Thứ Hai, 31 tháng 10, 2016

Việc lớn muốn thành, nhất định phải khiêm tốn; Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh; Đời người được mất đều bằng 0, cớ gì chúng ta còn phiền muộn?

Lão Tử nói: “Người không tự cho mình là đúng thì trí óc mới có thể sáng suốt, người không khoe khoang thì công trạng của họ mới có thể được khẳng định, người không kiêu ngạo thì sự nghiệp mới có thể phát triển.” Từ xưa đến nay, phàm là người  làm được việc lớn đều có đức khiêm tốn.

Trong “Dịch Kinh” cũng nói: “Bất luận là ai, phàm là kiêu ngạo tự mãn thì đạo của Trời sẽ khiến người ấy bị suy yếu, còn người khiêm tốn sẽ được lợi ích.
Bất luận là ai, phàm là kiêu ngạo tự mãn thì đạo của Đất sẽ khiến người ấy bị hao tổn, vĩnh viễn không thể khiến người ấy được thỏa mãn, còn người khiêm tốn sẽ được thoải mái, tươi tốt, đầy đủ tựa như nước chảy qua chỗ trũng làm tràn ngập chỗ thiếu hụt của người ấy.
Phàm là người kiêu ngạo thì đạo của Quỷ Thần sẽ khiến cho người ấy gặp tai họa, còn người khiêm tốn sẽ được thêm phúc. Nếu người ở địa vị cao mà khiêm tốn thì đạo đức của người ấy sẽ càng hiển lộ ra sự quang minh, ngay thẳng. Còn người ở địa vị thấp mà khiêm tốn thì đạo đức của người ấy cũng lộ ra vẻ cao thượng. Cho nên, khiêm tốn là mỹ đức mà người quân tử luôn luôn bảo trì trong tâm.”
Đại Vũ bởi vì không kiêu ngạo, không khoe khoang, thậm chí ông còn nói rằng: “Những người ngu dốt cũng còn có điểm mạnh hơn ta”, cho nên, cuối cùng ông có thể loại bỏ được muôn vàn khó khăn, khơi thông Trường Giang và Hoàng Hà, ngăn chặn được lũ lụt cứu giúp muôn dân. Công lao của ông được lưu danh đến muôn đời sau.


(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Chu Công tài hoa hơn người, chẳng những không kiêu ngạo, không keo kiệt mà trái lại còn phi thường khiêm tốn, cung kính, yêu thương dân chúng, cuối cùng đã hoàn thành được sự nghiệp thống nhất, tạo nền móng vững chắc, ổn định và an bình cho vương triều nhà Chu.
Cho nên cũng nói, bậc thánh hiền chân chính xưa nay đều thận trọng, dè dặt không tự cao tự mãn mà làm thành được việc lớn.
Cố Ung triều nhà Hán dù được phong chức tước đã ba ngày nhưng người nhà không một ai hay biết. Trận chiến Phì Thủy lừng danh trong lịch sử, quân Đông Tấn chưa đến 10 vạn binh sĩ đã đánh bại 100 vạn binh sĩ dũng mãnh của quân Tiền Tần. Tin chiến thắng được truyền đến lúc chủ soái Tạ An đang chơi cờ vây với khách mà người khách không hề hay biết. Triều nhà Tống, hiền thần Văn Ngạn Bác dù có công lớn trong việc xác lập ngôi kế vị cho thái tử nhưng khi thái tử lên làm vua, ông chỉ nói: “Tất cả đều là công lao của Hàn Kỳ”.Đức hạnh khiêm tốn, không nhận công lao của ông khiến Hoàng Thượng cũng kính phục.
Người khiêm tốn là người có tâm địa rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng. Người tâm địa hẹp hòi thì phúc trạch sẽ mỏng. Khiêm tốn và cao ngạo sẽ tạo ra phúc báo và tai họa. Cho nên, làm người có thể nào không khiêm tốn được đây?
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Nước càng sâu thì chảy càng chậm, người càng trí huệ thì tâm càng tĩnh



“Nước càng sâu thì chảy càng chậm” là có ý nói rằng, nước sâu đều chảy phi thường thong thả. Trên mặt nước cho dù gió thổi làm sóng trào dâng cuồn cuộn nhưng những dòng nước ở bên dưới sâu vẫn luôn duy trì tốc độ chảy chậm rãi, thong dong. Làm người cũng như thế, gặp phải chuyện lo lắng, việc khó khăn thì đều phải bảo trì một tâm thái bình tĩnh và tường hòa.
“Động” và “tĩnh”, “nhanh” và “chậm” là thuộc về lý tương sinh tương khắc. “Động, tĩnh, nhanh, chậm”, trời đất vì có chúng mà trở nên cân bằng. “Động” sẽ khiến tiêu vong xảy ra nhanh hơn, “tĩnh” mới có thể lâu dài, cho nên người xưa mới giảng rằng “tĩnh lặng mới có thể đi xa”.
Một người tu luyện chân chính, một người trí huệ cao, người có hàm dưỡng đạo đưc thì trong thái độ xử thế luôn chứa đựng sự từ bi. Họ có thể nhường nhịn, có thể chịu thiệt. Một khi gặp chuyện, họ có thể trầm tĩnh, tâm lượng mở ra rộng lớn hơn và dung nạp được nhiều hơn.
Lão Tử nói: “Bất cảm vi thiên hạ tiên” (Tạm dịch: Không dám đứng trước thiên hạ). Cái gì gọi là “không dám”? Đó chính là chỉ cái tâm “danh, lợi, tình” là không dám đứng đầu thiên hạ, không dám để cái tình của thế tục lôi kéo, không dám lưu giữ một ý một niệm bất hảo nào trong tâm…Bởi vì, người có đạo đức cao thường cho rằng, cái tâm của một người vừa máy động thì sẽ là tạo nghiệp, sẽ bị rơi rớt xuống tầng thứ thấp hơn và tu luyện sẽ không thành, không thể quay về thế giới của Phật, thế giới của Thần Tiên.
Nhưng người phàm trần lại dám làm hết thảy. Họ truy danh, truy lợi, tranh mạnh háo thắng, dám đánh dám mắng, thậm chí không việc ác nào không dám làm. Người như vậy, kỳ thực sống rất mệt, rất khổ, lo được lo mất, vì một chút lợi nhỏ mà ăn không ngon, ngủ không yên, khiến thân thể bị bệnh tật, trong tâm lo lắng, bất an. Chúng ta thử ngẫm xem, người như thế có thể không bị giảm phúc, giảm thọ sao?

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

Nói đến tu luyện thì người ta thường giảng đến tâm tính và “đức” của con người. “Đức” kỳ thực là một loại năng lượng có tồn tại thực sự của con người, chấp trước vào dục vọng càng nhiều thì năng lượng bị tổn hao càng lớn. Cho nên, cổ nhân luôn giảng: “Mệnh tùy tâm chuyể, tướng từ tâm sinh” hay“Tâm quyết định tính nên được gọi là tâm tính. Tính quyết định mệnh nên được gọi là tính mệnh. Mệnh quyết định vận nên gọi là vận mệnh. Vận quyết định khí nên gọi là vận khí.” Bệnh của một người là từ tâm người ấy mà sinh ra, mệnh cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả các chính giáo trong lịch sử từ xưa đến nay, bao gồm cả Đạo giáo, Phật giáo, Cơ đốc giáo, Thiên Chúa giáo…đều là vì giảng con người phải tu thiện, làm người tố t mà được lưu truyền trong mấy ngàn năm nay.
Không chỉ mệnh từ tâm sinh mà bệnh tật của một người cũng là từ tâm sinh ra. Tất cả bệnh tật của con người đều là được sinh ra bởi vì trong tâm có khuyết điểm, sai lầm, tạo nghiệp, nếu không thì con người không có khả năng phát sinh bệnh tật. Nhưng người mà nhận thức được điều này thì vô cùng ít ỏi.
Con người trong xã hội hiện đại, tâm là vô cùng mạnh mẽ, ham muốn hưởng lạc cũng phi thường mãnh liệt. Đối với công danh lợi lộc thì họ rất coi trọng, cho rằng lợi ích đạt được càng nhiều, quyền lợi càng lớn thì là càng giỏi, càng tốt. Vì thế, họ không từ một thủ đoạn nào đi làm thương tổn người khác, ức hiếp người khác, chiếm đoạt lợi ích người khác, cho rằng mình chính là người mạnh mẽ, là anh hùng. Kỳ thực, họ đều là đang tiêu hao “Đức” của bản thân mình.
“Đức” tiêu hao nhanh bao nhiêu thì phúc lộc thọ của con người cũng giảm nhanh bấy nhiêu. Đến lúc “Đức” hết sạch rồi thì sinh mệnh cũng đi đến chỗ diệt vong. Cho nên, cổ nhân thường giảng đạo lý: “Phải tích đức, tích đức, vì bản thân, vì con cháu, tích nhiều đức thì có nhiều phúc báo.”

(Ảnh minh họa)
(Ảnh minh họa)

“Nhân quý tắc ngữ trì” ý nói rằng, người sang quý thì lời nói thường chậm rãi, hơn nữa còn không dễ dàng tỏ thái độ, không dễ dàng kết luận, thận trọng từ lời nói đến việc làm.
Những người tu luyện chuyên nghiệp thời cổ đại đều coi trọng tu khẩu, họ thường ngậm miệng không nói gì vì sợ nói ra sẽ tạo nghiệp và phải hoàn trả. Bậc Thánh nhân, quân vương xưa cũng là ít nói, “miệng vàng lời ngọc”. Lời Hoàng Thượng nói ra là Thánh chỉ, lời nói vô tình có thể khiến đầu của người dân thường rơi xuống, vận mệnh của một người bị đảo lộn. Cho nên, bình thường, Hoàng Thượng đều tự xưng mình là “Quả nhân”, “Cô gia” (có ý nhún mình, tự nhận mình là có ít đức tốt). Ngay cả những người có trí tuệ trong dân gian, người có tu dưỡng, nói chuyện cũng rất chú ý, sợ nói lời ác làm đả thương người khác, thất đức, tổn đức, khó có tiếng nói trong dân chúng.
Khi chúng ta hiểu được đạo lý: “Tâm tính là nguồn gốc của mọi dưỡng sinh”, “tâm có thể sinh ra hết thảy, tâm có thể diệt hết thảy”  thì hãy coi trọng đạo đức, làm việc thiện, tích đức, tích phúc, như vậy tự nhiên cuộc đời của chúng ta mới có phúc lộc thọ, an khang, tâm linh của chúng ta nhất định có thể bước đến miền cực lạc tươi sáng.
Theo Secretchina
Mai Trà biên dịch

Đời người được mất đều bằng 0, cớ gì chúng ta còn phiền muộn?


Cuộc sống chính là một vòng quẩn quanh của được và mất. Mỗi khi ta đạt được một thứ nào đó, thì cũng có những thứ khác phải mất đi. Mọi sự trên đời vốn chẳng câu toàn, vậy cớ chi còn phiền muộn?

được mất, muộn phiền, giàu nghèo, Bài chọn lọc,
Đời người được mất đều bằng 0, hà cớ chi phải muộn phiền? (Ảnh: Internet)
Trong cuộc sống, mọi việc đều có cái được và cái mất. Tình yêu đem đến niềm vui nhưng cũng làm ta đau khổ; tiền tài giúp ta hưởng thụ cuộc sống giàu sang nhưng cũng là nguyên nhân làm ta phiền não; thành công giúp ta hạnh phúc nhưng nỗi đau của thất bại cũng thật khôn lường.
Đối với điều bạn đang mong đợi, nếu đạt được chắc chắn bạn sẽ thấy hạnh phúc, nhưng nếu thất bại hẳn là bạn sẽ thấy vô cùng đau khổ. Mức độ cảm nhận của niềm vui và thất bại luôn tương đương nhau.
Có người nhiều tiền tài nhưng lại thiếu sức khỏe, gia đình hoặc tình yêu; có người sự nghiệp, thành tích không quá cao nhưng chất lượng cuộc sống, sức khỏe lại vô cùng tốt. Có những điều thoạt nghĩ ta sẽ thấy thiếu sự công bằng, nhưng thực tế nó lại rất công bằng với tất cả mọi người.
Có người cho rằng người có tiền luôn hạnh phúc, nhưng thực tế đây là một quan niệm sai lầm. Một người nghèo sẽ tìm được niềm vui chỉ với vài trăm đồng, nhưng khi có nhiều tiền rồi, anh ta sẽ phải tiêu gấp hàng chục lần mới thấy được niềm vui.
Khi sở thích của bạn thay đổi, cảm nhận của bạn với mọi vật cũng sẽ thay đổi theo. Khi bạn càng nhiều tiền, giá trị đồng tiền sẽ càng giảm; khi bạn đang đói, một miếng ăn nhỏ đã làm bạn hài lòng, nhưng khi bạn no, bạn sẽ không còn thấy vị ngon của đồ ăn nữa.
Người nhiều tiền lo bị trộm, bị cướp; nhà rộng lo quét dọn; ăn nhiều sợ béo, ăn ngon quá lại sợ chết. Chúng ta có thể thấy, người có tiền bây giờ toàn ăn những đồ như rau xanh, hoa quả, hạt ngũ cốc, uống nước rau dại, nước tiểu mạch v.v. – đây đều là những đồ ăn xưa kia của người nghèo hoặc cho động vật.
Tôi bỗng nhớ câu chuyện. Có một con cáo, nó nhìn thấy trong vườn có một cây nho trĩu quả, nó thèm lắm nhưng tìm mãi không thấy đường vào, nó bỗng phát hiện ra một lỗ thủng ở hàng rào, nhưng lỗ thủng lại nhỏ quá, nó không thể chui vào trong được.
Con cáo chờ ngoài hàng rào 6 ngày không ăn gì, sau đó nó đã gầy hẳn đi và dễ dàng chui được vào trong vườn, nó sung sướng thưởng thức những trái nho thơm chín mọng.
Nhưng sau khi ăn rất no rồi, con cáo phát hiện ra với cái bụng to thế nó sẽ không thể theo đường cũ ra ngoài được, nó sẽ dễ dàng bị chủ vườn bắt, vì thế nó lại phải nhịn ăn 6 ngày, lại một lần nữa nó gầy đi và có thể chui ra được khỏi hàng rào. Vậy là, con cáo đã không gặt hái được gì sau những gì nó đã trải qua.
Thực ra, nếu chúng ta có cả thế giới này thì chúng ta cũng vẫn chỉ ăn ngày 3 bữa, ngủ trên một chiếc giường mà thôi. Cho dù bạn có đến 100 chiếc giường thì bạn cũng chỉ ngủ được trên 1 chiếc; cho dù bạn có hàng nghìn đôi giày, bạn cũng chỉ đi được 1 đôi. Cho dù bạn có gọi hàng trăm món ăn thì cuối cùng bạn ăn được bao nhiêu? Nhiều nhất cũng chỉ là đầy một cái dạ dày của mình mà thôi.
Sự có mặt của mỗi người trong cuộc đời này là để thử nghiệm cuộc sống, có thể họ sẽ khác nhau về tiền tài, địa vị nhưng trải nghiệm về hạnh phúc, niềm vui thì đều như nhau. Thế nhưng, niềm vui của người có tiền sẽ khá phức tạp, niềm vui của người nghèo đơn giản hơn rất nhiều. Đồng thời, người có đến mấy bạn trai, bạn gái không chắc đã hạnh phúc bằng người chỉ chung thủy với một người.
Khi bạn vui vẻ, nỗi buồn sẽ phải đứng sang bên mà ngắm nhìn; nhưng khi bạn đau khổ, niềm vui sẽ đến thật bất ngờ. Đến một ngày, bạn sẽ nhận ra rằng, những giây phút vui, giây phút buồn sẽ luôn cân bằng nhau.
Niềm vui và nỗi buồn có thể đến sớm với người này, đến muộn với người khác; có người mất nó trước, có người mất nó sau nhưng tổng thể nó là một lượng không đổi. Bạn đã từng vui thế nào thì buồn bạn cũng sẽ nhận một lượng bằng như thế. Đến khi chết, mọi việc đều như nhau.
Cái chết sẽ làm cân bằng cuộc sống. Khi chết, sẽ không còn phân biệt kẻ giàu người nghèo, không thể nói người giàu sẽ chết thoải mái hơn, còn người nghèo chết khổ hơn. Có người khi sống đạt được 10 phần thì khi chết đi anh ta cũng sẽ mất đi 10 phần, mười phần đó là phần đau khổ. Đây là điều công bằng tuyệt đối.
Có người đạt được 3 phần, có người đạt được 7 phần; có người có trước, người có sau, có người không có được gì.
Người có trước có khi bị mất đi trước, người có sau sẽ mất đi sau, người không có sẽ không bị mất. Tổng số sẽ luôn không đổi, vì thế sống trên đời không nên tính toán quá, không cần phải cố ý bận tâm, hãy cứ vui cố gắng trải nghiệm hết cuộc đời này để không phải hối tiếc.

Theo Daikynguyenvn
Xem thêm:

Xem thêm:

Không có nhận xét nào: