"Chúng tôi sẽ tiếp nhận và có câu trả lời khi có kết qủa thanh tra", ông Khánh cho hay.
Báo Người đưa tin sẽ tiếp tục cập nhật thông tin tới bạn đọc.
Xuân Nguyễn
Sự thiệt thòi của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh
Phong Tranh
Sự thiệt thòi của nguyên Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh
Phong Tranh
28/10/2016
28-10-2016
Chuyện đã ồn ào từ tháng 4-2016, khi ông Huỳnh Phong Tranh rời
ghế Tổng thanh tra Chính phủ. Hôm nay, dư luận vẫn dai dẳng nói về việc ông
Tranh ký 35 quyết định bổ nhiệm cán bộ chỉ trong 6 tháng cuối nhiệm kỳ. Thực
ra, hiện tượng những chuyến tàu vét vào lúc hoàng hôn nhiệm kỳ có gì lạ nữa
đâu.
Ông Tranh làm thế đã nhằm nhò gì. Chỉ lon ton ở vị trí giám đốc
Sở Y tế Thanh Hoá mà trung bình cứ 6 tháng, ông Hoàng Sỹ Bình khi còn đương
chức đã ký quyết định tuyển dụng cho 300 người. Trong nhiệm kỳ 2011-2015, ông
Bình tuyển dụng tới hơn 3.000 người, mà có thèm báo cáo ai đâu.
Trong số 35 quyết định bổ nhiệm do ông Tranh ký, có quyết định
ký vào tháng 3-2016 cho ông Nguyễn Minh Mẫn, phó vụ trưởng Vụ III được phụ
trách vụ này. Thời điểm ấy, ông Ngô Văn Cao vẫn đang là vụ trưởng Vụ III. Nghe
có vẻ ngược đời, vụ phó lại phụ trách vụ trưởng. Nhưng, chuyện vô lý ấy chỉ
diễn ra trong ba tháng thôi, thật sự không đáng. Hơn nữa, hoàn toàn có thể cảm
thông cho ông Tranh. Ông sinh năm 1955, đến nay hơn 60 tuổi rồi. Tuổi già ập
đến, không còn minh mẫn là dễ hiểu.
Dạo trước, nhiều người
khen ngợi Ngọc Trinh thật thà khi cô này nói “không tiền cạp đất mà ăn”. Ngọc
Trinh là người, ông Tranh cũng là người, giống nhau cả thôi. Thế nên, ông Tranh
cũng xứng đáng được khen ngợi thật thà, thay vì chỉ trích. Tôi nhớ, tháng
12-2015, chính ông Tranh đã từng thừa nhận có tham nhũng ở cơ quan chống tham
nhũng. Thanh tra Chính phủ là một trong những cơ quan có nhiệm vụ chống tham
nhũng.
Nói về tham nhũng, tôi nhớ thành tích của ông Tranh có thể nói là
vang dội. Ba năm 2012-2014, ông Tranh khẳng định tình hình tham nhũng ở VN ổn
định.
Tôi chỉ không hài lòng ở ông Tranh một điều, ông không thực hiện
đúng lời nói của mình. Năm 2011, khi mới nhậm chức, ông Tranh nói: “Tôi sẽ phát
huy trách nhiệm, truyền thống cũ của người tiền nhiệm. Đây cũng là nền tảng để
tôi phấn đấu hơn nữa…”.
Thế nhưng, 6 tháng hoàng hôn nhiệm kỳ, ông Tranh lại chỉ ký có
35 quyết định bổ nhiệm cán bộ. Trong khi cũng trong 6 tháng trước khi về hưu,
người tiền nhiệm của ông đã ký tới 60 quyết định bổ nhiệm. Người tiền nhiệm ấy
là ông Trần Văn Truyền.
Có lẽ vì thế nên một người thẳng thắn, thật thà như ông Tranh
chịu nhiều thiệt thòi. Ông Trần Văn Truyền đã được kỷ luật đảng, vậy mà ông
Tranh vẫn chưa được gì. Trong khi ông Tranh cũng đã nghỉ hưu được nửa năm rồi.
Ông Phạm Trọng Đạt. Ảnh: T.P
Cục trưởng Cục chống tham nhũng nói về việc ông Huỳnh Phong Tranh dồn dập bổ nhiệm cán bộ
Hoàng Đan |
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cho biết, hiện Bộ Nội vụ đã có đoàn thanh tra vào kiểm tra việc ông Huỳnh Phong Tranh bổ nhiệm cán bộ dồn dập trước khi nghỉ hưu.
Trong thời gian sáu tháng trước khi nghỉ hưu, ông Huỳnh Phong Tranh, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã bổ nhiệm 35 cán bộ thanh tra, trong đó nhiều cán bộ cấp phòng, cấp vụ được bổ nhiệm mới mà không thực hiện điều chuyển từ "nơi thừa sang nơi thiếu".
Trao đổi với chúng tôi vào chiều nay, ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng (Thanh tra Chính phủ) cho biết, vừa qua, có một số dư luận về việc này và Bộ Nội vụ đã có đoàn thanh tra vào kiểm tra, làm rõ.
"Hiện nay, Bộ Nội vụ thanh tra, kiểm tra nhưng chưa có kết luận và cũng chưa chuyển cho Thanh tra Chính phủ nên chúng tôi cũng chưa nắm được cụ thể.
Khi nào Bộ Nội vụ chuyển kết luận thì Thanh tra Chính phủ sẽ trả lời rõ ràng.
Theo tôi được biết thì việc đề bạt 35 cán bộ đó chủ yếu là ở cấp phòng do nhu cầu, còn cấp vụ rất ít. Còn như tôi đã nói Bộ Nội vụ đang vào kiểm tra và khi có kết luận sẽ công bố rõ ràng", ông Đạt cho hay.
Cục trưởng Cục chống tham nhũng cũng nêu rõ, nếu sau khi có kết luận, nếu việc bổ nhiệm của ông Tranh chưa đúng thì phải "xử lý, nghiêm túc rút kinh nghiệm".
Liên quan đến câu chuyện được dư luận đề cập và nhiều đại biểu Quốc hội cũng đã nêu về việc một số lãnh đạo bổ nhiệm cán bộ ồ ạt khi chuẩn bị nghỉ hưu, hết nhiệm kỳ, ông Đạt bày tỏ, việc đó là theo quy trình, yêu cầu của một số cơ quan, Bộ, ngành, địa phương.
"Ở đây là xuất phát, căn cứ từ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của đơn vị, còn hiện nay, do phân phối chưa được đều trong công tác cán bộ do nhiều nguyên nhân từ chủ quan đến khách quan nên dồn vào vài tháng cuối nên người ta nói có vấn đề.
Nhưng theo tôi phải đi sâu vào từng vấn đề cụ thể mới bóc tách được để thấy cái gì là thực tế khách quan, cái gì là yếu tố chủ quan, chuẩn bị cho đến lúc hết khóa, mãn hạn phải làm cố gắng...
Chúng ta phải xem cụ thể chứ không nên nói là chuyến tàu vét", ông Đạt nêu ý kiến.
Bên cạnh đo Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thái Học (đoàn Phú Yên) cho rằng, cần phải xem xét việc bổ nhiệm cán bộ trong một thời gian ngắn, bổ nhiệm nhiều lãnh đạo.
"Chúng ta phải xem xét xem việc bổ nhiệm đó có xuất phát tử yêu cầu công việc hay không, có mang tính cá nhân hay không?, có vụ lợi hay không?...
Nếu việc bổ nhiệm đó không vô tư khách quan mà vì mục đích cá nhân thì phải xem xét trách nhiệm của người có thẩm quyền bổ nhiệm".
theo Trí Thức Trẻ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét